Lý do chọn đề tài – mục tiêu nghiên cứu
Với dân số khoảng một triệu người, dân tộc Khmer là bộ phận tộc người chiếm một tỉ
lệ khá lớn trong cơ cấu dân cư ở Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Xét về mặt lịch sử, qua quá trình cộng cư với các dân tộc khác, tuy có tiếp thu những yếu tố
văn hóa của những dân tộc anh em, chủ yếu là người Việt, họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa
đã định hình từ rất sớm của mình mà trong đó kho tàng truyện cổ góp vai trò quan trọng tạo
nên sắc thái văn hóa riêng biệt của tộc người.
Điều đáng chú ý nữa là từ nhiều thế kỷ qua, Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành tập
quán ăn sâu trong đời sống tinh thần và là điểm tựa về mặt tâm linh của người Khmer. Nói
đến văn hóa Khmer cũng có nghĩa là nói đến văn hóa Phật giáo. Đời sống xã hội và văn
hóa của người Khmer thấm nhuần tinh thần Phật giáo nên việc nghiên cứu văn học dân gian
Khmer nói chung hay truyện dân gian Khmer nói riêng buộc phải lưu ý đến lớp văn hóa
Phật giáo. Bởi vì xét cho cùng, bản sắc cá tính của truyện dân gian Khmer được hình thành
từ những yếu tố văn hóa đó mà ra. Tuy nhiên dù sao thì văn học dân gian vẫn có quy luật
phát triển riêng, nên tìm hiểu đặc trưng văn hóa trong phạm vi này không thể không đi từ
cấu trúc loại hình của nó
116 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN THỊ NHƯ UYÊN
KHẢO SÁT
NGUỒN TRUYỆN DÂN GIAN
KHMER NAM BỘ
Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS HỒ QUỐC HÙNG
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2006
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài – mục tiêu nghiên cứu
Với dân số khoảng một triệu người, dân tộc Khmer là bộ phận tộc người chiếm một tỉ
lệ khá lớn trong cơ cấu dân cư ở Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Xét về mặt lịch sử, qua quá trình cộng cư với các dân tộc khác, tuy có tiếp thu những yếu tố
văn hóa của những dân tộc anh em, chủ yếu là người Việt, họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa
đã định hình từ rất sớm của mình mà trong đó kho tàng truyện cổ góp vai trò quan trọng tạo
nên sắc thái văn hóa riêng biệt của tộc người.
Điều đáng chú ý nữa là từ nhiều thế kỷ qua, Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành tập
quán ăn sâu trong đời sống tinh thần và là điểm tựa về mặt tâm linh của người Khmer. Nói
đến văn hóa Khmer cũng có nghĩa là nói đến văn hóa Phật giáo. Đời sống xã hội và văn
hóa của người Khmer thấm nhuần tinh thần Phật giáo nên việc nghiên cứu văn học dân gian
Khmer nói chung hay truyện dân gian Khmer nói riêng buộc phải lưu ý đến lớp văn hóa
Phật giáo. Bởi vì xét cho cùng, bản sắc cá tính của truyện dân gian Khmer được hình thành
từ những yếu tố văn hóa đó mà ra. Tuy nhiên dù sao thì văn học dân gian vẫn có quy luật
phát triển riêng, nên tìm hiểu đặc trưng văn hóa trong phạm vi này không thể không đi từ
cấu trúc loại hình của nó.
Vì những lý do trên, chúng tôi xác định mục tiêu của luận văn là khảo sát nét đặc thù,
tiêu biểu về: thể loại, nội dung qua kiểu truyện, mẫu đề, nhân vật quen thuộc của truyện
dân gian Khmer Nam Bộ trong một môi trường không gian văn hóa cụ thể để tìm hiểu mối
quan hệ ảnh hưởng giữa truyện dân gian đối với văn hóa Khmer Nam Bộ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hầu như các công trình nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ từ trước đến nay đã giúp
cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh xã hội học có liên quan đến những
vấn đề: dân số, địa bàn cư trú, nguồn gốc văn hóa tộc người, giao lưu văn hóa, tín ngưỡng –
tôn giáo, tiếng nói, chữ viết Trong đó, các tác giả ít nhiều cũng điểm qua một số thể loại
văn học dân gian. Nhưng xét cho cùng, các công trình khoa học đó chỉ dừng lại mức độ nhận
xét sơ bộ các loại hình văn hóa, đặt vấn đề gợi mở là chính. Riêng về vấn đề khảo sát tất cả
các truyện dân gian dưới góc độ lý thuyết thể loại, cho đến nay, chưa có một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu. Như vậy, hướng đi của đề tài đòi hỏi phải khảo sát lại tất cả các
công trình nghiên cứu trước đó, từ các lĩnh vực văn hóa đến loại hình truyện dân gian
Khmer , có liên quan.
Để tiện theo dõi, chúng tôi tạm phân chia nguồn tư liệu thành 3 nhóm và có khái
quát, nhận định như sau:
2.1. Nhóm tư liệu dân tộc học
Các công trình dạng này được viết theo hình thức địa chí cho nên chỉ tập trung miêu
tả nét đặc thù của Nam Bộ về địa lý, thiên nhiên, các tiểu vùng, thành phần tộc người Quá
trình hình thành lịch sử, sự phân bố dân cư, sự tích hợp giữa các truyền thống tín ngưỡng, tập
tục lâu đời, kho tàng văn học dân gian... làm nên một vùng văn hóa Nam Bộ. Vùng văn hóa
đó thống nhất trong cái chung của quốc gia - dân tộc và đa dạng bởi cái riêng của tộc người.
Từ văn hóa vùng đó ta thấy sự tham gia của các yếu tố và đặc điểm của văn hóa địa phương
và tộc người.
Riêng về tộc người Khmer, các tài liệu đã cung cấp những kiến thức về địa lý môi
sinh, lược sử hình thành cộng đồng, loại hình cư trú và đời sống tinh thần, truyền thống
văn hóa của họ. Tại Nam Bộ, việc tụ cư của người Khmer được Nguyễn Khắc Cảnh, trong
bài viết “Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” [66, tr.
218], tái hiện đầy đủ hành trình các cuộc di dân từ thời phát triển rực rỡ đến lúc khủng
hoảng của đế chế Angkor (thế kỷX XV). Qua đó, ta có cơ sở để xác định nguồn gốc của
những câu chuyện truyền miệng có liên quan đến sự kiện di dân này. Thí dụ: Tại sao gọi là
chùa Vua (ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng), Sóc thuyền vỡ (ở Mỹ Tú – Sóc Trăng), địa danh Bạc
Liêu?
Trong số các công trình trên, đặc biệt chú ý là công trình Người Khmer Cửu Long của
tập thể tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan
Thị Yến Tuyết [71]. Công trình này có 4 chương trong đó chương 3 là chương “Văn học và
nghệ thuật của người Khmer tỉnh Cửu Long”. Đây là chương cần thiết cho việc khảo sát
nhưng vì yêu cầu chính có tính chất định hướng cho nội dung của tập sách là nêu bật truyền
thống đoàn kết Việt – Khmer nên chương này ít nhiều chỉ đề cập đến truyện kể dân gian
Khmer với quá trình phát triển lâu dài góp phần tạo nên bản sắc thẩm mỹ riêng của tộc
người. Nhìn chung, công trình này cho ta thấy thiết chế xã hội Khmer truyền thống được xác
lập từ tập quán văn hóa dân tộc cộng với định chế Phật giáo Tiểu thừa. Cạnh đó, đối với
người Khmer, hấp dẫn hơn cả là khối văn vần (Kâmnap = vần và thơ). Nó ngự ngay trong
lòng cuộc sống Khmer và là hình thức thể hiện của rất nhiều thể loại văn nói có liên quan
đến các trường hợp cảm xúc hay ứng xử khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày của người
dân. Sự “rộng đường” như vậy đã làm cho tỉ lệ văn vần (tục ngữ, ca dao, dân ca) chiếm số
lượng nhiều và được xem xét, phân tích kỹ lưỡng trong chương 3 hơn là lý giải các vấn đề
liên quan đến cấu tạo thể loại của các tác phẩm văn xuôi dân gian như mục đích mà luận
văn đặt ra. Cho nên với chúng tôi, chương này chủ yếu là tiền đề, cơ sở lý luận giúp chúng
tôi tiến hành khảo sát đề tài.
2.2. Nhóm tư liệu điều tra xã hội học
Nhóm tư liệu này khá dồi dào, không chỉ miêu tả các biểu hiện văn hóa – xã hội mà
còn đi sâu tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của tộc người Khmer; để rồi từ đó ta có thể
thấy yếu tố bền vững suốt tiến trình lịch sử của đồng bào người Khmer Đặc biệt, về sự ảnh
hưởng của tôn giáo trong phong tục tập quán của người Khmer, hai tác giả Thạch Voi –
Hoàng Túc đã nhấn mạnh: “Tổ chức xã hội của người Khmer là một tổ chức xã hội Phật
giáo Tiểu thừa. Mỗi ấp đều có một ngôi chùa, tất cả dân trong ấp đều chịu sự điều khiển
của nhà chùa. Do đó, phong tục tập quán đã liên quan đến tôn giáo và ảnh hưởng đến mọi
sinh hoạt văn hóa nghệ thuật” [74, tr. 85]. Tiếc rằng bộ phận tư liệu này chưa quan tâm
đúng mức vai trò truyện dân gian trong đời sống tinh thần, tôn giáo của người Khmer mà
việc tìm hiểu cuộc sống của tộc người Khmer được xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần Phật
giáo cũng là một cơ sở khoa học giúp ta đánh giá nguồn truyện dân gian một cách khách
quan.
2.3. Nhóm tư liệu văn học dân gian
2.3.1. Các công trình sưu tầm truyện dân gian Việt Nam nói chung
Từ nửa đầu thế kỷ XX có một số công trình đề cập đến truyện dân gian Khmer, nhưng
phải đến Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [4], người ta mới bắt đầu
quan tâm văn học dân gian Khmer như là đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Về sau có thêm
một số công trình như Truyện dân gian Việt Nam (NXB Giáo Dục) [77], Hợp tuyển truyện cổ
tích Việt Nam do Lữ Huy Nguyên và Đặng Văn Lung biên soạn [47], Truyện kể dân gian
Nam Bộ của Nguyễn Hữu Hiếu [19], Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ của Nguyễn Văn
Hầu [17]. Các công trình sưu tầm – biên soạn trên nhằm giới thiệu một vùng văn học dân
gian quan trọng của nước ta: Nam Bộ. Hầu hết các công trình này đều tập trung đề cập đến
hai hệ thống thể loại lớn: tự sự và trữ tình. Trong số đó phải kể đến Chuyện kể địa danh của
Vũ Ngọc Khánh [27] vì nó gợi cho chúng tôi một số kiến thức về loại hình truyện địa danh.
Đó là những truyện có giá trị nhất định để có thể từ đó mà sắp xếp lại một số truyện địa
danh theo đúng thể loại hơn.
Có thể dễ dàng thấy rằng các tư liệu trên đây đã thực sự chú ý đến bộ phận tự sự dân
gian Khmer như truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn. Vè,
tục ngữ và câu đố thuộc nhóm thể loại văn vần tự sự cũng hiện diện. Cách nhìn này đã bắt
đầu chú ý cơ cấu chung về mặt thể loại và chúng tôi cho rằng ít nhiều cách nhìn này cũng
gợi lên được đôi điều về cá tính của loại hình tự sự dân gian.
2.3.2. Nhóm các công trình sưu tầm về truyện dân gian Khmer Nam Bộ
Như đã nêu trên, có một số công trình đã đề cập đến lĩnh vực hẹp – truyện dân gian
và trong số đó, những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi quan tâm là Thơ
Mênh Chây, Chàng Cuội, Chàng Cu do Lan Đình sưu tầm [11], Trạng Đông Nam Á của
Trương Sĩ Hùng, Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến [23] . Song đáng chú ý hơn cả là các tập
Truyện dân gian Khmer Nam Bộ [60], Truyện cổ Khmer Nam Bộ [58], Truyện dân gian
Khmer [59] do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và biên soạn. Có thể nói đây là các công trình có
giá trị khoa học, đề cập trực tiếp đến từng thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ.
Tuy nhiên, như đã nói trên, căn cứ vào các nguồn tư liệu, việc nghiên cứu một cách
toàn diện và cụ thể về nguồn truyện của tộc người này thì chưa có công trình nào thực hiện.
Ngay cả Lê Trung Vũ trong “Mấy ý kiến về văn học dân gian Khmer Nam Bộ” (Tạp chí
Văn Nghệ dân gian 8 -1978) đã chỉ ra bối cảnh của nền văn hóa truyền thống tạo điều kiện
cho nguồn văn học dân gian biểu hiện sức mạnh “bằng tính đa dạng và sự có mặt đầy đủ
thể loại” nhưng sau khi liệt kê ra các thể loại, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích, trình bày sự
phát triển về thể tài, đề tài của dân ca Khmer. Đối với nguồn truyện dân gian thì tác giả chỉ
tìm hiểu về các dạng tồn tại vật chất của văn bản (trên lá thốt nốt, trên mặt gối, trong nghệ
thuật tạo hình), hình thức diễn xướng (trong lao động, nghi lễ). Trong lúc đó thi pháp thể
loại lại không được chú trọng nghiên cứu.
Theo chúng tôi, đáng lưu ý hơn cả là bài “Vài nét về truyện cổ Khmer Nam Bộ” của
Huỳnh Ngọc Trảng đăng trong Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh số 165 (20.03.1981). Ở
đây, tác giả chú trọng cách phân loại và đã phân biệt rất cụ thể các loại truyện: truyện về
khai thiên lập địa(1), truyện ma quỉ hoang đường(2) ; truyện về tôn giáo thì có tiên thoại(3),
tôn giáo thoại(4), tiểu sử các Bồ tát, Phật Thích Ca(5) Bài viết này, thực sự đã đặt ra hướng
tiếp cận truyện dân gian Khmer.
3. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát nguồn tư liệu nêu trên, luận văn tập trung đi sâu vào truyện dân
gian Khmer ở Nam Bộ. Chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận văn là: xây dựng
diện mạo của truyện dân gian Khmer một cách có hệ thống từ cách phân loại đến hệ thống
cốt truyện, môtíp và chỉ ra các đặc điểm của truyện dân gian Khmer.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
-
-
- Khảo sát toàn bộ các truyện dân gian được chọn lọc từ các nguồn tư liệu; so sánh – đối
chiếu giữa các tư liệu để tìm xem quá trình vận động của thể loại tác phẩm. Việc đối chiếu
so sánh giữa các thể loại là nhằm để tìm hạt nhân chi phối các đặc điểm về nội dung, hình
thức nghệ thuật của nó.
- Phân loại theo các hệ thống: thể loại, đề tài, kiểu truyện, để tìm xem cơ cấu của nó
trên các cấp độ khác nhau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Trước hết, luận văn tập trung khảo sát các hệ thống thể loại truyện dân gian
Khmer. Do đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến nguồn tài liệu về truyện dân gian Khmer
được công bố từ trước đến nay từ nguồn trung ương đến nguồn ở địa phương. Với những
truyện sưu tầm, tuyển chọn và dịch trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ khảo sát và
đối chiếu với tư liệu sẵn có. Song đối với người Khmer, bởi các hình thức văn vần được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cho nên khi xác định đối tượng nghiên cứu là
nguồn truyện dân gian, chúng tôi chủ yếu khai thác các văn bản truyện mà chưa có điều
kiện so sánh, tham khảo thêm hình thức diễn đạt của nó bằng văn vần.
4.2. Chúng tôi chọn khu vực nghiên cứu là địa bàn cư trú của người Khmer ở miền Tây
Nam Bộ và để tìm điểm tham chiếu cụ thể từ một địa bàn tiêu biểu cho không gian văn hóa
của người Khmer Nam Bộ nên với địa bàn rộng lớn này chúng tôi tập trung đi sâu vào một
điểm _ tỉnh Trà Vinh. Tỉnh lỵ này là một vùng tụ cư lớn và ổn định khá sớm của người
Khmer Nam Bộ, khá đặc trưng về mặt văn hóa so với các cộng đồng Khmer ở địa bàn khác.
Chú thích: Người Khmer gọi là
(1): rương a-sti-tiếp
(2): rương pơ-ro-đích
(3): rương tê-vôk-tha
(4): rương pa-pặc-căm
(5): rương sấc-sa-na
Như vậy, trên thực tế, đề tài này chỉ đi sâu khảo sát truyện dân gian của một địa bàn cư dân
Khmer tiêu biểu. Chúng tôi cho rằng có thể từ đấy hình dung thêm được những tổ chức, cơ
cấu văn hóa đồng dạng chung của người Khmer ở Nam Bộ.
4.3. Về các bản dịch, chúng tôi tôn trọng những tên riêng tiếng Khmer (ở đầu đề cũng
như trong nội dung truyện) và chấp nhận những bản dịch có vài chỗ “thoát nghĩa” do có
nhiều từ cổ không thể chuyển ngữ được trong quá trình dịch thuật.
Các Phật thoại, tích truyện về Đức Phật hay có liên quan đến đạo Phật, ít nhiều mang
ý nghĩa hoằng giáo cũng sẽ được lưu ý trong quá trình khảo sát.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra xã hội học khách quan
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã thực hiện những chuyến điền dã, thực địa.
Chúng tôi tập trung khai thác khía cạnh sở trường của các đối tượng như: dân thường, cư sĩ,
trí thức người Khmer bằng cách phỏng vấn, quan sát, tham dự.
Ngoài nguồn truyện dân gian Khmer được lưu giữ qua văn bản viết, chúng tôi cố gắng
tìm hiểu thêm mặt biểu hiện sinh động của truyện dân gian trong sinh hoạt. Với phương
pháp này, chúng tôi có thể bổ sung, tham khảo thêm một số tư liệu mới, một số quan điểm
khác để có thể thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá.
5.2. Phương pháp thống kê – phân loại
Có nhiều hệ thống tiếp cận. Ở đây, chúng tôi chọn phương pháp khảo sát theo đề tài,
kiểu truyện để tìm hiểu đặc thù của truyện dân gian Khmer.
5.3. Phương pháp so sánh
Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành so sánh truyện dân gian Khmer Nam Bộ với truyện
Campuchia và truyện người Việt để tìm những tương đồng và dị biệt trong sáng tác dân
gian. Đồng thời, chúng tôi cũng tham chiếu thêm những nét đặc trưng và phổ biến về văn
hóa Phật giáo trong các nền văn hóa của cộng đồng văn hóa Đông Nam Á để trên cơ sở ấy
có thể thấy rõ thêm đặc thù văn học dân gian tộc người Khmer ở Nam Bộ.
6. Đóng góp mới của luận văn
Kế thừa có chọn lọc những công trình của những người đi trước, cùng quá trình khảo
sát thực địa vùng dân tộc Khmer Trà Vinh, chúng tôi mong có được một số đóng góp như
sau:
- Trên cơ sở những tư liệu sưu tầm được, có thể bổ sung, đính chính và nhất là xác định
nguồn gốc của một số truyện dân gian Khmer mà ở các tài liệu trước chưa được rõ ràng.
Luận văn hy vọng sẽ góp thêm nguồn tư liệu mới, giúp cho việc nghiên cứu văn học dân
gian Khmer theo phương pháp tích hợp các ngành khoa học nhân văn.
- Giới thiệu một số biểu hiện văn hóa thể hiện qua các nguồn truyện của tộc người
Khmer Nam Bộ.
- Bước đầu xác lập nét đặc thù của nguồn truyện Khmer ở Nam Bộ so với nguồn truyện
cổ của các dân tộc anh em khác trên địa bàn cư trú phía Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Theo nhiệm vụ đặt ra, ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương tập trung vào các vấn đề sau:
- Chương 1: Một số đặc điểm về văn hóa của người Khmer Nam Bộ.
- Chương 2: Tình hình tư liệu.
- Chương 3: Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER
NAM BỘ
Từ xưa, các dân tộc Việt, Hoa, Chàm, Khmer đã cùng cư trú bên nhau, khai thác đất
đai, xây dựng cộng đồng và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên vùng đất
Nam Bộ. Đây là vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng được xem là đầu cầu, cửa ngõ
của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, của lục địa và hải đảo nên rất sớm trở thành địa bàn
sinh tụ của các tộc người này trong lịch sử.
Chúng ta biết rằng bên cạnh khối cộng đồng người Việt đông đảo, đến cư trú muộn ở
các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn, đồng bào Khmer vốn được xem là cư dân
bản địa sinh tụ từ lâu đời. Người Khmer quần tụ trong các phum – sóc được thiết lập trên
các giồng đất cao, bao quanh các ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa giữa những hàng cây sao
cao vút. Tộc người này đã có một bề dày lịch sử văn hóa, tổ chức xã hội và chữ viết Pali lâu
đời, ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ. Từ thế giới quan còn mang đậm màu sắc
Phật giáo Tiểu thừa vàø tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên một truyền thống văn
hóa phong phú. Những kiến trúc đền chùa nguy nga thể hiện các môtip Reahu, tượng tròn,
tượng 4 mặt, chim thần, rắn thần, các dạng thức phù điêu của người Khmer mang cá tính và
phong cách riêng. Ngoài ra, người Khmer còn sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ, điệu hát,
kịch múa, kịch hát độc đáo. Tất cả các dạng thức văn hóa trên vẫn còn hiện tồn đến ngày
nay như một bằng chứng sống động.
Trong số văn hóa vật thể và phi vật thể đó, đáng lưu ý là các văn bản cổ trên lá thốt
nốt còn tàng trữ ở các chùa Khmer và việc lưu