Cá trê vàng lai là k ết quả lai tạo giữa cá tr ê vàng cái (Clarias macrocephalus) và
cá trê Phi đ ực ( Clarias gariepinus) . Kể từ khi cá tr ê Phi được du nhập v ào Việt
Nam, các nhà sản xuất giống đ ã tiến hành lai t ạo và xây dựng nên quy trình sản
xuất giống. Các bước trong quy trình này bao gồm: nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ấp
trứng, ương cá con.
Cá bố mẹ được tiến hành nuôi v ỗ trong 3 ao, trong quá tr ình nuôi v ỗ thu thập các
chỉ tiêu môi trường và đánh giá tỷ lệ thành thục qua từng tháng n uôi vỗ. Sử dụng
HCG, LRH+DOM, LRH+não thùy kích thích sinh s ản cá với tỷ lệ cá đẻ lần l ượt
đạt được như sau: 52.9-96.9%, 47-97.1%, 17.6-99.2%. Khi s ử dụng kết hợp 2mg
não thùy + 100µg LRH cho k ết quả sinh sản tối ưu nhất, đạt tr ên 99% tỷ lệ cá đẻ,
tỷ lệ nởđạt trên 86% và tỷ lệ cá dị hình chỉ dao động trong khoảng 5-6%. Các đợt
kích thích sinh s ản cá trê, các chỉ số kỹ thuật đạt đ ược như sau: Tỷ lệ thụ tinh từ
42.1% đến 86.9%, tỷ lệ nở từ 48% đến 90.2%, tỷ lệ dị hình từ 5.8% đến 10.1%. Cá
trê tái thành th ục sau kho ảng 35-40 ngày nuôi v ỗ tái phát. Cá tr ê bột được ương
sau 30 ngày có: đ ộ gia tăng về chiều dài theo ngày = 0.093(cm/ngày), độ gia tăng
về khối l ượng theo ng ày = 0.125 (g/ngày) . T ỷ lệ sống dao động trong khoản g
20%.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuậtsản xuất giống cá trê vàng lai (clarias macrocephalus x c. gariepinus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HỒ CHÂU PHƯƠNG QUANG
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG LAI
( Clarias macrocephalus x C. gariepinus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Cần Thơ, 1.2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HỒ CHÂU PHƯƠNG QUANG
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ VÀNG LAI
( Clarias macrocephalus x C. gariepinus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. PHẠM MINH THÀNH
Cần Thơ, 1.2009
i
TÓM TẮT
Cá trê vàng lai là kết quả lai tạo giữa cá trê vàng cái (Clarias macrocephalus) và
cá trê Phi đực ( Clarias gariepinus). Kể từ khi cá trê Phi được du nhập vào Việt
Nam, các nhà sản xuất giống đã tiến hành lai tạo và xây dựng nên quy trình sản
xuất giống. Các bước trong quy trình này bao gồm: nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ấp
trứng, ương cá con.
Cá bố mẹ được tiến hành nuôi vỗ trong 3 ao, trong quá trình nuôi vỗ thu thập các
chỉ tiêu môi trường và đánh giá tỷ lệ thành thục qua từng tháng nuôi vỗ. Sử dụng
HCG, LRH+DOM, LRH+não thùy kích thích sinh sản cá với tỷ lệ cá đẻ lần lượt
đạt được như sau: 52.9-96.9%, 47-97.1%, 17.6-99.2%. Khi sử dụng kết hợp 2mg
não thùy + 100µg LRH cho kết quả sinh sản tối ưu nhất, đạt trên 99% tỷ lệ cá đẻ,
tỷ lệ nở đạt trên 86% và tỷ lệ cá dị hình chỉ dao động trong khoảng 5-6%. Các đợt
kích thích sinh sản cá trê, các chỉ số kỹ thuật đạt được như sau: Tỷ lệ thụ tinh từ
42.1% đến 86.9%, tỷ lệ nở từ 48% đến 90.2%, tỷ lệ dị hình từ 5.8% đến 10.1%. Cá
trê tái thành thục sau khoảng 35-40 ngày nuôi vỗ tái phát. Cá trê bột được ương
sau 30 ngày có: độ gia tăng về chiều dài theo ngày = 0.093(cm/ngày), độ gia tăng
về khối lượng theo ngày = 0.125 (g/ngày). Tỷ lệ sống dao động trong khoảng
20%.
ii
LỜI CẢM TẠ
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài vừa qua, tuy gặp không ít khó khăn vướng
mắc nhưng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi
vượt qua tất cả để hoàn thành đề tài.
Do đó, lời đầu tiên tối xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, là chỗ dựa tinh
thần, vật chất trong suốt thời gian thực hiện đề tài và 4 năm học đã qua.
Chân thành cảm ơn thầy Phạm Minh Thành đã hết lòng chỉ dẫn trong việc định
hướng nghiên cứu, bổ trợ kiến thức và đính chính tài liệu. Đồng thời cũng cảm ơn
thầy về những tình cảm tốt đẹp đã dành cho tôi.
Kế đến xin cảm ơn chú Phạm Trọng Sơn - chủ trại giống nơi thực hiện đề tài, bác
Thái Thân – chủ DNTN nuôi trồng thủy sản Phong Linh, bác Đoàn Văn Năm –
chủ trại giống Năm Nu, bác Phan Tòng Thư – chủ trại giống Ba Thư, bác Nguyễn
Minh Hiển – chủ trại giống Mười Lùn, dì Nguyễn Thị Chính đã hổ trợ hết mình về
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất.
Cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa thủy sản sản: thầy Bùi Minh
Tâm, cô Nguyễn Bạch Loan,…và toàn thể các bạn lớp NTTS 31 đã tạo những điều
kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hồ Châu Phương Quang
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Chương I GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 2
1. Đặc điểm sinh học ........................................................................................ 2
1.1. Phân loại ......................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................... 3
1.3. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................... 4
1.4. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 5
2. Kỹ thuật nuôi vỗ ........................................................................................... 5
2.1. Ao nuôi vỗ ...................................................................................... 6
2.2. Mùa vụ nuôi vỗ .............................................................................. 7
2.3. Mật độ thả nuôi cá bố mẹ .............................................................. 7
2.4. Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ.................................................... 8
2.5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ ................................................... 8
3. Kỹ thuật sinh sản .......................................................................................... 9
3.1. Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục ........................... 9
3.2. Kích thích cá sinh sản ..................................................................10
3.3. Thụ tinh nhân tạo ......................................................................... 11
3.4. Ấp trứng........................................................................................ 11
4. Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống............................................................. 12
4.1. Ương ao đất .................................................................................. 12
4.2. Ương trong bể xi măng bể bạt..................................................... 13
Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 15
1. Nuôi cá bố mẹ ............................................................................................. 15
1.1. Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ......................................................... 15
1.2. Thả nuôi cá ................................................................................... 15
1.3. Chăm sóc và quản lý .................................................................... 16
iv
1.3.1. Chế độ cho ăn............................................................................ 16
1.3.2. Quản lý ao cá............................................................................. 16
2. Kích thích cá sinh sản................................................................................. 17
2.1. Lựa chọn cá than thục ..................................................................17
2.2. Kích dục tố sử dụng ..................................................................... 17
2.3. Phương pháp thụ tinh cho cá ....................................................... 17
3. Ấp trứng ...................................................................................................... 18
4. Ương cá bột thành cá giống............................................................ 18
4.1. Điều kiện ao ương ........................................................................ 18
4.2. Thả cá vào ao ương...................................................................... 18
4.3. Chăm sóc và quản lý .................................................................... 18
5. Phương pháp thu và phân tích mẫu ........................................................... 19
5.1. Một số yếu tố môi trường ............................................................ 19
5.2. Sự thành thục của cá bố mẹ ......................................................... 19
5.3. Tỷ lệ cá đẻ .................................................................................... 19
5.4. Sức sinh sản.................................................................................. 19
5.5. Tỷ lệ thụ tinh ................................................................................ 19
5.6. Tỷ lệ nở ......................................................................................... 19
5.7. Tỷ lệ dị hình ................................................................................. 19
5.8. Thời gian tái thành thục ...............................................................19
5.9. Tốc độ sinh trưởng ....................................................................... 19
5.10. Tỷ lệ sống ................................................................................... 20
6. Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả .................................................... 20
6.1. Phương pháp xử lý số liệu thu được ........................................... 20
6.2. Đánh giá kết quả........................................................................... 20
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 21
1. Điều kiện môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ............................................... 21
2.Sự thành thục của cá bố mẹ......................................................................... 21
3.Ảnh hưởng của hormone tới sinh sản cá .................................................... 23
3.1. Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá .......................................... 23
3.2. Ảnh hưởng của LRH.................................................................... 24
v
3.3. Ảnh hưởng kết hợp não thùy và LRH......................................... 25
3.4. Ảnh hưởng của loại hormone tới sinh sản cá ............................. 26
3.5. Ảnh hưởng của hormone đến tỷ lệ cá dị hình ............................ 27
4. Sinh trưởng của cá tại ao ương ..................................................................27
4.1. Tốc độ sinh trưởng của cá ........................................................... 27
4.2. Tỷ lệ sống ..................................................................................... 27
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 29
5.1. Kết luận......................................................................................... 29
5.2. Đề xuất.......................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 30
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Điều kiện ao nuôi cá bố mẹ ...............................................................15
Bảng 2 Thả cá bố mẹ vào ao nuôi..................................................................16
Bảng 3 Điều kiện ao ương cá bột................................................................... 18
Bảng 4 Điều kiện môi trường ao nuôi cá bố mẹ ........................................... 21
Bảng 5 Tỷ lệ thành thục.................................................................................. 22
Bảng 6 Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá ................................................ 23
Bảng 7 Ảnh hưởng của LRH ......................................................................... 24
Bảng 8 Ảnh hưởng của kết hợ não thùy với LRH ........................................ 25
Bảng 9 Ảnh hưởng của loại hormone tới sinh sản cá ................................... 26
Bảng 10 Ảnh hưởng của loại hormone đến tỷ lệ dị hình.............................. 27
Bảng 11 Tốc độ sinh trưởng cá ...................................................................... 27
Bảng 12 Tỷ lệ sống ......................................................................................... 28
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với tên gọi “vùng sông nước”, nổi tiếng khắp
cả nước và trên thế giới với những sắc thái văn hóa độc đáo đặc trưng của vùng và
tính cách phóng khoáng, hiếu khách của con người Nam Bộ. Bên cạnh sự nổi tiếng
kể trên ĐBSCL cũng được biết đến với sự phát triển mạnh mẻ trong nông nghiệp,
là vựa lúa gạo cung cấp lương thực chính, là nơi nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản
hàng đầu cả nước.
Vùng có diện tích mặt nước nội địa gần 1 triệu ha, chiếm gần 30% diện tích tự
nhiên của vùng. Riêng diện tích nước ngọt khoảng 340.000 ha. ĐBSCL có hệ
thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng về loại hình thủy vực, đó chính là những điều
kiện hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Trong những năm vừa qua ngành
thủy sản ở đây đã phát triển mạnh mẽ gia tăng không ngừng cả về diện tích và sản
lượng, về loại hình canh tác. Cùng với tôm sú, cá tra là mặt hàng thủy xuất khẩu
chủ lực. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 260.000 tấn cá
tra thành phẩm, với khối lượng xuất khẩu như vậy đã tạo ra lượng phế phụ phẩm
rất lớn và nó chính là nguồn thức ăn chính, rẻ tiền thay thế cá biển cho nghề nuôi
cá trê lai thịt. Chính vì lẽ đó mà sự phát triển của con cá tra đã kéo theo sự phát
triển của con cá trê lai. Cá trê lai có những đặc tính nổi trội như: dễ nuôi, khả năng
chịu đựng tốt với môi trường khi nuôi với mật độ cao, ăn tạp tất cả các loại phế
phụ phẩm đông lạnh và nông nghiệp, mau lớn, chất lượng thịt tương đối
ngon….Nên nó đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến, từ nuôi công nghiệp mật độ
cao cho đến tận dụng các mương vườn quanh nhà.
Nghề nuôi cá thịt phát triển đòi hỏi phải có nguồn con giống lớn, chất lượng để
cung ứng. Hơn nữa cá trê là đối tượng truyền thống, đã sinh sản nhân tạo thành
công từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, quy trình sinh sản đã cơ bản hoàn
chỉnh nhưng với mỗi tác giả lại có những luận điểm khác nhau trong kỹ thuật sản
xuất. Tuy nhiên, năng suất-chất lượng-hiệu quả kinh tế mới là yếu tố sống còn của
trại giống trong thời buổi kinh tế thị trường.
Đề tài vì vậy được thực hiện.
Mục tiêu: Thu thập them dẫn liệu về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá trê
vàng lai, góp phần làm cơ sở cho việc cải tiến kỹ thuật đang được áp dụng hiện
nay ở ĐBSCL. Mặt khác thông qua đề tài góp phần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
trong NTTS.
Nội dung nghiên cứu:
- Theo dõi nuôi cá bố mẹ: theo dõi các chỉ tiêu môi trường, tỷ lệ thành thục.
- Kích thích cá sinh sản: sử dụng HCG, LRH+DOM, LRH+não thùy.
- Ấp trứng: sử dụng phương pháp khử dính và ấp bằng bình Jazz.
- Ương cá con.
2
Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Đặc điểm sinh học
1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có 2 loài cá trê
là cá trê vàng và cá trê trắng. Trong đó cá trê vàng có những đặc điểm sau:
Đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ rang. Miệng cá
không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn,
cứng…đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới,
râu mép…hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chop mõm
hơn điểm…mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm
phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương chẩm. Mấu
xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của
nó. Lỗ mang hẹp, nằm…bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển (Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn.
Đường…toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi.
Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu
đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn
chẻ hai (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Mặt lưng của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng
và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ
màu…nằm vắt ngang thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Cá trê vàng sống ở nước ngọt. Phân bố ở Philipin, Thái Lan, Lào, Campuchia và
ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Trong tự nhiên cá sống ở các vùng đất trũng ngập nước và các con sông
(Vidthayanon, C., 2002). Cá cũng được tìm thấy ở các thủy vực nước nông, có thể
vùi mình một thời gian dài trong mùa khô khi thủy vực cạn nước (Frimodt, C.,
1995). Ngoài ra cá trê vàng cũng được tìm thấy trong các con sông lớn và vừa, các
thủy vực nước chảy chậm như: kinh rạch, cánh đồng ngập nước ở sông Mêkong
(Taki, Y., 1978).
Cá trê Phi ( Clarias gariepinus), có nguồn gốc từ châu Phi, được De Krimpe,một
nhà nghiên cứu nuôi cá người Pháp nhập vào Việt Nam vào đầu năm 1975
(Nguyễn Tường Anh, 2004).
TheoTrương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) loài có thể nhận diện bằng
các đặc điểm sau: mấu xương chẩm có dạng tam giác, chiều rộng của mấu xương
chẩm tương đương với chiều cao của nó. Các xương hai bên mấu xương chẩm kéo
dài ra phía sau làm sau mép sau của xương sọ có dạng M, trong khi ở cá trê vàng
3
hai bên xương chẫm không phát triển. Gốc vi đuôi có một vạch màu trắng nằm vắt
ngang.
Cá có râu mũi dài đến tận gốc vây lưng, có 4 đôi râu. Phân bố tự nhiên rộng khắp
châu Phi, từ sông Nile cho đến Tây Phi, từ Angieri cho đến Nam Phi, nó cũng
được tìm thấy ở ở châu Á như: bắc Thỗ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel (Gertjan de Graaf and
Hans Janssen,1996).
Sống ở các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi. Đến mùa mưa ngược lên thượng lưu các
vùng ngập nước ở ven sông để sinh sản.
Dựa vào các đặc tính nổi trội về tăng trưởng trên năm 1983 người ta đã tiến hành
lai tạo giữa cá trê Phi đực và cá trê vàng cái tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh, thịt
ngon màu sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2-3 vụ/năm (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng
Khuyến, 2000).
Thừa kế những đặc điềm di truyền của cả bố mẹ nên cá trê vàng lai F1
(C.macrocephalus x C.gariepinus) có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, da trơn
nhẵn. Đầu dẹp, thân tròn và dẹp về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Cơ thể lốm
đốm nhiều bong cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều thẳng đứng với
thân cá. U lồi xương chẫm có hình dạng tương tự như chữ M với các cạnh tròn
trong khi ở cá trê vàng là hình dạng chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M rất nhọn
và rõ nét.
Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu trên chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn
nhỏ, kích thước từ 100-300g. Khi cá đã lớn, trọng lượng đạt 500g/con thì có thể rõ
ràng phân biệt với cá trê vàng do thân cá mập, ngắn ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
1.2. Đặc điểm dinh dưỡng:
Đặc trưng dinh dưỡng của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và theo
điều kiện sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008).
Giống cá trê ăn tạp, thiên về chất hữu cơ là xác chết động vật. Khi còn ở giai đoạn
cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cá trê vàng lai có tính ăn tương tự như cá trê
vàng, ăn tạp và rất háu ăn ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sauk hi
nở 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần
cho cá ăn bất cứ thức ăn gì ( Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (moina), nếu
thả nuôi trong ao chúng cũng ăn được các loại giáp xác nhỏ sống trong nước. Sau
vài ngày chúng đã ăn được trùng chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên bể
ximăng hay bể bạt thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi
cá bột đạt cỡ 4-6cm. Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các
phụ phẩm như đầu vỏ tôm, ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp,
bột cá, cá phân (xay). Thức ăn viên công nghiệp cũng được sử dụng trong quá
4
trình ương nuôi và nuôi cá thịt, nhưng với cá thịt rất hạn chế vì giá cả cao chi phí
đầu tư lớn (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá trê vàng lai ăn mạnh vào buổi tối, trời mờ
sáng (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Trong quá trình ương và nuôi thịt để cá tăng trọng nhanh và cho năng suất cao đòi
hỏi thức ăn phải đầy đủ về chất và lượng. Đối với cá giống đòi hỏi hàm lượng đạm
trong thức ăn từ 20-30%, còn đối với cá thịt từ 10-15% (Đoàn Khắc Độ,2008).
Cá trê có tập tính hay trú ở men bờ và bốn góc ao. Do đó phải rải đều thức ăn ở
bốn mé ao, góc ao và ở giữa ao để cá được ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng
tranh giành thức ăn (Đoàn Khắc Độ,2008).
Khi nuôi thịt có thể nuôi ghép cá trê ( cá trê Phi, cá trê vàng lai, cá trê vàng) với
các loài cá khác như: cá rô phi, chép, trắm cỏ, trôi. Các loài cá này sẽ ăn hết thức
ăn dư thừa trong ao giúp cải thiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ,2008).
1. 3. Đặc điểm sinh trưởng:
Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước, về khối lượng cơ thể sinh vật theo thời