Bình Minh- mảnh đất giàu truyền thống lịch sử- văn hóa, có tiềm năng phát triển
kinh tế- xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người huyện Bình Minh đã góp công
to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống
giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30-04-1975), nhân dân huyện Bình
Minh với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã
nhanh chống bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Qua 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội (1975- 1985), bằng sự nổ lực của
Đảng bộ, chính quyền nhân dân, huyện Bình Minh đã thu được những thắng lợi cơ bản, đời
sống vật chất- tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy
vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bình Minh giai đoạn này cũng tồn tại những
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương
132 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế xã hội huyện bình minh (tỉnh Vĩnh long) từ năm 1986 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HO ̣C SƯ PHẠM TP. HÔ ̀ CHI ́ MINH
______________________________
NGUYỄN THỊ HỒNG SANG
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN BÌNH MINH
(TỈNH VĨNH LONG) TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2005
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
TP.HCM-2010
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình Minh- mảnh đất giàu truyền thống lịch sử- văn hóa, có tiềm năng phát triển
kinh tế- xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người huyện Bình Minh đã góp công
to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống
giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30-04-1975), nhân dân huyện Bình
Minh với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã
nhanh chống bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Qua 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội (1975- 1985), bằng sự nổ lực của
Đảng bộ, chính quyền nhân dân, huyện Bình Minh đã thu được những thắng lợi cơ bản, đời
sống vật chất- tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy
vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bình Minh giai đoạn này cũng tồn tại những
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo
động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung huyện Bình Minh nói
riêng. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương,
trong những năm 1986- 2005, kinh tế xã hội Bình Minh có những chuyển biến mạnh mẽ,
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế-
xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ
những hạn chế nhất định.
Chuyển biến về kinh tế- xã hội là yếu tố phản ánh sự vận động, phát triển của các nền
văn minh nhân loại. Sự chuyển biến ấy chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội; đặc
biệt là các quyết định quản lý của giai cấp lãnh đạo. Quá trình vận động và phát triển đó
cũng phản ánh ý chí, khả năng chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống cùng khát vọng
vươn lên của con người trên hành trình đi đến tương lai. Chính vì vậy, việc dựng lại bức
tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế- xã hội từ sau ngày giải phóng đến
năm 2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế- xã hội trong
thời kỳ đổi mới (1986-2005) ở huyện Bình Minh là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh
giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung,
của một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long nói riêng mà Bình Minh là một trong những huyện có
bước phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là căn cứ khoa học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền
hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội phù hợp, từ đó tạo động lực cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bình Minh đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến
2005” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế
hệ trẻ có những hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi
mới của Đảng và nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Từ đó, mỗi người càng thêm
yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, quê hương mình.
Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu
khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời
kỳ đổi mới.
Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế- xã hội huyện Bình
Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của
mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về kinh tế- xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng
nông thôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu
ở Trung ương và địa phương quan tâm. Nhưng việc nghiên cứu về phát triển kinh tế- xã hội
huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) trong giai đoạn 1986-2005 còn rất ít, thể hiện chủ yếu
trong một số báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bình Minh, của các ban, ngành, các niên
giám thống kê lưu trữ tại Cục thống kê huyện, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long. Một công trình
viết về quá trình kinh tế-xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn 1986-2005 thì hoàn toàn
chưa có.
Kinh tế-xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn đổi mới đã có một số báo cáo, các
niên giám thống kê, các bài viết và các công trình nghiên cứu sau:
Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Minh lần thứ VI,VII, VIII, IX đã
nêu bật những thành tựu đạt được về kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986-2005.
Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng huyện Bình Minh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa nêu khái quát những những thành tựu đạt được từ năm 1975- 1995.
Các báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế- xã hội và phương hướng nhiệm vụ kinh
tế- xã hội năm sau của Ủy ban nhân dân huyện Bình Minh đã tổng kết những thành tựu đã
đạt được trên tất cả các lĩnh vực.
Các niên giám thống kê lưu trữ tại tỉnh Vĩnh Long và huyện Bình Minh từ năm 1975
đến năm 2005 đã thống kê về tình hình khí tượng thủy văn, dân số- lao động, tài chính,
nông-lâm-thủy sản, công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông vận tải, giáo
dục, y tế, văn hóa Đây là những số liệu do các cơ quan Nhà nước thống kê chính xác,
toàn diện và có hệ thống về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa huyện Bình Minh từ năm
1975 đến năm 2005 rất quý báo để phục vụ cho đề tài.
Như vậy, tất cả các công trình nêu trên mới đề cập những vấn đề chung mang tính lý
luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng lại ở những ở những báo
cáo, thống kê về kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trình bày có hệ thống riêng về vấn đề kinh
tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến năm 2005.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình
Minh trong thời kỳ đổi mới từ 1986- 2005.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: giới hạn trên địa bàn huyện Bình Minh.
Về thời gian: đề tài chủ yếu tìm hiểu kinh tế- xã hội huyện Bình Minh giai đoạn từ
1986 đến 2005.
Sở dĩ chúng tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là
năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), được ghi nhận như một trong những mốc
son lịch sử, đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành mô hình
kinh tế vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và quy luật khách quan. Với
đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất
nước nói chung và huyện Bình Minh nói riêng.
Năm 2005 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết những
thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm qua gần 20 năm đổi mới, phát triển của
huyện Bình Minh. Và đây cũng là năm nhìn nhận lại những gì đạt được và chưa đạt được để
đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển cho tương lai.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế- xã hội
huyện Bình Minh từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó dựng lại bức tranh kinh tế- xã hội huyện
Bình Minh trong gần 20 năm đổi mới (1986-2005).
Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành tựu kinh tế- xã
hội huyện Bình Minh đạt được, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm của quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội hiện nay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu
sau:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về kinh tế- xã hội, các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể huyện Bình Minh về vấn đề phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Những công trình nghiên cứu về kinh tế- xã hội các vùng nông thôn Vĩnh Long, các
niên giám thống kê lưu trữ tại Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Cục thống kê huyện Bình
Minh.
Nguồn tư liệu gốc viết về huyện Bình Minh như: Các báo cáo chính trị tại những lần
Đại hội Đảng bộ tỉnh từ 1975 đến 2005, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế
hoạch 5 năm, Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Số
liệu thống kê lưu giữ ở các Sở, Ban, Ngành huyện Bình Minh.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại một số
di tích lịch sử, đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bình Minh, các tư liệu trên báo chí,
mạng Internet để làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu
chính là phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp tiếp cận hệ thống: là coi quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình
Minh từ năm 1986- 2005 như là một bộ phận không thể tách rời đối với kinh tế trong nước
và thế giới, cụ thể xem xét kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới và trong nước với những mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố, của các lĩnh vực
khác nhau của đời sống kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.
Phương pháp lịch sử thể hiện ở chỗ đặt bản thân vấn đề kinh tế- xã hội huyện Bình
Minh trong bối cảnh lịch sử cụ thể của giai đoạn 1986- 2005. Bất cứ việc nhìn nhận hoặc
đánh giá một vấn đề nào trong đề tài cũng không thể không căn cứ vào bối cảnh lịch sử cụ
thể và đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên- xã hội và con người Bình Minh. Đồng thời,
phương pháp lịch sử còn thể hiện ở chỗ diễn biến của quá trình phát triển kinh tế- xã hội
huyện Bình Minh được trình bày theo trình tự thời gian.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic không thể tách rời nhau. Nghiên cứu quá
trình phát triển kinh tế- xã hội Bình Minh không phải chỉ là dựng lại bức tranh toàn cảnh
quá trình phát triển kinh tế- xã hội mà còn phải tìm cho ra bản chất, quy luật của tiến trình
phát triển kinh tế- xã hội, rút ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và định hướng phát
triển trong tương lai. Phương pháp lôgic chính là công cụ đóng vai trò làm những nhiệm vụ
trên.
Sự phối hợp giữa hai phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều dựa trên nền
tảng của phương pháp duy vật biện chứng. Quá trình phát triển kinh tế- xã hội luôn luôn vận
động và phát triển, nhưng sự vận động và phát triển đó không diễn ra một cách ngẫu nhiên
mà theo quy luật. Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm
2005 cũng không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kê, điền dã
5. Đóng góp của luận văn
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế- xã hội huyện Bình Minh
trong gần 20 năm đổi mới (1986- 2005). Nêu những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh
nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh thời kỳ đổi mới 1986-
2005, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau.
Đề xuất một số giải pháp cho huyện Bình Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế- xã hội giai đoạn hiện nay.
Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa phương
trong các nhà trường phổ thông ở huyện Bình Minh nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự
hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương, xứ sở, ý
thức bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của quê hương.
Luận văn có thể dùng để làm phong phú thêm nguồn tài liệu tuyên truyền trong quần
chúng, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của
huyện nhà.
Qua việc rút ra những bài học, những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế,
luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của huyện nhà trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình
Minh trước năm 1986.
Chương 2: Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến năm 1995
Chương 3: Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1996 đến năm 2005.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
HUYỆN BÌNH MINH TRƯỚC NĂM 1986
1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Bình Minh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Bình Minh là một đơn vị hành chánh của tỉnh Vĩnh Long, một
vùng đất trù phú, khí hậu ôn hòa, nằm dọc bên bờ bắc sông Hậu có hình thể dài, bầu vuông.
Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cái Vồn, cách thị xã Vĩnh Long (tỉnh lỵ Vĩnh Long) 30 ki-lô-
mét về phía Tây Nam và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 165 ki-lô-mét. Nằm phía
nam bên bờ kia sông Hậu là trung tâm thành phố Cần Thơ, cách huyện lỵ 3 ki-lô-mét. Dòng
sông Hậu nằm dọc theo chiều dài của huyện vừa là ranh giới giáp thành phố Cần Thơ. Quốc
lộ 1A xuyên qua huyện từ km 2058 đến km 2066 dẫn qua bến phà Cần Thơ với chiều dài 8
ki-lô-mét, và Quốc lộ 54 (trong kháng chiến chống Mỹ gọi là Tỉnh lộ 37), có chiều dài 36 ki-
lô-mét từ Lai Vung (Đồng Tháp) đến Ngãi Tứ (Tam Bình).
Nằm ở vị trí Tây- Nam của tỉnh Vĩnh Long; Huyện Bình Minh phía bắc giáp huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp; phía nam giáp sông Hậu; phía đông giáp huyện Tam Bình, và
phía tây giáp huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Bình Minh có địa hình bằng phẳng, nhiều sông, kinh, rạch đan xen nhau, nước ngọt
quanh năm, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Đến năm 1957, theo Nghị định số 308/BNV/NC/NĐ (ngày 8-10-1957) của Bộ trưởng
Nội vụ (chế độ Việt Nam Cộng hòa) quận Bình Minh được thành lập, quận lỵ đặt tại Mỹ
Thuận gồm có ba tổng:
. Tổng An Trường gồm các xã: Mỹ Thuận, Đông Thành, thêm xã Phù Ly (cũ)
và Mỹ Hòa.
. Tổng An Ninh gồm các xã: Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược, Phong Hòa.
. Tổng An Khương gồm các xã: Vĩnh Thới, Tân Hòa Bình (Tân Hòa cũ).
Năm 1969 huyện Bình Minh chỉ còn hai tổng 7 xã, quận lỵ đặt tại Mỹ Thuận (thị trấn
Cái Vồn ngày nay). Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong công tác lãnh đạo phong trào
cách mạng, năm 1973 sau khi tái lập phân ban Sa Đéc, các xã Tân Hòa Bình, Vĩnh Thới,
Phong Hòa thuộc huyện Bình Minh được chuyển giao về cho huyện Lai Vung (Sa Đéc).
Sau khi hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Ngày 11 tháng
03 năm 1977, Chính phủ ký Quyết định số 59/CP sáp nhập hai huyện Tam Bình và Bình
Minh thành huyện Tam Bình (nhưng trên thực tế hai huyện này không sáp nhập). Ngày 11
tháng 03 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 98/HĐBT tái lập lại huyện Bình
Minh gồm các xã: Thành Lợi, Mỹ Hòa, Mỹ Thuận, Tân Quới, Tân Lược, Đông Thành và thị
trấn Cái Vồn. Trụ sở huyện lỵ đặt tại Cái Vồn.
Ngày 9 tháng 08 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 85/CP thành lập các
xã Đông Bình, Đông Thạnh (từ xã Đông Thành); Thành Đông, Thành Trung (từ xã Thành
Lợi); Tân Bình, Tân Thành (từ xã Tân Quới) và xã Tân An Thạnh, Tân Hưng (từ xã Tân
Lược).
Hiện nay huyện Bình Minh gồm có 16 xã: Đông Thành, Đông Bình, Đông Thạnh,
Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Thành, Tân Bình, Tân Lược, Tân
Hưng, Tân An Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thuận, Thuận An, Nguyễn Văn Thảnh và thị trấn Cái
Vồn.
Huyện Bình Minh có 16 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên là 243,1km2, chiếm
16,3% diện tích toàn tỉnh. Huyện Bình Minh nằm cạnh thành phố Cần Thơ một trung tâm
kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây có trường đại học Cần Thơ
và Viện Đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó rất thuận tiện cho việc ứng dụng các giống mới
và kỹ thuật mới trong nông nghiệp. Huyện Bình Minh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh-
một trung tâm kinh tế lớn của cả nước có 130 km.
Với lợi thế nằm gần hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố
Cần Thơ, huyện Bình Minh có rất nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp
nhận sự hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, song trong điều kiện cạnh tranh
cũng thách thức huyện phải vươn lên để thu hút vốn đầu tư, thu hút chất xám và chiếm lĩnh
thị trường.
Địa hình: Phần diện tích của Huyện nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, vùng thấp trũng nhất
tỉnh. Vùng có cao trình 0,5- 0,7m gồm các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Trung, Nguyễn
Văn Thảnh.
Vùng có cao trình 0,7-1m gồm các xã Đông Thạnh, Thuận An, Mỹ Thuận, Thành
Đông.
Vùng có cao trình 1- 1,25m gồm các xã Mỹ Hòa, Đông Thành, Đông Bình, Thị trấn
Cái Vồn, Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, Tân Lược.
Nhìn chung địa hình của Huyện khá bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía
Đông. Địa hình như trên là rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để tưới tiêu hoặc tự chảy
kết hợp hỗ trợ bằng động lực đảm bảo cho sản xuất các vụ lúa quanh năm.
Khí hậu thời tiết: khí hậu của huyện Bình Minh có đặc điểm là nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình 26- 270C, bình quân khoảng 2.600 giờ nắng/năm, độ ẩm bình quân 80-
83%. Cả năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 5 đến giữa tháng 11, hướng gió Tây- Tây
Nam từ biển thổi vào; mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 5, hướng gió Đông Bắc và Đông
Nam từ lục địa thổi qua gây khô và lạnh. Huyện Bình Minh là nơi có nhiều ưu đãi về điều
kiện khí hậu thời tiết, rất thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi và cây trồng, là điều kiện để
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh, tăng vụ.
Chế độ thủy văn và nguồn nước: Huyện Bình Minh nằm cạnh sông Hậu, sông rạch
chằng chịt, chiếm trên 10% diện tích chung với mật độ 760m/km2. Chế độ thủy triều trên các
sông, rạch theo tính chất bán nhật triều không đều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn từ
tháng 12 đến tháng 6, phụ thuộc vào chế độ mực nước của triều biển Đông; Mùa lũ từ tháng
7 đến tháng 11, phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long và một phần ảnh hưởng
của thủy triều biển Đông.
Như vậy, mùa lũ thường trùng vào các tháng mưa nên hàng năm thường xảy ra lũ lụt.
Phần lớn diện tích của Huyện nằm ở phần thấp trũng của tỉnh (bắc quốc lộ 1) nên thường
chịu ảnh hưởng của lũ cuối tháng 9, đầu tháng 10. Theo phân vùng lũ của định hướng qui
hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng ngập nông của đồng
bằng. Mức nước lũ đo được ở các trạm Cần Thơ và Mỹ Thuận trong các trận lũ lớn dao động
từ 2- 2,15m. Vì vậy, hàng năm thiệt hại do lũ gây ra trên diện tích lúa Thu Đông và cây ăn
trái là rất lớn.
Vào mùa khô với chế độ bán nhật triều không đều, Huyện có thể lợi dụng để tưới tiêu
tự chảy. Cũng như cả tỉnh Vĩnh Long, huyện Bình Minh sử dụng nguồn nước từ sông Mê
Kông qua các nhánh sông Tiền, sông Hậu nên nguồn nước khá dồi dào, chất lượng tốt, đủ
cân đối quanh năm cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Nước ngầm của Huyện thường xuất
hiện ở độ sâu 200- 300m, ở khu vực Thị Trấn thì ở độ sâu 80- 120m. Nước có hàm lượng sắt
và độ nhiểm mặn khá cao. Vì vậy, trong chương trình cung cấp nước sạch cho nông thôn chủ
yếu là khai thác nước mặt.
Để tận dụng các lợi thế tự nhiên nhằm phát triể