Luận văn Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn

Vai trò của phê bình trong đời sống văn học rất quan trọng. Phê bình là “ý thức triết học” (Biêlinski) của chính nền văn học. Hoạt động phê bình thể hiện khả năng tự ý thức của đời sống văn học. Đó là dấu hiệu trưởng thành của đời sống văn học và là điều kiện không thể thiếu của một nền văn học hiện đại: “Phê bình trở thành người bạn đường thường xuyên của văn học và không thể tưởng tượng được văn học mà lại thiếu phê bình” (Pospelov ). Trong đó nhà phê bình giữ một vị trí to lớn. Họ là một người đọc chuyên nghiệp có thể phát huy ảnh hưởng ngay cả trong quá trình sáng tác của nhà văn. Khi giới thiệu, giải thích tác phẩm, chính nhà phê bình đã tiếp tục công việc của nhà văn, truyền bá tư tưởng cảm xúc của tác giả theo cách riêng. Bằng cách đó, phê bình tác động lại sáng tác, gợi ý hay nêu vấn đề, kích thích sự tìm tòi của nghệ sĩ. Qua phê bình văn học, nhà văn có thể tự điều chỉnh mình trong lĩnh vực sáng tác. Phê bình văn học cũng có tiếng nói tác động đến sự phổ biến tác phẩm và thị hiếu của người đọc. Nó giải thích, hướng dẫn để người đọc hiểu được cái hay, cái dở của tác phẩm, giúp họ hiểu đúng chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Từ đó phê bình góp phần cải tạo hoặc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, đánh thức cảm xúc về cái đẹp và tinh thần sáng tạo nơi người đọc

pdf122 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thúy Hằng Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Qua quá trình làm việc với cô, tôi học được nhiều bài học về cách làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM, những người đã truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Đồng thời tôi xin cám ơn phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, người đã sẵn lòng dành thời gian để trả lời những câu hỏi phỏng vấn của tôi. Tôi cũng xin cám ơn cơ quan công tác đã giúp đỡ tôi trong việc học tập. Lời cuối cùng tôi hết sức cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong việc thực hiện luận văn. Trân trọng kính chào Tác giả luận văn Lê Thị Thúy Hằng MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1.Vai trò của phê bình trong đời sống văn học rất quan trọng. Phê bình là “ý thức triết học” (Biêlinski) của chính nền văn học. Hoạt động phê bình thể hiện khả năng tự ý thức của đời sống văn học. Đó là dấu hiệu trưởng thành của đời sống văn học và là điều kiện không thể thiếu của một nền văn học hiện đại: “Phê bình trở thành người bạn đường thường xuyên của văn học và không thể tưởng tượng được văn học mà lại thiếu phê bình” (Pospelov ). Trong đó nhà phê bình giữ một vị trí to lớn. Họ là một người đọc chuyên nghiệp có thể phát huy ảnh hưởng ngay cả trong quá trình sáng tác của nhà văn. Khi giới thiệu, giải thích tác phẩm, chính nhà phê bình đã tiếp tục công việc của nhà văn, truyền bá tư tưởng cảm xúc của tác giả theo cách riêng. Bằng cách đó, phê bình tác động lại sáng tác, gợi ý hay nêu vấn đề, kích thích sự tìm tòi của nghệ sĩ. Qua phê bình văn học, nhà văn có thể tự điều chỉnh mình trong lĩnh vực sáng tác. Phê bình văn học cũng có tiếng nói tác động đến sự phổ biến tác phẩm và thị hiếu của người đọc. Nó giải thích, hướng dẫn để người đọc hiểu được cái hay, cái dở của tác phẩm, giúp họ hiểu đúng chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Từ đó phê bình góp phần cải tạo hoặc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, đánh thức cảm xúc về cái đẹp và tinh thần sáng tạo nơi người đọc. 1.2.Ở nước ta, cho dù nền văn học dân tộc vốn hình thành, phát triển từ sớm nhưng phê bình văn học với tư cách là một thể loại, một nghề chuyên môn thì lại ra đời khá muộn. Mãi đấn những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ XX, mới xuất hiện một số tác phẩm của một số nhà phê bình , nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như “Phê bình và cảo luận” (1933) của Thiếu Sơn, “Thi nhân Việt Nam” (1941) của Hoài Thanh- Hoài Chân, “Việt Nam văn học sử yếu” (1941) của Dương Quảng Hàm, “Nhà văn hiện đại” (1942) của Vũ Ngọc Phan, Từ năm 1945 đến nay, dù đội ngũ phê bình đông đảo hơn nhưng lực lượng phê bình chuyên nghiệp rất ít ỏi, các nhà phê bình thực sự có uy tín được giới sáng tác và công chúng thừa nhận lại càng hiếm hoi. Trong số đó, có thể nói Vương Trí Nhàn là nhà phê bình chuyên tâm với nghề. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, đã hơn 43 năm, Vương Trí Nhàn luôn dành nhiều tâm sức, thời gian, viết nhiều có hệ thống và để lại nhiều tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học. Ông đã tạo được một phong cách riêng, như Nguyễn Huệ Chi nhận xét: “Trong số những cây bút phê bình lý luận Việt Nam hiện đại, Vương Trí Nhàn là một người từ mấy chục năm nay đã tạo được một giọng điệu riêng khó lẫn. Ông không phải là người tiếp cận thật sâu một vấn đề gì đó và triển khai nó đến tận cùng, mà thường vấn đề gì cũng lướt qua một cách nhẹ nhàng, nhưng lại có những nhận xét khá thâm thúy”[7]. Tìm hiểu, nghiên cứu phê bình của Vương Trí Nhàn một cách toàn diện, nhất định chúng ta sẽ rút ra những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của nền phê bình văn học hôm nay. 1.3.Những trang viết của Vương Trí Nhàn gắn bó chặt chẽ với văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. Ông đã đi sâu tìm hiểu những khuôn mặt lớn của văn học quá khứ đến những hiện tượng đáng chú ý của văn học đương thời. Qua những trang phê bình của ông, bức tranh văn học Việt Nam ở các thời kì hiện lên thật sống động, chân thực. Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, chúng ta sẽ có điều kiện hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn toàn cảnh và động thái của văn học Việt Nam. 1.4.Hơn nữa, lâu nay, sáng tác thường được ưu tiên nghiên cứu hơn phê bình. Đã đến lúc cần có một sự quan tâm thích đáng về lĩnh vực này. Chọn đề tài “Khảo sát sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn”, chúng tôi muốn góp phần mang lại sự công bằng cho phê bình văn học. Mặt khác, giảng dạy và học tập văn chương trong nhà trường phổ thông tuy có những nét đặc thù, riêng biệt nhưng nhìn ở một phương diện nào đấy, nó cũng chính là một cách đưa văn học trở về với công chúng. Những tập sách giới thiệu, phê bình văn học đầy sức hấp dẫn của Vương Trí Nhàn vừa là một kho kiến thức, tư liệu văn học đồ sộ, vừa là những bài học có ý nghĩa cho những ai muốn thực sự đi vào con đường học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học. 2.Lịch sử vấn đề Những bài nghiên cứu đầu tiên của Vương Trí Nhàn được đăng báo Văn nghệ năm 1965. Nhưng đến đầu những năm chín mươi, nhà phê bình này mới được đánh giá cao. Những bài viết về Vương Trí Nhàn chủ yếu đăng trên các báo, các trang web trên mạng. Năm 1993, tập chân dung và phiếm luận Những kiếp hoa dại (NXB Hội Nhà văn) ra đời, được đông đảo các nhà phê bình và bạn đọc đã đón nhận nó. Trên báo Nhân dân chủ nhật ra ngày 8/5/1993, Nguyễn Văn Thành, trong bài “Từ người đến văn” đã cho rằng: “Những kiếp hoa dại không đi vào phân tích những tác phẩm văn học cụ thể mà thường xuất phát từ hiểu biết con người nhà văn, kết hợp với ấn tượng khi tiếp xúc với tác phẩm của họ để “tưởng tượng”, suy nghiệm ra những liên hệ giữa tác giả và tác phẩm”[108]. Bài viết đã phân tích một số nét đặc sắc về cách viết chân dung của Vương Trí Nhàn và đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Các tác giả khác cũng chỉ ra phong cách phê bình của Vương Trí Nhàn. Ngô Thế Oanh nhận xét: “Nhưng có lẽ đến “Những kiếp hoa dại Vương Trí Nhàn mới cho ta thấy hết phong cách viết chân dung của anh. Viết từ sở trường của một nhà phê bình văn học. Nghĩa là luôn luôn nhìn văn học trong dòng chảy của những biến động. Chỉ viết những gì đặt ra từ những yêu cầu, đòi hỏi của văn học đương đại”[92]. Cách viết của Vương Trí Nhàn hết sức phong phú, hấp dẫn: “Khi mực thước trân trọng, khi suồng sã thân mật, anh kéo ta đi cùng với anh qua những tưởng tượng đôi khi thật phóng túng nhưng bao giờ cũng thú vị. Ta có thể không đồng ý với anh, có thể trao đổi lại, tranh luận... nhưng bao giờ anh cũng giữ được cái duyên cho ngòi bút của mình”(Bài “Sự tận tâm nghề nghiệp”, Báo Phụ nữ TP.HCM 30/7/1994) [92] Gần với ý kiến của Ngô Thế Oanh, trên Tạp chí Văn học năm 1995, qua bài viết “Phác họa Vương Trí Nhàn từ “Những kiếp hoa dại”, Chu Văn Sơn nhận định: “Có lẽ Vương Trí Nhàn hợp với chất giọng có vẻ nghịch lý này: Lịch lãm mà suồng sãTỏ ra là một cung cách lịch lãm về kiến văn, sành sõi trong thưởng ngoạn, Vương Trí Nhàn đã đem đến cho Những kiếp hoa dại một vẻ trang trọng mà thân mật, tinh tế mà bình dị” [101, tr.52]. Còn nhà phê bình Thiếu Mai trong tập sách Hái giữa đôi bờ thì phát biểu: “Điều dễ nhận thấy trước hết, cũng là điều đáng quý qua những trang phê bình của Vương Trí Nhàn là một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp của nghệ thuật văn chương cũng như cái đẹp và những nỗi đau trong cuộc đời. Cây bút phê bình này khát khao "tự đào luyện thành một trí thức chân chính, điều ấy càng ngày càng hiện lên như một mơ ước". Anh chịu khó học hỏi, tích luỹ thường xuyên cho mình một thứ vốn liếng cơ bản về mọi mặt. Mặt khác anh có ý thức thu nhặt, lượm lặt các câu chuyện dưới dạng chuyện phiếm, tiếu lâm trong cuộc sống, cũng như quanh cuộc trò chuyện, tâm sự lúc trà dư tửu hậu của các văn nhân thi sĩ [61, tr. 146). Hai bai viết của Chu Văn Sơn và Thiếu Mai đã phân tích từ giá trị của tác phẩm đến quan niệm, tư tưởng, phương pháp giọng điệu phê bình của Vương Trí Nhàn một cách cụ thể, chi tiết. Trong lời tựa Những kiếp hoa dại, khi tác phẩm này được tái bản năm 2001, Văn Tâm cũng có những lời ngợi ca: “Trí tuệ và cả trái tim mẫn nhuệ của tác giả đặc biệt thể hiện ở chỗ: khi khái quát hoặc phân tích những đối tượng nghiên cứu phê bình văn học, đã thường xuyên phát hiện được nhiều điều mới lạ, thậm chí rất mới mẻ- dẫu rằng mấy đối tượng ấy của khoa họa văn học đã bao lần hiện diện trước mắt những cây bút nghiên cứu phê bình văn học khác” [72, tr.5-6] Cánh bướm và đoá hướng dương xuất bản năm 1999 và tái bản ngay năm năm sau với tên là Nghiệp văn đã được giới phê bình nồng nhiệt đón nhận. Trên báo Lao động ra ngày 31/7/1999, Lưu Khánh Thơ” viết:"Với Cánh bướm và đoá hướng dương, Vương Trí Nhàn đã tạo được cho mình một phong cách và giọng điệu riêng, là điều ít được gắn cho một cây bút phê bìnhCác chân dung văn học của Vương Trí Nhàn không phải là những bộ mặt tinh thần đầy đủ, hoàn chỉnh của nhân vật đó, mà phần lớn chỉ là những nét phác họa, ấn tượng và đậm nét. Viết về ai anh cũng cố gắng nắm bắt và chỉ ra cái "thần" của riêng người đó, ghi nhận cái độc đáo có một không hai mà chỉ riêng họ mới có” [111] Còn Nguyễn Văn Thành trong bài “Cánh bướm và đoá hướng dương” (Phụ san Việt Nam quân đội (25/6/1999) thì cho rằng: “Vương Trí Nhàn cảm nhận văn chương thường ưa thích vận dụng so sánh, liên tưởng nhà văn này tới nhà văn khác, từ chuyện văn chương tới chuyện làm ăn, sinh hoạt nhằm cụ thể hóa sự lý giải của mình”[109] Với “Một người trong số ít người”(Báo Văn nghệ TP.HCM số 26 (bộ mới) ngày 22/7/1999), Nguyễn Đình Chính cũng chỉ ra nét độc đáo trong cách viết của Vương Trí Nhàn:"Ngày xưa... Vương Trí Nhàn là một cây bút viết phê bình tiểu luận văn học khá bài bản, kinh viện. Nhưng bây giờ, khoảng 10 năm đổ về đây Vương Trí Nhàn được biết đến như một nhà báo viết bình luận văn học sắc sảo, hóm hỉnh không thiếu sự sòng phẳng, cay nghiệt, cồm cộm” và “Điều cuối cùng mà tôi muốn nói khi đọc “Cánh bướm và đoá hướng dương” là cái công trạng “báo chí hóa” cách viết phê bình tiểu luận văn nghệ của ông Vương Trí Nhàn. Cách viết này nó tốc độ, nó ngắn gọn, đầy ắp thông tin cụ thể, ít lý luận con cà con kê, ít định kiến và nhiều dân chủ tạo ra sự hấp dẫn và mối giao lưu với đông đảo người đọc”[13] Nhà phê bình Xuân Sách thì chú ý cách thức làm việc của Vương Trí Nhàn: “Với lao động cần mẫn, học hỏi thể nghiệm, với vẻ nhút nhát khiêm nhường, nhưng Vương Trí Nhàn luôn trăn trở tìm cho mình một cách viết, một cách nghĩ và trau dối bản lĩnh của người cầm bút. Có lúc đúng, lúc sai nhưng Vương Trí Nhàn luôn kiên trì tin tưởng và theo đuổi con đường mong đạt tới sự thiêng liêng của nghệ thuật chân chính. Vương Trí Nhàn đã tạo cho mình một khuôn mặt riêng đặc sắc” [100] Nhìn chung, qua hai tập sách trên, các nhà phê bình và độc giả đánh giá cao những đóng góp của Vương Trí Nhàn. Trịnh Bá Đĩnh trong bài “Ba kiểu nhà phê bình hiện đại” (trang web talawas.com) xếp Vương Trí Nhàn vào mẫu nhà bình giải văn học: “Trong số các nhà phê bình nửa cuối thế kỉ theo tôi Vương Trí Nhàn và Nguyễn Đăng Mạnh cũng thuộc mẫu nhà bình giải văn học. Vương Trí Nhàn khi viết lời tự thú đã nói: “Tôi thấy mình thuộc một dạng phê bình cổ hơn” (so với phê bình phân tâm, phê bình cấu trúc, phê bình kí hiệu học) tức là phê bình dựa hẳn vào cảm nghĩ cá nhân và đặt phê bình vào khu vực của văn chương trước tiên, sau mới là của khoa học”. Dựa hẳn vào cảm nghĩ cá nhân là dựa hẳn vào thị hiếu và trải nghiệm riêng, quan niệm này ăn khớp với thực tiễn phê bình nhà văn và tác phẩm của ngòi bút Vương Trí Nhàn. Còn việc coi phê bình cũng thuộc khu vực của văn chương và là một thể loại tương đương với các thể loại văn học khác thì ta đã từng thấy ở các nhà phê bình “vị nghệ thuật”[25]. Nguyễn Huệ Chi thì cho rằng “Trong số những cây bút phê bình lý luận văn học hiện đại, Vương Trí Nhàn là một người từ mấy chục năm nay đã tạo được một giọng điệu riêng khó lẫn. Ông không phải là người tiếp cận thật sâu một vấn đề gì đó và triển khai nó đến tận cùng, mà thường vấn đề gì cũng lướt qua một cách nhẹ nhàng, nhưng lại có những nhận xét khá thâm thúy”(11/4/2006) [7]. Năm 2003, tác phẩm Cây bút đời người của Vương Trí Nhàn đạt giải B Hội Nhà văn Việt Nam và đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau. Phạm Khải có bài “Đời thường hóa, hay tầm thường hóa?” để trao đổi với Vương Trí Nhàn. Phạm Khải cho rằng: “Viết về cái tốt để mọi người noi theo, thấy yêu cuộc đời hơn. Viết về cái xấu để mọi người cảnh giác, tránh xa. Nhưng với trường hợp đối tượng phản ánh là các nhà văn nổi tiếng đã quá cố, câu hỏi đặt ra là: Viết về cái xấu của họ để làm gì? Để giúp độc giả nhận ra “chân tướng” của họ ư? Để độc giả bớt yêu tác phẩm của họ hơn? Vả chăng, những điều gọi là xấu ấy ai kiểm chứng? Chưa nói điều anh cho là xấu chắc gì đã xấu?” [45] Một số bài viết gần đây của Vương Trí Nhàn được đăng trên mạng cũng gây nhiều phản ứng khác nhau trong giới phê bình. Như về bài “Một cách nghĩ khác về Nguyễn Khải” (trên các trang web nguoibanduong.net, viet-studies.info, talawas.org), Nguyễn Huệ Chi nhận xét: “Bài anh Vương Trí Nhàn sắc sảo quá nhưng như một số bạn bè trao đổi với nhau, cũng khí cay nghiệt quá” [12]. Và mới đây nhất là bài viết “Tô Hoài nhìn từ một khoảng cách gần” (trên trang web hoinhavanvietnam.vn) làm cho dư luận xôn xao. Nhiều ý kiến đồng tình, nhưng ý kiến phản bác cũng không ít, tiêu biểu là hai ý kiến của Phạm Khải và Phan Thị Vàng Anh được đăng tải khá nhiều trên các trang web. Phạm Khải nhận định: “với một người từng viết nhiều về Tô Hoài, và viết với thái độ thành kính như Vương Trí Nhàn trước đây, có nên chăng tung ra với mật độ khá dày những lời (cả của mình lẫn của đồng nghiệp) có tính thóa mạ bậc đàn anh một cách thoải mái, vô tư đến vậy?”(Bài “Ngạc nhiên và thất vọng”, phongdiep.net). Còn nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong bài “Nỗi hận của kẻ ở gần” (trang web phongdiep.net, vanchinh.net) thì nhận xét khá gay gắt: “Nghĩ mà buồn cười. Ông Vương Trí Nhàn lấy tên bài là “ở một khoảng cách gần”, nhưng những lời nói không hay về nhà văn Tô Hoài thì ông toàn nghe qua người này người nọ, tự ông hoàn toàn không có kiểm chứng, thậm chí bằng một phương thức đơn giản nhất là hỏi lại nhà văn xem có đúng thế không”. Cả hai tác giả đều không đồng tình với cách viết của Vương Trí Nhàn. Tóm lại, từ tình hình nghiên cứu vấn đề như trên, có thể thấy rằng, những trang viết của Vương Trí Nhàn thường được văn giới quan tâm. Tuy nhiên các bài viết trên chỉ đề cập một vài nét về đóng góp của Vương Trí Nhàn chứ chưa phải là một chuyên luận nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những đóng góp của ông qua các tác phẩm phê bình. Vì vậy, luận văn này sẽ cố gắng tiếp cận đầy đủ tư liệu của Vương Trí Nhàn và phân tích, lý giải một cách hệ thống để đưa ra một cái nhìn tổng quan, toàn cảnh về sự nghiệp phê bình văn học của một nhà phê bình có thể nói là rất chuyên tâm với nghề. 3.Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát toàn bộ sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, luận văn hướng đến các mục tiêu sau: -Tìm hiểu quan niệm về văn học và phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, coi đây là cơ sở nhận thức luận tạo nên phương pháp phê bình của ông. -Đánh giá thành tựu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học của Vương Trí Nhàn qua từng chặng đường. Đồng thời điểm lại những tác phẩm, công trình tiêu biểu, những mảng đề tài nổi bật gắn với tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. -Tiến hành so sánh Vương Trí Nhàn với một số nhà phê bình văn học tiêu biểu cùng thời nhằm bước đầu phát hiện những nét nổi bật trong phong cách phê bình của Vương Trí Nhàn. Từ đó khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong lĩnh vực phê bình nói riêng và đời sống văn học nói chung. 4.Đối tượng nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ tác phẩm phê bình của Vương Trí Nhàn, gồm: - Bước đầu đến với văn học (NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986) - Những kiếp hoa dại (NXB Văn nghệ, TP.HCM, 2001) - Nghiệp văn (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001) - Buồn vui đời viết (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000) - Chuyện cũ văn chương (NXB Văn học, Hà Nội, 2001) - Cây bút đời người (NXB Trẻ, TP.HCM, 2002) – giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội và Hội nhà văn Việt Nam - Ngoài trời lại có trời (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003) - Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, từ đầu thế kỷ cho tới 1945 ( NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005) 4.2. Ngoài ra luận văn còn khảo sát so sánh các công trình phê bình có liên quan đến Vương Trí Nhàn, cùng những sáng tác mà Vương Trí Nhàn đề cập trong trang viết của mình. 4.3. Cuối cùng, việc tham khảo một số tài liệu lý luận về phê bình văn học sẽ giúp cho người viết có những căn cứ lý thuyết để tiến hành nghiên cứu đề tài. 5.Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và tính chất của đề tài, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng thời những phương pháp cơ bản sau đây: 5.1.Phương pháp tập hợp, thống kê, phân loại: Sự nghiệp phê bình nghiên cứu văn học của Vương Trí Nhàn hết sức phong phú, đa dạng. Phương pháp tập hợp, thống kê, phân loại sẽ giúp cho việc sưu tập, sắp xếp các tác phẩm phê bình nghiên cứu của Vương Trí Nhàn theo trật tự thời gian và phân loại theo từng thể tài, từng vấn đề cần giải quyết để tăng cường chính xác trong nghiên cứu. 5.2.Phương pháp hệ thống: Người viết sẽ tập hợp sắp xếp lại những ý kiến của Vương Trí Nhàn theo các quan niệm phù hợp với yêu cầu của luận văn. 5.3.Phương pháp so sánh: gồm có hai cách so sánh nhau: -Đồng đại: so sánh các quan niệm, nội dung trang viết, phương pháp và phong cách phê bình văn học của Vương Trí Nhàn với các nhà nghiên cứu khác cùng thời với ông. -Lịch đại: đối chiếu với những quan niệm, nội dung trang viết, phương pháp và phong cách phê bình văn học của các tác giả trước đó và sau này, từ đó thấy được những nét đặc sắc trong phê bình văn học của Vương Trí Nhàn. 5.4.Phương pháp lịch sử: Người viết sẽ đặt hệ thống quan niệm và những nét chính của phê bình văn học của Vương Trí Nhàn vào dòng chảy của văn học nước nhà và văn học các nước khác có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như phân tích, liệt kê, để hỗ trợ thêm cho công việc nghiên cứu. 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học: - Với đề tài này, trước hết, luận văn sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin xác thực và hệ thống về Vương Trí Nhàn. Thứ đến, là góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu đời sống phê bình văn học Việt Nam và sau cùng là góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa phê bình và sáng tác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: -Qua việc khảo sát về sự nghiệp phê bình văn học của Vương Trí Nhàn, chúng ta có thể thấy được những vấn đề có ý nghĩa đổi mới đối với phê bình văn học hiện nay. Từ đó góp phần quan trọng vào việc học tập, giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông. 7.Giới thiệu sơ lược cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu (2 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (127 đề mục), luận văn gồm có các chương, mục chính như sau: Chương 1: Vương Trí Nhàn, quá trình hoạt động và quan niệm văn học (23 trang) 1.1.Vương Trí Nhàn, quá trình hoạt động văn học 1.1.1.Đôi nét về tiểu sử 1.1.2.Hơn 40 năm làm phê bình văn học 1.1.3.Qua tiếp nhận
Luận văn liên quan