Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh gây ra bởi 4 týp
huyết thanh của vi rút Dengue. Bệnh có xu hướng lan truyền từthành phốlớn đến
thành phốnhỏ, tới các làng mạc, những nơi có véc tơtrung gian, chủyếu là muỗi
Aedes aegypti. Theo quy luật chung, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và
SD/SXHD nói riêng, có một tỉlệnhiễm vi rút thể ẩn, âm thầm lây lan trong cộng
đồng với sốlượng rất lớn, khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng. Sốca
mà ta quan sát, phát hiện được tại các cơsởy tếchỉlà phần nổi của tảng băng về
dịch tễhọc của bệnh.
Hàng năm có khoảng 50 - 100 triệu bệnh nhân SD và 250.000-500.000 bệnh
nhân SD/SXHD được báo cáo trên toàn thếgiới. Riêng ởViệt Nam, trong 6 tháng
đầu năm 2009, cảnước ghi nhận 25.770 trường hợp mắc SD/SXHD, 26 trường hợp
tửvong (chủyếu là trẻem). So với cùng kỳnăm 2008, sốca mắc tăng 25,9%, tử
vong tăng 24% (Nguồn: Cục Y tếdựphòng và môi trường). SD/SXHD có khảnăng
bùng phát thành dịch lớn trong những tháng cuối năm 2009, tỷlệbiến chứng, tử
vong do SXH sẽtiếp tục gia tăng.
Hiện nay chưa có vaccin ngừa và thuốc đặc trịbệnh SD/SXHD, việc điều trị
chỉnhằm nâng sức chống đỡcủa cơthể đối với bệnh và làm giảm các triệu chứng
nguy hiểm. Cách duy nhất đểphòng ngừa là diệt véc tơtrung gian gây bệnh
SD/SXHD-muỗi, đặc biệt hiệu quảkhi diệt mầm gây bệnh ởgiai đoạn lăng quăng
(LQ) sinh sản và phát triển trong các dụng cụchứa nước (DCCN) sạch tại các hộ
gia đình.
Các biện pháp phòng chống véc tơtrung gian gây bệnh trước đây đã được
dùng nhưphương pháp vật lý (dùng lưới mắt nhỏlàm cửa ngăn muỗi, hệthống đèn
diệt muỗi, ), phương pháp hoá học (phun hóa chất, dùng hoá chất trực tiếp ),
phương pháp sinh học (thảcá, vi khuẩn ) với phí tổn cao, gây tác dụng phụkhông
mong muốn.
Hơn nữa, Việt Nam và tất cảcác nước trên thếgiới đều thừa nhận việc sử
dụng hóa chất diệt côn trùng là biện pháp không nên dùng và cần hạn chếtối đa.
Bởi vì, hóa chất làm ô nhiễm môi trường sống, tạo sự đềkháng ngày càng tăng ở
côn trùng truyền bệnh, tác dụng diệt của hóa chất chỉlà tức thời, không bền vững và
thời gian chất tồn lưu dài. Các nghiên cứu của tổchức y tếthếgiới tại nhiều nơi cho
thấy biện pháp phòng chống hiệu quảnhất hiện nay là làm giảm nguồn sinh sản của
véc tơtức làm giảm LQ bằng biện pháp sinh học.
Mesocyclopsspp. là một trong những tác nhân sinh học có hiệu quảcao
trong quá trình tiêu diệt véc tơtrung gian ởgiai đoạn LQ. Khảnăng diệt LQ của
Mesocyclopsspp. rất lớn vì chúng không những ăn mà còn cắn chết LQ Aedestuổi I
khi đã no. Việc sửdụng Mesocyclopsspp. có những ưu điểm sau: khảnăng ăn và
diệt LQ rất tốt, khảnăng sinh sản và tồn tại tốt trong tựnhiên, có sẵn trong các
DCCN sinh hoạt, dễthu thập trong tựnhiên, dễdàng nhân nuôi và phóng thảrộng
rãi, không độc hại, không gây ô nhiễm, ít tốn kém, được người dân chấp nhận,
không cần chi phí thức ăn, thiết bị, bảo quản, vận chuyển.
Nhằm đánh giá hiệu quảcủa loài giáp xác chân chèo Mesocyclopssp. trong
việc tiêu diệt LQ Aedes aegypti đểphòng chống SD/SXHD ởtỉnh Bến Tre, chúng
tôi tiến hành đềtài:
“Khảo sát việc dùng giáp xác chân chèo Mesocyclopssp. diệt lăng quăng Aedes
aegyptiphòng sốt xuất huyết ởtỉnh Bến Tre”
Mục tiêu đềtài
Khảo sát khảnăng diệt lăng quăng (LQ) của muỗi truyền bệnh bằng
Mesocyclops đểgiảm sốca mắc bệnh và tửvong do sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh
Bến Tre.
Nội dung nghiên cứu
1. Khảo sát đặc điểm chủng loại DCCN hiện có và chủng loại DCCN có LQ ở
tỉnh Bến Tre.
2. Điều tra xác định sựhiện diện Mesocyclops sp.trong các DCCN được sử
dụng trong sinh hoạt ởtỉnh Bến Tre.
3. Khảo sát khảnăng diệt LQ truyền bệnh SXH của Mesocyclopssp. thu nhận
từtỉnh Bến Tre.
4. Khảo sát đặc điểm sinh lý, sinh thái của Mesocyclops sp. trong môi trường
nước ởtỉnh Bến Tre.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát việc dùng giáp xác chân mái chèo Mesocyclops SP diệt lăng quăng Aedes Aegypti phòng sốt xuất huyết ở tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LIỆU
PHƯƠNG PHÁP
21
CHƯƠNG 2 - VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mesocyclops sp. được thu nhận từ tỉnh Bến Tre, nhân giống tại phòng Côn
trùng thuộc Khoa Y tế cộng đồng, viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tài
liệu [6, trang 46], một loài Mesocyclops aspericornis phân bố ở tỉnh Bến Tre trong
tổng số 4 loài M. aspercornis, M. thermocyclopoides, M. woutesi, M. pehpeiensis.
Trứng muỗi Aedes aegypti được thu nhận tại phòng Côn trùng thuộc Khoa Y
tế cộng đồng, viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Những dụng cụ cần thiết khi điều tra muỗi trưởng thành
-Ống nghiệm bắt muỗi 18 mm Kimax, USA
-Máy hút muỗi MX-991/U, Fulton, USA.
-Bông gòn không thấm, Việt Nam.
-Kính lúp cầm tay.
-Bảng điều tra véc tơ SD/SXHD và ổ bọ gậy Aedes (xem bảng phụ lục)
-Đèn pin hiệu.
-Sổ ghi chép.
-Nhãn ghi.
-Que đẩy bông.
Hình 2.1. Ống nghiệm bắt muỗi
Hình 2.3. Máy hút muỗi
Hình 2.2. Đèn pin soi muỗi
Hình 2.4. Kính lúp cầm tay
22
2.1.3. Những dụng cụ cần thiết khi điều tra LQ
-Vợt tiêu chuẩn, đường kính 16cm, mắt lưới 200μ.
-Gáo lọc LQ đường kính 14 cm, China.
-Máy đếm bằng tay FH-102, Takanokeiki Co.,
Ltd, Janpan.
-Khay thu thập LQ.
-Cốc định lượng thủy tinh 100 ml Pyrex, USA..
-Pipet thẳng 5 ml, China.
Hình 2.5. Vợt bắt LQ
-Lọ đựng mẫu.
-Túi đựng dụng cụ.
-Lam kính 25,4x76,2 mm, Sail Brand,
China.
-Kẹp 12,5 cm, Saraj, Janpan.
-Glycerin 10 %.
-Cồn 90o
Hình 2.6. Gáo lọc LQ
Hình 2.7. Máy đếm bằng tay Hình 2.8. Khay thu thập LQ
23
2.1.4. Những vật liệu và dụng cụ dùng trong thí nghiệm Mesocyclops sp.
-Đĩa petri thủy tinh 60x15 mm Pyrex, USA.
-Đĩa petri nhựa 60x15 mm Falcon, USA.
-Đĩa petri thuỷ tinh 90x15 mm Kimax, USA.
-Kính lúp SM Z645, Nikon, Janpan.
Hình 2.9. Kẹp 12,5 cm, Saraj, Janpan
Hình 2.10. Lọ đựng mẫu
Hình 2.11. Cốc định lượng
thủy tinh 100 ml
Hình 2.12. Pipet thẳng 5 ml
-Pipette thẳng 5 ml, China.
-Ly nhựa 300 ml, China.
-Cốc thủy tinh 100 ml Pyrex, USA.
-Lúa mạch.
Hình 2.13. Các loại đĩa petri Hình 2.14. Ly nhựa 300 ml
24
2.2. Phương pháp nghiên cứu thường qui của viện Pasteur Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1. Giám sát vectơ
Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại nơi có điều kiện thuận lợi cho sự
sinh sản và phát triển của Aedes aegypti.
Trong đề tài này, chúng tôi điều tra muỗi trưởng thành và xác định ổ LQ
nguồn tiến hành ở 1 xã thử nghiệm và xã đối chứng 4 lần/năm. Mỗi lần điều tra 100
hộ gia đình (phân bổ ngẫu nhiên) trong từng xã, 2 lần (tháng 8 và tháng 11) thực
hiện vào mùa mưa (tháng 6-11), 2 lần (tháng 2 và tháng 5) thực hiện vào mùa khô
(tháng 12-5).
Trong công tác thực địa, điều tra véc tơ 3 tháng một lần. Số nhà điều tra ở xã
thử nghiệm là 100 và ở xã đối chứng là 100 nhà.
Hình 2.15. Kính lúp SM Z645 Hình 2.16. Lúa mạch
25
2.2.1.1. Nơi khảo sát
Chọn hai điểm gồm 1 xã thử nghiệm và 1 xã đối chứng thuộc tỉnh Bến Tre là:
• Xã thử nghiệm: xã Vang Quới Đông (VQĐ), huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
• Xã đối chứng: xã Tân Lợi Thạnh (TLT), huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Hình 2.17. Bản đồ vị trí của xã VQĐ và xã TLT
Vang Quới
Đông
Tân Lợi
Thạnh
Hình2.18. Cảnh quan ở tỉnh Bến Tre
26
2.2.1.2. Điều tra muỗi trưởng thành
Mục đích
So sánh lượng muỗi cái Aedes aegypti tại xã thử nghiệm VQĐ và xã đối
chứng TLT thông qua các chỉ số (chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti cái (DI), chỉ số
nhà có muỗi Aedes aegypti cái (HI)).
Phương pháp
Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đang đậu nghỉ
trong nhà, được áp dụng để đánh giá quần thể muỗi. Ở phương pháp này, người
điều tra soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào
buổi sáng, ở mỗi nhà muỗi bị bắt trong 10-15 phút. Dụng cụ thu mẫu có thể là máy
hút muỗi, ống nghiệm bắt muỗi.
Kỹ thuật bắt muỗi
Kỹ năng và sự cần cù của người bắt muỗi có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả
điều tra. Muỗi được bắt ở nơi tối như: quần áo treo trên mắc, trên lọ cắm hoa, trên
mảnh vải phủ dài, trên chăn màn, thành giường, trên đồ vật sẫm màu ở trong nhà.
Tay trái cầm đèn pin soi tìm từng chỗ, nhẹ nhàng để tránh khua động làm
muỗi bay mất. Khi thấy muỗi, tay phải cầm ống nghiệm nhẹ nhàng úp lên con muỗi
đang đậu miệng ống nghiệm úp thẳng góc áp sát lên mặt đồ vật có muỗi đậu để bắt
muỗi. Muỗi tự động bay lên đáy ống nghiệm, lấy ngón tay trỏ bịt miệng ống rồi lấy
bông đậy nút miệng ống, dùng que đẩy nút bông nghiệm bắt nhốt 3-5 con muỗi.
Muỗi bắt ở mỗi nhà để riêng và ghi nhãn theo quy định.
Tính các chỉ số
• Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI): Là số muỗi cái Aedes aegypti
trung bình trong một gia đình khảo sát.
DI (con/nhà)=
• Chỉ số nhà có muỗi Aedes aegypti (HI) : là tỷ lệ (phần trăm) nhà có muỗi
cái Aedes aegypti trưởng thành.
HI (%)=
Số muỗi cái Aedes aegypti bắt được
Số nhà giám sát
Số nhà có muỗi cái Aedes aegypti x 100%
Số nhà giám sát
27
2.2.1.3. Khảo sát ổ sinh sản của LQ Aedes aegypti
Mục đích
- Khảo sát đặc điểm chủng loại DCCN hiện có và chủng loại DCCN có LQ ở
tỉnh Bến Tre nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi Aedes aegypti ở trong
và xung quanh nhà.
- So sánh lượng LQ Aedes aegypti tại xã thử nghiệm VQĐ và xã đối chứng
TLT thông qua các chỉ số (chỉ số mật độ lăng quăng (DI), chỉ số nhà có LQ Aedes
aegypti (HI), chỉ số dụng cụ chứa nước có LQ Aedes aegypti (CI), chỉ số Breteau
(BI)).
Phương pháp giám sát ổ LQ nguồn
Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng LQ Aedes aegypti
tuổi III-IV trong các chủng loại DCCN khác nhau trong và xung quanh nhà để xác
định nguồn muỗi Aedes aegypti chủ yếu ở địa phương theo mùa trong năm hoặc
theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng
chống véc tơ thích hợp.
Vì cán bộ làm việc trên thực địa thường phải điều tra một số lượng lớn chum
vại chứa nước và sau đó định loại LQ thu thập được, nên chúng tôi dựa vào LQ tuổi
III-IV vì việc định loại dễ dàng hơn so với định loại LQ tuổi I-II. Tỷ lệ chết ở LQ
tuổi I-II cao hơn, vì vậy số lượng LQ có thể không phản ánh được số lượng muỗi
trưởng thành được sinh ra (Southwood và cs 1972). Mặc dù so với LQ tuổi III-IV,
số lượng quăng (nhộng) có mối quan hệ chặt chẽ hơn với số lượng muỗi trưởng
thành, do đó có liên quan chặt chẽ với nguy cơ lan truyền bệnh (Focks và Chadee
1997), nhưng việc định loại quăng (nhộng) khó, phải đợi chúng biến thái thành
muỗi trưởng thành.
Sau khi bắt muỗi thì điều tra LQ bằng cách quan sát, ghi nhận ở toàn bộ
DCCN trong và xung quanh nhà. Nếu điều tra ổ LQ nguồn:
- Đối với DCCN lớn như hồ > 1000 lít hay lu > 200 lít đầy nước phải dùng
vợt tiêu chuẩn (đường kính 16 cm, mắt lưới 200 μm) để thu thập LQ.
28
- Đối với DCCN nhỏ < 50 lít ta lọc lấy hết LQ và đếm số lượng, dụng cụ
điều tra LQ cần là vợt tiêu chuẩn, pipette, gáo lọc LQ.
Hình 2.19. Dùng vợt tiêu chuẩn để thu thập LQ
Hình 2.20. Một số DCCN là nơi sinh sản của LQ Aedes aegypti
Sau khi thu thập LQ từ các DCCN trong và xung quanh nhà của 100 hộ dân
cư vào buổi sáng, làm tiêu bản, quan sát và định loại các loại LQ với các bước:
• Làm chết LQ bằng cồn 90o.
• Ký hiệu tên mẫu (nơi và tên ngườithu mẫu, số thứ tự DCCN) trên lam kính.
• Nhỏ 1 giọt glycerin 10% trên lam kính.
29
• Xếp LQ thẳng hàng trong glycerin trên lam kính.
• Quan sát dưới kính lúp SM Z645.
• Ghi số lượng LQ từng loại vào bảng phân loại LQ.
Hình 2.21. Một số mẫu phân loại LQ trên lam kính
Bảng 2.1. Hệ số quy đổi để xác định giá trị tương đối của LQ bằng phương pháp thu
mẫu khác nhau (pipette, vợt, bẫy phễu) trong các DCCN
Thứ
tự Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
Hệ số
Pipette LQ
Hệ số
vợt LQ
Hệ số bẫy
phễu LQ
1 Box Tank > 500L Hồ vuông >500L 1 16 20
2 Cylindrical Tank > 1000L (CLDRWSS)
Hồ tròn >1000L
CLDRWSS 1 7,9 5
3 Cylindrical Tank > 1000L Hồ tròn >1000L Non- CLDRWSS 1 7,9 5
4 Other tanks Những hồ khác 1 4,5 10
5 UNICEF style Jar > 1000L (CLDRWSS) Hồ unicef CLDRWSS 1 11 5
6 UNICEF Style Jar > 1000L Hồ unicef Non-CLDRWSS 1 11 5
7 Standard Jar > 100L Chum, vại, kiệu >100L 1 2,8 7,4
8 Small Jar < 100L Chum, vại, kiệu <100L 1 2,4 3
9 Well Giếng 1 1 5
10 Bucket Thùng 1 1 1
11 Ant Trap Bẫy kiến 1 1 1
12 Discard Đồ phế thải 1 1 1
13 Flower vase Bình bông 1 1 1
14 Aquarium Bể kính 1 4 10
15 Drum Phuy 1 3,5 3,5
16 Other Khác 1 1 1
30
Tính các chỉ số
• Chỉ số nhà có LQ Aedes aegypti (HI): là tỷ lệ (%) nhà có LQ Aedes
aegypti.
HI (%)=
• Chỉ số dụng cụ chứa nước có LQ Aedes aegypti(CI): là tỷ lệ (%) dụng
cụ chứa nước (DCCN) có LQ Aedes aegypti.
CI (%)=
• Chỉ số Breteau (BI): là tổng số DCCN có LQ Aedes aegypti trong
100 nhà khảo sát. Đôi khi trong thực tế chỉ khảo sát 50 nhà, vậy công thức
chung là
BI =
BI≤5: nguy cơ xảy ra dịch SD/SXHD rất thấp.
5<BI<50: nguy cơ xảy ra dịch SD/SXHD trung bình.
BI≥50: nguy cơ xảy ra dịch SD/SXHD cao.
(Dr Bernard Rouchon 2004)
• Chỉ số DCCN có Mesocyclops sp.: là tổng số DCCN có Mesocyclops
sp. trong tổng số DCCN của 100 nhà điều tra
%DCCN có Mesocyclops sp. =
Số nhà có lăng quăng Aedes aegypti x 100%
Số nhà giám sát
Số DCCN có lăng quăng Aedes aegypti x100%
Tổng số DCCN giám sát
Số DCCN có lăng quăng Aedes aegypti x 100
Số nhà giám sát
Số DCCN có Mesocyclops x 100
Số DCCN
31
2.2.1.4. Nghiên cứu khả năng diệt LQ của Mesocyclops sp. ngoài thực địa (tỉnh
Bến Tre)
Mục đích
Khảo sát khả năng diệt LQ Aedes aegypti của Mesocyclops sp. trong điều
kiện môi trường tự nhiên khi phóng thả trong các DCCN ở xã VQĐ thuộc tỉnh Bến
Tre.
Theo dõi sự tồn tại của Mesocyclops trong điều kiện môi trường tự nhiên khi
phóng thả trong các DCCN tại thực địa.
Phương pháp
Chúng tôi tiến hành điều tra ở 1 xã thử nghiệm 4 lần/năm. Khảo sát xã VQĐ
vào tháng 11 năm 2008; tháng 2, 5, 8 năm 2009.
Mỗi đợt điều tra thực địa gồm 100 nhà phân bố một cách ngẫu nhiên trong 3
ấp ở xã VQĐ. Các điều tra viên được chia thành 10 nhóm nhỏ, mỗi nhóm được
phân công điều tra 10 hộ gia đình. Một nhóm có 2 điều tra viên và 1 cộng tác viên
(CTV) là người của địa phương. Công việc tại hộ gia đình của các thành viên trong
nhóm điều tra được phân công cụ thể: 1 người phỏng vấn theo “bảng điều tra véc tơ
SD/SXHD và ổ bọ gậy Aedes”, 1 người phụ trách điều tra và định loại muỗi và LQ
cùng với sự hỗ trợ của CTV địa phương
Mỗi tháng các CTV theo dõi sự tồn tại, phóng thả Mesocyclops sp. và điều tra ghi
tổng số DCCN lớn có Mesocyclops sp. ở xã VQĐ. Mỗi dụng cụ chứa chừng 1-
1,5m3 (1000-1500 lít) nước chỉ cần thả 30-35 con Mesocyclops.
2.2.2. Nghiên cứu khả năng diệt LQ Aedes aegypti của Mesocyclops sp. trong
phòng thí nghiệm
Mục đích
Khảo sát khả năng diệt LQ Aedes aegypti của Mesocyclops sp. thu nhận từ
tỉnh Bến Tre, trong phòng thí nghiệm Côn trùng thuộc Khoa Y tế cộng đồng ở viện
Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp
32
Mesocyclops sp. thu thập ở thực địa, được nuôi trong phòng thí nghiệm; chọn
một Mesocyclops trưởng thành để thực hiện thử nghiệm.
LQ Aedes aegypti tuổi I: muỗi bắt ở thực địa sau khi định danh và nuôi trong
phòng thí nghiệm, muỗi đẻ trứng, trứng được bảo quản và cho nở cùng một lúc để
có lô LQ tuổi một tương đối đồng nhất.
Thả một Mesocyclops sp. trưởng thành vào 10 đĩa petri thủy tinh, mỗi đĩa có
chứa 30 ml nước máy đã khử Clo với pH 6,5, ở nhiệt độ phòng và 50 LQ Aedes
aegypti tuổi I. Thêm 50 LQ Aedes aegypti tuổi I mỗi ngày trong vòng 5 ngày liên
tục. Việc tính tỉ lệ săn mồi hàng ngày trung bình dựa vào số LQ bị chết và bị ăn thịt.
Những con LQ còn sống được lấy ra hàng ngày và thêm 1 mẻ 50 con vào. Thí
nghiệm đối chứng dùng 10 đĩa petri thủy tinh chỉ chứa LQ Aedes aegypti tuổi I,
không thêm thức ăn trong suốt quá trình thử nghiệm cho bất cứ thí nghiệm nào để
tính tỉ lệ chết có thể có của LQ.
Mỗi ngày đếm xác LQ bị cắn chết và số LQ còn sống trong mỗi cốc, từ đó
suy ra số LQ tuổi I bị ăn thịt. Số LQ bị tiêu diệt là tổng cộng của số LQ bị ăn thịt và
số LQ bị cắn chết trong vòng 24h.
Lô đối chứng: Đếm số LQ bị chết mỗi ngày.
Lập lại thí nghiệm 6 ngày liên tiếp, tính tổng số LQ tuổi I bị tiêu diệt bởi 1
Mesocyclops sp. trong 24 giờ, và tỉ lệ (phần trăm) LQ bị diệt.
Hình 2.24. Trứng muỗi Aedes agypti
ngâm nước để thu LQ tuổi I
33
2.2.3. Nghiên cứu khả năng sinh sản của Mesocyclops sp. trong phòng thí
nghiệm
Mục đích
• Xác định thời gian hình thành lại túi trứng sau khi đẻ của Mesocyclops sp.
cái.
• Xác định thời gian nauplii (I) biến thái thành copepodit (I).
• Xác định thời gian nauplii (I) thành Mesocyclops sp. cái có túi trứng lần
đầu.
• Số lượng nauplii do 1 con cái sinh ra sau 1 lần rụng trứng.
• Số lần túi trứng hình thành đối với 1 con Mesocyclops sp. cái.
• Tỉ lệ (%) copepodit (I) hình thành từ nauplii (I).
Phương pháp
Thả một Mesocyclops sp. cái vào đĩa petri thủy tinh chứa 30 ml nước máy đã
khử Clo với pH 6,5, ở nhiệt độ phòng. Đĩa petri có chứa lúa mạch làm nguồn thức
ăn cho Mesocyclops. Theo dõi thí nghiệm để tách Mesocyclops cái ngay sau khi đẻ
để tránh trường hợp Mesocyclops cái ăn thịt ấu trùng. Thêm nước đã khử Clo và
thức ăn trong quá trình quan sát.
Hình 2.25. Mesocyclops sp. bắt LQ Aedes aegypti
tuổi I (20X) trong phòng thí nghiệm
34
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
-Thống kê và xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 12.0.
-Xử lý số liệu côn trùng bằng phần mềm Vector productivity data calculator
(version 5.0) và hệ thống mạng http:// www.dengue.qimr.edu.au.
-Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003.
Hình 2.22. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khả năng
sinh sản của Mesocyclops sp. trong phòng thí
Hình 2.23. Mesocyclops sp. mang túi trứng
(50X) trong phòng thí nghiệm