Bột màu của phtalocyanin với các kim loại chuyển tiếp đã được nghiên cứu,
ứng dụng lâu đời và rộng rãi trên thếgiới. Bột màu này là một phức chất cơkim bền
trong đó ion kim loại được tích hợp trong vòng phtalocyanin, cho màu sắc đẹp và
rất bền màu nên được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực nhưlàm bột màu cho
mực, polymer, trong công nghiệp nhuộm, in ấn, xúc tác cho một sốphản ứng hữu
cơ, trong y học, Hiện nay có khoảng hơn 40 kim loại có khảnăng kết hợp được
với vòng phtalocyanin đểtạo phức, trong đó phức đồng phtalocyanin (PcCu) màu
xanh dương đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất [3].
Các nghiên cứu vềphtalocyanin hiện nay chủyếu tập trung vào hướng nghiên
cứu PcCu nhưphương pháp điều chế, điều kiện điều chế, các tác chất điều chếvà
phương pháp xửlý sau điều chế đểtinh thểPcCu đạt đến kích thước đều nhau và
mong muốn. Tuy nhiên nhiều phức chất phtalocyanin kim loại (PcMe) khác cũng đã
được nghiên cứu nhiều [3–5]. Các công bốvềcrom phtalocyanin hiện nay khá ít
mặc dù crom phtalocyanin hứa hẹn có khảnăng ứng dụng cao.
Trong đềtài này, chúng tôi tiến hành khảo sát quá trình điều chếbột màu crom
phtalocyanin trong điều kiện tương tựvềdung môi hữu cơ, xúc tác, tác chất tạo
vòng của phản ứng điều chếPcCu ởcác công trình đã công bốtrước đây nhưng
thay đổi phương pháp điều chếvà các dạng tác chất của crom khác nhau đểxác định
phương pháp và tác chất phản ứng tốt nhất.
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát quá trình điều chế bột màu xanh lục crom(iii) phtalocyanin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về phtalocyanin [3]
Phtalocyanin (viết tắt Pc), công thức hoá học C32H16N8, được Braun và
Tschernak phát hiện năm 1907 trong phản ứng điều chế o-cyanobenzen từ phtalimid
và anhydric acetic đã thu được sản phẩm màu xanh thẫm, tuy nhiên, vào thời điểm
đó thì phát hiện này không có giá trị.
Năm 1927, De Diesbach và Von Der Wied khi tổng hợp dinitril từ o-dibro-
mobenzen và đồng cyanua cũng thu được sản phẩm phụ màu xanh thẫm là PcCu với
hiệu suất 23% và họ nhận thấy sản phẩm này bền trong môi trường acid, kiềm và
bền nhiệt. Từ năm 1929 tới năm 1934, Listead của trường đại học London đã tìm ra
cấu trúc của phtalocyanin và cải tiến phương pháp điều chế một vài phtalocyanin
kim loại (Hình 1.1).
Phtalocyanin là một hợp chất hữu cơ hương phương đa vòng, tạo phức với hầu
hết các kim loại tạo thành phtalocyanin kim loại (PcMe). Cho đến nay 66 phức
phtalocyanin kim loại được biết đến. Với một số tính chất nổi bật như bền nhiệt, bền
ánh sáng, bền hoá học, bền trong các dung môi hữu cơ thông thường, phtalocyanin
được ứng dụng rộng rãi và được quan tâm nghiên cứu cho tới ngày nay.
3
Hình 1.1 Cấu trúc của phân tử phtalocyanin kim loại
Hình 1.2 Sơ đồ tổng hợp phtalocyanin kim loại bằng các tác chất khác nhau [7]
1.2 Tổng hợp phtalocyanin kim loại
Phức chất phtalocyanin với kim loại thích hợp được tổng từ rất nhiều tác chất
khác nhau trong dung môi hữu cơ có nhiệt độ sôi cao, xúc tác thích hợp với khoảng
nhiệt độ từ 80–2500C (Hình 1.2).
4
Trong các tác chất thích hợp, phtalonitril (PN) và anhydric phtalic (AP) được
sử dụng nhiều và rộng rãi nhất. Tuy nhiên, anhydric phtalic với sự có mặt của urea,
xúc tác amoni molybdat là phương pháp tổng hợp phtalocyanin rẻ tiền nhất hiện
nay. Phương pháp điều chế từ AP được dùng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp
còn phương pháp phtalonitril chủ yếu được dùng để nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm [9].
1.2.1 Phương pháp phtalonitril
Phương pháp phtalonitril sử dụng tác chất tạo vòng phtalocyanin là phtalo-
nitril phản ứng trực tiếp với kim loại hoạt tính ở nhiệt độ thích hợp. Ngày nay,
phương pháp này đã được các nhà nghiên cứu cải tiến bằng cách thêm vào các chất
phụ gia hợp lý để nâng cao hiệu suất quá trình điều chế.
Bảng 1.1 Hiệu suất phản ứng điều chế phtalocyanin trong zeolit [9]
Chất khảo sát Nhiệt độ phản ứng, 0C Hiệu suất điều chế, %
25 35
30 45
40 45–55
Metanol, CH3ONa
50 50–55
25 30
30 38
40 45–50
Etanol, CH3ONa
50 45–55
Phương pháp quang hoá điều chế phtalocyanin ở nhiệt độ phòng (dưới 500C)
sử dụng trực tiếp kim loại hoạt tính trên chất nền zeolit. Kim loại, như Ni, được hấp
phụ vào zeolit trước rồi được trộn lẫn với phtalonitril, dung dịch CH3ONa 30%
trong metanol hay etanol, dung môi hữu cơ thích hợp. Hỗn hợp này được trộn kỹ từ
5
24–72 giờ ở 0–500C trong bể siêu âm. Sản phẩm phtalocyanin hình thành có màu
xanh dương, được rửa lại với etanol nóng và sấy khô trong không khí. Sau quá trình
xử lý, sản phẩm vẫn bị lẫn từ 2–5% zeolit do không thể loại bỏ hoàn toàn. Hiệu suất
phản ứng tăng chậm khi nhiệt độ phản ứng tăng và việc dùng metanol hay etanol
không làm hiệu suất thay đổi đáng kể (Bảng 1.1). Ngoài ra, trong phương pháp này,
các nhà nghiên cứu trộn thêm một số chất kết hợp vào zeolit để tạo ra màu xanh
dương hay xanh lá cây cho sản phẩm phtalocyanin [7].
Muối kim loại khan hoạt tính như NiCl2 (17g ≡ 0,13mol) trong khí quyển
nitrogen được làm khô bằng P4O10, phtalonitril, dung môi THF (250–300mL) cũng
điều chế được phtalocyanin kim loại ở 660C trong 3–5 giờ một cách dễ dàng.
Phương pháp này có hiệu suất khá cao nhưng có nhược điểm phải dùng muối khan
thường có giá thành cao. Tỷ lệ số mol giữa kim loại và phtalonitril được dùng là
1:4, phản ứng được thực hiện trong bể siêu âm để tăng khả năng phản ứng [7].
Phtalonitril cũng có khả năng phản ứng trực tiếp với các kim loại hoạt tính cao
(Ni, Mg, Zn, Fe, Cd, Pb,…) để tạo thành phtalocyanin kim loại. Tỷ lệ số mol giữa
kim loại và phtalonitril được dùng là 1:4 hay 1:8. Để làm tăng khả năng phản ứng
của kim loại với phtalonitril, một lượng CH3ONa được thêm vào hỗn hợp phản ứng,
trong trường hợp dùng metanol hay etanol để thay thế CH3ONa, thì cần thêm một
lượng kim loại kiềm nhất định (Bảng 1.2).
Trong trường hợp sử dụng Ni, cơ chế phản ứng được tác giả đề nghị quan các
giai đoạn sau (Hình 1.3) [7]:
• Giai đoạn 1: Ni kết hợp với ROH (metanol, etanol hay CH3ONa) tạo thành các
chất Ni(OR)2 ái nhân dưới tác dụng của sóng siêu âm.
• Giai đoạn 2: Ni(OR)2 ái nhân tấn công vào một nhóm CN– của phtalonitril.
• Giai đoạn 3: Bốn phân tử phtalonitril phối trí với nhau, phản ứng đóng vòng xảy
ra hình thành phtalocyanin.
• Giai đoạn 4: Nguyên tử Ni bị oxi hoá thành Ni2+ và liên kết với phtalocyanin tạo
thành nikel phtalocyanin (PcNi) đồng thời loại bỏ nhóm ái nhân.
6
Bảng 1.2 Hiệu suất quá trình điều chế một số phtalocyanin kim loại từ một số
kim loại hoạt tính [7]
Kim loại Nhiệt độ điều chế, 0C Hiệu suất điều chế PcMe, %
Ni 0–50 17–45
Cu 25 60–65
Zn 25–40 25–40
Mg 25–50 30–100
Cd 25–50 32–62
Pb 25–50 28–65
Phương pháp điện hoá cũng được dùng để điều chế phtalocyanin kim loại từ
phtalonitril. Phản ứng thực hiện trong bể điện hoá có diện tích lớn với điện cực
anod là kim loại mong muốn tạo phức với vòng phtalocyanin, catod là Pt. Dung môi
sử dụng là N,N-dimetyletanolamin (ROH), hàm lượng các chất tham gia phản ứng
trình bày trong Bảng 1.3 [7].
Bảng 1.3 Khối lượng các tác chất và điều kiện điều chế phtalocyanin đồng
bằng phương pháp điện hoá [7]
Tác chất và điều kiện Khối lượng và điều kiện
Phtalonitril 16g
N,N-dimetyletanolamin 7–10mL
Tetrabutylamonium perclorat 0,02g
CH3ONa 25% 3 giọt
Cường độ dòng 10–20mA
Hiệu điện thế 20–30V
Thời gian phản ứng 2 giờ
Nhiệt độ phản ứng 0–200C
7
Hiệu suất phản ứng điều chế đạt được 5–30% tuỳ thuộc vào nhiệt độ phản ứng.
Cơ chế phản ứng được trình bày như sau:
Catod: 4PN + 2e– + 2ROH → PcH2 + 2RO–
Anod M0 – 2e– → M2+
M2+ + PcH2 → PcM + 2H+
H+ + RO– → ROH
Hình 1.3 Cơ chế phản ứng điều chế PcNi [7]
8
Trong phản ứng trên, phtalocyanin hình thành gần vùng catod, kết hợp với M2+
chạy từ anod sang để hình thành phtalocyanin kim loại. Dung môi sử dụng không
phải nước đã làm giảm khả năng dẫn điện của bể điện phân dẫn đến hiệu suất điều
chế chưa cao, ngoài ra bản thân dung môi cũng tham gia phản ứng ở catod cũng làm
giảm nồng độ dung môi trong bể phản ứng [7].
1.2.2 Phương pháp anhydric phtalic
Điều chế hợp chất phtalocyanin bằng phương pháp anhydric phtalic (Hình 1.4)
đạt hiệu suất không cao bằng phương pháp phtalonitril nhưng ưu điểm hơn là rẻ tiền
và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất hơn phương pháp phtalo-
nitril. Phtalocyanin đồng đã được sản xuất bằng phương pháp này với hiệu suất đến
96% trong phòng thí nghiệm [3].
Hình 1.4 Sơ đồ phản ứng điều chế [10]
Phương pháp anhydric phtalic sử dụng các tác chất anhydric phtalic, urea,
MX2, xúc tác amonium molybdat, acid boric,… và dung môi thích hợp.
Nhiệt độ phản ứng trải qua nhiều giai đoạn và nhiều lần nâng nhiệt tương ứng
chủ yếu với các quá trình (1) polimer hoá anhydric phtalic, (2) đóng vòng tạo
phtalonitril và (3) tạo phức phtalocyanin với kim loại, mỗi lần nâng nhiệt phải duy
trì ở thời gian xác định để hoàn thành việc đóng vòng phtalocyanin và tạo nên liên
kết giữa M2+ với vòng phtalocyanin [1, 2, 3].
9
Bảng 1.4 Ảnh hưởng của chất xúc tác đến hiệu suất phản ứng điều chế hợp
chất phtalocyanin [3]
Xúc tác Hiệu suất, % Xúc tác Hiệu suất, %
Acid boric 26,3 Chì dioxid 66,5
Amoni cromat 27,3 Kẽm oxid 51,2
Cromic oxid 41,0 Arsen(III) oxid 65,0
Acid selenic 48,0 Arsen(V) oxid 66,5
Amoni clorur 51,2 Antimon oxid 75,0
Sắt(III) clorur 60,0 Molibdic oxid 78,0
Kali vanadat 40,0 Phosphomolibdic oxid 92,0
Acid vanadic 63,0 Acid molibdic 94,5
Chì monoxid 65,0 Amoni molybdat 96,0
Xúc tác sử dụng trong phương pháp anhydric phtalic ảnh hưởng lớn đến hiệu
suất điều chế, amoni molybdat cho hiệu suất phản ứng cao nhất (Bảng 1.4). Hàm
lượng chất xúc tác cũng ảnh hưởng đến hiệu suất điều chế, trong trường hợp điều
chế phtalocyanin đồng, khối lượng amoni molybdat cũng quyết định đến hiệu suất
phản ứng điều chế (Bảng 1.5).
Didier Villemin cùng cộng sự [6, 8] đã tổng hợp phtalocyanin kim loại bằng
phương pháp anhydric phtalic trong môi trường vi sóng cho kết quả rất khả quan,
hiệu suất điều chế đạt đến 95%, thời gian điều chế rất ngắn chỉ 10 phút. Ưu điểm
phương pháp này là thời gian phản ứng rút ngắn nên tiết kiệm được chi phí, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3 Phtalocyanin tự do
Phtalocyanin chưa tạo liên kết với ion kim loại được gọi là phtalocyanin tự do,
công thức C32H18N8, ký hiệu viết tắt H2Pc.
10
Bảng 1.5 Ảnh hưởng của khối lượng chất xúc tác đến hiệu suất phản ứng điều
chế phtalocyanin đồng
% amoni molybdat/anhydric phtalic H ở 1500C, % H ở 1700C, %
0,60 49,40 85,50
1,60 74,00 88,00
3,00 71,70 87,00
Hình 1.5 Cấu trúc phân tử phtalocyanin tự do
H2Pc đã được quan tâm nghiên cứu và đã được ứng dụng nhiều trong thực thế
sản xuất. Tìm hiểu cấu trúc chính xác H2Pc giúp cho các nhà khoa học dễ dàng hơn
trong việc điều chế thành công nhiều phtalocyanin kim loại và ứng dụng H2Pc để
làm bột màu hữu cơ thích hợp [4].
H2Pc sau khi điều chế từ nhiều phương pháp khác nhau [3] (hiệu suất điều chế
> 90%) được đem xử lý trong dung dịch acid H2SO4 đậm đặc với tỷ lệ 10g H2Pc
tương ứng 100g acid để loại bỏ tạp chất. Dung dịch sau xử lý được thuỷ phân trong
năm dung môi hữu cơ sulfolan, N,N-dimetyletanolamin, iso-propanol, N,N-
dimetylformamid (DMF), và aceton để tái kết tinh lại cấu trúc H2Pc làm cho tinh
thể H2Pc hoàn thiện hơn, màu sắc đẹp hơn. Ở nhiệt độ phòng, H2Pc tan trong dung
dịch H2SO4 sau 20 giờ khuấy liên tục, sơ đồ phản ứng quá trình như sau:
11
Sau khi H2Pc tan hết trong dung dịch acid sẽ được thêm vào 500mL dung môi
hữu cơ rồi khuấy ở nhiệt độ thích hợp trong 10 giờ để quá trình thuỷ phân xảy ra
hoàn toàn. Sản phẩm tinh thu được sau lọc rửa đem đi sấy khô ở 500C đến khối
lượng không đổi. Tuỳ vào dung môi hữu cơ sử dụng để tái kết tinh H2Pc mà ta thu
được sản phẩm tinh có màu sắc khác nhau (Bảng 1.6).
Sản phẩm tinh H2Pc được xác định cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
(λ = 1,5418Å) và chụp ảnh kính hiểm vi điện tử quét SEM (Hình 1.7) để xác định
kích thước hạt. Thành phần nguyên tố sản phẩm H2Pc được xác định giống với tính
toán lý thuyết (Bảng 1.7) [4].
Bảng 1.6 Ảnh hưởng của dung môi thuỷ phân đến màu sắc H2Pc [4]
Mẫu Dung môi xử lý Nhiệt độ thuỷ phân, 0C Màu sắc H2Pc
Dạng
thù hình
A N,N-dimetyletanolamin 132 Dương ánh đỏ α
B Sulfolan 0–5 Dương ánh lục β
C N,N-dimetyletanolamin 0–5 Dương ánh đỏ α
D Iso-propanol 0–5 Dương ánh đỏ α
E N,N-dimetylformamid 0–5 Dương ánh đỏ α
F Aceton Nhiệt độ phòng
Dương ánh lục
sáng γ
Bảng 1.7 Thành phần nguyên tố H2Pc được xác định [4]
C32H18N8 Thực nghiệm, % Tính toán, %
C 74,52 74,70
H 3,53 3,53
N 21,58 21,71
12
Sản phẩm tinh H2Pc được xác định cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
(λ = 1,5418Å) và chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM (Hình 1.7) để xác định
kích thước hạt. Thành phần nguyên tố của sản phẩm H2Pc được xác định giống với
tính toán lỳ thuyết (Bảng 1.7) [4].
Hình 1.6 Giản đồ XRD của H2Pc thuỷ phân trong các dung môi khác nhau [4]
Hình 1.6 cho thấy sử dụng dung môi N,N-dimetyletanolamin (mẫu A) có phổ
nhiễu xạ tia X tốt nhất, đường nền bằng phẳng, cường độ các mũi lớn hơn, độ rộng
chân mũi hẹp so với các mẫu còn lại. Nguyên nhân của sự khác nhau trên được tác
giả giải thích rằng khi H2Pc thuỷ phân bằng các dung môi khác nhau sẽ làm H2Pc
tái kết tinh lại ở các dạng thù hình khác nhau nên có màu sắc khác nhau (Bảng 1.6).
Mẫu A và C, nhiệt độ quá trình thuỷ phân khác nhau nhưng do sử dụng cùng dung
13
môi N,N-dimetyletanolamin nên H2Pc hình thành có cùng màu sắc và dạng thù hình
nhưng cường độ các mũi nhiễu xạ tia X khác nhau do nhiệt độ quá trình thuỷ phân
giúp cấu trúc tinh thể H2Pc ổn định hơn [4].
Mẫu A Mẫu B
Mẫu C Mẫu D
Mẫu E Mẫu F
Hình 1.7 Ảnh SEM của H2Pc thuỷ phân trong các dung môi khác nhau [4]
14
Ảnh SEM (Hình 1.7) cho thấy rằng kích thước tinh thể mẫu A lớn, đồng đều,
các mẫu còn lại kích thước hạt gần như vô định hình phù hợp với kết quả phân tích
nhiễu xạ tia X của mẫu A. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, dung môi dùng để thuỷ
phân H2Pc sau khi hoà tan H2Pc trong dung dịch H2SO4 quyết định đến cấu trúc,
kích thước hạt và dạng thù hình sản phẩm tinh H2Pc giúp các nhà sản xuất điều
khiển quá trình điều chế H2Pc để tạo ra sản phẩm thích hợp ứng dụng vào nhiều lĩnh
vực khác nhau như bột màu, xúc tác quang,… [4].
1.4 Crom phtalocyanin
1.4.1 Sơ lược về crom phtalocyanin
Crom phtalocyanin, ký hiệu PcCr, công thức phân tử C32H16N8Cr, là phức chất
được tạo thành từ vòng phtalocyanin với nguyên tử trung tâm là Cr(II) hoặc Cr(III)
(Hình 1.8).
Hình 1.8 Cấu trúc phân tử crom phtalocyanin
Crom phtalocyanin còn có cấu trúc dimer với hai crom phtalocyanin nối với
nhau thông qua hai cầu oxygen (Hình 1.9) [12].
Hình 1.9 Cấu trúc phân tử dimer crom phtalocyanin [12]
15
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được ba dạng thù hình của crom
phtalocyanin nhưng thông thường chỉ tồn tại hai dạng α và β là chủ yếu (Bảng 1.8,
Hình 1.10) [5, 12].
1.4.2 Tổng hợp crom phtalocyanin
Luke [9] tổng hợp crom phtalocyanin sử dụng tác chất phtalonitril, Cr(CO)6
trong nhiều dung môi hữu cơ khác nhau ở 2400C để khảo sát hiệu suất điều chế.
Hình 1.10 Hai dạng thù hình thường gặp của crom phtalocyanin là β (a) và α (b) [5]
Kết quả khảo sát (Bảng 1.9) cho thấy dung môi hữu cơ không ảnh hưởng đến
hiệu suất quá trình điều chế khi sử dụng tác chất Cr(CO)6. Sản phẩm quá trình điều
chế crom(II) phtalocyanin rất dễ bị oxi hoá trong không khí để chuyển thành
crom(III) phtalocyanin bền [9].
Lever cùng các cộng sự [3, 11] dùng 3g crom(II) acetat Cr(CH3COO)2 khan
trộn lẫn với 6g phtalonitril ở 2700C trong 15 phút tạo ra hỗn hợp sản phẩm acetato-
crom(III) phtalocyanin và crom(II) phtalocyanin. Hỗn hợp sản phẩm được rửa lại
với dung môi hữu cơ metanol để thu được sản phẩm duy nhất crom(III) hydroxid
16
phtalocyanin. Khi thay metanol bằng pyridin thì sản phẩm thu được hoàn toàn là
crom(III) phtalocyanin.
Bảng 1.8 Các dạng thù hình crom phtalocyanin [5, 12]
Dạng thù hình Ký hiệu Công thức phân tử
α α-PcCr C32H16N8Cr
β β-PcCr C32H16N8Cr
Dimer O-PcCr (C32H16N8CrO)2
Bảng 1.9 Ảnh hưởng dung môi hữu cơ đến hiệu suất điều chế PcCr [9]
Dung môi hữu cơ Hiệu suất, %
1-chrolonaphtalen 40
Benzen 40
Hepten 48
Diethyl eter 42
Dibutyl eter 38
Hình 1.11 Phổ hồng ngoại của β-PcCr và O-PcCr [12]
17
Frank cùng các cộng sự [3] điều chế crom phtalocyanin theo phương pháp ướt
bằng cách trộn lẫn 74g anhydric phtalic, 74g urea, 13,6g CrF2 ở nhiệt độ 200–2200C
cho đến khi phản ứng hoàn thành. Sản phẩm sau đó được xử lý bằng dung dịch
H2SO4 để loại bỏ tạp và tái kết tinh cấu trúc để có màu sắc đẹp hơn. Từ sản phẩm
thu được, Frank cùng các cộng sự đã điều chế được rất nhiều dẫn xuất của crom
phtalocyanin.
Nill cùng các cộng sự [12] điều chế β-PcCr từ phtalonitril và Cr(CO)6 trong
dung môi 1-chrolonaphtalen. Sản phẩm thu được rửa với benzen và eter để loại bỏ
tạp chất. Nill tiến hành oxi hoá β-PcCr trong không khí (4 ngày) hay trong oxygen
tinh khiết (thời gian oxi hoá là 1 ngày) để chuyển hoàn toàn β-PcCr thành O-PcCr.
Nill dùng phổ hồng ngoại IR để so sánh sự khác biệt về cấu trúc hai sản phẩm thu
được (Hình 1.11).
Hình 1.12 TG và DTA của β-crom phtalocyanin
Crom phtalocyanin là hợp chất rất bền nhiệt, được Nill [12] chứng minh bằng
phương pháp phân tích sự giảm khối lượng của crom phtalocyanin, cho đến 9000C
khối lượng PcCr chỉ giảm khoảng 50% và không xảy ra sự chuyển pha hay chuyển
dạng thù hình trong suốt quá trình nâng nhiệt (Hình 1.12). Didier cùng các cộng sự
[10] đã điều chế crom phtalocyanin với tác chất phtalonitril trong môi trường vi
sóng. Hiệu suất điều chế đạt được đến 92%, thời gian điều chế 10 phút. Didier đã
dẫn số liệu các dao động của crom phtalocyanin (Bảng 1.10).
18
Bảng 1.10 Số liệu các mũi dao động phổ IR của crom(II) phtalocyanin [10]
Dao động liên kết Cường độ, cm–1
υC–H 3106, 3078
υC–H 3042
υC–C 1684, 1610, 1560
υC–N 1488
υC–C 1448, 1298
βC–H 1234, 1058
γC–H 942, 893, 856
γC–H 814, 756, 718
ΦC–C 688, 548, 526, 472
Tổng hợp crom phtalocyanin bằng phương pháp anhydric phtalic ướt đã được
nghiên cứu với tỷ lệ tác chất anhydric phtalic:urea:kim loại = 4:16:1 cho hiệu suất
điều chế cao và thường được áp dụng trong công nghiệp. Phương pháp anhydric
phtalic vẫn hứa hẹn được ứng dụng để điều chế crom phtalocyanin do có giá thành
rẻ hơn phương pháp phtalonitril. Quy trình điều chế phtalocyanin bằng phương
pháp anhydric phtalic ướt phải trải qua các lần nâng nhiệt độ sau [1, 2, 3]:
• Ở 1300C xảy ra phản ứng giữa anhydric phtalic và urea tạo thành phtalimid có
kèm theo sự phóng thích một ít CO2 và NH3.
• Ở 150–1800C xảy ra sự polimer hoá của anhydric phtalic và đóng vòng tạo thành
phtalocyanin, vẫn kèm theo sự thoát khí CO2 và NH3 nhẹ.
• Đến 2000C thì phản ứng tạo phức giữa phtalocyanin với kim loại hoàn thiện dần.
Tuy nhiên, cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa thu thập được tài liệu nào công bố
về việc điều chế crom phtalocyanin bằng phương pháp anhydric phtalic khô.