Khảo sát vềsựphân bố, biến động năng suất và sản lượng của rong biển được
thực hiện ởao quảng canhvà thủy vựctựnhiên của tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng
từtháng 3/2011 đến tháng 2/2012.
Kết quảkhảo sát cho thấy các yếu tốmôi trường nước trong suốt thời gian khảo
sát dao động trung bìnhnhư nhiệt độ:28,3 -36,5o
C, độ mặn 0 –23,3‰, pH: 7,6 -8,9, độ trong: 21,7 -54,5 cm , mức nước ở trảng: 5 –45 cm, mức nước tổng: 30 93 cm, hàm lượng NH4
/NH3: 0,1 -0,57 mg/L,NO3-:1,17 -4,67 mg/L, độ kiềm:
81 –192 mgCaCO3/L, hàm lượng PO4
3-: 0,15 -1,25 mg/L.
Năng suất và sản lượng trung bìnhrong bún ở Bạc Liêu và Sóc Trăng cao vào các
tháng đầu 3 -4 -5/2011, có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và tăng trở
lại vào cuối đợt thu mẫu tháng 1 -2/2012. Năng suất rong bún ở Bạc Liêu dao
động trung bình từ 0,46 -2,73 kg/m
2
, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,31 -1,81 kg/m
2
. Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình
từ 1.470 –16.320 kg/ha, ởSóc Trăng dao động trung bình từ 312 –13.024 kg/ha.
Năng suất rong mền ở Bạc Liêu biến động nhiều qua các tháng thu mẫu, năng
suất trung bình rong mền ở Bạc Liêu cao nhất 2,3 kg/m
2
và thấp nhất 0,37 kg/m
2
.
Năng suất rong mền ởSóc Trăng dao động trung bình từ 0,03 –1,4 kg/m
2
.
ỞBạc Liêu rong đá chỉ xuất hiện trong các ao tự nhiên, năng suất rong đá trung
bình cao nhất 1,28 kg/m
2
và thấp nhất0,02 kg/m
2
. Ở Sóc Trăng năng suất rong đá
trung bình của các thủy vực đạt cao nhất2,88 kg/m
2
.
Qua thời gian khảo sát cho thấy rong búnlà loài ít xuất hiện vào mùa nắng và có
chiều hướng giảm năng suất và sản lượng khi nhiệt độtăng caovà độ mặnbiến
động lớn. Rong mền xuất hiện gần như quanh năm ở các thủy vực được khảo sát
và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao. Rong đá là loài thường sống
ở thủy vực có độ mặn thấp, độ trong cao và thường phát triển mạnh vào mùa
mưa. Sự phát triểncủa các loài rong biển bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và độ
mặn và có sự cạnh tranh về môi trường sống khi loài này phát triển ưu thế sẽ lấn
át loài kia
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự phân bố và biến động sinh lượng của một số loài rong biển ở một số thủy vực nước lợ của tỉnh sóc trăng và Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN ANH CƯỜNG
KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINHLƯỢNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC
NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN ANH CƯỜNG
KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC
NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
2012
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... i
TÓM TẮT............................................................................................................ ii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... v
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.3 Nội dung đề tài................................................................................................ 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 3
2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới........................................................................... 3
2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam ....................................................................... 3
2.3 Vai trò của một số loài rong biển ................................................................... 5
2.3.1 Dùng làm thực phẩm .................................................................................. 5
2.3.2 Dùng trong y học và dược phẩm............................................................... 6
2.3.3 Rong biển dùng trong nông nghiệp .......................................................... 6
2.3.4 Rong biển dùng trong công nghiệp........................................................... 6
2.3.5 Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản......................................................... 6
2.4 Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học một số loài rong biển .......................... 9
2.4.1.Rong Bún Enteromorpha sp ........................................................................ 9
2.4.2.Rong Mền Cladophora spp........................................................................ 11
2.4.3. Rong Đá Najas sp .................................................................................... 14
2.5 Các yếu tố môi trường .................................................................................. 15
2.5.1 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong bún ......................................... 15
2.5.2 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong mền ........................................ 18
2.5.3 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới rong đá ............................................. 18
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 19
3.1 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................... 19
3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị.......................................................................... 19
3.1.2 Hóa chất ..................................................................................................... 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
3.2.1 Địa điểm thu mẫu...................................................................................... 19
3.2.2 Phương pháp thu mẫu rong...................................................................... 20
3.2.3 Xử lý rong sau khi thu .............................................................................. 20
3.2.4 Các chỉ tiêu chất lượng nước ................................................................... 21
3.2.5 Đánh giá năng suất, sản lượng rong thu................................................. 21
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 22
4.1 Các thông số về môi trường nước................................................................. 22
4.1.1 Các yếu tố thủy lý ..................................................................................... 22
Độ Mặn (‰) .................................................................................................... 22
Độ trong(cm) ................................................................................................... 23
Nhiệt độ (oC) ................................................................................................... 23
pH ..................................................................................................................... 24
Mức nước ở trảng (cm) .................................................................................. 25
Mức nước mương (cm) .................................................................................. 26
4.1.2 Các yếu tố thủy hóa .................................................................................. 26
Hàm lượng NH4+/NH3(mg/L) ....................................................................... 26
Hàm lượng NO3-(mg/L) ................................................................................. 27
Độ kiềm (mg CaCO3/L) ................................................................................. 28
Hàm lượng PO43-(mg/L) ................................................................................ 29
4.2 Năng suất rong biển ...................................................................................... 29
4.2.1 Năng suất rong bún các thủy vực ở Bạc Liêu........................................... 29
4.2.2 Năng suất rong bún các thủy vực ở Sóc Trăng......................................... 31
4.2.3 Năng suất rong mền các thủy vực ở Bạc Liêu.......................................... 31
4.2.4 Năng suất rong mền các thủy vực ở Sóc Trăng ........................................ 33
4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Bạc Liêu ............................................. 35
4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Sóc Trăng........................................ 35
4.3 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực khảo sát..................... 36
4.3.1 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Bạc Liêu ............. 36
4.3.1Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Sóc Trăng ............ 37
4.4 Sản lượng từng loài rong biển trong các thủy vực khảo sát ................... 38
4.4.1 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu ....................................... 38
4.4.2 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Sóc Trăng ..................................... 38
4.4.3 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Bạc Liêu................................... 41
4.4.4 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Sóc Trăng................................. 41
4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Bạc Liêu ...................................... 43
4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng .................................... 43
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................... 44
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 44
5.2 Đề xuất ......................................................................................................... 45
CHƯƠNG IV TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 46
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời củng bày tỏ lòng biết ơn
đối với anh Nguyễn Minh Tiến.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Thủy Sản đã truyền đạt những
kiến thức quý báo cho tôi và sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình học tập tại
khoa Thủy Sản.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải, cố vấn học tập đã dìu dắt,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Cần Thơ, ngày 13 tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Cường
i
TÓM TẮT
Khảo sát về sự phân bố, biến động năng suất và sản lượng của rong biển được
thực hiện ở ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng
từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012.
Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố môi trường nước trong suốt thời gian khảo
sát dao động trung bình như nhiệt độ:28,3 - 36,5oC, độ mặn 0 – 23,3‰, pH: 7,6 -
8,9, độ trong: 21,7 - 54,5 cm , mức nước ở trảng: 5 – 45 cm, mức nước tổng: 30 –
93 cm, hàm lượng NH4+/NH3: 0,1 - 0,57 mg/L, NO3- :1,17 - 4,67 mg/L, độ kiềm:
81 – 192 mgCaCO3/L, hàm lượng PO43-: 0,15 - 1,25 mg/L.
Năng suất và sản lượng trung bình rong bún ở Bạc Liêu và Sóc Trăng cao vào các
tháng đầu 3 - 4 - 5/2011, có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và tăng trở
lại vào cuối đợt thu mẫu tháng 1 - 2/2012. Năng suất rong bún ở Bạc Liêu dao
động trung bình từ 0,46 - 2,73 kg/m2, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,31 -
1,81 kg/m2. Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình
từ 1.470 – 16.320 kg/ha, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 312 – 13.024 kg/ha.
Năng suất rong mền ở Bạc Liêu biến động nhiều qua các tháng thu mẫu, năng
suất trung bình rong mền ở Bạc Liêu cao nhất 2,3 kg/m2 và thấp nhất 0,37 kg/m2.
Năng suất rong mền ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,03 – 1,4 kg/m2.
Ở Bạc Liêu rong đá chỉ xuất hiện trong các ao tự nhiên, năng suất rong đá trung
bình cao nhất 1,28 kg/m2 và thấp nhất 0,02 kg/m2. Ở Sóc Trăng năng suất rong đá
trung bình của các thủy vực đạt cao nhất 2,88 kg/m2.
Qua thời gian khảo sát cho thấy rong bún là loài ít xuất hiện vào mùa nắng và có
chiều hướng giảm năng suất và sản lượng khi nhiệt độ tăng cao và độ mặn biến
động lớn. Rong mền xuất hiện gần như quanh năm ở các thủy vực được khảo sát
và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao. Rong đá là loài thường sống
ở thủy vực có độ mặn thấp, độ trong cao và thường phát triển mạnh vào mùa
mưa. Sự phát triển của các loài rong biển bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và độ
mặn và có sự cạnh tranh về môi trường sống khi loài này phát triển ưu thế sẽ lấn
át loài kia.
ii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp. ......................................................... 9
Hình 2.2 : Vòng đời rong bún Enteromorpha sp................................................ 10
Hình 2.3 : Rong mền Cladophora spp................................................................ 11
Hình 2.4 : Rong đá Najas Minor ........................................................................ 14
Hình 4.1: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 30
Hình 4.2: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc
Trăng. .................................................................................................................. 30
Hình 4.3: Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 32
Hình 4.4: Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng. 33
Hình 4.5: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 34
Hình 4.6: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc
Trăng. .................................................................................................................. 34
Hình 4.7: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các
tháng thu mẫu ở Bạc Liêu................................................................................... 36
Hình 4.8: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các
tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................. 37
Hình 4.9: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 39
Hình 4.10: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc
Trăng. .................................................................................................................. 39
Hình 4.11: Sản Lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 40
iii
Hình 4.12: Sản lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc
Trăng. .................................................................................................................. 40
Hình 4.13: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc
Liêu. .................................................................................................................... 42
Hình 4.14: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc
Trăng. .................................................................................................................. 42
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Độ mặn và độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu. .................... 22
Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu. ........................... 24
Bảng 4.3: Mức nước ở trảng và mức nước mương trung bình qua các tháng
thu mẫu. .............................................................................................................. 25
Bảng 4.4: Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3- trung bình qua các tháng thu mẫu.... 27
Bảng 4.5: Độ kiềm và hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu. ..... 28
v
1CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Rong biển là một hợp phần quan trọng của nguồn lợi sinh vật biển, chúng là bãi
đẻ và nơi cư trú cho các loài động vật biển, có khả năng hấp thu mạnh các chất
dinh dưỡng trong môi trường, chế biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực
phẩm, y dược, mỹ phẩm, nông nghiệp, chiết suất nhiên liệu sinh học và có thể cân
bằng sinh thái bền vững. Thêm vào đó, rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng,
các nguyên tố vi lượng, có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người và cá,
tôm, cua... Đặc biệt rong biển có vai trò như máy lọc sinh học cũng như vai trò
trong việc bảo vệ nguồn giống sinh vật biển và đa dạng sinh học (FAO, 2003;
Dhargalkar and Pereira, 2005).
Nghiên cứu về phân bố và tình hình trồng rong biển ở nước ta chỉ tập trung ở các
tỉnh miền Trung, các loài rong câu (Gracilaria sp.) được trồng phổ biến với hình
thức trồng quảng canh hay bán thâm canh, năng suất bình quân 2 tấn khô/ha/năm,
một số nơi có thể đạt 3 - 4 tấn khô/ha/năm. Ngoài ra, một số loài rong biển được
nhập nội như rong sụn (Kappaphycus alvarezii), rong nho (Caulerrpalentillifera)
đã nuôi thử nghiệm thành công ở các tỉnh miền Trung (agroviet.gov.vn/Pages).
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo số liệu điều tra về sự phân bố và
phát triển của các loài rong biển trong các mô hình nuôi nước lợ khác nhau của
Nguyễn Văn Tròn (2011) và Trần Phát Đạt (2011), hầu hết các hộ dân cho rằng
rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Chladophoraceae) và rong đá (Najas
sp.) xuất hiện nhiều nối tiếp hoặc xen kẻ nhau ở các thủy vực nước lợ. Các loài
rong này có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản như mô hình nuôi kết hợp
hoặc sử dụng làm thức ăn cho cá, tôm. Trong đó, rong mền và các loại rong khác
chiếm tối đa khoảng 30% diện tích ao nuôi thì chất lượng nước ao nuôi ổn định
và cá, tôm cua nuôi mau lớn. Nếu xuất hiện nhiều (>50% diện tích), ao nuôi
quảng canh có thể bị thất thu đặc biệt là nguồn tôm tự nhiên hoặc tôm sú thả nuôi
gần như không tồn tại. Vì thế đề tài: “Khảo sự phân bố và biến động sinh
lượng của một số loài rong biển ở một số thủy vực nước lợ của Tỉnh Sóc
Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện.
21.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá sự biến động sinh lượng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến mùa
vụ xuất hiện của một số loài rong biển trong các thủy vực nước lợ khác nhau ở
tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Từ đó cung cấp một số thông tin khoa học về đặc
điểm sinh học đặc trưng cho các loài rong này nhằm phục vụ cho việc nuôi trồng
và khai thác.
1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát sự biến động sinh lượng (năng suất và sản lượng) của một số loài rong
biển: rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Cladophoraceae) và rong đá
(Najas sp.) trong ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng và Bạc
Liêu.
3CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới
Trên thế giới nghề trồng rong biển phát triển mạnh từ những thập niên 70, hướng
mở rộng từ châu Phi đến Nam Mỹ. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc
(FAO), sản lượng rong biển năm 1960 chỉ 150.000 tấn đến nay đã tăng 1,6 triệu
tấn mỗi năm.
Tổng sản lượng rong biển trên thế giới hàng năm khoảng 220 triệu tấn được cung
cấp chủ yếu từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia, Thái Bình Dương chỉ
chiếm một phần nhỏ. Giá rong biển hiện tại giao động từ 600-800 USD/tấn. Phần
lớn rong biển được trồng ở vùng biển Đông Nam Á. Các nước nhập nhiều rong
biển là Đan Mạch, Pháp, Na uy, Anh, Mỹ. Châu Á tiêu thụ nhiều rong biển nhất,
đến 90% tổng sản lượng toàn thế giới, châu Âu chỉ tiêu thụ 1% (FAO, 2003 ).
Rong biển từ lâu chỉ được khai thác tự nhiên như một nghề truyền thống của
người dân vùng ven biển, tuy nhiên nguồn lợi này ngày càng suy giảm. Những
năm gần đây, với tiến bộ trong kỹ thuật trồng rong biển đã giúp cho nghề trồng
rong phát triển. Rong biển được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng
chủ yếu vẫn là phục vụ làm thức ăn cho con người và dùng trong công nghiệp.
2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam
Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc 310 loài,
miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả hai miền (Nguyễn Hữu Dinh, 1998).
Trong đó có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ
(Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porphyza), và rong Bún
(Enteromorpha).
Nguồn rong trồng bao gồm chủ yếu các loại rong đỏ như: rong câu cước (G.
Acerosa), rong câu chỉ vàng (G.verrucosa), rong câu (G.asiatica và
G.heteroclada), rong sụn (Alvarezii).
Trong đó G.Verrucosa và G.Asiatica được trồng ở vùng nước lợ từ năm 1970 ở
phía Bắc, phía Nam từ 1980 với tổng diện tích 1.000 ha đạt sản lượng khoảng
1.500 - 2.000 tấn khô/năm. Rong câu cước (G.acerosa) cũng được trồng ở vùng
thủy triều, vịnh, ao, đìa với diện tích khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 150 - 200
tấn khô/năm.
4Nguồn rong mọc tự nhiên chủ yếu là rong nâu (Phaeophyta). Trữ lượng khoảng
10.000 tấn khô/năm (Trần Thị Luyến và ctv, 2004).
Nguồn rong Đỏ (Rhodophyta) tự nhiên cũng có khoảng 1.500-2.000 tấn khô/năm.
Có khoảng 14 loài rong Đỏ mọc tự nhiên ở nước ta, trong đó rong Câu chỉ vàng
có trữ lượng lớn và cho chất lượng Agar cao (Trần Thị Luyến và ctv, 2004).
Ở Việt Nam rong câu Gracilaria có trữ lượng lớn và là nguồn nguyên liệu chính
sản xuất Agar, một lượng nhỏ là Gelidium. Sản lượng rong tươi khoảng 3000
tấn/năm. Trong đó sản lượng rong Đỏ (Rhodophyta) chiếm khoảng 100-150 tấn
khô/năm (Nguyễn Hữu Dinh, 2004). Các chuyên gia rong biển Việt Nam phân
chia rong Đỏ thành các loại: rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica), rong rễ Tre
(Gelidiella acerosa) , rong chuỗi, rong chân vịt (Gracilaria eucheumodes), rong
câu ống, rong hoa đá,…
Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) phân bố dọc