Thơ chữ Hán chiếm phần lớn trong tổng thể sáng tác của Cao Bá Quát. Con số hơn 1267 bài
thơ đủ để khẳng định ông là cây bút sáng tác bằng chữ Hán nhiều nhất trong lịch sử văn học dân tộc,
nhà thơ lớn của văn học trung đại. Việc nghiên cứu, khảo sát bộ phận thơ này là một việc cần thiết
và là niềm vinh hạnh cho người đi sau. Trước nay, qua văn học đã có nhiều công trình nghiên cứu
đề cập đến tư tưởng, quan niệm của Cao Bá Quát ở mảng thơ chữ Hán. Nhìn chung, các công trình
này thường nhằm mục đích giúp minh họa và soi sáng cho cuộc đời Cao Bá Quát hơn là xem thơ
chữ Hán như một đối tượng nghệ thuật cần nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu
sử, hành trạng về tư liệu, về con người và nội dung thơ văn, tập trung ở một số bài quen thuộc. Đến
đây, chúng tôi tiến hành khảo sát 418 bài thơ chữ Hán trong tổng số 1267 bài thơ. Số lượng lớn
những bài thơ này thể hiện những tâm tư – tình cảm, nỗi niềm, khát vọng từ những cảm hứng nghệ
thuật của chính Cao Bá Quát trước cuộc đời.
132 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3224 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ hán Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------
ĐOÀN DUY LINH
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
ơ
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa
học tận tình, chu đáo của cô Lê Thu Yến, người trực tiếp
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể
Thầy, Cô khoa Ngữ văn và Phòng khoa học công nghệ Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh,
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn những đóng
góp quý báu của quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án
đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
khoa học.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè
đã động viên và khích lệ chúng tôi trong quá trình học tập
và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thơ chữ Hán chiếm phần lớn trong tổng thể sáng tác của Cao Bá Quát. Con số hơn 1267 bài
thơ đủ để khẳng định ông là cây bút sáng tác bằng chữ Hán nhiều nhất trong lịch sử văn học dân tộc,
nhà thơ lớn của văn học trung đại. Việc nghiên cứu, khảo sát bộ phận thơ này là một việc cần thiết
và là niềm vinh hạnh cho người đi sau. Trước nay, qua văn học đã có nhiều công trình nghiên cứu
đề cập đến tư tưởng, quan niệm của Cao Bá Quát ở mảng thơ chữ Hán. Nhìn chung, các công trình
này thường nhằm mục đích giúp minh họa và soi sáng cho cuộc đời Cao Bá Quát hơn là xem thơ
chữ Hán như một đối tượng nghệ thuật cần nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu
sử, hành trạng về tư liệu, về con người và nội dung thơ văn, tập trung ở một số bài quen thuộc. Đến
đây, chúng tôi tiến hành khảo sát 418 bài thơ chữ Hán trong tổng số 1267 bài thơ. Số lượng lớn
những bài thơ này thể hiện những tâm tư – tình cảm, nỗi niềm, khát vọng từ những cảm hứng nghệ
thuật của chính Cao Bá Quát trước cuộc đời.
Mặc khác, việc đi tìm một hệ thống giải mã tương đối hữu hiệu cho thế giới nghệ thuật thơ
chữ Hán Cao Bá Quát nhằm phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy cũng là vấn đề cấp thiết.
Bên cạnh đó, còn có sự ham mê hứng thú của người viết với tác gia này. Những thế giới nghệ
thuật còn nhiều tiềm ẩn từ những câu thơ, hình ảnh, ngôn ngữ cứ như khêu gợi, thôi thúc người
viết. Mong muốn hiểu biết thì nhiều. Song khả năng lại có hạn. Người viết nghĩ nếu thực hiện tốt đề
tài này sẽ là sự đóng góp, bổ sung hiểu biết về tác gia lớn Cao Bá Quát, giúp việc giảng dạy, học tập
tốt hơn.
Đó là lý do thực hiện đề tài: Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Người viết muốn tìm hiểu thấu đáo về con người Cao Bá Quát cũng như thế giới nghệ
thuật trong sáng tác thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
2.2. Việc nghiên cứu thơ chữ Hán Cao Bá Quát phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của bản
thân.
2.3. Người viết muốn bày tỏ lòng kính trọng trước một nhân cách đáng quý và một tài thơ lỗi
lạc.
3. Lịch sử vấn đề:
Có nhiều công trình nghiên cứu thơ chữ Hán Cao Bá Quát, tập trung theo ba hướng sau:
Hướng đi vào văn bản: Hướng này có một số bài viết và công trình nghiên cứu:
- Thái Trọng Lai (2004), “Vấn đề chú thích trong việc dịch thơ Cao Bá Quát”, Cao Bá Quát
– Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
- Mai Quốc Liên chủ biên (2004), Cao Bá Quát toàn tập, Tập I, Nxb. Văn học – Trung tâm
Nghiên cứu Quốc học.
- Nguyễn Ngọc Quận (2004), “Vài nhận xét về tập thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, Cao Bá Quát
- Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1970), Nhóm tuyển dịch gồm Vũ Khiêu và nhiều người khác,
Nxb. Văn học, Hà Nội.
- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1984), Nhóm biên soạn gồm Vũ Khiêu và nhiều người khác,
Nxb. Văn học.
- Trần Đại Vinh (2004), “Văn bản Cao Chu Thần thi tập”, Cao Bá Quát - Tham luận Hội
thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
Các bài viết, công trình nghiên cứu này tập trung tìm kiếm một văn bản tốt nhất, đúng nhất
cho thơ văn Cao Bá Quát nói chung và thơ chữ Hán nói riêng.
Hướng đi vào nội dung: có các bài viết, công trình sau:
- Nguyễn Kim Châu (2004), “Không gian đường đời và sự thể hiện nhận thức con người phi
lí trong thơ Cao Bá Quát”, Cao Bá Quát – Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học – Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học.
- Nguyễn Huệ Chi (1961), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, tạp
chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 6.
- Nguyễn Huệ Chi (2003), “Tiếp cận nghệ thuật với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá
Quát”, Tạp chí Văn học, Số 5.
- Đinh Thị Thái Hà (2003), “Lương tâm và khí phách qua thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, Luận
văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hồ Sĩ Hiệp (2005), “Thi tiên trong thơ Thánh Quát”, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2.
- Tố Hữu (2001), “Cao Bá Quát - Một khí phách hào hùng, một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc”,
Văn nghệ, số 17.
- Nguyễn Hữu Sơn (2004), “Cao Bá Quát và những câu hỏi trong thơ”, Văn nghệ, số 35, 36.
- Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ”, tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 2.
- Nguyễn Tài Thư (1980), Cao Bá Quát con người và tư tưởng, Nxb. Khoa học Xã hội, H.
- Phạm Quang Trung (2003), “Bước đầu tìm hiểu quan niệm văn chương của Cao Bá Quát”,
tạp chí Văn học, số 10.
Những công trình này thường đi vào một số bài thơ tiêu biểu cho khí phách, lương tâm, tình
cảm trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Hướng đi vào từng bài cụ thể: có một số bài viết sau:
- Trịnh Bích Ba (2004), “Đọc bài Dương phụ hành của Cao Bá Quát”, in trong Cao Bá Quát
- Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
- Lê Bảo (1991), “Bài ca cái roi song”, trong sách Những bài thơ hay, Nxb. Hà Nội.
- Mai Quốc Liên (2005), “Một bài thơ kỳ tuyệt, một số phận khác thường”, Văn nghệ, số 19,
20.
- Nguyễn Thu Phương (2001), “Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát với thi pháp văn học
trung đại qua Bài ca ngất ngưởng và Dương phụ hành”, trong sách Những bài làm văn chọn lọc 11,
Nxb. Giáo dục.
- Nguyễn Đức Quyền (2003), “Đề Sát Viện Bùi Công Yên Đài anh ngữ khúc hậu”, trong sách
Bình giảng, bình luận Văn học, Nxb. Giáo dục.
- Vũ Dương Quỹ (2001), “Mộng vong nữ”, trong sách Giảng văn chọn lọc – Văn học Việt
Nam (Văn học dân gian và văn học cổ, cận đại), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội .
- Trần Thị Băng Thanh (1998), “Dương phụ hành”, trong sách Giảng văn Văn học Việt Nam
(Văn học dân gian và văn học cổ đại, cận đại), in lần thứ 3, Nxb. Giáo dục.
-Trần Thị Băng Thanh (2004), “Một thoáng nhìn của Cao Bá Quát: Giữa đường gặp người
đói”, Cao Bá Quát - Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
.
Hướng đi này thường bộc lộ cảm hứng riêng đối với một số bài thơ hoặc tranh luận về một
vấn đề chưa nhất trí
Gần đây là công trình của Nguyễn Ngọc Quận (2005), “Sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến
trình văn học”, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một mặt
đã sưu tầm, xử lý và công bố tác phẩm Cao Bá Quát nói chung thơ chữ Hán nói riêng; mặt khác
bước đầu tìm hiểu đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Cao Bá Quát cũng như bộ phận thơ
chữ Hán.
Nhìn chung, nhiều công trình đề cập đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Trong đó, các tác giả
chú ý về mặt tiểu sử, hành trạng, văn bản, về nội dung, tìm hiểu tư tưởng, tình cảm để hiểu về con
người và cuộc đời Cao Bá Quát. Những đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát hầu như là
một vấn đề chưa được đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống và chưa được khai thác sâu.
Tiếp thu những công trình trên, người viết đặt vấn đề nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật
thơ chữ Hán Cao Bá Quát trên một số phương diện nổi bật: hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ
thuật, ở phạm vi rộng hơn: 418 bài thơ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát toàn bộ 418 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát trong cuốn Cao Bá Quát
toàn tập, tập 1, do Mai Quốc Liên chủ biên, Nhà xuất bản Văn học, 2004.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những vấn đề liên quan đến văn bản trong một số đặc
điểm nghệ thuật nổi bật được tìm thấy như hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật
5. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh kết hợp với các thao tác như phân loại, thống kê, phân tích, so sánh đối
chiếu, phân tích tổng hợp Các phương pháp và thao tác này này được dùng suốt ở các chương.
Đầu tiên là phân loại đối tượng, tiếp theo là thống kê các yếu tố có tính chất lặp đi lặp lại
nhiều lần. Sau đó, ở tùy từng loại, chúng tôi khảo sát theo những phương diện khác nhau, kết hợp
phân tích từng đối tượng, khái quát và rút ra những kết luận, đặc điểm quan trọng.
Trong quá trình khảo sát, nhận xét, đánh giá đối tượng, chúng tôi còn so sánh đối chiếu từng
phương diện với các tác phẩm của các tác giả khác để làm rõ thêm sự khác biệt cũng như những nét
đặc sắc nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
6. Những đóng góp của luận văn:
6.1. Luận văn bước đầu khảo sát những đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát ở
phạm vi rộng - 418 bài thơ.
6.2. Luận văn đi sâu vào khảo sát từng phương diện trong thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán
Cao Bá Quát. Qua đó, rút ra được những nét đặc sắc về quan niệm nhân sinh, về sáng tạo nghệ thuật
của tác gia lớn Cao Bá Quát.
6.3. Từ những kết quả đạt được có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy, vào lĩnh vực tiếp nhận
và cảm thụ tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
7. Kết cấu luận văn:
Phần mở đầu.
Chương 1: Thời đại, con người và sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát.
1.1. Thời đại.
1.2. Con người.
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát.
1.3.1. Quan niệm sáng tác thơ văn của Cao Bá Quát.
1.3.2. Tình hình dịch thuật tác phẩm Cao Bá Quát.
1.3.3. Nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Chương 2: Hình tượng nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
2.1. Con người trách nhiệm.
2.2. Con người khí phách.
2.3. Con người bi phẫn.
2.4. Con người tình cảm.
2.4. Con người suy tưởng.
Chương 3: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
3.1. Thời gian nghệ thuật.
3.1.1. Thời gian kiểm nghiệm.
3.1.2. Thời gian tĩnh tại.
3.1.3. Thời gian toan tính.
3.2. Không gian nghệ thuật:
3.2.1. Không gian “tầm cao”.
3.2.2. Không gian nỗi niềm.
Chương 4: Ngôn ngữ nghệ thuật.
4.1. Tiêu đề bài thơ.
4.2. Câu thơ.
4.2.1. Câu trần thuật.
4.2.2. Câu nghi vấn.
4.2.3. Câu cầu khiến.
4.2.4. Câu cảm thán.
4.3. Từ ngữ.
4.3.1. Từ tự xưng.
4.3.2. Từ biểu cảm.
Phần kết luận.
Chương 1:
THỜI ĐẠI, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA CAO BÁ QUÁT
1.1. Thời đại:
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, lịch sử Việt Nam có nhiều biến chuyển lớn lao. Họ Mạc
sụp đổ. Vua Lê lên trị vì, dẫn đến sự phân chia Đàng ngoài, Đàng trong. Ở Đàng ngoài, Chúa Trịnh
lộng quyền dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với vua Lê, nội bộ nhà Chúa lại tranh giành quyền hành lẫn
nhau. Trong Đàng trong, nhà Nguyễn cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, đời sống khó khăn, khổ
cực, lầm than. Cuộc khởi nghĩa của anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ như một “trận mưa
nhuần” dẹp yên “thù trong giặc ngoài”, lập nên triều đại Tây Sơn tiến bộ vào bậc nhất trong lịch sử
phong kiến. Thành quả quý báu ấy lại nhanh chóng bị hủy hoại trong tay vị vua trẻ Quang Toản ít
tài lắm tật, tin tưởng nịnh thần.
Năm 1802, nhờ sự viện trợ của nhà Thanh, Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn thống nhất
giang sơn, thành lập vương triều Gia Long. Một vương triều nói như Nguyễn Tài Thư “có một
không hai trong lịch sử” cai trị.
Về chính trị, các thế hệ nhà Nguyễn luôn chuyên chế, độc đoán, vị kỷ. Mọi quyền hành đều
tập trung vào nhà vua: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và kiểm soát trong tay. Quy định “bốn
không” cũng được ban hành: không đặt chức tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy đỗ trạng
nguyên, không phong tước vương cho người hoàng hoàng tộc. Không chỉ vậy, pháp luật nhà
Nguyễn còn dã man, bạo tàn với “bộ luật Gia Long” tư thù, phản động và một đội quân khát máu
dùng trong những cuộc đàn áp nông dân.
Đối nội là vậy, còn đối ngoại thì triều Nguyễn trước sau vẫn giữ thái độ “thần phục” nhà
Thành, “bế quan tỏa cảng” với Phương Tây. Nhiều chính sách, thiết chế chính trị, tư tưởng văn hóa
xã hội của nhà Thanh được các vua triều Nguyễn tiếp thu, vận dụng một cách rập khuôn, cứng nhắc,
xem nó như là “khuôn vàng thước ngọc” trong cai trị. Trong khi ấy, triều đình nhà Thanh đã lỗi thời
trước sự phát triển của lịch sử, bản thân đang gặp nhiều khó khăn bởi “thù trong giặc ngoài”. Thần
phục mù quáng nhà Thanh, nhà Nguyễn ra sức ngăn chặn các trào lưu phát triển của thế giới lúc bấy
giờ, cố tình giữ đất nước trong tình trạng cổ hủ và trì trệ. Chính do vậy, tình hình kinh tế - xã hội
của đất nước ngày một suy sụp và khốn đốn.
Nhà Nguyễn Ánh cũng có ước vọng xây dựng một triều đại vững mạnh, lâu bền như Nghiêu,
Thuấn nên đã thực hiện những cải cách về nông nghiệp, kinh tế cùng với chính sách thu hút nhân tài
nhằm làm đổi mới tình hình, tạo thế mạnh cho đất nước. Song, đó chỉ là những cải cách mang tính
nửa vời, thô sơ và thiếu căn bản chẳng có cách gì bổ trợ thêm cho cơ sở nông nghiệp và đời sống
kham khổ của lê dân, mà chỉ có lợi cho giai cấp thống trị; nên hệ quả của nó là nền kinh tế ngày một
tiêu điều, nông nghiệp mất mùa liên tiếp, tiểu công nghiệp và thương nghiệp đình đốn, bế tắc. Chính
sách văn trị, đề cao khoa cử, trọng vọng nho sĩ, phục hưng Hán học cũng chẳng ích nước lợi dân,
chủ yếu nhằm lôi kéo sự ủng hộ của tầng lớp Nho sĩ đối với vương triều mới.
Về văn hóa – tư tưởng, nhà Nguyễn khôi phục và phát triển mạnh hệ tư tưởng Nho giáo,
nâng nó lên địa vị độc tôn trong hệ tư tưởng Nho, Đạo, Phật. Những giáo lý “tam cương”, “ngũ
thường” và khẩu hiệu “ái quốc”, “trung quân” được ngợi ca, phổ biến rộng trong nhân dân. Chế
độ học hành, thi cử được chấn chỉnh. Nhà Nguyễn mong muốn có những con người mang lẽ sống
và tính cách của Nho giáo để có thể trung thành và tận tụy với sự nghiệp của mình. Nhưng dù cố
gắng đến đâu nữa, triều Nguyễn vẫn không thể thực hiện được điều đó. Thế nên, ý thức hệ của Nho
giáo tồn tại từ xưa đến nay ngày một suy đồi, khủng hoảng cuối cùng đã sụp đổ.
Chính trị hà khắc, kinh tế sa sút tồi tệ, xã hội rối ren, văn hóa – tư tưởng suy đồi đã đẩy dân
chúng đến cảnh trăm bề điêu đứng, nghèo xác, đói rét, bệnh tật, tinh thần hoang mang. Cuộc sống
tức thở vô cùng. Nhiều người rơi vào bước đường cùng, đại đa số là nông dân. Họ đấu tranh chống
bắt lính, bắt phu; họ rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực; họ gia nhập phong trào nông dân
ngày càng nhiều Trong khi ấy vua chúa, quan lại, cường hào lại xa hoa lãng phí, ra sức vơ vét,
bóc lột, hoành hành Kết quả tất yếu của chế độ hà khắc, của đói nghèo, áp bức, bóc lột là tranh
đấu, khởi nghĩa. Nông dân, giới trí thức bất bình, phẫn nộ và hành động chống trả bằng lời nói, bằng
hành động. Nếu trước kia, nông dân khởi nghĩa vì không chấp nhận sự thống trị của tân triều thì nay
họ đấu tranh chính vì bản chất phản động trong cai trị của triều Nguyễn. Thời Gia Long (1802 -
1819) mới chỉ có khoảng 50 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, nhưng đến Minh Mệnh (1820 – 1840) đã có
trên 200 cuộc, sang Thiệu trị (1841 – 1846) chỉ có 7 năm mà có gần 50 cuộc khởi nghĩa Giới trí
thức Nho học cũng có những mối bất mãn sâu xa, những nỗi thất vọng chua chát với nhà Nguyễn.
Họ không tha thiết với việc làm quan: Ví như Hoàng giáp Phạm Văn Nghị (Nam Định) đương chức
sử quan, nhân bàn luận về sử không hợp ý mà cáo quan về; Tiến sĩ Ngô Thế Vinh (Nam Định) vì
can việc trường thi bị cách hết quan chức, trở về lành dạy học, viết sách; Nghè Tân Nguyễn Quý
Tân (Hải Dương) làm Tri phủ nhưng rồi chán việc quan, bỏ đi chơi, phải bãi chức; Nguyễn Văn
Giai (Hà Nội) học rất giỏi mà không thiết gì thi cử đỗ đạt, sống rất phóng túng theo khuynh hướng
lãng mạn, châm biếm, làm cho giới tay mắt ở Hà Nội hồi ấy phải điên đầu về những trò chơi ngông
của ông Hoặc họ có thái độ bất đồng với đồng liêu, khinh khi những con người bất tài, luồn cúi,
nịnh bợ như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Lạc; hoặc miệt thị cả vua như Phan Văn Trị Một số
Nho sĩ khác mạnh mẽ hơn, muốn thay đổi nước cờ, tạo dựng cuộc đời đã đứng lên khởi nghĩa như
anh em Đoàn Trưng, Đoàn Hữu Ái, Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Cao Bá
Quát
Những phong trào khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn đã làm cho tình thế đất nước ngày một
suy yếu. Triều Thiệu Trị, Tự Đức khủng hoảng, suy sụp, nhanh chóng lụi tàn. Phương Tây đang lâm
le dòm ngó. Các Nho sĩ tan vỡ giấc mộng công danh. Họ gửi gắm nỗi niềm thất vọng vào văn thơ.
Những lời than vãn về chí nam nhi, về “hùng tâm, sinh kế” thường thấy trong văn học lúc này.
Không chỉ vậy, các Nho sĩ tiến bộ còn hướng đến tầng lớp bình dân, viết về thân phận con người,
nhất là người phụ nữ và thân phận của họ. Văn học nửa cuối XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX vì vậy mà
đơm hoa kết trái ngọt ngào từ mảnh đất cằn khô sự sống, nói như Mai Quốc Liên, đó là “nền văn
học có tính chất phục hưng với một chủ nghĩa nhân đạo trác tuyệt”; và “lần đầu tiên trong văn học,
con người cá nhân được đặt vào vị trí trung tâm, được soi sáng từ bên trong, từ nội tâm và nhu cầu
hạnh phúc, nhu cầu phát triển nhân cách tài năng được đặt ra”.
Đối tượng của văn học thay đổi. Theo đó, những gì trước đây được coi là quy phạm, tao nhã,
phi ngã cũng bị phá vỡ. Thời kì này xuất hiện nhiều văn hào tên tuổi Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị
Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát Những nhân vật tiếng tăm
này họ đã sống và chứng kiến những biến đổi thăng trầm của thời đại. Đặc biệt, các sáng tác của họ
cùng với tiếng nói đồng cảm, chia sẻ, trân trọng, thách thức, ngất ngưởng, tự do đã thật sự xoa dịu
nỗi đau và mở ra một chân trời mới cho con người. Vấn đề quyền làm người, quyền được tự do, con
người cá nhân rất được xem trọng. Chất nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo được xem là những tư
tưởng tiến bộ, mở đường Những khát vọng, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống tự do
được chấp cánh từ văn học
Trong bối cảnh thời đại có nhiều biến động lớn lao ấy, Cao Bá Quát xuất hiện như một hiện
tượng lạ. Là một Nho sĩ, lý ra Cao Bá Quát phải luôn lấy chữ “trung quân ái quốc” làm đầu. Thế
nhưng, ông lại vùng lên chống trả quyết liệt chế độ phong kiến. Hành động này xuất phát từ sự ý
thức về bản nhất bạo tàn của triều Nguyễn, về xu thế tất yếu của lịch sử, nhất là từ lương tâm và khí
phách của ông. Có thể nói, những hoạt động thực tiễn của Cao Bá Quát cũng như những tư tưởng và
nguyện vọng của ông đã làm rõ xu thế đi tới tất yếu của thời đại, đồng thời cũng góp phần đẩy
nhanh quá trình phát triển của xu thế đó.
1.2. Con người:
Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên, người làng Phú Thị,
tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Chu Thần sinh năm nào không rõ. Ông Chu Thiên
căn cứ vào một bài thơ của Cao Bá Quát nhan đề “Cảm tác” trong Mẫn Hiên thi tập, có những câu:
“Tự Đức tứ niên, thư ký lạp/ Nguyên tiêu tứ ngũ, biệt kinh đô” (Năm Tự Đức thứ tư vào tháng chạp
gửi thư đi/ Ngày rằm tháng giêng, từ biệt kinh đô, đã 45 tuổi), dự đoán ông sinh năm 1908. Ông Tảo
Trang rồi Vũ Khiêu căn cứ vào bài “Thiên cư thuyết” có đoạn viết: “Dữ di niên phủ nhị kỷ nhi sơn
hà thành quách chi cựu, tam duyện kỳ biến cải” (Với cái tuổi của ta, mới hai kỷ mà núi sông
thành quách cũ đã thay đổi đến ba lần), phía cuối bài có ghi: “Nhâm thìn mạnh thu Chu Thần thị
thuyết” (Năm Nhâm thìn, tháng mạnh thu, Chu Thần viết bài thuyết), tính ra Cao Bá Quát sinh năm
1809. Căn cứ vào một số giai