Trên thế giới trong ba thập niên qua, ngành nuôi cá cảnh đã bùng phát và phát triển
khắp nơi, kết quả là có nhiều thông tin và hoạt động liên quan đến vấn đề này.
Trong các loại cá cảnh thì cá Tàu là loài cá phổ biến nhất và được nhiều người yêu
thích ở Việt Nam và cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì cá Tàu là loài cá đẹp từ
hình dáng đến màu sắc, đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc, hiền lành, dễ
nuôi ít bệnh. Và theo phong thủy cá tàu là một loài cá đem lại may mắn và thịnh
vượng. Nhưng cá Tàu là loài cá phàm ăn nên ương nuôi chúng cũng khá tốn kém.
Mặc khác, cá có khả năng tăng trưởng bù. Đó là sự tăng trưởng rất nhanh của cá sau
khi cá được tái cho ăn (sau một thời giai đoạn bị bỏ đói). Kèm theo sự tăng trưởng bù
là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều
loài cá như cá hồi, cá chép, cá tuyết Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu
tố như chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời
gian cho ăn bù (Abdel et al, 2009).
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sự tăng trưởng bù của cá Tàu (Carassius auratus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG BÙ
CỦA CÁ TÀU (Carassius auratus)
Cán bộ hướng dẫn
Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM
Ks. NGUYỄN THÀNH TÂM
Sinh viên thực hiện
PHÙNG TẤN PHƯỚC
MSSV: 06803030
Lớp: NTTS K1
Cần Thơ, 2010
iLỜI CẢM TẠ
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn Văn Kiểm và Thầy Nguyễn
Thành Tâm - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy
cho em suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong
những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để
hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
PHÙNG TẤN PHƯỚC
ii
TÓM TẮT
Thí nghiệm khảo sát sự tăng trưởng bù của cá Tàu (Carassius auratus) đã được tiến
hành nghiên cứu tại trường Đại Học Tây Đô, từ tháng 03/2010 – 06/2010, nhằm bổ
sung thêm những kỹ thuật về ương cá tàu, tìm ra biện pháp sử dụng thức ăn hiệu quả
dựa trên khả năng tăng trưởng bù của cá tàu.
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và 1 nghiệm thức đối chứng, các nghiệm thức có nhịp
cho ăn khác nhau, được bố trí vào 12 thùng xốp (0,1m2). Hàng ngày ta theo dõi các
chỉ tiêu môi trường.
Qua thời gian thực hiện thử nghiệm ương cá tàu từ 2 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi để
khảo sát khả năng tăng trưởng bù và rút ra một số kết quả như sau:
Kết quả nghiên các yếu tố môi trường của các nghiệm thức trong thử nghiệm đều phù
hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của cá tàu. Trong quá trình ương thì tốc độ
sinh trưởng (0,061g/ngày) và tỉ lệ sống (96,6%) của nghiệm thức đối chứng (cho ăn
đều đặn mỗi ngày) là cao nhất, nhưng nghiệm thức 3 (cho ăn 3 ngày, bỏ đói 3 ngày)
lên màu sớm nhất sau 22 ngày tuổi.
Từ khóa: cá Tàu, tăng trưởng bù, sinh trưởng, yếu tố môi trường, tỉ lệ sống.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. i
TÓM TẮT................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ vi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu...........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài.............................................................................................1
1.3 Nội dung của đề tài............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 2
2.1 Đặc điểm hình thái của cá tàu............................................................................ 2
2.1.1 Phân loại..................................................................................................... 2
2.1.2 Nguồn gốc................................................................................................... 2
2.1.3 Hình dáng....................................................................................................2
2.1.4 Màu sắc.......................................................................................................3
2.2 Đặc điểm môi trường sống.................................................................................3
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng.........................................................................................4
2.3.1 Cá bột............................................................................................................. 4
2.3.2 Cá con......................................................................................................... 4
2.3.3 Cá trưởng thành...........................................................................................4
2.4 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................. 4
2.4.1 Phân biệt giới tính....................................................................................... 4
2.4.2 Sinh sản.......................................................................................................5
2.4.2.1 Sinh sản tự nhiên...................................................................................5
2.4.2.2 Sinh sản nhân tạo.................................................................................. 5
2.4.2.3 Ấp trứng............................................................................................... 5
2.5 Một số loại thức ăn thường dùng trong ương nuôi cá tàu....................................6
iv
2.5.1 Trứng nước..................................................................................................6
2.5.2 Trùn chỉ.......................................................................................................6
2.6 Tăng trưởng bù trên cá....................................................................................... 6
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 8
3.2 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................8
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8
3.3.1 Thí nghiệm.................................................................................................. 8
3.3.2 quản lí hệ thống thí nghiệm......................................................................... 9
3.3.3 Xử lý số liệu.............................................................................................. 10
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................11
4.1 Các yếu tố môi trường......................................................................................11
4.1.1 Nhiệt độ.....................................................................................................11
4.1.2 pH............................................................................................................. 11
4.1.3 Oxy........................................................................................................... 12
4.2 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tàu................................................................. 13
4.2.1 Tăng trưởng của cá.................................................................................... 13
4.2.1.1 Tăng trưởng về trọng lượng................................................................ 13
4.2.1.2 Tăng trưởng về chiều dài.....................................................................15
4.2.2 Tỉ lệ sống...................................................................................................17
4.3 Sự lên màu và tỉ lệ phân ly màu sắc................................................................. 18
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 21
1. Kết luận............................................................................................................. 21
2. Đề xuất.............................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................22
PHỤ LỤC.................................................................................................................24
vDANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................. 9
Bảng 4.1: Bảng kết quả theo dõi nhiệt độ...............................................................11
Bảng 4.2: Bảng kết quả theo dõi pH....................................................................... 12
Bảng 4.3: Bảng kết quả theo dõi oxy...................................................................... 12
Bảng 4.4: Khối lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói.........................................13
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trọng lượng tuyệt đối của cá Tàu ở 3 nghiệm thức
bỏ đói........................................................................................................................14
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức
bỏ đói........................................................................................................................15
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày của cá Tàu ở 3 nghiệm thức
bỏ đói........................................................................................................................17
Bảng 4.8: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói....................................... 17
Bảng 4.9: Phân ly màu sắc của cá...........................................................................18
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá Tàu....................................................................................................... 2
Hình 3.1: Bộ dụng cụ kiểm tra điều kiện môi trường..............................................8
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá ở các nghiệm thức bỏ đói
theo thời gian........................................................................................................... 15
Hình 4.2: Tăng trưởng chiều dài của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói.................. 17
Hình 4.3: Tỉ lệ sống của cá Tàu ở 3 nghiệm thức bỏ đói........................................18
Hình 4.4: Bể ương cá............................................................................................... 18
Hình 4.5: Cá toàn trắng.......................................................................................... 19
Hình 4.6: Cá vàng trắng..........................................................................................19
Hình 4.7: Cá toàn vàng........................................................................................... 20
Hình 4.8: Tỷ lệ phân ly màu sắc của cá Tàu sau 45 ngày ương.............................20
1CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trên thế giới trong ba thập niên qua, ngành nuôi cá cảnh đã bùng phát và phát triển
khắp nơi, kết quả là có nhiều thông tin và hoạt động liên quan đến vấn đề này.
Trong các loại cá cảnh thì cá Tàu là loài cá phổ biến nhất và được nhiều người yêu
thích ở Việt Nam và cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì cá Tàu là loài cá đẹp từ
hình dáng đến màu sắc, đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc, hiền lành, dễ
nuôi ít bệnh. Và theo phong thủy cá tàu là một loài cá đem lại may mắn và thịnh
vượng. Nhưng cá Tàu là loài cá phàm ăn nên ương nuôi chúng cũng khá tốn kém.
Mặc khác, cá có khả năng tăng trưởng bù. Đó là sự tăng trưởng rất nhanh của cá sau
khi cá được tái cho ăn (sau một thời giai đoạn bị bỏ đói). Kèm theo sự tăng trưởng bù
là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá. Hiện tượng này được ghi nhận trên nhiều
loài cá như cá hồi, cá chép, cá tuyết… Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu
tố như chất lượng nước, sự phân đàn, khẩu phần protein và năng lượng trong suốt thời
gian cho ăn bù (Abdel et al, 2009).
Để nhằm giảm chi phí cho người nuôi. Cần phải có những nghiên cứu về việc nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn, đồng thời giảm chi phí cho người sản xuất. Một trong
các xu hướng hiện nay là lợi dụng khả năng nhịn đói với thời gian hợp lý mà tăng
trưởng của cá bị ảnh hưởng không đáng kể. Chính vì các lí do trên mà đề tài “Khảo
sát sự tăng trưởng bù của cá Tàu (Carassius auratus).’’ đã được tiến hành.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng tăng trưởng bù của cá Tàu với thời gian bỏ đói khác nhau.
1.3 Nội dung của đề tài
So sánh mức tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tàu bằng phương pháp bỏ đói với thời
gian khác nhau.
2CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm hình thái của cá tàu
2.1.1 Phân loại
Theo Mai Đình Yên (1992), cá Tàu được phân loại như sau:
Lớp: Actinopterygii.
Bộ: Cyprinifomes.
Họ: Cyprinidae.
Giống: Carassius.
Loài: Carassius auratus (Linnaeus, 1758).
Tên tiếng Anh: Gold fish.
Tên địa phương: Cá ba đuôi, cá vàng hay cá Tàu.
Hình 2.1: Cá Tàu
(Nguồn: Nguyễn Sơn Hải, 2008)
2.1.2 Nguồn gốc
Thuộc họ cá Chép, xuất xứ từ Trung Quốc, ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế
giới, đang là đối tượng được nhiều người ưa chuộng, dùng làm vật cảnh nuôi giải trí
trong nhà (Nguyễn Đức Hùng, 2007).
2.1.3 Hình dáng
Cá Tàu, còn gọi là cá Vàng, hay Kim ngư là giống cá kiểng được nuôi phổ biến ở Việt
Nam từ xưa đến nay, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vì cá tàu đẹp từ hình
dáng đến màu sắc và sự linh động của nó ít có giống cá kiểng nào bằng.
3Cá tàu có chiều dài 8-13 cm gồm 3 phần: Đầu, thân và đuôi (Đức Hiệp, 2000).
- Đầu có miệng, mắt, mũi, nắp mang nối liền với thân và đuôi.
- Hai bên thân cá mỗi bên có một đường bên chạy tới đuôi. Ngực có vây ngực, vây
lưng ở chính giữa lưng, bụng có vây bụng, nhưng cũng có dạng lưng láng.
- Phần đuôi bao gồm toàn bộ vây đuôi, cá Tàu có có nhiều dạng như: ba đuôi, bốn
đuôi, đuôi bướm, đuôi quạt, đuôi voan, đuôi kép…Đó cũng là lí do người ta gọi cá
Tàu là cá ba đuôi (Việt Chương và csv, 2002).
- Cá Tàu được chia thành ba nhóm (Vĩnh Khang, 2007): nhóm cá Tàu đuôi kép có
vây lưng, nhóm cá Tàu đuôi đơn, nhóm cá Tàu lưng láng (không có vây lưng).
2.1.4 Màu sắc
Màu sắc cá tàu biến đổi rất lớn từ màu đỏ, vàng, đen, lam, tím, da cam và nhiều màu
kết hợp. Có loại có nhiều sắc thể như đỏ trắng, đen trắng, đỏ đen, đỏ vàng, da cam,
nhiều chấm hoa. Ngày nay đã lai tạo được nhiều giống mới, có màu sắc rất đặc biệt
như: trắng, tam sắc, ngũ sắc... một số lòai trên đỉnh đầu có khối bướu thịt, có hình
dạng như cái nón hoặc vuông.
Màu sắc hình thành chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống và điều kiện thức
ăn. Trong điều kiện khác nhau độ đậm nhạt của màu khác nhau, độ đậm nhạt của màu
cũng khác nhau (Đức Hiệp, 2000)
2.2 Đặc điểm môi trường sống
Theo Đức Hiệp (2000), cá Tàu sinh trưởng trong điều kiện như sau:
- Nhiệt độ: biên độ nhiệt từ 0 oC – 39 oC, nhiệt độ thích hợp 20 oC – 29 oC, khi nhiệt
độ thay đổi đột ngột từ 7 oC – 8 oC cá dễ mắc bệnh.
- Oxy hòa tan: thích hợp là 3 mg/L.
- Ngưỡng CO2: không quá 60 mg/L.
- pH: Trong nước ngọt pH thích hợp cho cá tàu là 6,5 _ 8,5. Nếu độ pH = 5,5 – 9,5
cá vẫn có thể sống tốt, nhưng không thể vượt quá 5 – 8,5. Cá con cần độ pH 2 –
7,2 là thích hợp.
42.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Là lòai thiên về thức ăn động vật như là trùn chỉ, lăng quăng hay thức ăn tổng hợp có
độ đạm từ 20% trở lên.
2.3.1 Cá bột
Theo Đức Hiệp (2000), cá bột có thể ương trong bể nhỏ hay lớn (tùy theo điều kiện
sản xuất) với mức nước 40-60 cm và mật độ ương 500 con/m2.
* Thức ăn và cách cho ăn
- 10 ngày đầu sau khi nở cho ăn trứng nước.
- 20 ngày sau cho ăn trùn chỉ cắt nhỏ.
- 30 ngày cho ăn trùng chỉ.
- Ngày cho ăn 2 lần sáng 7-8 giờ, chiều 4-5 giờ (Đức Hiệp, 2000)
2.3.2 Cá con
Giai đoạn này cá ăn tạp, thức ăn thích hợp là trứng nước, bọ gậy nhỏ, rêu cỏ tăng khả
năng tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra có thể lấy lòng đỏ trứng gà luộc chín nghiền mịn
cho ăn thêm (Đức Hiệp, 2000).
2.3.3 Cá trưởng thành
Từ 1 _ 2 tuổi, Thời kỳ này cá ăn tạp hơn, bao gồm các thức ăn sống, lăng quăng trùn
chỉ, giun nước hoặc thức ăn tự chế (Đức Hiệp, 2000).
2.4 Đặc điểm sinh sản
Cá 6 tháng tuổi bắt đầu thành thục. Sức sinh sản của cá cái khá lớn có thể đạt từ 300-
5000 trứng/lứa. Cá tái thành thục và có thể đẻ trở lại sau 20-30 ngày. Cá Tàu có thể đẻ
quanh năm, nhưng mùa vụ chính là khỏang tháng 4-8. Khi đẻ cá vàng thường tìm đến
những nơi có thực vật thủy sinh. hoặc rong để làm giá thể cho trứng bám vào. Trứng
nở sau 5 _ 7 ngày. Cá con mới nở tự bám trên các giá thể (thường là thực vật thủy sinh)
trong vài ngày và sống nhờ vào noãn hoàng to ở bụng (Nguyễn Sơn Hải, 2008).
2.4.1 Phân biệt giới tính
Theo Đoàn Khắc Độ (2007) thì giới tính cá Tàu được phân biệt:
Cá đực có thân hình dài màu sắc sặc sỡ, phần thân đuôi to cơ quan sinh dục nhỏ và
lõm vào, cuống đuôi thường dài hơn cá cái. Ngoài ra cá đực trong thời kì sinh sản còn
có một số đặc trưng nữa là thường xuất hiện những nót sần nhỏ màu trắng như thịt dư
ở nắp mang và vây bụng
5Cá cái thân hình tròn và ngắn. Cá cái thành thục tốt có bụng to, mềm, đầy trứng, màu
sắc nhợt nhạt, phần thân đuôi nhỏ, cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra, cá
bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và lộ hẳn ra ngoài.
2.4.2 Sinh sản
2.4.2.1 Sinh sản tự nhiên
Theo Nguyễn Chương và csv (2002), thì cá tàu được sinh sản như sau:
Cá đực và cá cái thường thả chung trong 1 hồ kiếng (hoặc lu hay khạp), trong hồ để
một bụi lục bình có chùm rễ dài được rửa sạch và loại bỏ những sinh vật có hại để làm
giá đẻ cho cá. Cá đẻ năm đầu khoảng 1000 trứng, số trứng được tăng dần ở những
năm tiếp theo, có lứa đẻ nhiều nhất lên đến 10000 trứng, nhưng từ năm thứ 7 trở đi số
trứng đẻ ít dần cho đến khi không còn đẻ được.
Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và
quậy mạnh để đẻ trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần
cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng.
Cá cái vừa đẻ xong nên cách li với ổ trứng để tránh chúng ăn trứng, vì cá tàu có thói
quen ăn trứng.
Phương pháp cách ly:
Một là vớt ngay cá bố mẹ ra ngoài hồ khác để nuôi dưỡng chờ đẻ lứa sau, còn ổ
trứng để lại vị trí cũ.
Hai là cẩn thận đem bụi lục bình sang bể khác đã được chuẩn bị trước nước và
máy oxy để ấp trứng, cặp cá bố mẹ vẫn để lại hồ cũ.
2.4.2.2 Sinh sản nhân tạo
Theo Vĩnh Khang (2007). Liều lượng thuốc có thể thay đổi, tùy theo tình trạng chín
mùi của trứng. Thông thường liều lượng từ 1,6 _ 2 mg não thùy cá Chép cho 1kg cá
Tàu đẻ. Vị trí tiêm cá là gốc vây ngực hoặc phần cơ trên đường vây lưng.
2.4.2.3 Ấp trứng
Theo Nguyễn Thị Thu Hồng (2009). Thời gian cá nở phụ thuộc vào nhiệt độ (21 _
24 oC), kéo dài trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn,
chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 _ 8
ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu.
Không thể hình dung được sự biến đổi của cá con, màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế
màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước
không quá 20 oC. Cá con ăn khỏe và lớn nhanh, sau 15 ngày tuổi 2,5 mg, 30 ngày đạt
224 mg; 45 ngày đạt 610mg; 60 ngày đạt 700 mg. Sau 1 tháng, có thể đạt kích thước
62 _ 3 cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục
chắc chắn là vào năm thứ hai
2.5 Một số loại thức ăn thường dùng trong ương nuôi cá tàu
2.5.1 Trứng nước
Moina là phiêu sinh động vật. Chiều dài 400 _ 1130 µm. Moina trưởng thành (700 _
1000 µm) dài gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gấp 2-3 lần trùng bánh xe trưởng
thành (Rotifer). Tuy nhiên, moina mới nở nhỏ hơn (400 µm) gần bằng hay lớn hơn
trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Giá trị dinh dưỡng của
moina phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được nuôi. Dù vậy, lượng
protein của moina chiếm 50% trọng lượng khô. Moina trưởng thành chứa nhiều chất