Luận văn Khảo sát thành phần hóa học của cây An điền hoa nhỏ Hedyotis Tenelliflora Blume, họ cà phê (Rubiaceae)

Ngày nay, cùng với sựphát triển vượt bậc của khoa học kỹthuật là việc phát sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác nhau. Việc nghiên cứu sản xuất các loại dược phẩm đểphục vụnhu cầu sức khỏe của con người là rất cần thiết, và ngành hóa học cũng đã góp một phần không nhỏvào sựphát triển ấy. Các nhà hóa học đã tổng hợp được nhiều loại hợp chất chữa trịnhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên, những loại thuốc này thường rất đắt và một sốchúng có tác dụng phụ, chính vì thế, mọi người có khuynh hướng quay vềvới nền y học cổtruyền, sửdụng dược thảo làm thuốc trị bệnh. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có nguồn thực vật đa dạng và phong phú là một ưu thếrất lớn đối với các nhà nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Chi Hedyotis, họCà phê (Rubiaceae), có khoảng 150 loài trong đó ởViệt Nam đã tìm thấy khoảng 63 loài. Một sốloài cây thuộc chi Hedyotis đã được sửdụng trong y học cổtruyền của nhiều nước ởchâu Á và Việt Nam đểchữa trịcác bệnh viêm nhiễm, kháng u bướu, kháng tếbào ung thư, kháng virút, Các nghiên cứu hóa học cho thấy các cây thuộc chi này thường chứa các sterol, acid triterpen, iridoid, antraquinon, glycosid, flavonoid, các chất này có liên quan đến những dược tính đã trình bày ởtrên. Hedyotis tenellifloraBlume (An điền hoa nhỏ) là một loài thuộc chi Hedyotis, được sửdụng đểlàm thuốc ởnước ta cũng nhưTrung Quốc, tuy nhiên hiện chỉcó một nghiên cứu vềthành phần hóa học của cây này ởTrung Quốc. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành phần hóa học cây An điền hoa nhỏ Hedyotis tenelliflorathu hái ởLâm Đồng bằng cách cô lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơcó trong cây; tiến hành so sánh đặc tính hóa-thực vật của cây mọc ởnước ta với cây mọc ởTrung Quốc cũng nhưso sánh với các cây cùng chi. Hy vọng rằng kết quảnghiên cứu sẽmang lại nhiều hiểu biết vềmặt hóa học của cây Hedyotis tenellifloravà làm tăng giá trị ứng dụng của cây vào thực tếcuộc sống.

pdf22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học của cây An điền hoa nhỏ Hedyotis Tenelliflora Blume, họ cà phê (Rubiaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông 1 TOÅNG QUAN Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 1 1.1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT Cây An điền hoa nhỏ có tên khoa học là Hedyotis tenelliflora Blume hay Hedyotis tenelliflora Bl., là một trong những loài cây thuộc chi Hedyotis thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Chi Hedyotis[17] có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và ấm áp. Chúng thường có thân thảo, hơi vuông, cao từ 30-85 cm. Lá nhỏ, phiến lá hẹp, có gân giữa, gân phụ không nổi rõ. Hoa màu trắng hay vàng, mọc thành từng cụm ở nách lá hay đỉnh nhánh. Các loài thuộc chi Hedyotis thường mọc ở sân vườn, bình nguyên Việt Nam, chủ yếu là Hedyotis diffusa Willd, Hedyotis corymbosa (L.) Lam, Hedyotis nigricans L.,…. 1.1.1. Mô tả thực vật [9] Cây An điền hoa nhỏ Hedyotis tenelliflora Blume dạng cỏ bò rồi đứng, cao 20- 30 cm; cành non có 4 cạnh, có lông trắng. Lá có phiến hẹp dài, to 4-5 x 0,8 cm, có lông trắng, nhám, gân phụ không rõ, bìa uốn xuống; lá bẹ có 7-8 rìa có lông. Hoa chụm 1-3 ở nách lá, không cọng; lá đài 4, cao 2 mm; vành có ống cao 1,4 mm, tai cao 1,5 mm tiểu nhụy 4. Nang to 3 mm, có đài còn lại, cao 2 mm; hột nhỏ, nhiều, đen. 1.1.2. Phân bố Cây mọc ở đất dốc, dọc đường đi hay ở bãi cỏ, phân bố ở nhiều nơi từ Hòa Bình qua Thừa Thiên – Huế cho đến Kiên Giang. [2] Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 2 Hình 1. Cây An điền hoa nhỏ - Hedyotis tenelliflora Blume Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 3 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH 1.2.1. Nghiên cứu về dược tính trên cây Hedyotis tenelliflora Blume[2,34] Ở Trung Quốc, Hedyotis tenelliflora Blume khá phổ biến và được dân tộc Thái, sống ở Lâm Thương, tỉnh Vân Nam gọi là “xiazicao”. Cây được sử dụng để điều trị rắn cắn, viêm gan, viêm thận, thấp khớp và bỏng. Ở Việt Nam, theo Võ Văn Chi, cây cũng được người dân dùng làm thuốc Bộ phận dùng: Toàn cây Tính vị, tác dụng: An điền hoa nhỏ có vị cay và đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và giảm đau. Công dụng: An điền hoa nhỏ thường dùng để điều trị: u ác tính; viêm ruột thừa, lỵ; ho; rắn độc cắn; đòn ngã tổn thương và viêm mủ da. Liều dùng 10-60g, dạng thuốc sắc. Đơn thuốc: Trị ho: cây tươi Hedyotis tenelliflora Blume 30 g. Bối mầu 10g, sắc lấy nước, thêm một ít đường để uống. Trị đòn ngã tổn thương: Hedyotis tenelliflora Blume. 30 -60 g, giã nhỏ lấy nước uống và lấy bã đắp lên chổ đau. 1.2.2. Nghiên cứu về dược tính trên một số cây cùng chi Hedyotis 1.2.2.1. Hedyotis auricularia L. – An điền tai[17] An điền tai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, chữa cảm mạo, phát sốt, đau họng, viêm ruột, viêm mủ da, mụn nhọt. Người dân thường dùng cây tươi dã nát để đắp hoặc nấu nước chữa các vết rắn cắn, rết cắn. 1.2.2.2. Hedyotis biflora (L.) Lam. – An điền hai hoa An điền hai hoa có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bổ thần kinh, chữa vết rắn cắn và trị đau bao tử,…[2] Năm 1983, ở Thái Lan, Dechatiwongse và cộng sự[17] cho biết phần dịch Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 4 nước chiết từ phần trên mặt đất của cây H. biflora đã được sấy khô có tác dụng làm hạ đường huyết đối những con thỏ bị gây cho bị bệnh tiểu đường. 1.2.2.3. Hedyotis capitella var. mollis Pierre ex Pit. – An điền mềm, Dạ cẩm[17] Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Cây Dạ cẩm được dùng để chữa trị các bệnh lở loét miệng lưỡi, loét dạ dày, tá tràng, viêm họng, chữa vết thương làm nhanh chóng lên da non. Chữa lở loét miệng bằng cách lấy toàn thân cây băm nhỏ, nấu thành cao lỏng, trộn mật ong, bôi lên vết thương hàng ngày. Chữa vết thương làm nhanh chóng lên da non bằng cách lấy lá tươi dã với muối đắp lên vết thương. Dựa trên cơ sở tác dụng này, năm 1962, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm để chữa loét dạ dày, với tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết loét se lại. Ngày dùng 20-40 g dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc bột, chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đau hoặc trước khi ăn. Trẻ em dùng liều thấp hơn. 1.2.2.4. Hedyotis corymbosa (L.) Lam - Cỏ Lưỡi rắn Ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, người dân đã biết dùng cỏ Lưỡi rắn để chữa trị rắn cắn, đậu, sởi [8]. Ở Trung Quốc cỏ Lưỡi rắn được phối hợp với Bán Chi Liên để chữa ung thư phổi, gan [10]. Ở Ấn Độ, cây này được dùng để trị sốt rét, sốt cách nhật, ăn uống không tiêu, thần kinh suy nhược, vàng da, bệnh về gan, trị giun [13]. Cỏ Lưỡi rắn còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, trị viêm dây thần kinh, viêm phế quản, viêm ruột thừa, trị đòn, ngã bầm dập, đau nhức xương cốt, thấp khớp, trị mụn nhọt, bướu ác tính, và trị các chứng nham [13]. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 5 1.2.2.5. Hedyotis diffusa Willd – Bạch hoa xà thiệt thảo[28] Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng kháng sinh, trị đau hầu họng, viêm nhiễm đường tiểu, đường ruột, viêm loát dạ dày, tá tràng, nóng sốt (kể cả sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu) trị sỏi thận, sưng hạch bạch huyết, viêm gan, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung[54, 55]. Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng kích thích sự tăng sinh của tế bào lưới nội mô, nâng cao sức thực bào của bạch cầu. Do đó, có tác dụng điều trị một số chứng nhiễm khuẩn, có khả năng kháng ung thư. Năm 1996, Hong Xi Xu và cộng sự [27] đã khảo sát, sàng lọc một số cây thuốc cổ truyền ở Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia về khả năng kháng protease HIV-1, trong đó có cây Hedyotis diffusa. Dịch trích nước của toàn cây Hedyotis diffusa được chứng minh là có hoạt tính kháng protease HIV-1. Khả năng ức chế protease HIV-1 của cây này là khá cao 81,9% (250µg/ml). 1.2.2.6. Hedyotis hedyotidea (DC) Hand. Marr.[17] Cây H. hedyotidea được sử dụng như một loại thảo dược trong y học cổ truyền để trị các chứng bệnh cảm lạnh, viêm nhiễm,…đặc biệt nó có khả năng kháng ung thư. 1.2.2.7. Hedyotis herbacea L. – An điền cỏ[11, 17] Cây thảo dược H. herbacea được sử dụng trong y học cổ truyền của Malaysia và Trung Quốc cho nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc bổ, trị viêm ruột thừa, bệnh viêm gan, rắn cắn, điều trị amydal. Ngoài ra, người ta còn dùng cây này làm thuốc đắp nhằm giúp lưu thông máu. Ở Ấn Độ, toàn cây sắc uống trị sốt rét và dùng tắm cho những người bị bệnh tê thấp. Bột nghiền ra cùng với mật ong dùng cho người bị bệnh sốt và sưng đau thấp khớp. Cây còn được dùng nấu với dầu và dầu này dùng để trị bệnh chân voi và đau mình. Lá dùng trị bệnh hen suyễn và lao phổi. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 6 1.2.2.8. Hedyotis heynii R, Br. – Cỏ lữ đồng Theo Phan Đức Bình [11], chi Hedyotis ở nước ta có 63 loài, trong đó có 4 loài tương đối giống nhau đó là: Hedyotis heynii (cỏ Lữ Đồng), Hedyotis diffusa (Bạch hoa xà thiệt thảo), Hedyotis corymbosa (cỏ Lưỡi rắn) và Hedyotis biflora (An điền hai hoa). Dân gian đã sử dụng lẫn lộn cả bốn cây này với cùng công dụng như cỏ Lưỡi rắn để chữa trị viêm gan, viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt, giải độc, trị rắn độc cắn và ung thư. Lương y Lai Văn Út tại Rạch Giá, Kiên Giang [17] cũng thường xuyên dùng cỏ Lữ đồng trong các toa thuốc. Thí dụ, để điều trị các bệnh ban, trái, mẫn ngứa, dị ứng gan thì sử dụng toa thuốc có thành phần như sau: Lữ đồng 10g Kim long hoa 20g Long đởm thảo 20g Đậu xăng 10g Nhân trần 20g Cỏ mực 10g Chi tử (quả dành dành) 20g Rau đắng biển 10g 1.2.2.9. Hedyotis verticillata (L.) Lamk - An điền nhám[11] Chữa cảm mạo phát sốt, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm màng tiếp hợp cấp, rắn rết cắn: liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ung thủng, sưng vú, viêm mủ da, eczema, rắn độc cắn, rết cắn: lấy cây tươi giã nát đắp hoặc nấu nước rửa. 1.2.2.10. Hedyotis pinifolia Wall ex G. Don – Bòi ngòi lá thông [6] Cây bòi ngòi lá thông có tác dụng kháng sinh, giảm đau. Ở Trung Quốc, cây được dùng để trị bệnh cam tích trẻ em và đòn ngã tổn thương. Ở Malaysia, người ta dùng cây làm thuốc đắp các chỗ đau trên cơ thể. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 7 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC 1.3.1. Nghiên cứu về hóa học trên cây Hedyotis tenelliflora Blume Năm 2005, Jing – Feng Zhao và cộng sự[34] đã cô lập từ rễ cây Hedyotis tenelliflora Blume được hai iridoid mới là teneosid A và teneosid B, cùng với hai iridoid đã biết là deacetylasperulosid và scandosid metyl ester. 1.3.2. Nghiên cứu về hóa học trên cây một số cây cùng chi 1.3.2.1. Hedyotis acutangula Champ. ex Benth – An điền cạnh nhọn Nghiên cứu thành phần hóa học trên cây Hedyotis acutangula, Nguyễn Minh Phương và cộng sự[17] đã tìm thấy các hợp chất sau: taraxerol, β-sitosterol, olean-12-en-3β,28,29-triol, acid ursolic, acid oleanolic, stigmasterol và phytosterol. 1.3.2.2. Hedyotis affinni Năm 1972, Grant và Lorents[17] đã cô lập từ cây Hedyotis affinni các hợp chất polypeptid, 5-hydroxytryptamin (serotonin) và tetrametylputrescin. 1.3.2.3. Hedyotis auricularia L.[17, 19, 49] – An điền tai, cỏ đồng tiền Cây Hedyotis auricularia có chứa các hợp chất stigmasterol, β-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic, auricularin, stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranosid, 1’-deoxy-6’-O-(1-hydroxymetyl-2-hydroxy-1-metoxy)etylglucopyranosid, 1’-O-etyl-β-D-galactopyranosid, 3,7,2',4'-tetrametoxy-5-hydroxyflavon, naringenin (5,7,4'-trihydroxyflavanon) và 3,7,2',4'-tetrametoxy-5-hydroxyflavon. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 8 1.3.2.4. Hedyotis biflora (L.) Lam[15,17]- An điền hai hoa Cây Hedyotis biflora có chứa β-sitosterol, γ-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic, acid fumaric, protopin, đường galactose, đường glucose, đường fructose, spergulacin, β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid, stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranosid, stigmast-3β,5α,6β-triol, philonotisflavon 7-O-[4""-O-β- D-galactopyranosyl]-β-D-glucopyranosid, 1,5,6-trimetoxy-2-hydroxy-9,10- antraquinon, acid 3β,6β-dihydroxyoleanolic, 1-etoxy-2α-L-arabinopyranosyl-3α-D- glucopyranosylpropan và (4E,8Z)-1-O-β-D-glucopyranosyl-2-(2’- hydroxyhexadecanoylmino)nonadeca-4,8-dien-3-ol. 1.3.2.5. Hedyotis capitellata var.mollis Pierre ex Pit.[13,41,43,48]–Dạ cẩm, an điền mềm Cây Hedyotis capitellata có chứa các alkaloid β-carboline là (-)-isocyclocapitelline, (+)-cyclocapitelline và isochrysotricine. 1.3.2.6. Hedyotis chrysotricha [32,33,47] Cây Hedyotis chrysotricha có chứa chrysotricine, asperulosid, scandosid metyl ester, acid asperulosidic, acid deacetyl asperulosidic, loganin, deacetyl asperulosid, acetyl scandosid metyl ester, 6β-hydroxygenipin, hedyosid, 6'-acetylasperulosid, acid asperulosidic etyl ester và 6’-acetyl deacetylasperulosid. 1.3.2.7. Hedyotis corymbosa (L.) Lam[10,25,30,45,46] – Cóc mẵn Hedyotis corymbosa có chứa các hợp chất sau: stigmasterol, γ -sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic, geniposid, asperulosid, deacetylasperulosid, acid asperulosidic, acid deacetyl asperulosidic, acid deacetylasperulosidic metyl ester (6α-hydroxygeniposid), acid 10-O-benzoyldeacetylasperulosidic metyl ester, 10-O- benzoylscandosid metyl ester, scandosid metyl ester, 10-O-p-coumaroylscandosid metyl ester và 10-O-p-hydroxybenzoylscandosid metyl ester . Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 9 1.3.2.8. Hedyotis crassifolia A. DC[12] – An điền lá dày Cây Hedyotis crassifolia có chứa các hợp chất 3β-hydroxyurs-11-en-28(13)- lacton, acid sumaresinolic, acid 3α,13β-dihydroxyurs-11-en-28-oic và β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid. 1.3.2.9. Hedyotis dichotoma Koen. Ex Roth – An điền lưỡng phân Rễ cây Hedyotis dichotoma [18,24] có chứa hai hợp chất: 1,4-dihydroxy-2,3- dimetoxyantraquinon và 9-hydroxy-2,3-dimetoxy-1,4-antraquinon. Năm 2009, Ngô Thị Thùy Dương[7] đã cô lập được các hợp chất: (22E)-5α- stigmasta-7,22-dien-3β-ol, 2,5-dimetoxy-1,4-benzoquinon, acid 4-hydroxy-3- metoxybenzoic, (22E)-5α-stigmasta-7,22-dien 3-O-β-D-glucopyranosid (22E)-5α- poriferasta-7,22-dien 3-O-β-D-glucopyranosid, D-(+)-pinitol, (6R,9S)-roseoside và acid 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)- α-L-arabinopyranosyl]-30-norolean-12,20(29)-dien-28-oic. 1.3.2.10. Hedyotis diffusa Willd [17] – Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, bạch hoa xà thiệt thảo Cây Hedyotis diffusa có chứa một số hợp chất hữu cơ như: stigmasterol, γ-sitosterol, β-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic[30], asperulosid, 2,3-dimetoxy- 6-metylantraquinon, 3-hydroxy-2-metyl-1-metoxyantraquinon[3,50], kaempferol 3-O- [6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosid, quercetin 3- O-[(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosid, quercetin 3- O-[(6-O-E-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosid, kaempferol 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosid, quercetin 3- O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosid, 6-O-p-metoxycinamoyl scandosid metyl ester, 6-O-p-coumaroylscandosid metyl ester, 6-O- feruloylscandosid metyl ester và β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid[29,42,54]. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 10 1.3.2.11. Hedyotis hedyotidea (DC.) Hand. Marr.[31] Cây Hedyotis hedyotidea có chứa acid deacetylasperulosidic etyl ester, hedyotosid, acid asperulosidic, asperulosid và deacetylasperulosid. 1.3.2.12. Hedyotis herbacea L.[17, 23] – An điền cỏ Cây Hedyotis herbacea có chứa các hợp chất: α-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, 1,4-dihydroxy-2,3-dimetoxyantraquinon, 1,4-dihydroxy-2- hydroxymetylantraquinon, 10-hydroxy-2-hydroxymetyl-1,4-antraquinon và 9-hydroxy-2,3-dimetoxy-1,4-antraquinon[22]. 1.3.2.13. Hedyotis heynii R. Br[1, 17] – Cỏ lữ đồng Cây Hedyotis heynii có chứa các hợp chất stigmasterol, β-sitosterol, acid ursolic, acid oleanolic và β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid. 1.3.2.14. Hedyotis lawsoniae[17, 36] Lá và thân cây Hedyotis lawsoniae có chứa 19 hợp chất acid triterpen trong số đó có acid 3,24-dihydroxyurs-12-en-28-oic, acid 2,3,24-trihydroxyurs-12-en-28- oic và acid 3,23-dihydroxyurs-12-en-28-oic. 1.3.2.15. Hedyotis lindleyana Hook.[17, 52] – An điền Lindley Cây Hedyotis lindleyana có chứa kaempferol 3-O-arabinopyranosid, kaempferol 3-O-rutinosid, 3’,4’,5’,6,7,8-hexametoxyflavon và 4’-hydroxy- 3’,5’,5,6,7-pentametoxyflavon. 1.3.2.16. Hedyotis lineata Roxb. [11] – An điền lằn Cây Hedyotis lineata có chứa: stigmasterol, 3,5,6-trimetyl-2-(3-hydroxy- 3',7',11',14'-tetrametyl)pentadecylbenzoquinon, 3β-hydroxyurs-12-en-28-al, 4-hydroxy-3,5-dimetoxybenzaldehyd, 4-hydroxybenzaldehyd, acid 3β-acetoxy-19- hydroxyurs-12-en-28-oic, hỗn hợp acid ursolic và acid oleanolic và stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranosid. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 11 1.3.2.17. Hedyotis merguensis Hook. f.[14] – Răm núi Năm 2009 Thái Hoàng Minh đã cô lập được từ cây răm núi các hợp chất : stigmasterol, β–sitosterol, acid ursolic, β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid, acid 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl]oleanolic, β-D-glucopyranosyl 3-O-β-D-glucopyranosyloleanoat, β-D-glucopyranosyl 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl]oleanoat, acid 3-O-{[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)]- β-D-glucopyranosyl}oleanolic, acid 3-O-{[α-L-rhamnospyranosyl-(1→2)- β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosyl}- -oleanolic và β-D-xylopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl]oleanoat. 1.3.2.18 Hedyotis microcephala Pierre ex Pit. [5]-An điền đầu nhỏ Các bộ phận thân, lá, rễ của cây Hedyotis microcephala có chứa các hợp chất: hỗn hợp stigmasterol và β–sitosterol, acid ursolic, 5–hydroxymetylfurfural, acid 3–O–β–D–glucopyranosyloleannolic, etyl 1’–O–β–D–glucopyranosid, β–sitosterol 3–β–O–D–glucopyranosid và acid 3–O–[α–L–rhamnopyranosyl–(1→3)– β–D–glucopyranosyl]oleanolic. 1.3.2.19. Hedyotis nigricans L.[17]- Hoa kim cương Các bộ phận trên mặt đất của cây Hedyotis nigricans có chứa các hợp chất: stigmasterol, α-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, primuletin (hay 5-hydroxyflavon), chrysin (hay 5,7-dihydroxyflavon), luteolin (hay 5,7,3',4'- tetrahydroxyflavon), biochanin A (hay 5,7-dihydroxy-4'-metoxyisoflavon) và arbutin (hay 1-O-p-hydroxybenzen-β-D-glucopyranosid). 1.3.2.20. Hedyotis nudicaulis [40] Từ cao n-butanol của cây Hedyotis nudicaulis có chứa: β-D-glucopyranosyl 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→3)-α-L-arabinopyranosyl]-30-norolean-12,20(29)- Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 12 dien-28-oat, β-D-glucopyranosyl 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→3)-α-L- arabinopyranosyl]oleanoat và β-D-glucopyranosyl 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl- (1→2)-α-L-arabinopyranosyl-(3→1)-β-D-glucopyranosyl]oleanoat. 1.3.2.21. Hedyotis pinifolia Wall. ex G. Don.[6]- An điền lá thông, bòi ngòi lá thông Các bộ phận trên mặt đất của cây Hedyotis pinifolia có chứa các hợp chất: phytol, hỗn hợp stigmasterol và β-sitosterol, hỗn hợp acid ursolic và acid oleanolic, 2α,3β,23-trihydroxyolean-12-en, 1,6-dihydroxy-7-metoxy-2- metylantraquinon, 1,6-dihydroxy-2-metylantraquinon, hỗn hợp 3,6-dihydroxy-2- metylantraquinon và 1,3,6-trihydroxy-2-metylantraquinon, β-sitosterol 3-O-β-D- glucopyranosid và 4-O-[3-hydroxy-2(dihydroxymetylmetyloxy)]propyl-α-L- rhamnopyranose. 1.3.2.22. Hedyotis pressa Pierre ex. – An điền sát Từ cây Hedyotis pressa, Lại Thị Kim Dung[4] đã cô lập được các flavonoid như: amentoflavon, 3,5,7,4’-tetrahydroxyflavon 3-O-β-D-glucopyranosid và 3,5,7,4’-tetrahydroxyflavon. 1.3.2.23. Hedyotis retrorsa Boiss[17, 51] Cây Hedyotis retrorsa có chứa các hợp chất β-sitosterol, hederagenin và β- sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid. 1.3.2.24. Hedyotis symplociformis (Pit.) Phamhoang[16]- An điền dung Các bộ phận trên mặt đất của cây Hedyotis symplociformis có chứa các hợp chất: etyl (19Z,22Z)-heptacosa-19,22-dienoat, triacontanol, hỗn hợp stigmasterol và β-sitosterol, hỗn hợp acid ursolic và acid oleanolic, vanilin, acid 3β,13β- dihydroxyurs-11-en-28-oic, β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid, kaempferol 3,7- O-di[α-L-rhamnopyranosid] và etyl 1’-β-D-glucopyranosid. Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 13 Cấu trúc hóa học của một số chất cô lập được từ những cây thuộc chi Hedyotis được trình bày như sau: ∗ Các steroid trong chi Hedyotis Stigmasterol (22E)-5α-Stigmasta-7,22- Stigmast-3β,5α,6β- triol β-Sitosterol dien-3β-ol β-Sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid Stigmasterol 3-O-β-D-glucopyranosid (22E)-5α-Stigmasta-7,22-dien 3-O-β-D-glucopyranosid (22E)-5α-Poriferasta-7,22-dien 3-O-β-D-glucopyranosid ∗ Diterpen có trong chi Hedyotis Phytol ∗ Các triterpen có trong chi Hedyotis α-Amyrin 3β-Hydroxyurs-12- en-28-al Acid ursolic Acid 3β,24-dihyroxyurs- 12-en-28-oic Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 14 Acid 3α,15β-dihydroxyurs- 11-en-28-oic Acid 3β-acetoxy- 19-hydroxyurs-12-en-28-oic Acid 3β,13β-dihydroxyurs- 11-en-28-oic Acid 2α,3β,24- Acid 3β,23-dihydroxy- 3β-Hydroxyurs- trihydroxyurs- 12-en-28-oic -urs-12-en-28-oic 11-en-28(13)-lacton β-Amyrin Acid oleanolic Olean-12-en-3β,28,29-triol Hederagenin COOH HO OH Acid sumaresinolic 2α,3β,23- Trihydroxyolean-12-en Acid 3-O-β-D-glucopyranosyloleanolic Acid 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)- β-D-glucopyranosyloleanolic Acid 3-O-{[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-[β-D- glucopyranosyl-(1→3)]- β-D-glucopyranosyl}oleanolic Hedyotis tenelliflora Blume Tổng quan Nguyễn Phúc Đảm Trang 15 Acid 3-O-{[α-L-rhamnospyranosyl- (1→2)-β-D-glucopyranosyl-(1→4)]- [β-D-glucopyranosyl-(1→2)]- β-D-glucopyranosyl}oleanolic β-D-Glucopyranosyl 3-O-β-D-glucopyrano

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6.pdf
  • pdf0.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf11.pdf
Luận văn liên quan