Nghiên cứu về ngƣời Mông cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu, trong quá trình làm luận văn tác giả đã tiếp cận các công trình sau:
Công trình Lịch sử người Mèo do F.Savina viết năm 1924 (Trƣơng Thị
Thọ và Đỗ Trọng Quang dịch), đã cho thấy những nét cơ bản về đời sống
kinh tế, văn hóa của ngƣời Mông trong quá trình sinh sống và chống lại các
thế lực bành trƣớng Trung Hoa trong lịch sử.
Công trình ''Các dân tộc ít người ở Việt Nam", xuất bản năm 1978, của
Viện Dân tộc học đã trình bày khái quát về văn hóa các dân tộc ít ngƣời trong
đó dân tộc Mông ở Hà Giang đƣợc đề cập tới nhƣ một điển hình cho dân tộc
Mông nói chung trên cả nƣớc .
Công trình ''Dân tộc Mông ở Việt Nam" của tác giả Cƣ Hoa Vần - Hoàng
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 1994, đã cho thấy một cách tổng thể về dân
tộc Mông ở Việt Nam từ nguồn gốc lịch sử cho tới tên gọi, đời sống kinh tế, vật
chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ xã hội.
Văn hóa ngƣời Mông ở địa bàn tác giả nghiên cứu đã đƣợc đề cập khá đầy
đủ chi tiết trong các công trình ''Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang" ,
Hùng Đình Quý, Nxb Sở văn hóa - Thông tin Hà Giang, năm 1994; ''Văn hóa
dân tộc Mông Hà Giang" của tác giả Trƣờng Lƣu và Hùng Đình, Sở văn hóa -Thông tin - Thể thao Hà Giang xuất bản năm 1996. Hai công trình này đã
trình bày khá rõ nét đời sống văn hóa của ngƣời Mông trên địa bàn Hà Giang.
Khóa luận tốt nghiệp: ''Công cụ lao động truyền thống trong tập quán
canh tác của người Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang'' của Trần Thạch
Hằng - sinh viên khoa lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, năm
(2005) đã cung cấp những tƣ liệu thực tế về tập quán canh tác cũng nhƣ việc
sử dụng công cụ nói riêng của ngƣời Mông ở huyện Mèo Vạc.
91 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thủy
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào
khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lêi c¶m ¬n
Tôi xin bày tổ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thuỷ đã tận
tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy cô giáo, cán bộ
khoa lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bắc Mê, Phòng Văn hoá thông tin
huyện, UBND các xã (Yên Cường, Thượng Tân, Minh Sơn…), các già làng,
trưởng bản đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của bạn bè đồng
nghiệp trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hồng Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Hà Giang có đông dân
tộc Mông. Đây là một tộc ngƣời có nền văn hoá phong phú, đa dạng và đặc
sắc bởi kho tàng tri thức dân gian. Trong đó có hệ thống tri thức về sản xuất
nông nghiệp. Hệ thống kiến thức này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thế hệ
ngƣời Mông, giúp họ chống đỡ sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi cao để
tồn tại và trở thành dân tộc có số dân đông nhất ở Hà Giang nói chung và ở Bắc
Mê nói riêng.
Sinh sống chủ yếu trên vùng núi đá, cả cuộc đời đƣợc núi đá bao bọc,“sống
trên đá, chết nằm trong đá”, nên ngƣời Mông Bắc Mê có những hiểu biết sâu
sắc về tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp, từ cách chọn đất canh tác, giống
cây trồng, vật nuôi đến chăm sóc, thu hoạch đều phù hợp với điều kiện tự nhiên
nơi đây. Sự tồn tại của họ cùng với những ruộng lúa nƣơng ngô trên đỉnh núi đã
ghi nhận những nỗ lực và những sáng tạo to lớn của cả cộng đồng trong việc hòa
nhập với thiên nhiên.
Trải qua quá trình lao động sản xuất lâu dài, ngƣời Mông Bắc Mê đã tích
lũy đƣợc những kinh nghiệm dân gian quý báu. Vì vậy, việc nghiên cứu và
bảo tồn nó rất cần thiết và hữu ích cho các nhà khoa học trong việc nhận thức
đúng đắn hơn về những nguyên tắc, thói quen trong sản xuất để kết hợp với
kiến thức khoa học một cách có hiệu quả.
Từ những nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài ''Kiến thức bản địa
trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang"
với mong muốn tìm hiểu về văn hóa Mông ở quê hƣơng mình và bƣớc đầu tìm
ra những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế trong sản xuất nông nghiệp để giúp ngƣời
Mông nơi đây vƣơn lên xóa đói giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngƣời Mông cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu, trong quá trình làm luận văn tác giả đã tiếp cận các công trình sau:
Công trình Lịch sử người Mèo do F.Savina viết năm 1924 (Trƣơng Thị
Thọ và Đỗ Trọng Quang dịch), đã cho thấy những nét cơ bản về đời sống
kinh tế, văn hóa của ngƣời Mông trong quá trình sinh sống và chống lại các
thế lực bành trƣớng Trung Hoa trong lịch sử.
Công trình ''Các dân tộc ít người ở Việt Nam", xuất bản năm 1978, của
Viện Dân tộc học đã trình bày khái quát về văn hóa các dân tộc ít ngƣời trong
đó dân tộc Mông ở Hà Giang đƣợc đề cập tới nhƣ một điển hình cho dân tộc
Mông nói chung trên cả nƣớc .
Công trình ''Dân tộc Mông ở Việt Nam" của tác giả Cƣ Hoa Vần - Hoàng
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 1994, đã cho thấy một cách tổng thể về dân
tộc Mông ở Việt Nam từ nguồn gốc lịch sử cho tới tên gọi, đời sống kinh tế, vật
chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ xã hội.
Văn hóa ngƣời Mông ở địa bàn tác giả nghiên cứu đã đƣợc đề cập khá đầy
đủ chi tiết trong các công trình ''Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang",
Hùng Đình Quý, Nxb Sở văn hóa - Thông tin Hà Giang, năm 1994; ''Văn hóa
dân tộc Mông Hà Giang" của tác giả Trƣờng Lƣu và Hùng Đình, Sở văn hóa -
Thông tin - Thể thao Hà Giang xuất bản năm 1996. Hai công trình này đã
trình bày khá rõ nét đời sống văn hóa của ngƣời Mông trên địa bàn Hà Giang.
Khóa luận tốt nghiệp: ''Công cụ lao động truyền thống trong tập quán
canh tác của người Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang'' của Trần Thạch
Hằng - sinh viên khoa lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, năm
(2005) đã cung cấp những tƣ liệu thực tế về tập quán canh tác cũng nhƣ việc
sử dụng công cụ nói riêng của ngƣời Mông ở huyện Mèo Vạc. Mặc dù công
trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu loại hình công cụ đối với việc hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
thành tập quán canh tác, nhƣng luận văn giúp cho tác giả trong việc tìm thấy
những nét tƣơng đồng trong tập quán canh tác của đồng bào Mông ở huyện
Bắc Mê nói riêng và ở Hà Giang nói chung.
Công trình “Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền
thống và hiện tại” (2005) do Vƣơng Duy Quang viết đƣợc Nxb Văn hoá
Thông tin và Viện Văn hoá xuất bản đã giới thiệu khái quát lịch sử di cƣ, địa
vực cƣ trú và tộc danh của ngƣời Mông ở Việt Nam. Tác giả cuốn sách cũng
đã đề cập những nét chung về đời sống kinh tế và đời sống xã hội của ngƣời
Mông nói chung.
Công trình “Miêu tộc giản chí hợp biên”(quyển thượng)(2007), Trần
Hữu Tiệp dịch, đã cung cấp cho tác giả nhƣng cứ liệu quan trọng về nguồn
gốc lịch sử, địa bàn cƣ trú, đời sống kinh tế, văn hoá chính trị của ngƣời
Mông trong lịch sử trƣớc khi di cƣ vào Việt Nam.
Công trình ''Các dân tộc ở Hà Giang'' do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Giang xuất bản tại Nxb Thế giới, năm 2008, đã phác thảo những nét khái
quát về đời sống vật chất, nhƣ tinh thần của ngƣời Mông ở địa phƣơng Hà
Gianng trong tính đa dạng của nhiều dân tộc khác.
Công trình“Một số tài liệu sưu tầm về người HMông ở Việt Nam” do
Phạm Quang Linh, Hoàng Phƣơng Mai thực hiện đƣợc Viện Dân tộc học xuất
bản năm 2008, đã cơ bản giới thiệu những kinh nghiệm sử dụng đất nông
nghiệp của ngƣời Hmông và hiện trạng sử dụng đất nƣơng rẫy của nhóm
Hmông trắng ở làng Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La. Là nguồn tƣ liệu quý giá giúp tác giả có cái nhìn tƣơng quan so sánh với
những kiến thức bản địa của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Các công trình trên đây đã cung cấp cho tác giả những hiếu biết cơ bản
về ngƣời Mông và nền văn hóa của họ. Đồng thời gợi mở cho tác giả việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
nghiên cứu về những kiến thức bản địa của ngƣời Mông ở một địa phƣơng cụ
thể là huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tƣợng
Sống trên vùng núi cao, cƣ trú và canh tác chủ yếu trên núi đá, đòi hỏi
ngƣời Mông phải có một hệ thống kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống này trong sản xuất nông nghiệp của
ngƣời Mông ở Bắc Mê.
3.2 Mục đích
Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo, có nhiều dân tộc anh em sinh sống.
Trong đó ngƣời Mông chiếm một thành phần đông đảo trong tổng số dân cƣ ở
đây. Việc nghiên cứu những kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp không
những bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông mà còn giúp cho nhà
khoa học hợp tác với đồng bào ở đây trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, vƣơn lên xóa đói giảm nghèo.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và về ngƣời Mông ở Bắc Mê
- Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về kiến thức bản địa và vai trò của
kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp, đề tài làm rõ hệ thống kiến thức
bản địa về cách chọn đất trồng, giống cây, vật nuôi, lịch nông vụ, cách lựa
chọn công cụ thích hợp, thu hoạch, bảo quản và sản xuất hàng hóa của ngƣờ i
Mông ở Bắc Mê.
- Tìm hiểu những yếu tố nội sinh và ngoại sinh làm biến đổi kiến thức
bản địa và đánh giá tính tích cực của những kinh nghiệm dân gian trong sản
xuất của ngƣời Mông ở Hà Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy tính tích cực của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp
của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ở huyện Bắc Mê ngƣời Mông chủ yếu cƣ trú tại các xã
Phiêng Luông,Thƣợng Tân, Minh Sơn, Yên Cƣờng. Đề tài tập trung nghiên
cứu ở địa bàn các xã này, đặc biệt chú ý tới các thôn bản có tỷ lệ ngƣời Mông
lớn hơn so với các dân tộc khác ở địa bàn.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tính bản địa trong sản xuất nông nghiệp
của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê trong truyền thống và hiện tại.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Tài liệu thành văn: Các công trình nghiên cứu về lịch sử, lịch sử Đảng
bộ, văn hóa tộc ngƣời của tỉnh Hà Giang nói chung và Bắc Mê nói riêng.
- Tài liệu điền dã dân tộc học: Thông qua việc đi vào điều tra xã hội học,
quan sát, phỏng vấn đồng bào ngƣời Mông sinh sống nhƣ ở các thôn bản
thuộc các xã Yên Cƣờng, Thƣợng Tân, Minh Sơn, Phiêng Luông để thu thập
các tài liệu chân thực giúp ích cho quá trình hoàn thành luận văn.
Dựa vào nguồn tài liệu trên tác giả sử dụng phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic nhằm tìm hiểu hoàn cảnh
nảy sinh kinh nghiệm, những diễn biến và phát triển kinh nghiệm trong sản
xuất trên cơ sở đó loại trừ những kinh nghiệm mang tính chất gia đình để tìm
ra những kinh nghiệm chung trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông
sinh sống trong địa bàn huyện Bắc Mê.
- Phƣơng pháp điền dã dân tộc học: Phƣơng pháp này thực hiện các công
việc nhƣ quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, khai thác các nguồn tƣ liệu
thống kê lập phiếu điều tra... giúp cho tác giả có số liệu chân thực nhất phục
vụ cho đề tài.
Ngoài các phƣơng pháp trên tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phân
tích, so sánh, tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp
từ trong truyền thống và hiện tại, đề tài tìm hiểu những nét đặc trƣng trong
sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Đề tài thực hiện thành công có thể giúp ích cho việc cộng tác giữa các
cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học trong việc ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê.
6. Cấu trúc của đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đƣợc xây dựng thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang
Chƣơng 2: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời
Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang trong truyền thống
Chƣơng 3: Những biến đổi của kiến thức bản địa trong sản xuất nông
nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê tỉnh Hà Giang hiện nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Năm 1891, tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập, huyện Bắc Mê ngày nay là
vùng đất thuộc 2 trong số 5 tổng của Châu Vị Xuyên với tên gọi là Tổng Yên
Phú và Tổng Yên Định. Trƣớc năm 1945, Tổng Yên Phú có các xã Yên Phú,
Phú Nam, Lạc Nông, Đƣờng Âm, Thanh Lƣơng, Tổng Yên Định có các xã
Yên Định, Tùng Bá, Minh Tân, Thuận Hòa.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiểu khu Bắc Mê đƣợc thành
lập thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Năm 1984, huyện Bắc Mê (thuộc tỉnh
Hà Tuyên) đƣợc thành lập bao gồm 13 xã: Yên Phú,Yên Cƣờng,Yên Định, Yên
Phong, Đƣờng Âm, Đƣờng Hồng, Phú Nam, Minh Ngọc, Minh Sơn, Giáp
Trung, Lạc Nông,Thƣợng Tân, Phiêng Luông.
Là huyện vùng sâu thuộc phía đông tỉnh Hà Giang, nằm trên toạ độ địa lý
20
0
3
’
4
’’
– 2205’5’’ độ vĩ Bắc, 10500’0’’ – 10503’0’’ độ kinh đông độ cao trung
bình so với mặt biển là 1400m, huyện Bắc Mê có giới hạn địa lý là phía Bắc
giáp với huyện Yên Minh, phía Đông giáp với huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao
Bằng), phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp huyện Na Hang (Tỉnh
Tuyên Quang) [19].
Diện tích tự nhiên của huyện là 844,3 km2 , chiếm 10,57 % diện tích toàn
tỉnh, Bắc Mê là một trong những huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh
Hà Giang có địa hình rất phức tạp, hiểm yếu; nhiều núi cao vực sâu, rừng già,
những dải đồi nối tiếp nhau, xen kẽ những cánh đồng lúa nƣớc, soi, bãi hẹp
chạy dọc hai bờ sông suối. Đặc biệt phía Nam của huyện có nhiều núi cao từ
1400 đến 1600 mét, có đỉnh cao tới 1.775 mét. Về cấu tạo địa chất có thể chia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
thành hai dạng địa hình: vùng núi đất và vùng núi đá. Vùng núi cao gồm các
xã Minh Sơn, Giáp Trung, Yên Phong, Yên Phú, Yên Cƣờng, Phiêng Luông,
Phú Nam, Đƣờng Âm, Đƣờng Hồng. Phần lớn diện tích đất ở địa hình này
đều có độ dốc trên 250, đá mẹ lộ thiên tạo thành cụm và chủ yếu là đá Granít.
Vùng núi thấp gồm các xã Yên Định, Minh Ngọc, Lạc Nông, các đá mẹ mẫu
chất ở địa hình này có đá biến chất, đá vôi, đá cát.
Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mƣa thời
tiết nóng ẩm, lƣợng mƣa lớn, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, trong đó lƣợng
mƣa lớn nhất ở các tháng 6,7,8 (bình quân trên 300mm/s), lƣợng mƣa trung
bình 1616mm. Mùa khô: lƣợng mƣa ít thƣờng dƣới 50mm/tháng, lƣợng bốc
hơi lớn nên thƣờng gây khô hạn, thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 22,30, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là
32,4
0, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 12,60C, sự chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 19,80C
Huyện Bắc Mê có nguồn tài nguyên đất khá phong phú và đa dạng về
nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều loại địa hình khác nhau tạo ra những
tiểu vùng sinh thái nông lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc
biệt là cây trồng lâu năm với vùng đồi núi. Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu
ở ven vùng sông Gâm và ven sông suối, nên chất lƣọng phù sa tốt, giàu chất
dinh dƣỡng. Thành phần cơ giới tƣơng đối mịn, tỉ lệ sét (Clay), limom (Silt)
cao (riêng đất phù sa đƣợc bồi bồi và đất phù sa không bồi thành phần cơ giới
nhẹ hơn, thƣờng cát pha, thịt nhẹ). Phản ứng đất ít chua; Hàm lƣợng cation
kiềm đạt mức trung bình, độ no Bazơ nhỏ hơn 50%; Chất hữu cơ và đạm khá;
Lân ở mức trung bình và nghèo; Kaki tổng số khá, song Kali trao đổi thấp.
Nhìn chung đất thích hợp với sinh trƣởng và phát triển của cây lúa cao và ổn
định. Với nhóm đất này ta có thể tận dụng hết diện tích đất bằng cách tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
trung đầu thâm canh trên đất phù sa, kết hợp với các biện pháp thuỷ lợi, phân
bón chế độ mùa vụ, giống cây trồng để đạt hiệu quả cao. Tăng cƣờng bón lân
trên các đất phù sa glây, phù sa có tầng loang lổ kết hợp với bón vôi để cải tạo
độ chua của đất. Các vùng đất phù sa ven sông cần đƣợc đƣa vào sử dụng
trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với đất phù sa ngòi suối có
địa hình khá bằng, khai thác nguồn nƣớc suối sẵn có để trồng các cây lƣơng
thực ngắn ngày nhƣ lúa, ngô và các loại đậu, đỗ.
Nhóm đất xám có diện tích 73.277,0 ha, chiếm 86,73% tổng diện tích tự
nhiên, với loại đất chính trên đá Ganite. Phân bố ở các xã trong huyện, tầng
đất thƣờng mỏng, nhiều đá lẫn, kết vón; phản ứng đất chua; nghèo chất hữu
cơ, đạm và các chất dinh dƣỡng khác. Trong loại đất này, diện tích đất có độ
dốc dƣới 50, có khả năng phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp chiếm
khoảng 26% nên cần khai thác đa vào sản xuất nông nghiệp.
Nhóm đất vàng có diện tích 486 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên, gồm
các loại: đất có màu vàng chủ đạo, tầng dày thay đổi theo mức độ địa hình,
chủ yếu là đất có tầng dày, độ dốc lớn, địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh.
Phân bố chủ yếu ở các xã Phiêng Luông, Yên Phong và Yên Phú, đất có
thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất ít chua hoặc chua, hàm lƣợng mùn
và đạm tổng hợp từ khá đến giàu, lân tổng số giàu, lân dễ tiêu thấp.
Nhóm đất tầng dày có diện tích 237 ha chiếm 0,28 % tổng diện tích tự
nhiên, phân bố ở hai xã Đƣờng Âm và Yên Phong, nhóm đất này là sản phẩm
của sói mòn đất, tầng đất mỏng dƣới 30cm; thành phần cơ giới của đất biến
động từ nhẹ đến trung bình, đất có phản ứng chua, hàm lƣợng mùn và đạm
tổng số từ nghèo đến trung bình, lân nghèo, Kali nghèo, đây là nhóm đất xấu
cần đƣợc phục hồi bằng cách trồng rừng và tạo thảm thực vật che phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Nguồn tài nguyên nƣớc ở Bắc Mê bao gồm sông Gâm chảy từ Cao Bằng
đổ về Na Hang (Tuyên Quang). Đoạn chảy qua Bắc Mê dài 45km, có nhiều
thác ghềnh, nƣớc chảy xiết, tầu thuyền không thể đi laị đƣợc. Hệ thống các
con suối lớn, nhỏ đều phân bổ trên địa bàn huyện, trong đó có các con suối
lớn nhƣ suối Minh Ngọc (suối Bản Chì), suối Ngòi Ma từ Tùng Bá đổ dồn về
sông Gâm, tạo nên nguồn nƣớc tƣới tiêu dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và
thuỷ điện nhỏ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các huyện vùng núi cao
mực nƣớc ngầm rất sâu, trữ lƣợng thấp, khó khăn cho việc khai thác và đƣa
nguồn nƣớc này vào sinh hoạt và sản xuất. Mặc dầu không phải là một hụyện
có thế mạnh về nguồn nƣớc mặt nhƣng lại có nhiều loại thuỷ sản có giá trị.
Trên lƣu vực sông Gâm, có cá Dầm Xanh, Anh Vũ loại cá chỉ có ở lƣu vực
sông có nhiều ghềnh đá. Trong lịch sử loại cá này đã từng là đặc sản cúng tiến
cung đình.
Huyện Bắc Mê là một trong những huyện có nhiều tiềm năng lớn về đất
rừng. Số liệu thống kê của huyện cho biết tổng diện tích đất rừng là 46.300,33
ha, chiếm 55,24 % so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng trồng
sản xuất là 224,06 ha, chiếm 0,48% diện tích đất rừng. Diện tích đất rừng phân
bố không đều rừng tập trung còn lại ở các xã vùng cao nhƣ xã Thƣợng Tân,
Phiêng Luông, Minh Sơn, Yên Cƣờng, Minh Ngọc. Do điều kiện khí hậu và
thổ nhƣỡng, rừng Bắc Mê có nhiều loại gỗ quý nhƣ Đinh, Trò, Nghiến, Lát
hoa, Pơmu, Trai Lý...
1.2 Nguồn gốc ngƣời Mông ở Bắc Mê
1.2.1 Tên gọi tộc ngƣời
Nguồn gốc lịch sử và tên gọi tộc ngƣời Mông cho tới nay vẫn tồn tại
nhiều ý kiến khác nhau. Ngƣời Trung Quốc gọi ngƣời Mông là Miêu Tử hay
Miêu Dân. Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi, nhiều học giả suy đoán rằng đây là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
tên do ngƣời Hán đặt. Bởi vì xét chữ Miêu Trung Quốc ngƣời ta thấy trên là
bộ thảo dƣới là chữ điền, có nghĩa là mầm mạ tốt. Từ đó các nhà nghiên cứu
cho rằng Miêu chắc chắn là một dân tộc biết làm ruộng từ rất sớm và sau này
Miêu đã trở thành tên gọi của tộc ngƣời đó. Miêu là dân tộc thích sống tự do,
đoàn kết và có tinh thần dũng cảm, luôn chống lại các chính sách bành trƣớng
thu phục của các tộc ngƣời lớn hơn vì vậy, trong sử sách Trung Quốc, Miêu
đƣợc nhiều lần nhắc tới nhƣ một dân tộc man di, mọi rợ đầy khinh miệt.Trong
truyền thuyết dân tộc Hán có nhắc đến ngƣời Miêu từ thời Hoàng Đế (thiên
niên kỉ thứ ba trƣớc công nguyên) và nói đến cuộc chiến tranh giữa hoàng đế
và Suy Vƣu (Theo các học giả Savina, Ngô Trạch Lâm, Trần Quốc Quân,
Lâm Tâm thì Suy Vƣu là ngƣời Mông), sang thời Nghiêu (-2357 - 2258),
Thuấn (- 2255 - 2208), thƣ tịch cổ nhiều lần nhắc đến ngƣời Miêu và những
cuộc xung đột giữa Hoa tộc và Miêu tộc.
Trong Kinh thi của Khổng Tử cũng chép đế