Luận văn Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố Bạc Liêu

Diện tích nuôi tôm ởBạc Liêu trong những năm gần đây có xu hướng tăng, làm cho môi trường ngày càng xấu đi là điều kiện thuận lợi đểdịch bệnh lây lan khó kiểm soát, do đó vấn đề:“ Sửdụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ởThành phố Bạc Liêu“ đã được thực hiện từtháng 3 đến tháng 5 năm 2011. Đềtài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộnuôi tôm sú thâm canh, theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung vềtình hình sửdụng thuốc và hóa trong nuôi tôm. Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân thảnuôi 2 vụ/năm, 100% sốhộthảnuôi vụ 1, 90% sốhộthảvụ2. Phần lớn người dân nuôi tôm đều ở độtuổi trung niên chiếm 76,6%. Kinh nghiệm nuôi trên 9 năm chiếm 40%, kinh nghiệm nuôi 6 - 9 năm và nhỏ hơn 6 năm chiếm 30%, đa sốngười dân nuôi theo kinh nghiệm chiếm 87%. Lao động tham gia sản xuất trong đó lao động gia đình chiếm 60%, lao động thuê chiếm 40%. Diện tích nuôi tôm sú bình quân 1,4±1,57 ha/hộ, tỷlệao lắng/ao nuôi trung bình là 0,32±0,24 ha/hộvà 67% hộnuôi có sửdụng ao lắng. Tôm sú giống được hộdân chọn nuôi chủ y ếu ở PL 15 chiếm 90% và phần lớn con giống được mua ở địa phương chiếm 60%. Mật độtrung bình trong nuôi tôm là 20,7±3,84 con/m 2 , tỷlệsống trung bình 50±19%, năng suất bình quân 3,33±1,18 tấn/ha. Có 5 loại thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm sú, Laone chiếm cao nhất 56,6%. Nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 309±81,4 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 235±166 triệu đồng/ha/vụ, tỷsuất lợi nhuận khoảng 0,75±0,44. Kết quả điều tra cho thấy, mô hình nuôi tôm sú thâm canh tồn tại các loại bệnh như: bệnh môi trường (chiếm 33%), bệnh gan (17%), đóng rong (17%), đường ruột (10%) và một sốbệnh khác. Trong các loại hóa chất chuyên dùng cải tạo ao thì thuốc trừsâu vẫn được sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ thấp 3,3%, có 6 sản phẩm thuộc nhóm diệt khuẩn, 8 sản phẩm thuộc nhóm phòng trừdịch bệnh – hai nhóm này chiếm tỷlệcao nhất và 4 sản phẩm thuộc nhóm ổn định môi trường. Trong các sản phẩm thuộc nhóm CPSH thì nhóm phân hủy mùn bã hữu cơcó 20 sản phẩm thương mại, nhóm TABS có 15 sản phẩm thương mại, nhóm miễn dịch có một sản phẩm và nhóm gây màu có 3 sản phẩm. Các sản phẩm thuộc thuộc nhóm vitamin C, lipid, khoáng, premix có 17 sản phẩm thương mại.

pdf59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở thành phố Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU Sinh viên thực hiện LÊ KIỀU LAM MSSV: 0753040046 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ KIỀU LAM MSSV: 0753040046 LỚP: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 3 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Tạ Văn Phương - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K2 đã tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! LÊ KIỀU LAM 4 CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. LÊ KIỀU LAM Cần thơ, ngày......tháng.....năm 2011 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTTS Nuôi trồng thủy sản ĐBSCL Đồng băng sông Cửu Long FAO Tổ chức Nông Lương Thới Giới CPSH Chế phẩm sinh học GESAMP Jiont Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Enviromental Protection USD Đô la Mỹ AL Âm lịch 6 TÓM TẮT Diện tích nuôi tôm ở Bạc Liêu trong những năm gần đây có xu hướng tăng, làm cho môi trường ngày càng xấu đi là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lây lan khó kiểm soát, do đó vấn đề:“ Sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh ở Thành phố Bạc Liêu“ đã được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh, theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về tình hình sử dụng thuốc và hóa trong nuôi tôm. Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân thả nuôi 2 vụ/năm, 100% số hộ thả nuôi vụ 1, 90% số hộ thả vụ 2. Phần lớn người dân nuôi tôm đều ở độ tuổi trung niên chiếm 76,6%. Kinh nghiệm nuôi trên 9 năm chiếm 40%, kinh nghiệm nuôi 6 - 9 năm và nhỏ hơn 6 năm chiếm 30%, đa số người dân nuôi theo kinh nghiệm chiếm 87%. Lao động tham gia sản xuất trong đó lao động gia đình chiếm 60%, lao động thuê chiếm 40%. Diện tích nuôi tôm sú bình quân 1,4±1,57 ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình là 0,32±0,24 ha/hộ và 67% hộ nuôi có sử dụng ao lắng. Tôm sú giống được hộ dân chọn nuôi chủ yếu ở PL 15 chiếm 90% và phần lớn con giống được mua ở địa phương chiếm 60%. Mật độ trung bình trong nuôi tôm là 20,7±3,84 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 50±19%, năng suất bình quân 3,33±1,18 tấn/ha. Có 5 loại thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm sú, Laone chiếm cao nhất 56,6%. Nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 309±81,4 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 235±166 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,75±0,44. Kết quả điều tra cho thấy, mô hình nuôi tôm sú thâm canh tồn tại các loại bệnh như: bệnh môi trường (chiếm 33%), bệnh gan (17%), đóng rong (17%), đường ruột (10%) và một số bệnh khác. Trong các loại hóa chất chuyên dùng cải tạo ao thì thuốc trừ sâu vẫn được sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ thấp 3,3%, có 6 sản phẩm thuộc nhóm diệt khuẩn, 8 sản phẩm thuộc nhóm phòng trừ dịch bệnh – hai nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất và 4 sản phẩm thuộc nhóm ổn định môi trường. Trong các sản phẩm thuộc nhóm CPSH thì nhóm phân hủy mùn bã hữu cơ có 20 sản phẩm thương mại, nhóm TABS có 15 sản phẩm thương mại, nhóm miễn dịch có một sản phẩm và nhóm gây màu có 3 sản phẩm. Các sản phẩm thuộc thuộc nhóm vitamin C, lipid, khoáng, premix có 17 sản phẩm thương mại. Từ khóa: Tôm Sú (penaeus monodon), thuốc - hóa chất, bệnh, chế phẩm sinh học. 7 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... i CAM KẾT KẾT QUẢ .......................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................iii TÓM TẮT.......................................................................................................................... iv MỤC LỤC ..........................................................................................................................v DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................vii DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................viii CHƯƠNG I.........................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2 CHƯƠNG II .......................................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................................3 2.1. Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú...................................................3 2.1.1. Tình hình nghề nuôi tôm trên thế giới .......................................................................3 2.1.2. Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam ...................................................................4 2.2. Đặc điểm sinh học tôm sú...........................................................................................5 2.2.1. Phân loại và hình thái ................................................................................................5 2.2.2. Phân bố ......................................................................................................................6 2.2.3. Khả năng thích nghi với môi trường .........................................................................6 2.2.4. Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng.........................................................................7 2.2.5. Sinh trưởng ................................................................................................................8 2.2.6. Sinh sản......................................................................................................................8 2.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Bạc Liêu ............................9 2.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................9 2.3.1.1. Vi trí địa lý..............................................................................................................9 2.3.1.2. Địa hình...................................................................................................................9 2.3.1.3. Khí hậu....................................................................................................................9 2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................................9 2.3.2.1. Tài nguyên đất ........................................................................................................9 2.3.2.2. Tài nguyên rừng....................................................................................................10 2.3.2.3. Tài nguyên biển ....................................................................................................10 2.3.2.4. Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Bạc liêu.......................................................................10 2.4. Sơ lược một số vấn đề về thuốc và hóa chất ..........................................................11 2.4.1. Khái niệm thuốc thú y thủy sản ...............................................................................11 2.4.2. Sơ lược một số loại bệnh và cách phòng trị trên tôm sú .........................................11 2.4.2.1. Các virus gây bệnh gan tụy...................................................................................12 2.4.2.2. Các virus gây chết cấp tính ...................................................................................13 2.4.2.3. Bệnh do vi khuẩn ..................................................................................................14 2.4.2.4. Bệnh do các tác nhân khác....................................................................................17 2.5. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm ở ĐBSCL .........................18 2.5.1. Một số loại thuốc và hóa chất thường sử dụng trong NTTS ...................................18 CHƯƠNG III ...................................................................................................................20 8 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................20 3.1. Thời gian và địa điểm .................................................................................................20 3.2. Vật liệu........................................................................................................................20 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................20 3.3.1. Thu nhập thông tin sơ cấp........................................................................................20 3.3.2. Thu nhập thông tin thứ cấp ......................................................................................20 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...................................................................22 CHƯƠNG IV....................................................................................................................23 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................23 4.1. Khảo sát hiện trạng nuôi tôm công nghiệp ở Bạc Liêu .........................................23 4.1.1. Mùa vụ .....................................................................................................................24 4.1.2. Độ tuổi .....................................................................................................................25 4.1.3. Năm kinh nghiệm nuôi và trình độ chuyên môn .....................................................25 4.1.4. Lao động tham gia sản xuất .....................................................................................26 4.1.5. Tổng diện tích ao nuôi .............................................................................................27 4.1.6. Ao lắng và diện tích ao lắng ....................................................................................28 4.1.7. Phương pháp và thời gian cải tạo ............................................................................28 4.1.8. Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi ............................................................................29 4.1.9. Nguồn giống và giá giống........................................................................................31 4.1.10. Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ...................................................................32 4.1.11. Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất .................................................................34 4.1.12. Chi phí sản xuất trong nuôi tôm công nghiệp tại Thành phố Bạc Liêu.................35 4.1.13. Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi ..............................................................36 4.1.14. Các bệnh thường gập ở tôm nuôi...........................................................................37 4.1.15. Hướng giải quyết của hộ nuôi................................................................................38 4.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm...........................39 4.2.1. Thuốc và hóa chất diệt khuẩn trong cải tạo ao nuôi ................................................39 4.2.2. Nhóm khoáng thiên nhiên........................................................................................40 4.2.3. Nhóm hóa chất quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh.............................................41 4.2.4. Nhóm hóa chất gây màu nước .................................................................................41 4.2.5. Các loại chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn........................................................42 4.2.6. Nhóm chế phẩm sinh học (CPSH)...........................................................................43 CHƯƠNG V .....................................................................................................................45 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................................45 5.1. Kết luận.......................................................................................................................45 5.2. Đề xuất ........................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................46 PHỤ LỤC A....................................................................................................................... A 9 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.2 Báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 31/12/2009 (Sở NN&PTNT Bạc Liêu) ......10 Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm qua 2 năm và kế hoạch năm 2011 .................24 Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu và kế hoạch năm2011.25 Bảng 4.3 Số vụ nuôi tôm của các hộ thả nuôi trong năm ..................................................25 Bảng 4.4 Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ ............................................................................26 Bảng 4.5 Quy mô diện tích nuôi tôm.................................................................................28 Bảng 4.6 Ao lắng và diện tích ao lắng ..............................................................................29 Bảng 4.7 Phân nhóm mật độ thả nuôi của tôm sú .............................................................31 Bảng 4.8 Phân nhóm thức ăn công nghiệp và giá các loại thức ăn ...................................34 Bảng 4.9 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất..............................................................36 Bảng 4.10 Các chi phí trong nuôi tôm sú ..........................................................................38 Bảng 4.11 Hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú thâm canh .................................................39 Bảng 4.12 Thuốc, hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi................................41 Bảng 4.13 Các nhóm khoáng được các hộ sử dụng trong nuôi tôm..................................42 Bảng 4.14 Hóa chất được sử dụng trong quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh ...............42 Bảng 4.15 Các loại hóa chất gây màu nước trong cải tạo ao.............................................43 Bảng 4.16 Tác dụng một số loài vi sinh vật để phân hủy mùn bã hữu cơ ........................45 Bảng 4.17 Tác dụng của một số vi sinh vật bổ sung vào thức ăn......................................45 10 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Tôm sú ..................................................................................................................5 Hình 2.2 Vòng đời của P.monodon theo Motoh (19819) ....................................................8 Hình 4.1 Năm kinh nghiệm nuôi và trình độ chuyên môn trong nuôi tôm thâm canh......27 Hình 4.2 Lao động tham gia sản xuất ................................................................................28 Hình 4.3 Thời gian cải tạo trong nuôi tôm sú....................................................................30 Hình 4.4 Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi .......................................................................32 Hình 4.5 Tỷ lệ nguồn gốc và giá tôm giống được nông hộ thả nuôi .................................33 Hình 4.6 Mối liên hệ giữa hệ số thức ăn và độ đạm..........................................................35 Hình 4.7 Mối quan hệ, tỷ lệ sống và năng suất của tôm sú ...............................................37 Hình 4.8 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi....................................................................40 Hình 4.9 Nhóm vitamin, khoáng, premix và lipid sử dụng trong quá trình nuôi tôm.......44 Hình 4.10 Nhóm chế phẩm sinh học sử dụng trong mô hình nuôi tôm thâm canh ...........46 11 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản có những bước phát triển nhảy vọt và đã được đánh giá là ngành có tiềm năng và triển vọng lớn ở nước ta. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước (Nguyễn Quốc Thịnh, 2006). Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm biển. Nghề nuôi thủy sản nước lợ phát triển rất mạnh mẽ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tôm sú (Penaeus monodon) là loài tôm nước lợ được nuôi phổ biến ở Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau,... Đây là loài có giá trị kinh tế cao, góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, nâng cao đời sống người dân ĐBSCL nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Kể từ năm 2000, chiếm ưu thế trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta trên thị trường quốc tế là các các đối tượng nuôi đặc biệt là tôm sú. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu là các loài nước lợ, kể cả về khối lượng và giá trị. Năm 2002, đã vượt qua con số 2 tỷ đô la, trong đó có đến khoảng 50% sản phẩm là từ tôm sú nuôi. Năm 2005, diện tích nuôi tôm của cả nước là 540.000 ha đạt sản lượng 330.000 tấn trong số này thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 498.233 ha và 259.477 tấn và giá trị xuất khẩu tôm nuôi vượt qua con số 1 tỷ USD/năm (Bộ thủy sản, 2005). Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu tổng số 191.553 tấn tôm, trị giá 1.625 tỉ USD (VIFEP, 2008) đưa tôm trở thành đối tượng thủy sản xuất khẩu có giá trị nhất của nước ta. Con số này đã tăng 18,8% về khối lượng và 7,7% về giá trị so với năm 2007 (Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009). Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm công nghiệp sẽ làm tăng lượng chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm cho vùng nước xung quanh. Hơn nữa chất thải hữu cơ tích tụ và phát tán cũng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh cho tôm nuôi. Vì vậy để khống chế bệnh trong nuôi tôm công nghiệp thì việc dùng thuốc và hoá chất là rất cần thiết. Nhưng biện pháp này cũng gây ra nguy cơ ô nhiễm hoá chất trong môi trường, dư lượng thuốc và hóa chất tồn lưu trong sản phẩm, mất cân bằng sinh thái ao nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng t
Luận văn liên quan