Nhận biết được xu hướng chung của người tiêu dùng trên thế giới là ngày càng
ăn nhiều các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản. Vì vậy trong những năm gần
đây, Việt Nam cùng với một số nước đã và đang đẩy mạnh phong trào nuôi
trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và
thủy sản đã trở thành một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Riêng ở nước ta, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với nhiều
điều kiện thuận lợi đã phát triển nhanh chóng nghề nuôi thủy sản và đóng góp
rất lớn vào tổng sản lượng thủy sản của cả nước, đưa Việt Nam trở thành một
trong mười cường quốc xuất khẩu thủy sản trên thế giới với kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 2,4 tỉ USD năm 2004 (Bộ thủy sản, 2005). Một trong những
đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng nuôi trồng có thể
kể đến là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Nghề nuôi cá tra phát triển rất nhanh cả về diện tích và sản lượng. Trong vòng
10 năm, từ năm 1997 đến 2006, diện tích nuôi cá tra đã tăng lên 7 lần, năng
suất tăng 36 lần, từ 22.500 tấn lên 825.000 tấn. Theo Bộ thủy sản, trong nửa
đầunăm 2007, sản lượng cá tra, basa tăng đột biến ước đạt 400.000 tấn, tăng
100% so với cùng kỳ năm 2006 (www.fistenet.gov.vn). Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi. Các
chỉ tiêu về môi trường, vi sinh vật luôn vượt mức cho phép làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Việc
xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trong môi trường nước nuôi cá tra là một
việc làm cần thiết để giúp người nuôi hạn chế được tác hại do vi khuẩn gây ra
và có những giải pháp cải thiện môi trường ao nuôi. Ngoài ra còn có nhiều chỉ
tiêu vi sinh đ ể đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi, trong đó
Coliforms tổng số là một chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá mức độ
an toàn vệ sinh thực phẩm. Coliformslà nhóm những trực khuẩn đường ruột
Gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, có khả năng sinh
acid, sinh hơi do lên men lactose ở 37 ± 1
o
C trong vòng 24 -48 giờ. Chúng có
nguồngốc từ các nguồn nước giàu chất hữu cơ như nước thải công nghiệp, đất
hoặc xác thực vật phân hủy. Sự hiện diện một lượng lớn Coliforms là điều
không mong muốn, tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm tươi
sống, vấn đề là số lượng Coliforms trong thực phẩm đến mức nào được xem là
không an toàn. Trên cơ sở đó, đề tài “Khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng
trong nước và vi khuẩn Coliforms trong cơ cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi ao” được thực hiện.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước và vi khuẩn coliforms trong cơ cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi ao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN
NGUYỄN MẠNH HÙNG
KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN TỔNG CỘNG
TRONG NƯỚC VÀ VI KHUẨN COLIFORMS TRONG
CƠ CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI AO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
Cần Thơ, 7/2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN
NGUYỄN MẠNH HÙNG
KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN TỔNG CỘNG
TRONG NƯỚC VÀ VI KHUẨN COLIFORMS TRONG
CƠ CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI AO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH
Cần Thơ, 7/2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i
LỜI CẢM TẠ
Kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân của tôi đó là: mẹ, dì và anh
chị em trong gia đình đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn động viên, giúp đỡ cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường và trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô Nguyễn Thị Thu
Hằng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô, anh chị trong Bộ môn Sinh
Học và Bệnh Thủy Sản – Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm trên giảng đường Đại Học.
Chân thành cám ơn các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản và Nuôi Trồng Thủy Sản
K30 đã gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
khi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn luôn thành công trong công việc cũng như
trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2008
Nguyễn Mạnh Hùng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ……………………………………………………………i
MỤC LỤC……………………………………………………………….ii
DANH SÁCH BẢNG............................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................. v
TÓM TẮT ............................................................................................. vi
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................... 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................... 3
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra ................................................... 3
2.2. Vi khuẩn tổng cộng trong nước ........................................................... 4
2.2.1. Định nghĩa và đặc điểm................................................................ 4
2.2.2. Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống nuôi trồng thủy sản ............ 5
2.2.3. Một số kết quả khảo sát, thử nghiệm mật độ vi khuẩn tổng cộng
trong môi trường nước nuôi thủy sản. .................................................... 6
2.3. Đặc điểm và khả năng gây bệnh của nhóm Coliforms.......................... 7
2.3.1. Định nghĩa, đặc điểm của Coliforms............................................. 7
2.3.2. Khả năng gây bệnh của nhóm vi sinh vật Coliforms ..................... 9
2.3.3. Một số nghiên cứu, phân tích về Coliforms .................................12
2.4. Các mối nguy gây mất an toàn cho sản phẩm thủy sản nuôi................14
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................17
3.1.1.Thời gian nghiên cứu....................................................................17
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................17
3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................18
3.2.1. Dụng cụ thu, trữ và phân tích mẫu...............................................18
3.2.2. Hóa chất ......................................................................................18
3.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...19
3.3.1. Phương pháp phân tích mẫu nước………………………………..19
3.3.1.1. Cách thu và bảo quản mẫu nước. ..........................................19
3.3.1.2. Phương pháp phân tích mẫu .................................................19
3.3.1.3. Cách tính và ghi nhận kết quả...............................................20
3.3.2. Phương pháp xác định Coliforms.................................................20
3.3.2.1. Phạm vi áp dụng...................................................................20
3.3.2.2. Nguyên tắc xác định .............................................................20
3.3.2.3. Quy trình..............................................................................20
3.3.3. Tách dòng và phân loại các giống thuộc nhóm Coliforms............22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................23
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 24
4.1. Kết quả khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước………..........24
4.1.1. Phụng Hiệp - Hậu Giang .............................................................24
4.1.2. Thốt Nốt - Cần Thơ .....................................................................26
4.1.3. Châu Phú - An Giang ..................................................................27
4.2. Kết quả phân tích mật độ Coliforms trong cơ cá tra nuôi ao................29
4.2.1. Kết quả phân tích Coliforms của các mẫu cá thu tại ao nuôi ........29
4.2.1.1. Đợt 1 ....................................................................................29
4.2.1.2. Đợt 2 ....................................................................................30
4.2.2. Kết quả phân tích Coliforms trong các mẫu thu mua ở chợ ..........32
4.3. Kết quả thử nghiệm IMViC các chủng Coliforms phân lập được ........34
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................ 38
5.1. Kết luận..............................................................................................38
5.2. Đề xuất...............................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 39
Phụ lục 1: Kết quả phân tích vi khuẩn tổng cộng trong nước (đợt 1).............42
Phụ lục 2: Kết quả phân tích vi khuẩn tổng cộng trong nước (đợt 2).............43
Phụ lục 3: Kết quả phân tích Coliforms tổng số trong cơ cá thu (đợt 1) ........44
Phụ lục 4: Kết quả phân tích Coliforms tổng số trong cơ cá thu (đợt 2) ........45
Phụ lục 5: Kết quả phân tích Coliforms tổng số trong cơ cá thu tại một số chợ
của Tp Cần Thơ.............................................................................................46
Phụ lục 6: Kết quả thử nghiệm IMViC đối với các chủng Coliforms phân lập
được ..............................................................................................................47
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Một số tính chất sinh hóa của nhóm Coliforms
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN, Bộ Thủy
Sản) về vi sinh trên thủy hải sản.
Bảng 2.3: Phân loại nước theo chỉ số E. coli
Bảng 2.4: Giới hạn ô nhiễm vi sinh trong thực phẩm đối với nhóm cá và thủy
sản.
Bảng 2.5: Phân tích các mối nguy trong công đoạn nuôi trồng thủy sản.
Bảng 4.1: Mật độ vi khuẩn tổng cộng (CFU/ml) trong hệ thống nuôi tại
Phụng Hiệp - Hậu Giang.
Bảng 4.2: Mật độ vi khuẩn tổng cộng (CFU/ml) trong hệ thống ao nuôi tại
Thốt Nốt - Cần Thơ.
Bảng 4.3: Mật độ vi khuẩn tổng cộng (CFU/ml) trong hệ thống ao nuôi tại
Châu Phú - An Giang.
Bảng 4.4: Mật độ vi khuẩn tổng cộng (CFU/ml) trong hệ thống nuôi ở
Phụng Hiệp, Thốt Nốt và Châu Phú.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Coliforms trong đợt 1.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích Coliforms trong đợt 2.
Bảng 4.7: Biến động Coliforms trong cơ cá tra thu ở 3 tỉnh Hậu Giang,
Cần Thơ và An Giang.
Bảng 4.8: Biến động Coliforms theo kích cỡ cá thu tại đợt 2.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích Coliforms trong các mẫu thu mua ở chợ.
Bảng 4.10: Biến động Coliforms theo kích cỡ cá thu ở đợt 2 và tại các chợ.
Bảng 4.11: Kết quả thử nghiệm IMViC và phân loại các chủng Coliforms
phân lập được từ các mẫu thu ở đợt 2.
Bảng 4.12: Kết quả thử nghiệm IMViC và phân loại các chủng Coliforms
phân lập được từ các mẫu thu tại chợ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Hình 2.1: Sơ đồ các mối nguy tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an
toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu) trong nuôi trồng thủy sản.
Hình 3.1: Sơ đồ các địa điểm thu mẫu nước và mẫu cá tra theo dự án SFP
Hình 3.2: Quy trình định lượng Coliforms theo phương pháp đếm khuẩn lạc.
Hình 4.1: Sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng trong hệ thống nuôi tại
Phụng Hiệp - Hậu Giang.
Hình 4.2: Sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng trong hệ thống nuôi tại
Thốt Nốt - Cần Thơ.
Hình 4.3: Sự biến động mật độ vi khuẩn tổng cộng trong hệ thống nuôi tại
Châu Phú - An Giang.
Hình 4.4: Lượng thức ăn được đưa vào ao nuôi là rất lớn.
Hình 4.5: Khuẩn lạc Coliforms phát triển trên môi trường VRBL.
Hình 4.6: Đĩa tách ròng Coliforms trên môi trường thạch VRBL.
Hình 4.7: Chủng chuẩn E. coli LMG 8223 nuôi cấy trên môi trường VRB.
Hình 4.8: Coliforms cho phản ứng dương tính trong môi truờng canh BGBL.
Hình 4.9: Thử nghiệm khả năng sinh Indol.
Hình 4.10: Thử nghiệm Voges – Proskauer.
Hình 4.11: Thử nghiệm khả năng sử dụng Citrate.
Hình 4.12: Thử nghiệm Methyl Red.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá mức độ nhiễm khuẩn nguồn nước
trong hệ thống nuôi cá tra và mức độ nhiễm Coliforms trong cơ cá tra nuôi ao.
Có 9 điểm thu mẫu nước, được chia ra làm 2 đợt thu. Đối với mẫu cá phân tích
Coliforms thu được tổng cộng 43 mẫu, trong đó có 19 mẫu được thu ở ao và
24 mẫu thu mua ở chợ. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy mật độ vi khuẩn
tổng cộng trong nguồn nước nuôi cá tra ở các điểm khảo sát đều nhiễm ở mức
thấp và nằm trong khoảng cho phép của Bộ Thủy Sản (≤106 CFU/ml). Mức độ
nhiễm Coliforms trong cơ cá tra tương đối cao đặc biệt là cá nuôi ở giai đoạn
từ 500-800 g/con (biến động ở mức 361 ± 260 CFU/g). Coliforms phân lập
được trên cá tra chủ yếu thuộc 2 giống Klebsiella và Enterobacter.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
Nhận biết được xu hướng chung của người tiêu dùng trên thế giới là ngày càng
ăn nhiều các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản. Vì vậy trong những năm gần
đây, Việt Nam cùng với một số nước đã và đang đẩy mạnh phong trào nuôi
trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và
thủy sản đã trở thành một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Riêng ở nước ta, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với nhiều
điều kiện thuận lợi đã phát triển nhanh chóng nghề nuôi thủy sản và đóng góp
rất lớn vào tổng sản lượng thủy sản của cả nước, đưa Việt Nam trở thành một
trong mười cường quốc xuất khẩu thủy sản trên thế giới với kim ngạch xuất
khẩu thủy sản đạt 2,4 tỉ USD năm 2004 (Bộ thủy sản, 2005). Một trong những
đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc tăng sản lượng nuôi trồng có thể
kể đến là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
Nghề nuôi cá tra phát triển rất nhanh cả về diện tích và sản lượng. Trong vòng
10 năm, từ năm 1997 đến 2006, diện tích nuôi cá tra đã tăng lên 7 lần, năng
suất tăng 36 lần, từ 22.500 tấn lên 825.000 tấn. Theo Bộ thủy sản, trong nửa
đầu năm 2007, sản lượng cá tra, basa tăng đột biến ướ đạt 400.000 tấn, tă g
100% so với cùng kỳ năm 2006 (www.fistenet.gov.vn). Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi. Các
chỉ tiêu về môi trường, vi sinh vật luôn vượt mức cho phép làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Việc
xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trong môi trường nước nuôi cá tra là một
việc làm cần thiết để giúp người nuôi hạn chế được tác hại do vi khuẩn gây ra
và có những giải pháp cải thiện môi trường ao nuôi. Ngoài ra còn có nhiều chỉ
tiêu vi sinh để đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi, trong đó
Coliforms tổng số là một chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá mức độ
an toàn vệ sinh thực phẩm. Coliforms là nhóm những trực khuẩn đường ruột
Gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi, có khả năng sinh
acid, sinh hơi do lên men lactose ở 37 ± 1oC trong vòng 24 - 48 giờ. Chúng có
nguồn gốc từ các nguồn nước giàu chất hữu cơ như nước thải công nghiệp, đất
hoặc xác thực vật phân hủy. Sự hiện diện một lượng lớn Coliforms là điều
không mong muốn, tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm tươi
sống, vấn đề là số lượng Coliforms trong thực phẩm đến mức nào được xem là
không an toàn. Trên cơ sở đó, đề tài “Khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng
trong nước và vi khuẩn Coliforms trong cơ cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi ao” được thực hiện.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn nguồn nước nuôi cá tra trong hệ thống ao lắng,
ao nuôi, ao thải và mức độ nhiễm Coliforms trong cơ cá tra.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định mật độ vi khuẩn tổng cộng trong các hệ thống ao lắng, ao
nuôi và ao thải.
- Xác định mật độ vi khuẩn Coliforms tổng số trong cơ cá tra.
- Phân lập và kiểm tra một số chỉ tiêu sinh hóa đặc trưng của nhóm vi
khuẩn Coliforms.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá Pangasiidae và đã được xác định ở
lưu vực sông Cửu Long. Cá tra được xếp nằm trong giống cá tra dầu với tên
khoa học là Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) được Rainboth,
W.J sử dụng lần đầu vào năm 1996 và sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng
cho đến nay.
Hình 1.1: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất là ở vùng
biên giới Việt Nam và Campuchia. Cá tra giống tìm thấy chủ yếu trên sông
Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận
Việt Nam.
Cá tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy
sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao có thể sử
dụng các loại thức ăn khác nhau như: cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau
muống,…thức ăn có nguồn gốc từ động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương
Nhựt Long, 2003).
Môi trường sống thích hợp cho cá tra phát triển là môi trường nước ngọt,
không bị nhiễm mặn, không bị nhiễm phèn, pH từ 7-8, nhiệt độ 26-30oC, Oxy
trên 3mg/l. Tuy nhiên, cá tra nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên vẫn sống được ở
môi trường khắc nghiệt như: đất nhiễm phèn, pH từ 4-4,5, nước bị nhiễm bẩn
từ nước thải sinh hoạt, môi trường dưỡng khí thấp với oxy hoà tan trên 2mg/l
(Phạm Văn Khánh, 2000).
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, tuổi
thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi trở lên, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể
tái phát dục 1-3 lần trong một năm (Phạm Văn Khánh, 2000).
Theo Dương Nhựt Long (2003), tốc độ tăng trưởng của cá tra tương đối
nhanh, cá còn nhỏ sẽ tăng nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã
đạt chiều dài 10-12 cm, trọng lượng 14-15 gram, sau một năm cá đạt 0,7-1,5
kg, đến 3-4 tuổi cá đạt 3-4 kg. Khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích mỡ,
cần phải có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để cá phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng còn tùy thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn
cung cấp.
Thị trường cá tra ngày càng phát triển và các sản phẩm từ cá tra rất được ưa
chuộng. Người dân Mỹ cho rằng cá tra cung cấp nhiều protein và được họ sử
dụng 4 lần/tuần. Tại Anh, cá da trơn có thể thay thế cho cá tuyết làm nguyên
liệu chế biến thức ăn. Ở khối EU (Europe Union), trong thịt cá da trơn phi-lê
rất giàu selenium là chất chống lại sự oxy hoá cho cơ thể giúp cơ thể chống lại
bệnh ung thư. (
2.2. Vi khuẩn tổng cộng trong nước
2.2.1. Định nghĩa và đặc điểm
Vi khuẩn tổng cộng trong nước là một chỉ tiêu vi sinh nhằm xác định mức độ
nhiễm khuẩn của nguồn ước. Đặc biệt đối với những ao nuôi thủy sản, việc
khảo sát mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước là một việc làm cần thiết để
giúp người nuôi hạn chế được tác hại do vi khuẩn gây ra và có những giải
pháp cải thiện môi trường ao nuôi.
Vi sinh vật trong nước bao gồm các vi khuẩn, tảo, nấm men, virus…, chủ yếu
là vi khuẩn. Phần lớn nước bị nhiễm khuẩn từ các nguồn nước thải (công
nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản, sinh hoạt, nông nghiệp) và phân gia súc.
Sự phân bố của vi sinh vật rất khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng loại
hình thủy vực. Các thủy vực nước tĩnh, giàu dinh dưỡng có chứa một lượng
đáng kể các loài tảo và các nguyên sinh động, các thủy vực bị ô nhiễm bởi
nước thải sinh hoạt còn có mặt các vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật gây
bệnh khác (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2006).
Thành phần và số lượng vi sinh vật của các thủy vực phụ thuộc vào thành
phần lý, hóa học của nước và hàm lượng các chất dinh dưỡng (vô cơ và hữu
cơ) trong nước. Thông thường lớp nước trên mặt có thành phần và số lượng vi
sinh vật nhiều hơn lớp nước bên dưới. Trong nước số lượng vi khuẩn không
bào tử chiếm ưu thế (gần 87%), còn trong bùn thì số lượng vi khuẩn có bào tử
lại chiếm ưu thế (gần 75%). Số lượng vi khuẩn trong thủy vực tăng mạnh
trong thời gian sau những cơn mưa lớn hoặc lũ. (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2006).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
Quần thể vi sinh vật trong các thủy vực nuôi thủy sản rất đa dạng, bao gồm
một số loài gây bệnh, một số loài không gây bệnh và một số loài có lợi cho vật
nuôi, khả năng duy trì sự cân bằng thích hợp của hệ vi sinh này là chìa khóa
thành công trong việc quản lý môi trường nuôi thủy sản. Chúng ta cũng biết
rằng, môi trường ao nuôi là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng và phát
triển, do chất hữu cơ và nguồn carbon dồi dào. Tùy thuộc vào thời gian nuôi,
mật độ vi khuẩn trong hệ thống nuôi có thể đạt đến mật độ 104-107 CFU/ml
(Rombaut et al, 2001).
Theo Anderson (1993) nước nuôi thủy sản được coi là sạch khi mật độ vi
khuẩn tổng cộng nhỏ hơn 103 CFU/ml, nếu mật độ vi khuẩn tổng cộng vượt
107 CFU/ml sẽ có hại cho tôm cá nuôi và môi trường nuôi trở nên bẩn.
Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong nước nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn ngành
của Bộ Thủy Sản (số 28 TCN 101:1997) chấp nhận ở mức 106 CFU/ml.
2.2.2. Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống nuôi trồng thủy sản
Theo Boyd và Tucker (1998), trong tổng số vi khuẩn có mặt trong môi trường
nước thì có một số lòai đóng vài trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt là liên quan tới sức sản xuất sơ cấp, phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất
lượng nước trong ao. Ngoài ra vi khuẩn còn giữ vai trò quan trọng tro