Hợp đồng mua bán nhà ở là một trong những giao dịch thường xuyên,
phổ biến trong quan hệ dân sự. Đối với loại giao dịch này, các quan hệ phát
sinh và dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp là tương đối phổ biến trong đời sống
xã hội. Có thế nói, việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà
ở đang là một trong những loại công việc mà người luật sư, với vai trò của
mình thường xuyên được tham gia với tư cách là trung gian tháo gỡ những
vướng mắc, mâu thuẫn, tranh chấp cùng đương sự và cơ quan tiến hành tố
tụng. Sự phức tạp trong việc giải quyết loại tranh chấp về hợp đồng mua bán
nhà ở cũng đặt ra cho các luật sư buộc phải rèn dũa kỹ năng hành nghề của
mình để giúp đỡ khách hàng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của
khách hàng trong các vụ tranh chấp.
Ở đề tài tiểu luận này, người học muốn trình bày ý kiến của mình về
các nội dung liên quan tới kỹ năng của luật sư trong hoạt động tranh tụng
giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở. Từ các kỹ năng
cơ bản đó, người học sẽ tìm kiếm cho bản thân những kinh nghiệm có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn để hành nghề.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Kỹ năng của luật sư trong hoạt động tranh tụng giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Kỹ năng của luật sư trong hoạt động
tranh tụng giải quyết các vụ án
tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 4
1. Kỹ năng của luật sư trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa ..................................... 8
2. Kỹ năng của luật sư trong thủ tục hỏi trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán
nhà ở .............................................................................................................................. 9
3. Kỹ năng của luật sư trong tranh luận tại phiên tòa ............................................... 10
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 12
PHẦN MỞ ĐẦU
Hợp đồng mua bán nhà ở là một trong những giao dịch thường xuyên,
phổ biến trong quan hệ dân sự. Đối với loại giao dịch này, các quan hệ phát
sinh và dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp là tương đối phổ biến trong đời sống
xã hội. Có thế nói, việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà
ở đang là một trong những loại công việc mà người luật sư, với vai trò của
mình thường xuyên được tham gia với tư cách là trung gian tháo gỡ những
vướng mắc, mâu thuẫn, tranh chấp cùng đương sự và cơ quan tiến hành tố
tụng. Sự phức tạp trong việc giải quyết loại tranh chấp về hợp đồng mua bán
nhà ở cũng đặt ra cho các luật sư buộc phải rèn dũa kỹ năng hành nghề của
mình để giúp đỡ khách hàng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của
khách hàng trong các vụ tranh chấp.
Ở đề tài tiểu luận này, người học muốn trình bày ý kiến của mình về
các nội dung liên quan tới kỹ năng của luật sư trong hoạt động tranh tụng
giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở. Từ các kỹ năng
cơ bản đó, người học sẽ tìm kiếm cho bản thân những kinh nghiệm có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn để hành nghề.
PHẦN NỘI DUNG
Nói về tranh chấp trong hoạt động mua bán nhà hiện nay là rất đa
dạng. Các hợp đồng mua bán nhà ở từ trước hay mới phát sinh đều có những
vướng mắc, mà nhiều khi sự yêu cầu của khách hàng trở thành vấn đề nan
giải cho các luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án giải quyết tranh chấp
về hợp đồng mua bán nhà ở.
Có thể phác thảo tương đối các dạng tranh chấp về hợp đồng mua bán
nhà ở, gồm: tranh chấp giữa chủ sở hữu nhà ở thực tế với chủ sở hữu nhà ở
trên giấy tờ, trong trường hợp người đứng tên thực hiện hợp đồng mua bán
nhà ở; tranh chấp vì người được ở nhờ thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở;
tranh chấp vì sự chồng chéo trong việc mua bán nhà ở với chuyển quyền sử
dụng đất; tranh chấp về thời hạn bàn giao nhà, tiền trong hợp đồng mua bán
nhà; tranh chấp về việc mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, mua bán nhà
ở chung cư, biệt thự …
Nguyên nhân của những trường hợp phát sinh tranh chấp thì nhiều
nhưng nó dẫn tới trường hợp các bên không thể thống nhất quyền lợi với
nhau trong hợp đồng. Đặc biệt, hiện tượng các hợp đồng được ký kết trái
pháp luật khá phổ biến khiến việc giải quyết tranh chấp rất phức tạp. Rồi
hiện tượng các bên trong hợp đồng không xảy ra tranh chấp nhưng lại có
mâu thuẫn, tranh chấp với bên thứ ba, chủ thể không có mặt trong giao dịch
hợp đồng mua bán nhà ở. Cóa thể nhận diện nhiều hợp đồng mua bán nhà ở
được ký kết một cách trái pháp luật, thiếu thông tin hoặc được ký kết bởi
những người không có thẩm quyền. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật quy
định về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở hiện nay rất phức tạp và khó nắm
bắt, điều này khiến các luật sư phải cẩn trọng trong việc xác định các mối
quan hệ pháp luật phát sinh trong một tranh chấp cụ thể.
Từ thực trạng và yêu cầu đối với luật sư trong việc chuẩn bị các kỹ
năng cần thiết trong tranh tụng giải quyết vụ án về tranh chấp hợp đồng mua
bán nhà ở, trước hết luật sư cần nắm vững tổng hợp những văn bản pháp luật
điều chỉnh quan hệ về hợp đồng mua bán nhà ở và giải quyết tranh chấp
trong mua bán nhà ở bao gồm:
- Bộ Luật Dân sự năm 1995; Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005 ; Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005; Luật Kinh doanh bất đống sản số 63/2006/QH11 ngày
9 tháng 6 năm 2006; Nghị quyết số 58/1998/ NQ-UBTVQH10 ngày 24
tháng 8 năm 1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1
tháng 7 năm 1991; Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm
1999; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06-9-2006 của Chính phủ.
Tuy nhiên, luật sư cũng cần nắm rõ các quy định trên vẫn có những
chồng chéo, vướng mắc, và phải sử dụng các quy định trên linh hoạt để bảo
vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở, đối với những
quy định cụ thể nêu trên lại có những vướng mắc nhất định luật sư cần phải
nắm rõ, vì hiệu lực của hợp đồng quyết định đến việc các bên tranh chấp sẽ
phải thực hiện hợp đồng, trên thực tế các vụ án về tranh chấp hợp đồng mua
bán nhà ở, quyết định của tòa án xem hợp đồng có hiệu lực hay không là vấn
đề mấu chốt của các loại tranh chấp xung quanh nội dung về hợp đồng.
Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự có hiệu
lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực
hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều
cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch
hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Điều 124 BLDS quy
định “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể
hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc
xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” Điều 127 BLDS quy định:
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều
122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Đồng thời quy định cụ thể về thời điểm có
hiệu lực của giao dịch dân sự mà đối tượng của giao dịch là nhà, đất, như :
Điều 63, Nghị định 90 ngày 06-9-2006 của Chính phủ quy định: “Thời điểm
chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi,
thuê mua, thừa kế nhà ở: “1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với
trường hợp mua bán nhà ở tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công
chứng hoặc chứng thực. Trường hợp mua bán nhà ở mà một bên là tổ chức
có chức năng kinh doanh nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là
thời điểm bên bán bàn giao nhà ở cho bên mua theo thoả thuận trong hợp
đồng. 2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho
nhà ở tính từ ngày hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng hoặc chứng
thực. Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở
hữu nhà ở cho bên được tặng cho được tính từ ngày bên tặng cho ký văn bản
tặng cho. 3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp đổi
nhà ở được tính từ ngày hợp đồng đổi nhà ở được công chứng, chứng thực.
Trường hợp hai bên đổi nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh bất động
sản nhà ở thỡ thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở nhận đổi là thời
điểm bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đổi nhà ở. 4. Thời điểm
chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thuê mua nhà ở tính từ thời
điểm kết thúc thời hạn thuê mua nhà ở và bên thuê mua đó thanh toỏn đủ
tiền thuê hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định này. 5.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thừa kế nhà ở tính
từ thời điểm mở thừa kế. Việc xác định tổ chức, cá nhân thừa kế nhà ở được
thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Như vậy, các quy định về thời điểm có hiệu lực về giao dịch dân sự
mà đối tượng là nhà, đất trong nhiều các văn bản pháp luật dẫn đến có nhiều
cách hiểu khác nhau, thậm chí có quy định mâu thuẫn nhau. Các quy định
thể hiện đối với giao dịch dân sự mà đối tượng giao dịch là nhà ở thì thời
điểm có hiệu lực khi đã có công chứng, chứng thực; đối hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhưng Khoản 2 Điều 401 BLDS quy định ““Hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác” dẫn đến Tòa án các cấp lúng túng trong quá trình giải quyết vụ
án, đó cũng là điểm mà luật sư cần lưu ý để bảo vệ cho khách hàng trong
những trường hợp cụ thể.
Việc nắm vững các quy định của pháp luậ t nêu t rên và các
văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp luậ t liên quan khác sẽ
giúp luật sư hệ thống được các quy phạm pháp luật đ iều chỉnh
các quan hệ về hợp đồng mua bán nhà ở của các chủ thể khi
phát s inh t ranh chấp và phải giả i quyết tranh chấp bằng con
đường tòa án.
Đứng trước một vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
cụ thể, luật sư cần nắm vững những quy định liên quan đến hợp
đồng mua bán nhà ở, và từ những quy định đó, khả năng dẫn
đến t ranh chấp là cách luật sư chuẩn bị “vốn liếng” cho mình
khi tha m gia tranh tụng trước phiên tòa.
Về hợp đồng mua bán nhà ở, luật sư cần nắm vững các
điều kiện cần thiết để hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực
pháp luật, đây được xem là đ iểm mấu chốt t rong một vụ t ranh
chấp về hợp đồng mua bán nhà. Theo đó, cần nắm vững các quy
định từ Điều 450 đến Điều 455 trong Bộ luật dân sự 2005 ; từ
Điều 94 đến Điều 96 trong Luật Nhà ở năm 2005 , các quy d ịnh
về mua bán nhà trong Luật Kinh doanh bất động sản và các quy
định khác của pháp luật liên quan tới việc thực ký kết, thực
hiện hợp đồng mua bán nhà ở.
Trên cơ sở đó, luật sư bước vào hoạt động t ranh tụng phải
nắm vững các kỹ năng cụ thể được tr ình bày dưới đây.
1. Kỹ năng của luật sư trong phần thủ tục bắt đầu
phiên tòa
Thứ nhất, về yêu cầu hoãn phiên tòa. Trong những trường
hợp nhất đ ịnh, luật sư có thể yêu cầu Hội đồng xé t xử hoãn
phiên tòa nếu thấy phiên tòa có yếu tố hội đủ điều kiện để
hoãn; chẳng hạn vắng người làm chứng cần hỏi tạ i phiên tòa.
Trong việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, việc thiếu người
làm chứng liên quan đến t ình t iết quan trọng của vụ t ranh chấp,
nếu việc thiếu vắng người làm chứng đó gây nên bất lợ i cho
thân chủ của mình, luật sư cần thể hiện quan điểm một cách rõ
ràng và đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, hoặc ngược
lại, nếu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa không theo đúng các
căn cứ nêu trên, luật sư cũng có thể tận dụng những cơ hội như
vậy nếu nó mang lạ i ý nghĩa t rong việc bảo vệ quyền lợ i của
thân chủ.
Thứ hai, về yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ hoặc tr iệu
tập thêm người làm chứng. Trong t rường hợp cần phải t r iệu tập
thêm người làm chứng (ví dụ như người là m chứng trong việc
chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở) hoặc cung cấp thê m bằng
chứng, luậ t sư cần nắm bắt và sự dụng cơ hội, cũng là quyền
của mình trước Tòa. Tuy nhiên, cần lưu ý tới việc yêu cầu về
việc cung cấp thê m chứng cứ, người là m chứng v ì ch ỉ những
chứng cứ, lờ i khai của người làm chứng sẽ phục vụ cho mục
đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, được Hội
đồng xét xử chú ý và nhìn nhận lạ i vụ tranh chấp theo hướng
mà luật sư chọn để bảo vệ.
Trong giao kết hợp đồng mua bán nhà ở, chính những yếu
tố như lờ i khai của người làm chứng, các điều kiện về chủ thể
sẽ quyết đ ịnh rất lớn đến t ính chất và nội dung vụ án. Luật sư
cần xem xét kỹ các loạ i giấy tờ chứng minh tư cách của người
tha m gia tố tụng để t ránh các sa i sót có thể xảy ra gây bất lợ i
cho thân chủ. Ví dụ, có những trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ
án về t ranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng người khở i
kiện lạ i không có vị t r í nào trong mối quan hệ pháp luật đang
phát s inh tranh chấp.
2. Kỹ năng của luật sư trong thủ tục hỏi trong vụ án
tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
Trong các vụ án tranh chấp về mua bán nhà ở, luật sư tùy
theo nội dung các vụ t ranh chấp với các hướng bảo vệ khác
nhau sẽ đưa ra các cách hỏi khác nhau nhằm khẳng định công
khai những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong vụ án .
Thứ nhất, ghi chép diễn biến của phiên tòa. Đây là đ iều
cần thiết để luật sư theo sát và nắm chắc diễn biến vụ án. Tập
trung ghi chép ngắn gọn và nêu bật các ý chính, từ đó chú tâm
đấn những vấn đề liên quan đến hướng bào chữa của mình, khi
thấy có sự mâu thuẫn, luật sư có căn cứ để bác lạ i hoặc sử dụng
chúng nhằm bảo vệ quyền lợ i cho thân chủ của mình. Việc đặt
câu hỏi, t ranh luận của luật sư cũng cần được ghi chép và luuw
giữ cẩn thận để sử dụng cho đến khi vụ án được giả i quyết dứt
điểm, kể cả là ở các gia i đoạn sau xét xử sơ thẩm.
Thứ hai, về t r ình bày, luật sư cần tập trung những yêu cầu
của đương sự là người mà luật sư phải bảo vệ quyền lợ i. Trong
vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở, có những yêu cầu
cụ thể mà đương sự muốn đưa ra như buộc thực hiện đúng hợp
đồng, tuyên hợp đồng vô hiệu, đòi bồi thường … Luật sư tr ình
bày phải nêu rõ những yêu cầu đó, nêu rõ các chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu đó là hợp pháp. Tập t rung vào những
luận cứ bào chữa cho khách hàng của mình về những nội dung
l iên quan cụ thể của hợp đồng.
Thứ ba, khi đã tr ình bày xong yêu cầu của đương sự, luậ t
sư có quyền đặt câu hỏi để yêu cầu thân chủ của mình hoặc
những người tham gia tố tụng khác trả lờ i Tòa án nhằm làm rõ
những t ình t iết quan t rọng. Câu hỏi của luật sư phải đúng vào
trọng tâm hướng bào chữa của mình trong vụ án, vừa phải ngắn
gọn, dễ hiểu và dễ trả lờ i. Trong trường hợp câu hỏi được các
đương sự t ra lời mà cần thiết, luậ t sư có thể lưu ý Hội đồng xét
xử và đề nghị thư ký ghi vào biên bản phiên tòa. Ví dụ lờ i khai
của người là m chứng về người tham gia ký hợp đồng.
Khi hỏi thân chủ mình, luật sư chỉ nên đặt những câu hỏ i
mà trước đó luật sư đã t rao đổi với thân chủ của mình, ha i bê n
đã thống nhất về câu hỏi và câu t rả lờ i. Và trên thực t iễn, luật
sư không nên hỏi thân chủ của mình quá nhiều.
Các câu hỏi phải xoáy vào nội dung xáp lập hợp đồng mua
bán nhà ở là đúng hay không, hợp đồng có căn cứ pháp lý để
phát s inh hiệu lực hay không và t rách nhiệm của các bên t rong
việc thực hiện hợp đồng, các chứng cứ chứng minh về quyền sở
hữu đối với nhà ở được mua bán …
3. Kỹ năng của luật sư trong tranh luận tại phiên tòa
Đối với các vụ án dân sự nói chung, các vụ án về t ranh
chấp trong hợp đồng mua bán nhà ở nói r iêng, tranh luận tạ i
phiên tòa sẽ giúp luật sư t r ình bày luận cứ bào chữa của mình
để hội đồng xé t xử chú ý và xem xét, quyết đ ịnh có lợ i cho
khách hàng, tuy vậy muốn thuyết phục được hội đồng xét xử,
luật sư phải có kỹ năng t r ình bày luận cứ bào chữa của mình
một cách tốt nhất, nếu không sẽ không thu được hiệu quả của
hoạt động t ranh tụng.
Thứ nhất, luật sư cần lưu ý tr ình bày luận cứ bào chữa của
mình chứ không phải là đọc bài luận cứ. Khi thấy các chức cứ,
các tình t iết liên quan đến vụ án có những điểm phục vụ cho
hướng bào chữa của luật sư t rong vụ án, luật sư không đọc bài
luận cứ bào chữa của mình mà vạch ra những ý kiến chủ đạo,
trọng tâm và nêu bật những ý kiến, yêu cầu của luật sư để Hội
đồng xét xử xem xét. Việc lược ra đầy đủ, nhưng không phải là
đọc toàn bộ nội dung bài luận cứ ( luật sư nên gửi bà i bào chữa
đầy đủ của mình cho Hội đồng xét xử) , sẽ giúp luật sư nói được
trọng tâm vấn đề mà lại không bị rơ i vào sự câu nệ về mặt h ình
thức.
Thứ hai, tr ình bày quan điểm của luật sư t rước tòa phải
dựa vào bản luận cứ và phương án bảo vệ mà luật sư đã vạch ra
sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án và thống nhất nội
dung bào chữa với khách hàng. Nếu không dựa vào bản luận cứ
và phương án bào chữa, sẽ dẫn đến khả năng đi lạc vấn đề.
Chẳng hạn, phương án bào chữa của luật sư cho thân chủ B
trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở với A,
hướng bào chữa của luật sư là tuyên hợp đồng mua bán nhà ở
vô hiệu, th ì luật sư phải tập trung hướng đó để t ranh luận và
thuyết phục Hội đồng xét xử.
Thứ ba, lập luận chặt chẽ, căn cứ pháp luật viện dẫn
chuẩn xác . Chính sự viện dẫn chuẩn xác các căn cứ pháp luật
sẽ có khả năng thuyết phục đến Hội đồng xét xử lưu ý tới
những vấn đề mà luật sư đưa ra. Do đó, việc năm thật chắc các
quy định của pháp luật về nhà ở, về hợp đồng mua bán nhà ở
dù t rong đó, như đã phân t ích là còn những mâu thuẫn, vướng
mắc, sẽ giúp luậ t sư đạt được khả năng phân t ích và t r ình bày
luận cứ của mình thực sự có sức thuyết phục.
Thứ tư, lờ i lẽ từ tốn, ngữ điệu lờ i nói rõ ràng là cách để
luật sư thể hiện luận cứ bào chữa của mình một cách trơn tru,
dễ đi đến người nghe, khiến người nghe (Hội đồng xét xử và
người người có mặt trong phiên tòa) dễ dàng t iếp nhận ý kiến,
thông t in đồng thời nhớ được những thông t in đó. Đặc biệt, sự
từ tốn là yếu tố giúp luật sư có “thính giả”, v ì những lờ i lẽ
thiếu từ tốn sẽ dẫn tớ i luật sư cứ nói mà không có người nghe.
Thứ năm, nói dài và dùng những lờ i vô ngh ĩa trong t ranh
tụng là đ iều luật sư tuyệt đối t ránh. Trường hợp này sẽ khiến
khả năng thuết phục của luật sư b ị giảm thiểu.
Cuối cùng, t rong đối đáp với luậ t sư đồng nghiệp bào
chữa cho đương sự ở phía đối lập với khách hàng, luật sư cũng
cần nắm vững những kỹ năng tố i thiểu để đạt được hiệu quả
tranh tụng cao nhất. Sự điềm t ĩnh, nhẹ nhàng lắng nghe và đố i
đáp, tránh b ị k ích động trong phiên tòa thể hiện bản lĩnh của
người luật sư, đồng thời cho thấy khả năng đưa ra các luận cứ
bào chữa xác đáng theo t inh thần pháp luật hơn là b ị rơ i vào
vòng luẩn quẩn của tranh cã i thiếu căn cứ pháp lý, mà lại
không đưa ra các luận cứ bào chữa đủ sức thuyết phục Hội
đồng xét xử.
Như thế, trong tranh luận tạ i phiên tòa, việc luật sư nắm
chắc các chứng cứ, căn cứ pháp lý và thống nhất hướng bào
chữa (trừ trường hợp có những t ình t iết mới, có thể chuyển
hướng, bổ sung yêu cầu theo hướng có lợ i cho khách hàng) sẽ
là yếu tố quan t rọng để luật sư thuyết phục được hội đồng xét
xử đưa ra những phán quyết có lợ i cho thân chủ của mình trong
vụ án.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong tranh tụng giải quyết các vụ án về hợp đồng mua bán nhà ở, với
tính chất phức tạp của quan hệ pháp luật về mua bán nhà trên thực tế hiện
nay, lại thêm việc các văn bản pháp luật điều chỉnh về việc giải quyết tranh
chấp trong hợp đồng mua bán nhà được trải ra nhiều thời ký khác nhau theo
thời gian không thống nhất, luật sư cần phải nắm vững các quy định của
pháp luật liên quan để thể hiện vai trò của mình trong việc giúp các đương
sự bảo vệ quyền lợi của họ.
Cùng với các kỹ năng chung trong tranh tụng các vụ án dân sự, hợp
đồng, giao dịch dân sự, luật sư cần nắm những kỹ năng đặc thù của tranh
chấp hợp đồng mua bán nhà ở như về việc xác định thời hiệu, tính hiệu lực
của hợp đồng … để nâng cao khả năng thuyết phục Hồi đồng xét xử đưa ra
những phán quyết có lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
khách hàng.
Trên đây là những ý kiến của người họp nghiệp vụ luật sư đối với việc
nhìn nhận kỹ năng của luật sư trong tranh tụng giải quyết các vụ án về tranh
chấp hợp đồng mua bán nhà ở. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
quý thầy cô để người học nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này./.