Chúng ta xây dựng đất nước đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội từ
một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề. V ấn đềđặt ra cho chúng ta là làm thế nào để xây dựng lại đất
nước bắt kịp với nền kinh tế thế giới, tránh tụt hậu xa hơn về mọi mặt đặc biệt
là về kinh tế. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải tiến hành công
nghiệp hoá- hiện đại hoá nhằm đưa nền kinh tế - xã hội nước ta có những
bước tiến nhanh, bắt kịp và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua hơn 15 năm cải cách mở cửa nền kinh tế, chúng ta đãđạt được
những thành tựu to lớn. Nền kinh tếđã ra khỏi cuộc khủng hoảng của những
năm 80 và luôn ở mức tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển
dịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, bộ mặt đất nước có những
đổi thay đáng ghi nhận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã cải
thiện và ngày càng được nâng cao, văn hoá, giáo dục và y tế luôn được chú
trọng phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trịổ n định.
Để tiếp tục phát huy những thành tích đãđạt được, đồng thời khắc phục
những khó khăn cản trở mà chúng ta chưa vượt qua được trong thời gian qua,
chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm công nghiệp hoá - hiện đại ho á tại
một số nước đang phát triển chúng ta qua đóđẩy mạnh hơn nữa công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại ho áđất nước và.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn:
“Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
tại một số nước trong khu vực và vận dụng
vào Việt Nam”
2
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta xây dựng đất nước đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội từ
một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề. Vấn đềđặt ra cho chúng ta là làm thế nào để xây dựng lại đất
nước bắt kịp với nền kinh tế thế giới, tránh tụt hậu xa hơn về mọi mặt đặc biệt
là về kinh tế. Chúng ta không còn con đường nào khác là phải tiến hành công
nghiệp hoá- hiện đại hoá nhằm đưa nền kinh tế - xã hội nước ta có những
bước tiến nhanh, bắt kịp và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua hơn 15 năm cải cách mở cửa nền kinh tế, chúng ta đãđạt được
những thành tựu to lớn. Nền kinh tếđã ra khỏi cuộc khủng hoảng của những
năm 80 và luôn ở mức tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển
dịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, bộ mặt đất nước có những
đổi thay đáng ghi nhận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã cải
thiện và ngày càng được nâng cao, văn hoá, giáo dục và y tế luôn được chú
trọng phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trịổn định...
Để tiếp tục phát huy những thành tích đãđạt được, đồng thời khắc phục
những khó khăn cản trở mà chúng ta chưa vượt qua được trong thời gian qua,
chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại
một số nước đang phát triển chúng ta qua đóđẩy mạnh hơn nữa công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước và.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước là một vấn đề rộng lớn và bao
gồm nhiều nội dung. Em quyết định chọn đề tài: "Kinh nghiệm công nghiệp
hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam".
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này, mặc dùđã rất cố gắng, song do
trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế nên bài viết không khỏi có những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thấy cô trong bộ
môn để cóđược những nhận thức đầy đủ và chính xác hơn.
3
PHẦN I
CƠSỞ LÝLUẬNVỀCÔNGNGHIỆPHOÁ, HIỆNĐẠIHOÁ
I. Khái niệm, mục tiêu của CNH, HĐH.
1.Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi căn bản toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phân phối tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã
hội cao.
2. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là biến nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, nâng cao khả
năng mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là mục tiêu dài hạn, mục tiêu cuối cùng
của công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta.
II. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thểđược xác lập một cách vững chắc
trên một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng với nó. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
của một phương thức sản xuất là toàn bộ yếu tố vật chất của lực lượng sản
xuất ở trình độ phát triển nhất định của kỹ thuật - công nghệ, cùng với kết cấu
xã hội của lực lượng sản xuất .
CNXH chỉ có thểđược xác lập vững chắc khi có nền kinh tế phát triển
cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chếđộ công hưũ về những tư liệu
4
sản xuất chủ yếu. Trong lịch sử, sự thay thế các phương thức sản xuất bao giờ
phương thức sản xuất sau cũng kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật của phương
thức sản xuất trước nó và trên cơ sở cải tạo, phát triển thành cơ sở vật chất -
kỹ thuật của bản thân mình. Vì thế cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, một
mặt , kế thừa những thành quảđãđạt được về vật chất - kỹ thuật trước đó, mặt
khác, quan trọng hơn, nóđược phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành
tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Cơ sở vật chất - kỹ thuật ấy đảm
bảo tạo ra năng suất lao động cao hơn CNTB vì chỉ có như vậy mới chiến
thắng được hoàn toàn và triệt đểđối với CNTB.
Nước ta quáđộ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng
sản xuất thấp. Để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của CNXH cần
phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Đó là con đường tạo ra
lực lượng sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH ở nước
ta. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất yếu khách quan đối với nước
ta.
2. Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của
CNXH, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất , làm cho nền sản xuất xã hội
không ngừng phát triển ,từđó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra tiền đềđể củng cố khối liên minh
giai cấp công nhân với nông dân và tri thức
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoáạo ra điều kiện để xây dựng nền văn
hoá mới, con người mới XHCN
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra điều kiện vật chất để củng cố và
tăng cườn sức mạnh quốc phòng, an ninh
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra khả năng mở rộng quan hệ kinh
tếđối ngoại, tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế một cách hiệu quả
5
III. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
a. Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại hoá trong các
ngành của nền kinh tế quốc dân
Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là biến lao động thủ
công thành lao động sử dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao. Để thực hiện được điều này phải trang bị khoa
học - công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, tức là
thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá và tự dộng hoá sản xuất.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần giải quyết
đồng thời nhiều quá trình, nhiều mức độ khoa học - công nghệ mà các nước đi
trước đã giải quyết ở những thời điểm khác nhau, phải biết thích nghi với
công nghệ cao, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đi
nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định
b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả.
Cơ cấu kinh tếđược xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phản ánh đúng đắn yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, trước
hết là yêu cầu của quy luật kinh tế.
- Phù hợp với xu htế phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới hiện
nay
- Phù hợp với sự phân công và hợp tác quốc tếđang ngày càng phát
triển cả về mặt chiều rộng lẫn về chiều sâu. Do đó cơ cấu kinh tếđó phải là cơ
cấu kinh tế mở và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Cơ cấu kinh tếđó
cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch: chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả sang cơ cấu
kinh tế hợp lý, tiến bộ, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp -
dịch vụ.
6
IV. Những tiền đềđể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm các nguồn vốn trong
nước và vốn vay cũng như viện trợ của nước ngoài. Trong đó vốn trong nước
giữ vai trò quyết định, còn vốn bên ngoài có tầm quan trọng trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Con đường (biện pháp) cơ bản để tạo vốn tích luỹ cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu
quả kinh tế trên cơ sởáp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hoá tổ
chức lao động và tổ chức sản xuất, phải khai thác khả năng của cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các ngành, các
vùng, các đơn vị kinh tế phát triển đồng thời sử dụng vốn một cách tiết kiệm,
có hiệu quả. Muốn vậy phải xoá bỏ bao cấp về vốn; thực hiện tiết kiệm trong
chi tiêu của chính phủ, trong sản xuất và trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư
phát triển
Đối với nguồn vốn bên ngoài phải tranh thủ mọi khả năng và bằng
nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm
nhập siêu, vốn bên ngoài có tầm quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
2. Phát triển nguồn nhân lực
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước phải có con người
mới, một nguồn nhân lực có trình độ văn hoá và trình độ khoa học - kỹ thuật
cao để có thể sử dụng khao học - công nghệ hiện đại. Đó là nguồn nhân lực
của nền văn minh công nghiệp hiện đại, trong đó công nhân cũng được tri
thức hoá.
Để có nguồn nhân lực như vậy phải phát triển giáo dục - đào tạo nhằm
nâng cao dân tríđào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phải coi giáo dục - đào
7
tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo làđầu tư cho phát
triển
3. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
Trong giai đoạn tới, việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cần
tập trung vào các hướng chủ yếu sau:
- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và
nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ làm chỗ dựa khoa học cho việc
triển khai cương lĩnh, đường lối của Đảng, xác định phương hướng, bước đi
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chính sách, kế hoạch và chương trình
phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên
và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
quản lý và quốc phòng an ninh.
- Nghiên cứu, đánh giá chính xác các nguồn tài nguyên để xác định
chiến lược đúng đắn và khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường,
hạn chế hậu quả thiên tai.
4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoại
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc mở rộng kinh tếđối ngoại là một
tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu được các nguồn vốn bên
ngoài, tiếp thu được kỹ thuât, công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là khả năng, để biến khả năng thành hiện thực,
cần cóđường lối đối ngoại đúng đắn, kết hợp được sức mạnh của dân tộc với
sức mạnh của thời đại, giữ vững được độc lập chủ quyền và bảo vệđược lợi
ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tếđối ngoại.
5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoáở nước ta. Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước là một quá trình
8
phức tạp, lâu dài để tạo ra những tiền đề vật chất đảm bảo sự thắng lợi của
CNXH. Nó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quáđộ, là sự nghiệp của
toàn dân, do đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước. Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, huy
động vốn trong và ngoài nước, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết những
vấn đề xã hội.... nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và quản lý quá trình đóđạt hiệu quả cao.
PHẦN II
KINHNGHIỆMCÔNGNGHIỆPHOÁ,
HIỆNĐẠIHOÁỞMỘTSỐNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂN
1. KINHNGHIỆMCÔNGNGHIỆPHOÁ,
HIỆNĐẠIHOÁỞMỘTSỐNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂNCHÂUÁ
Mấy thập kỷ qua, làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh
mẽở các nước đang phát triển. Do xuất phát điểm khi bước vào quá trình này
có khác nhau và những định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá khác nhau
nên công nghiệp hoá, hiện đại hoá có sựđa dạng về mô hình. Lịch sửđã ghi
nhận những thành công và thất bại của nhiều quốc gia trong công nghiệp hoá.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoáở một số nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế thấp kém và
cóđặc điểm kinh tế - xã hội mang những nét tương đồng với nước ta nhưĐài
Loan, Thái Lan, Malaysia… để làm rõ thêm thực tế trên.
1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoáở Thái Lan
So với các nước đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản hoặc các nước
công nghiệp mới (Nics), Thái Lan là nước chậm trong phát triển công nghiệp.
Tuy vậy, nước này đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công
nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như hiện đại hoá nền kinh tế.
Tháng 10 năm 1954, Thái Lan đã công bố "Dự luật khuyến khích phát triển
công nghiệp" và bắt đầu xúc tiến công nghiệp hoá với việc thành lập Ban đầu
9
tư (BOI) năm 1959. Thực thi chính sách nghiêng về phát triển công nghiệp
nhằm dùng công nghiệp hoá làm động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Trong suốt những năm 60 qua 2 kế hoạch 5 năm (1961-1966), kế hoạch
(1967-1971) Thái Lan nhấn mạnh vào việc phát triển công nghiệp thay thế
nhập khẩu, với đặc trưng chủ yếu hướng vào thị trường trong nước. Nhà nước
đã có những chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, khuyến khích các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước. Do
vậy, công nghiệp trong nước đã có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở
các lĩnh vực: dệt, hoá chất, chế biến thực phẩm… Trong suốt thập kỷ 60, tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10%. Tuy vậy, chính sách công
nghiệp hoá hướng nội ở Thái Lan cũng đã bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất, do
công nghệ hạn chế, Thái Lan vẫn phải nhập máy móc thiết bị, công nghệ sản
xuất và nguyên liệu thô. Điều này có nghĩa là chính sách thay thế nhập khẩu
không đạt được mục đích đề ra mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nhập khẩu. Thứ
hai, chính sách thay thế nhập khẩu còn tác động đến việc sử dụng lãng phí các
nguồn tài nguyên trong nước do kỹ thuật lạc hậu và trình độ quản lý kinh tế
yếu kém, chi phí lao động cao, năng suất thấp. Thứ ba, thực hiện chiến lược
này, nhà nước đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế và chính
sách thay thế nhập khẩu làm cho công nghiệp trong nước phát triển chậm
chạp, trì trệ do thiếu động lực cạnh tranh.
Để khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, Thái Lan đã
hoạch định lại chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ 1972 Thái Lan
đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Các kế
hoạch 5 năm 1972-1976, 1977-1981, 1982-1986, 1987-1990, 1991-1995 đã
thực hiện điều chỉnh sự phát triển của công nghiệp nhằm tranh thủ các nhân tố
thuận lợi bên ngoài kết hợp với việc sử dụng các lợi thế trong nước đểđa dạng
hoá trong sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhà nước đã
có những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiến trình công
10
nghiệp hoá như khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong
nước, chính sách miễn thuếđối với hàng nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật
liệu và tư liệu sản xuất nhập phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Từ cuối
thập kỷ 80, Thái Lan đã lấy công nghiệp hoá chất làm trọng tâm, chúýđa dạng
hoá sản phẩm xuất khẩu, coi dầu tư nước ngoài làđộng lực để phát triển kinh
tế.
Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Thái Lan
vừa chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực vừa nhập khẩu công nghệ mới từ Nhật
Bản và phương Tây. Thực tế cho thấy việc chuyển hướng chiến lược trong
công nghiệp hoáđã mang lại những thành công đáng chúý. Trong thập kỷ 70,
tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao trung bình 10%/năm, từ 1980-1990 đạt
7,6%; 1991-1995 là 8,6%. Từ 1987-1990, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp
Thái Lan bình quân là 15% [113]. Những năm đầu của thập kỷ 90, tốc độ tăng
trưởng kinh tế có chững lại nhưng tốc độ tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu
hướng tăng. Ngoại thương Thái Lan có xuất khẩu tăng nhanh: 1976 đạt kim
ngạch 197 triệu USD, 1996 đạt 7,096 tỷ USD. Thu nhập quốc dân của Thái
Lan cũng tăng nhanh đến năm 1998 đạt bình quân đầu người 2.450 USD [91].
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế của Thái Lan đã
có sự thay đổi theo hướng tích cực tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế có
xu hướng giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế Thái Lan (1960-1999)
1960 1970 1980 1985 1990 1999
Nông nghiệp 40 28 25 17 12 13
Công nghiệp và XD 26 32 36 41 46 40
Dịch vụ 34 40 39 42 42 47
Nguồn: World Development Report, World Bank, 1998, 1999, 2000
11
Sau hơn ba thập kỷ phát triển nhanh chóng, kinh tế Thái Lan đã bộc lộ
những hạn chế. Đó là sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài
và công nghệ nhập khẩu. Trong phát triển, có tình trạng mất cân đối nghiêm
trọng giữa quy môđầu tư và khả năng tài chính. Tình trạng quá nóng của nền
kinh tế, đặc biệt từ giữa thập kỷ 90, khiến nợ nước ngoài của Thái Lan gia
tăng (chủ yếu là nợ ngắn hạn và trung hạn): chiếm tới 50% so với GDP
(1997). Trong hoàn cảnh ấy, vai tròđiều tiết, kiểm soát của hệ thống tài chính-
ngân hàng trong đầu tư và cung ứng tiền tệ bộc lộ nhiều yếu kém. Đó chính là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệở Thái Lan
và lan rộng sang các nước Đông NamÁ vàĐông Á vừa qua. Đối phó với tình
hình ấy, Thái Lan buộc phải thực hiện điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá.
1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại ởĐài Loan
Công nghiệp hoáởĐài Loan được tiến hành trong điều kiện rất khó khăn
cả vềđiều kiện trong nước và ngoài nước, không chỉ do nguồn tài nguyên hạn
hẹp, trình độ kinh tế nói chung còn thấp kém, mà còn do ảnh hưởng của bối
cảnh chính trịđặc biệt của hòn đảo này. Vềđối ngoại, Đài Loan không được sự
công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Thêm vào đó, Đài Loan luôn đứng
trước khả năng phải đương đầu với cuộc chiến tranh giải phóng Đài Loan,
thống nhất đất nước của chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Điều đó
càng làm cho tình hình Đài Loan bất ổn định, lòng dân không yên, công
nghiệp hoá gặp thêm nhiều trở ngại. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoáởĐài Loan có thể chia làm 3 giai đoạn [36]:
a) Giai đoạn thứ nhất (1953-1964)
Giai đoạn này tương ứng với 3 kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế của
Đài Loan: 1953 - 1956, 1957-1960 và 1961-1964, thực hiện chiến lược hướng
nội.
Mục tiêu chiến lược của Đài Loan giai đoạn này là phát triển công
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân nhưăn, mặc, ở, đi lại, học
12
tập, giải trí… Do vậy, CNH ở giai đoạn 1953-1964, thay thế nhập khẩu được
coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong giai đoạn này, Đài Loan một mặt chủ trương phát triển các ngành
sản xuất trong nước nhằm thay thế những sản phẩm nhập khẩu trước đây; mặt
khác, đưa ra một loạt các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng
tự sản xuất được. Chính quyền Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ
công nghiệp nội địa như miễn giảm thuế kinh doanh, cho vay với lãi suất thấp
và các khoản trợ cấp khác. Nhà nước đã có một loạt các biện pháp khẩn cấp
để trấn an lòng dân, ổn định kinh tế, tạo điều kiện để bước vào công nghiệp
hoá. Các biện pháp chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất: chú trọng phát triển nông nghiệp. Ý thức được lợi thế vốn có
của mình là nông nghiệp, Đài Loan đã tập trung cho lĩnh vực này. Biện pháp
cốt lõi để phát triển nông nghiệp giai đoạn 1950-1952 là cải cách ruộng đất.
Cải cách ruộng đất 1950-1952 không chỉđem lại ruộng đất cho người nông
dân mà quan trọng hơn, nó kích thích sản xuất trong nông nghiệp, tạo nguồn
nguyên liệu ổn định và có tích luỹ ban đầu đầu tư cho công nghiệp hoá.
Thứ hai: ổn định tài chính, kinh tế. Trong điều kiện lạm phát phi mã,
không một nhàđầu tư nào dám bỏ vốn vào dựán công nghiệp. Do vậy, Đài
Loan rất chú trọng ổn định tài chính. Để triển khai có hiệu quả biện pháp này,
chính phủĐài Loan đã thành lập "Uỷ ban quản lý sản xuất khu vực", thông
qua cải cách tiền tệđể ngăn chặn lạm phát, tăng cường quản lý ngoại tệ, khôi
phục các cơ sở công nghiệp…
Thứ ba: tận dụng lợi thếđịa lý - chính trị của mình trong quan hệ với
Mỹ. Đài Loan rất chú trọng tranh thủ sự viện trợ và giúp đỡ của Mỹ và các