Luận văn Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

I. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân và sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất nói riêng đã được khuyến khích phát triển. Do vậy, chỉ trong vòng hơn 10 năm, khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội. Nhưng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước là quá trình diễn ra rất chậm chạp. Điều này một phần do môi trường kinh doanh và chính sách kinh tế vẫn tiếp tục có thiên hướng ưu ái hơn đối với khu vực kinh tế nhà nước. Trong một vài năm gần đây, Việt Nam đã có sự nỗ lực đáng kể nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân, do đó đã góp phần thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng kinh tế tư nhân để tìm ra những giải pháp phát triển khu vực này là một vấn đề cấp thiết. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” cho luận văn cao học của tôi. II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu: Xem xét thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp sửa đổi chính sách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh định hướng thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Phạm vi: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài giới hạn phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở các khía cạnh như số lượng doanh nghiệp, số vốn đăng ký và thực hiện, vai trò và những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân nói chung. Ngoài ra, những số liệu và những phân tích, đánh giá trong đề tài về khu vực kinh tế tư nhân được giới hạn đối với các doanh nghiệp trong nước trừ bộ phận kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh. Khu vực này bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và không bao gồm bộ phận kinh tế nông nghiệp ngoài quốc doanh. III. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh vv. dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được về kinh tế tư nhân. IV. Tình hình nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, mô hình kinh tế xoá bỏ kinh tế tư nhân, cá thể, tập thể hoá mọi hoạt động kinh tế đã đưa đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội từ cuối những năm 70. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc đề cao vai trò của kinh tế tư nhân được đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo. Ví dụ như: 1. MPDF, 1997: Khu vực kinh tế tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam. 2. GS. Trần Ngọc Hiên: “Chính sách phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân theo định hướng XHCN (đến năm 2010)”. Hà Nội, tháng 1 năm 1999. 3. TS. Trần Tiến Cường: “Phân tích sự tác động qua lại giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000. 4. Nguyễn Văn Hưởng: “Phân tích các chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2 năm 2001. 5. CIEM-JIBIC: Kỷ yếu Hội thảo "Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân: rào cản pháp lý và giải pháp”, tháng 2 năm 2001. 6. Trần Ngọc Bút: “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. Những bài viết này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu và cập nhật về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam cùng với những so sánh và bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế chuyển đổi vẫn luôn luôn cần thiết và mang tính thời sự đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài cho luận văn cao học của mình là “Kinh tế tư nhân Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. V. Dự kiến đóng góp Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi và những phân tích, đánh giá về thực trạng khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, luận văn sẽ trình bày quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. VI. Nội dung đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được bố cục trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Trong chương này, luận văn sẽ tập trung trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể là: vấn đề lý luận về sở hữu, khái niệm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi là Hungary và Trung Quốc. Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trong chương này, luận văn phân tích thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, luận văn trình bày tiến trình chính sách đối với phát triển kinh tế tư nhân, phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Trong chương này, luận văn trình bày bối cảnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nêu những quan điểm về phát triển khu vực này, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

doc122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mục lục 2 Lời nói đầu 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 8 1.1 Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 8 1.1.1 Một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế chuyển đổi 8 1.1.2 Khái niệm kinh tế tư nhân 12 1.1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 13 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi 17 1.2.1 Kinh nghiệm của Hungary 17 1.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 23 1.2.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam 33 Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 36 2.1 Chuyển biến nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 36 2.1.1 Quá trình phát triển kinh tế tư nhân trước thời kỳ đổi mới 36 2.1.2 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 38 2.2. Kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 46 2.2.1 Thực trạng kinh tế tư nhân giai đoạn 1986 - 2000 46 2.2.2 Tình hình kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay 59 2.2.3 Đánh giá chung 64 Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 87 3.1 Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 87 3.1.1 Các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá 87 3.1.2 Những thách thức đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 88 3.2 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 89 3.2.1 Quan điểm chỉ đạo về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 89 3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 91 3.3 Một số kiến nghị cụ thể 92 3.3.1 Những thay đổi về nhận thức 92 3.3.2 Thay đổi quan niệm xã hội về nghề nghiệp và địa vị xã hội 96 3.3.3 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cùng với cơ chế, chính sách để định hướng, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế tư nhân 97 3.3.4 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật 98 3.3.5 Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách 99 3.3.6 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý của Nhà nước 105 3.3.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 105 Kết luận 107 Phụ lục A: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Trung Quốc 109 Phụ lục B: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Việt Nam 113 Tài liệu tham khảo 118 Lời nói đầu I. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân và sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất nói riêng đã được khuyến khích phát triển. Do vậy, chỉ trong vòng hơn 10 năm, khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội. Nhưng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước là quá trình diễn ra rất chậm chạp. Điều này một phần do môi trường kinh doanh và chính sách kinh tế vẫn tiếp tục có thiên hướng ưu ái hơn đối với khu vực kinh tế nhà nước. Trong một vài năm gần đây, Việt Nam đã có sự nỗ lực đáng kể nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân, do đó đã góp phần thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất... Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng kinh tế tư nhân để tìm ra những giải pháp phát triển khu vực này là một vấn đề cấp thiết. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” cho luận văn cao học của tôi. II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu: Xem xét thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp sửa đổi chính sách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh định hướng thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Phạm vi: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài giới hạn phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở các khía cạnh như số lượng doanh nghiệp, số vốn đăng ký và thực hiện, vai trò và những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân nói chung. Ngoài ra, những số liệu và những phân tích, đánh giá trong đề tài về khu vực kinh tế tư nhân được giới hạn đối với các doanh nghiệp trong nước trừ bộ phận kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh. Khu vực này bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và không bao gồm bộ phận kinh tế nông nghiệp ngoài quốc doanh. III. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh vv... dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được về kinh tế tư nhân. IV. Tình hình nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, mô hình kinh tế xoá bỏ kinh tế tư nhân, cá thể, tập thể hoá mọi hoạt động kinh tế đã đưa đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội từ cuối những năm 70. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc đề cao vai trò của kinh tế tư nhân được đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo... Ví dụ như: MPDF, 1997: Khu vực kinh tế tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam. GS. Trần Ngọc Hiên: “Chính sách phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân theo định hướng XHCN (đến năm 2010)”. Hà Nội, tháng 1 năm 1999. TS. Trần Tiến Cường: “Phân tích sự tác động qua lại giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000. Nguyễn Văn Hưởng: “Phân tích các chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2 năm 2001. CIEM-JIBIC: Kỷ yếu Hội thảo "Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân: rào cản pháp lý và giải pháp”, tháng 2 năm 2001. Trần Ngọc Bút: “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. Những bài viết này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu và cập nhật về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam cùng với những so sánh và bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế chuyển đổi vẫn luôn luôn cần thiết và mang tính thời sự đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài cho luận văn cao học của mình là “Kinh tế tư nhân Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. V. Dự kiến đóng góp Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi và những phân tích, đánh giá về thực trạng khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, luận văn sẽ trình bày quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. VI. Nội dung đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được bố cục trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Trong chương này, luận văn sẽ tập trung trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể là: vấn đề lý luận về sở hữu, khái niệm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi là Hungary và Trung Quốc. Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trong chương này, luận văn phân tích thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, luận văn trình bày tiến trình chính sách đối với phát triển kinh tế tư nhân, phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Trong chương này, luận văn trình bày bối cảnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nêu những quan điểm về phát triển khu vực này, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường Một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế chuyển đổi Hầu hết các nước chuyển đổi đều nằm trong số các nước đang phát triển. Đặc điểm của các nước đang phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Những nước đang phát triển có những đặc điểm chung sau đây: (i) mức sống thấp, được biểu thị cả về lượng và về chất dưới các hình thức: thu nhập thấp, chất lượng nhà ở thấp, sức khoẻ cộng đồng kém, giáo dục kém, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ và thâm niên lao động không cao; (ii) năng suất thấp so với các nước phát triển; (iii) tốc độ tăng trưởng dân số cao, trung bình 2,1%/năm so với gần 0,7%/năm của các nước phát triển, và gánh nặng người ăn theo với gần 50% dân số là trẻ em dưới 15 tuổi; (iv) mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng cao; (v) lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu hàng sơ chế; và (vi) sự thống trị, sự lệ thuộc, và tính dễ bị tổn thương trong các quan hệ quốc tế. Bên cạnh những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, các nước chuyển đổi còn thừa hưởng những “di sản” của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao gồm: (i) cân đối vĩ mô được kiểm soát trực tiếp; (ii) điều phối thông qua kế hoạch; (iii) sở hữu tư nhân bị hạn chế; và (iv) giá cả bị bóp méo. Qua một thời gian chuyển đổi sang cơ chế thị trường, những di sản của kinh tế kế hoạch hoá tập trung vẫn còn được thể hiện qua một số điểm. Chẳng hạn như, sự hiện diện của một hệ thống tài chính kém phát triển, một khu vực doanh nghiệp nhà nước lớn và kém hiệu quả, hệ thống pháp lý chưa hình thành đầy đủ, các thể chế thị trường còn thiếu và yếu, độc quyền là tình trạng phổ biến, và nhà nước vẫn đóng vai trò độc tôn. Để rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo với các nước phát triển, nâng cao mức sống dân cư, các nước chuyển đổi phải giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc. Đối với những nước này, từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết vấn đề sở hữu, ổn định hoá và tự do hoá nền kinh tế, thiết lập thể chế thị trường, hình thành và vận hành các công cụ chính sách vĩ mô, và cải cách hành chính. Những vấn đề này được tiến hành đan xen lẫn nhau, có tác động qua lại lẫn nhau, do đó phải được đặt trong một khung khổ cải cách chung. Khái niệm chế độ sở hữu được dùng phổ biến như là một trong những tiền đề của kinh tế học xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nội hàm của nó vẫn chưa có được sự nhất trí trong giới học thuật, có thể hiểu chế độ sở hữu trên hai mặt. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp, chế độ sở hữu nhằm chỉ hình thức chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Về cơ bản, tồn tại hai hình thức chiếm hữu tư liệu sản xuất là: (i) chế độ tư hữu, và (ii) chế độ công hữu. Thứ hai, hiểu theo nghĩa rộng, chế độ sở hữu chỉ sự chiếm hữu, sử dụng, xử lý tư liệu sản xuất và sự phân chia lợi ích, tài sản. Theo nghĩa này, hình thức sở hữu cơ bản bao gồm: quốc doanh, tập thể, cá thể, tư doanh, đầu tư nước ngoài, và liên doanh. Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường về mặt sở hữu đó là mức độ phổ biến của sở hữu nhà nước hay quốc doanh. Trong hệ thống kế hoạch hoá tập trung, ưu thế tuyệt đối thuộc về sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể. Khái niệm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể xuất hiện từ năm 1937, được Stalin tổng kết từ chế độ kinh tế và cơ cấu chế độ sở hữu trong “thời kỳ cộng sản thời chiến” mà Liên Xô thực hiện những năm sau cách mạng tháng Mười. Theo khái niệm này, sở hữu toàn dân là hình thức cao của chế độ công hữu. Trong khi đó, sở hữu tập thể là hình thức thấp của chế độ công hữu, là bước quá độ để đi lên hình thức sở hữu toàn dân. Có thể thấy được sự khác biệt giữa mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường trong mô phỏng dưới đây, trong đó khởi đầu của những khác biệt giữa hai hệ thống bắt nguồn từ sở hữu.   Mô hình kế hoạch hoá tập trung             Sở hữu nhà nước và tựa nhà nước   Điều phối hành chính chiếm ưu thế   Hạn chế ngân sách “mềm”; kém nhạy cảm đối với giá cả; mặc cả về kế hoạch; chạy theo số lượng   Nền kinh tế thiếu hụt; thị trường của người bán; thiếu lao động; bán thất nghiệp             Mô hình kinh tế thị trường             Sở hữu tư nhân thống trị   Điếu phối thị trường chiếm ưu thế   Hạn chế ngân sách “cứng”; nhạy cảm đối với giá cả   Không có tình trạng thiếu hụt triền miên; thị trường của người mua; luôn có thất nghiệp; biến động theo chu kỳ   Nguồn: Trích Kornai (2000) Sở hữu nhà nước cũng tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề nằm ở mức độ phổ biến của hình thức này. Ở các nước phát triển, hình thức sở hữu nhà nước rất phổ biến trong những năm 30, 40, và 50 của thế kỷ 20. Ở các nước này, sở hữu nhà nước, gắn với sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, được coi là một phương thuốc cho những thất bại của thị trường, là những hiện tượng được cho là rất phổ biến trong thời kỳ này. Còn ở các nước đang phát triển, hình thức sở hữu nhà nước phổ biến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ở những nước này, ưu thế của sở hữu nhà nước được lý giải bởi hai lý do. Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước (quốc doanh) đảm bảo cho sự “độc lập về kinh tế” của những nước này. Điều này đặc biệt quan trọng bởi hầu hết các nước đang phát triển mới giành được độc lập từ các nước phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai qua con đường bạo lực hoặc chính trị. Thứ hai, sở hữu nhà nước giúp cho các nước đang phát triển thực hiện các kế hoạch phát triển của mình. Những đả phá đầu tiên đối với sở hữu nhà nước trong lý thuyết kinh tế được bắt đầu từ những công trình nghiên cứu của Hayek và Friedman những năm 50 của thế kỷ 20. Nhưng những lý thuyết chỉ trích sở hữu nhà nước này không thu được những động lực cần thiết cho đến tận những năm 60 và 70. Một công trình nghiên cứu của Alchian (1965) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước vốn dĩ luôn kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân. Chính phủ của các nước phát triển và đang phát triển bắt đầu lo lắng về sự lãng phí và thất bại của các doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, đã nổi lên ba quan điểm về doanh nghiệp nhà nước. Quan điểm thứ nhất cho rằng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm là nhân tố chủ chốt quyết định hiệu quả của doanh nghiệp chứ không phải sở hữu. Quan điểm thứ hai tập trung vào sở hữu và cho rằng nhà nước sử dụng các doanh nghiệp nhà nước cho các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tối đa hoá lợi ích của xã hội. Và điều này sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đối với hoạt động của doanh nghiệp. Quan điểm thứ ba cho rằng bất kể mục tiêu của chính phủ là gì thì các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân vẫn sẽ thành công hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị công ty. Bảng 1. So sánh tỷ trọng khu vực nhà nước trong nền kinh tế: kế hoạch hoá và thị trường Các nước kinh tế kế hoạch hoá  Năm  Tỷ trọng khu vực nhà nước (%)   Bungari  1970  99,7   Cubaa  1988  95,9   Tiệp khắc  1988  99,3   Đông Đức  1988  96,4   Hungary  1988  92,9   Balan  1988  81,2   Rumani  1980  95,5   Việt Nam  1987  71,4   Nam Tưb  1987  86,5   Các nước kinh tế thị trường     Áo  1978-79  14,5   Pháp  1982  16,5   Hy lạp  1979  6,1   Italia  1982  14,0   Tây ban nha  1979  4,1   Anh  1978  11,1   Mỹ  1983  1,3   Tây Đức  1982  10,7   Nguồn: Kornai (1992), lấy từ nguồn do P. Mihályi tập hợp trên cơ sở niên giám thống kê của Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA) cho các nước kinh tế kế hoạch hoá. Số liệu về các nước kinh tế thị trường lấy từ B.. Milanovic. Ghi chú: Tỷ trọng khu vực nhà nước được tính theo thu nhập quốc dân đối với các nước kinh tế kế hoạch hoá và tính theo GDP đối với các nước kinh tế thị trường. Đối với các nước kinh tế kế hoạch hoá số liệu được tính bao gồm cả các hợp tác xã và sản lượng ròng trên đất vườn của các hộ gia đình. Số liệu trên không phản ánh đúng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân bởi tính gộp sản lượng vườn của xã viên nhưng không tính đến hoạt động kinh tế phi chính thức. a Trên cơ sở GDP giá 1972 b Chỉ riêng khu vực nhà nước Trong hệ thống kế hoạch hoá tập trung, sự triệt tiêu sở hữu tư nhân là mục tiêu cơ bản hàng đầu mang tính ý thức hệ. Tuy nhiên, các hình thức sở hữu tư nhân tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình và kinh tế phi chính thức (kinh tế ngầm). Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, một trong những nội dung quan trọng mà các nước chuyển đổi phải thực hiện là xây dựng khu vực kinh tế tư nhân mạnh, đảm nhận chức năng sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế. Để làm được điều này, vấn đề sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước được đặt ra như những mục tiêu hàng đầu. Những bước tiến đầu tiên của các nước chuyển đổi thường là hình thành khu vực kinh tế tư nhân trong nước, kết hợp với việc kêu gọi tư nhân từ nước ngoài đầu tư. Trong điều kiện này, pháp luật về doanh nghiệp thường được xem như là những quy chuẩn. Thường thì các nước chuyển đổi bắt đầu với việc ban hành cơ sở pháp lý cho sự gia nhập thị trường trong nước của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi ngoài yếu tố nó còn có ý nghĩa chính trị: nó thể hiện sự mở cửa của quốc gia đó đối với thế giới. Song song với đó là pháp luật về doanh nghiệp trong nước với các hình thức phổ biến như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh. Kết hợp với đó là việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực mà các nước chuyển đổi có sự khác nhau khá lớn về phương pháp luận, phạm vi, và tốc độ của cải cách. Khái niệm kinh tế tư nhân Hiện nay, đối với thuật ngữ “khu vực tư nhân” tồn tại một số cách hiểu khác nhau tuỳ theo quan điểm và cách nhìn nhận về sở hữu. Do vậy, trong thực tế các cách hiểu đó thường chỉ mang tính chất tương đối và không thống nhất. Ở Việt Nam, theo cách hiểu rộng nhất thì khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước (hay còn gọi là khu vực quốc doanh) là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế. Như vậy, tư nhân bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước, lẫn doanh nghiệp có vốn nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Đồng thời, cách hiểu này cũng đưa đến một hệ quả là khu vực tư nhân bao gồm cả các cơ sở sản xuất nông nghiệp (như hợp tác xã nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản chẳng hạn) và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người không dồng ý với định nghĩa rộng này vì trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các công ty cổ phần mới được cổ phần hoá có sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, và khi thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty cổ phần có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước, người ta không thể tách bạch được phần của doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu. Cách hiểu thứ hai về kinh tế tư nhân dựa trên việc chia nền kinh tế thành 3 khu vực là khu vực nhà nước (quốc doanh), khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Định nghĩa này đã đưa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài r