Luận văn Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép và hợp kim đồng bởi một số chất ức chế ăn mòn thương mại trong hệ thống nước làm mát

Bằng các phương pháp trọng lượng, chụp ảnh bề mặt, đo các đường cong phân cực và đo tổng trở điện hóa, tác giả đã nghiên cứu so sánh khả năng ức chế ăn mòn thép và hợp kim đồng bởi một số chất ức chế ăn mòn thương mại trong hệ thống nước làm mát ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ cao (60 độC), độ pH 5 ÷ 9, không khuấy và có khuấy (250 v/ph), Từ kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra một số kết luận khoa học như sau: 1. Thép bị thụ động trong dung dịch nước máy có độ pH 8 ÷ 9. 2. Tác dụng ức chế ăn mòn thép của Natri cacbonat (Na2CO3) trong nước máy tăng theo chiều tăng nồng độ của nó và theo thời gian. 3. Canxi clorua (CaCl2) là chất gia tốc sự ăn mòn thép trong dung dịch nước máy. Tốc độ ăn mòn thép tăng dần khi tăng nồng độ Canxi clorua. 4. Khả năng ức chế ăn mòn thép củachất A (24% PO43-+ 6% Zn2+) thay đổi phụ thuộc vào nồng độ của nó, thời gian, độ pH của dung dịch, nhiệt độ và điều kiện khuấy: a. Ở nhiệt độ phòng (thí nghiệm tĩnh), hiệu quả bảovệ thép của chất A rất thấp: • Từ 0 đến 24 giờ, chất A gia tốc sự ăn mòn thép. • Từ 48 giờ trở đi, chất A mới trở thành chất ức chế yếu sự ăn mòn thép. Hiệu quả bảo vệ thép của chất A tăng dần theo thời gian ngâm mẫu. • Nồng độ tối ưu để ức chế ăn mòn thép của chất A là 35 ppm. b. Sự khuấy dung dịch (250 v/ph) làm tăng nhanh hiệu quả bảo vệ thép của chất A. Hiệu quả bảo vệ thép của chất A cũng tăng theo thời gian ngâm mẫu. Trong điều kiện khuấy, hiệu quả bảo vệ thép của chất A đạt giá trị cựcđại tại nồng độ của nó bằng 25 ppm. c. Nhiệt độ cao (60 độC) không có ảnh hưởng rõ rệt đếnhiệu quả bảo vệ thép của chất A. Nói cách khác,chất A vẫn thể hiện là chất ức chế ăn mòn tốt đối với thép ở nhiệt độ cao (60 độ C). d. Tốc độ ăn mòn thép giảm mạnh và hiệu quả ức chế ăn mòn thép của chất A tăng lên, khi tăng độ pH của dung dịch từ môi trường axít yếu (pH = 5,45 ÷ 6,65) lên môi trường kiềm yếu (pH = 8). e. Trong các dung dịch nước máy có độ pH khác nhau (khuấy 250 v/ph), nồng độ tối ưu của chất ức chế A để kìm hãm sự ăn mòn điện hóa thép đều bằng 25 ppm. 5. Chất A không tương hợp với Natri cacbonat (Na2CO3); nghĩa là không nên dùng đồng thời chất A và Natri cacbonat ức chế sự ăn mòn thép trong dung dịch nước máy. 6. Tác dụng ức chế ăn mòn thép của Natri molipdat (Na2MoO4) được tăng lên theo chiều tăng nồng độ của nó, theo thời gian ngâm mẫu, theo độ pH (pH = 8) và sự khuấy dung dịch (250 v/ph). 7. Ở những nồng độ tối ưu, hiệu quả bảo vệ thép (Z) củacác chất ức chế ăn mòn giảm dần theo dãy sau: Z (Na2MoO4, 500 ppm) > Z (chất A, 25 ppm) > Z (Na2CO3, 500 ppm) > pH = 8. 8. Chất diệt khuẩn Glutaraldehyde (45%) làm tăng tốc độ ăn mòn thép và làm giảm hiệu quả bảo vệ thép của chất A. 9. Hiệu quả bảo vệ hợpkim đồng (Cu 70% + Ni 30%) của Benzotriazole (40%) tăng dần theo chiều tăng nồng độ của nó, thời gian ngâm mẫu, theo nhiệt độ (đến 60 độ C) và sự khuấy dung dịch (250 v/ph).

pdf66 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép và hợp kim đồng bởi một số chất ức chế ăn mòn thương mại trong hệ thống nước làm mát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
Luận văn liên quan