Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những
thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Việt
Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự tin
bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định
mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua.
Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang
nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế
nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong hơn 10 năm nữa, khi mà
kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở
nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và
tăng tốc từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao
đảo mạnh hơn. Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội và cối
năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một tình huống
rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ quay trở lại, song chúng ta lại mong
muốn tăng tốc độ để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong
tương lai xa hơn nữa.
201 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lạm phát tại Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Lạm phát ở Việt Nam hiện
nay: Nguyên nhân và giải
pháp
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những
thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Việt
Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự tin
bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định
mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua.
Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang
nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế
nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong hơn 10 năm nữa, khi mà
kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở
nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và
tăng tốc từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao
đảo mạnh hơn. Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội và cối
năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một tình huống
rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ quay trở lại, song chúng ta lại mong
muốn tăng tốc độ để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong
tương lai xa hơn nữa.
Vấn đề đặt ra là nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát và bất ổn
kinh tê vĩ mô ở Việt Nam hiện nay? Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ toàn cầu còn có những nguyên nhân nào khác nữa? Làm thế nào
để tăng trưởng cao và vững chắc trong dài hạn? … Thực tế đó đang đặt ra yêu
cầu cần phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những nguyên nhân gây
ra lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý
3
luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: "Lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên nhân và giải pháp” trong bối cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2007, khi lạm phát ở
Việt Nam tăng đột biến, vấn đề lạm phát ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cho đến nay, có rất nhiều
công trình đã nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam đã được công bố. Tuy nhiên,
các công trình này hầu hết là những bài viết được đăng tải trên các tạp chí, các
báo chuyên ngành và trong kỷ yếu hội thảo khoa học của một số cơ quan, viện
nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu về lạm phát của Việt Nam
trong thời gian qua tập trung vào một số hướng nghiên cứu như sau:
2.1. Hướng nghiên cứu lạm phát của Việt Nam theo cách tiếp cận tiền tệ
Đây là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả tham gia nhất. Do đó, có thể
nói các công trình thuộc nhóm này chiếm số lượng khá lớn trong số các công
trình nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu các công trình thuộc hướng này, chúng tôi thấy có thể chia
thành 3 nhóm như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết về lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, các tác
giả đã vận dụng vào việc phân tích, đánh giá nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
và đồng thời, gợi ý hướng khắc phục.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình sau:
- Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi, (2008), Lạm phát Việt Nam: Nguyên
nhân và đề xuất chính sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4/2008.
- Nguyễn Cao Đức, (2006), Các nhân tố quyết định lạm phát của Việt Nam
dựa trên cách tiếp cận tiền tệ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335, tháng 6/2006.
- Charles Adams, (2008), Chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay - Những
thách thức đặt ra cho Việt Nam, Tập bài giảng dùng cho lớp đào tạo chính sách
công của Ngân hàng Phát triển Châu á, tháng 6/2007.
4
- Bùi Duy Phú, (2007), Mối quan hệ giữa tiền tệ và giá cả của Việt Nam
qua một số mô hình định lượng, Nghiên cứu kinh tế, số 347 - 4/2008.
- Nguyễn Đại Lai, (2008), Nhận diện, bình luận và đề xuất quan điểm
chính sách và ổn định thị trường tài chính Việt Nam sau một năm gia nhập
WTO, Tạp chí Phát triển kinh tế số 360, tháng 5/2008.
Thứ hai, các tác giả trực tiếp bàn về các giải pháp cắt giảm lạm phát ở
Việt Nam hiện nay bằng các công cụ chính sách tài chính - tiền tệ.
Các công trình thuộc nhóm này có rất nhiều. Tiêu biểu trong số đó có một
số công trình điển hình:
- Lê Hùng, (2006), Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị
trường mở, Nghiên cứu kinh tế số 340 tháng 9/2006.
- Nguyễn Đại Lai, (2008), Chống lạm phát từ phía ngân hàng, Thời báo
kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007 - 2008, Việt Nam và thế giới.
- Lê Xuân Nghĩa, (2008), Vận dụng công cụ lãi suất ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2008.
- Lê Quốc Lý, (2005), Chính sách tiền tệ và lạm phát: Cần có lộ trình kiên
quyết và nhất quán, Tạp chí Tài chính 3/2008.
- Nguyễn Đắc Hưng, (2008), Điều hành chính sách tiền tệ năm 2007, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007 - 2008 Việt Nam và thế giới.
- Cao Cự Bôi, (2008), Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điều
hành chính sách tiền tệ, Tạp chí Phát triển kinh tế 4/2008.
- Vũ Thanh Tự Anh, (2008), Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn
định vĩ mô, Tạp chí Tài chính 6/2008.
- NguyÔn §¹i Lai (2009), B×nh luËn vµ dù b¸o vÒ
c¸c ®éng th¸i tµi chÝnh ViÖt Nam sau c¸c quyÕt ®Þnh
míi nhÊt cña Ng©n hµng Nhµ níc, T¹p chÝ Ng©n hµng sè
29 th¸ng 12/2009
5
Thứ ba, các tác giả đi vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của
chính sách mục tiêu lạm phát, khuyến nghị vận dụng chính sách đó ở Việt Nam
nhằm đạt được tỷ lệ lạm phát tối ưu trong trung hạn và dài hạn.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này có thể kể tới là:
- Học viện Ngân hàng, (2005), Chính sách mục tiêu lạm phát cho Việt
Nam (gồm 14 bài viết về vấn đề này), kỷ yếu hội thảo khoa học ngân hàng, Học
viện Ngân hàng tháng 12/2005.
- Bùi Văn Hải, (2007), Chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu,
Tạp chí Ngân hàng 11/2007.
- Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2006), Chính sách mục
tiêu lạm phát - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân
hàng số 1 + 2/2006.
- Phí Trọng Hiển (2005), Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải
pháp cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006.
2.2. Hướng nghiên cứu lạm phát của Việt Nam trong mối quan hệ với
tăng trưởng kinh tế
Đi theo hướng này, các tác giả đã vận dụng các lý thuyết kinh tế vĩ mô về
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát (Lý thuyết cổ điển, Lý thuyết
Keynes, Lý thuyết hậu Keynes...) để phân tích một số trường hợp ở các nước
châu Á.
Các công trình tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến là:
- Lê Việt Đức và Trần Thị Thu Hằng, (2008), Quan hệ giữa tăng trưởng
và lạm phát: lý thuyết và kinh nghiệm các nước đang phát triển châu Á, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 359 - tháng 4/2008.
- Nguyễn Thị Hường, (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và việc
làm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Kỷ yếu đề tài cấp cơ sở -
Viện Kinh tế và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2007.
6
- Lê Quốc Lý, (2006), Đi tìm lời giải cho bài toán: Tăng trưởng kinh tế
cao và lạm phát thấp trong năm 2005, Tạp chí Kinh tế và phát triển 3/2006.
- Nguyễn Quang Thái, (2007), Tăng trưởng nóng: nhận dạng, nguy cơ và
giải pháp (ý tưởng ban đầu), Nghiên cứu kinh tế số 347 tháng 4/2007.
2.3. Hướng nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân và
từ đó đề xuất các giải pháp chống lạm phát ở nước ta hiện nay
Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu nguyên
nhân lạm phát do yếu tố tiền tệ, như một số tác giả đã được nêu ở hướng nghiên
cứu thứ nhất, mà họ còn đề cập tới các nguyên nhân khác gây ra lạm phát ở Việt
Nam hiện nay. Đó là lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do
yếu tố tâm lý, lạm phát do việc chuyển đổi cơ chế quản lý giá đối với một số mặt
hàng thiết yếu (xăng dầu, điện,…), lạm phát do ảnh hưởng của quá trình hội
nhập. Đặc biệt, lạm phát do nguyên nhân từ sự yếu kém trong quản lý - điều
hành kinh tế vĩ mô của chính phủ đã được nhiều tác giả phân tích.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp khắc phục lạm phát
như thực hiện việc thắt chặt tiền tệ và tài chính để cắt giảm tổng cầu, trợ giá đối
với một số mặt hàng là đầu vào sản xuất, các giải pháp giảm nhập siêu, thực
hiện cơ chế giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu, do Nhà nước quản lý,
theo một lộ trình thích hợp,…
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến những công trình sau:
- Văn phòng Trung ương - Vụ Kinh tế, (2008), Những vấn đề kinh tế - xã
hội nổi lên trong thời gian gần đây và giải pháp khắc phục, Kỷ yếu hội thảo
tháng 3/2008.
- Nguyễn Thị Hường, (2008), Bàn thêm về nguyên nhân gây ra lạm phát ở
Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2009.
- Trần Hoàng Ngân và Võ Thị Tuyết Anh, (2008), Lạm phát, nguyên nhân
và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008.
- Trương Thị Hồng, (2008), Lạm phát nên kiểm soát bằng nhiều cách, Tạp
chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008.
Formatted: Font: Times New Roman, Not
Bold, Italian (Italy)
7
- Ngô Trí Long, (2008), Đồng tâm, hiệp lực chống lạm phát, Tạp chí Tài
chính 4/2008.
- Hoàng Ngọc Hoà, (2008), Những giải pháp kinh tế vĩ mô của chính sách
tài chính - tiền tệ - giá cả góp phần khắc phục lạm phát cao, đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững, Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4/2008.
- Nguyễn Ngọc Tuyến, (2008), Bình ổn giá nhìn từ các quan hệ kinh tế vĩ
mô, Tạp chí Tài chính tháng 3/2008.
- Nguyễn Thanh Bình, (2008), Lạm phát, thâm hụt thương mại và giải
pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 7/2008.
- Trọng Hồ, (2008), Chống lạm phát bằng tổ chức lại khâu lưu thông hàng
hóa, Tạp chí Thương mại số 20/2008.
- Nguyễn Đắc Hưng, (2008), Phân tích đúng các nguyên nhân gây ra lạm
phát để phối hợp đồng bộ các giải pháp kiềm chế, Tạp chí Ngân hàng số 15
tháng 8/2008.
- Gi¸ ®ì kiÒm chÕ l¹m ph¸t, Thêi B¸o Ng©n Hµng ngµy
13/3/ 2010
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về lạm phát ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu còn hết sức tản mạn, chưa có
công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện. Hiện còn
thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc nguyên nhân
gây ra lạm phát và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, bảo đảm cho nền kinh
tế tăng trưởng cao và ổn định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn và hy vọng đóng góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát ở
Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chính sau đây:
- Phân tích và làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên nhân gây
ra lạm phát cũng như cách khắc phục.
8
- Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp khống chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời, duy trì ổn định và tăng trưởng
kinh tế trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam
hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khảo sát thực trạng lạm phát và nguyên
nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2004 đến nay và để xuất giải pháp khắc
phục lạm phát cho thời kỳ mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
§Ò tµi sö dông ph¬ng ph¸p luËn cña chñ nghÜa M¸c
- Lªnin lµm nÒn t¶ng ®Ó ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ c¸c vÊn
®Ò nghiªn cøu.
Bªn c¹nh ®ã, ®Ò tµi sö dông c¸c ph¬ng ph¸p cô
thÓ nh ph©n tÝch, so s¸nh, tæng hîp, thèng kª, m«
h×nh ho¸ vµ ph¬ng ph¸p chuyªn gia.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 phần 7 tiết,
được trình bày trong 169 trang.
9
PHẦN I
LẠM PHÁT VÀ CHỐNG LẠM PHÁT –
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1.1.1. Khái niệm, cách đo lường và phân loại lạm phát
* Khái niệm lạm phát
Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát, về cơ bản có thể thấy có ba
khái niệm sau:
Thứ nhất, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung trong nền
kinh tế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là yếu tố tiền tệ. Đây là khái
niệm lạm phát do các nhà kinh tế học trường phái cổ điển và tân cổ điển đưa ra.
Đại diện tiêu biểu của nhóm này là nhà kinh tế học Milton Friedman.
Thứ hai, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế và nguyên
nhân của lạm phát không chỉ do yếu tố tiền tệ mà còn bao gồm cả những nguyên
nhân khác như sự biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào quan trọng như giá
năng lượng, vật liệu. Khái niệm này là của các nhà kinh tế học hiện đại - đại
diện tiêu biểu là nhà kinh tế học Paul. A. Samuelson. Với khái niệm này, Paul.
A. Samuelson không đề cập trực tiếp đến sự tăng lên liên tục của mức giá chung
như các nhà kinh tế học trường phái tiền tệ. Tuy nhiên, khi nói đến lạm phát ông
cũng đã đặt nó trong mối quan hệ so sánh các chỉ số giá quá các thời kỳ, các
năm khác nhau. Do đó, không thể đi đến kết luận rằng quan niệm của
Samuelson là mức giá cả chỉ tăng lên một lần đã được coi là lạm phát như một
số tác giả Việt Nam đã từng phê phán.
Thứ ba, lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung hay sự giảm
giá liên tục sức mua của đồng tiền. Đây là khái niệm hiện nay của hầu hết các
tác giả trong và ngoài nước.
Khái niệm lạm phát thứ ba sẽ được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của
đề tài. Bởi lẽ, nó đề cập đầy đủ bản chất của lạm phát. Lạm phát không phải là
10
hiện tượng giá cả của một vài hàng hóa hay vài nhóm hàng hóa nào đó tăng lên
mà là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế. Khi mức giá chung tăng
lên mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho giỏ hàng hóa và dịch vụ mà họ mua.
Hơn nữa, có thể coi mức giá là thước đo giá trị của đồng tiền. Sự gia tăng của
mức giá có nghĩa là giá trị của đồng tiền bị suy giảm bởi vì khi đó mỗi đơn vị
tiền tệ (VNĐ, USD…) sẽ mua được một lượng hàng hóa ít hơn.
Cần phân biệt rõ hai khái niệm sau đây có liên quan đến lạm phát.
- Giảm lạm phát là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát, tức là mức giá chung của
nền kinh tế vẫn gia tăng song mức độ tăng mức giá chung có xu hướng chậm lại.
Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 1993 là 5,2% trong khi năm 1992 tỷ
lệ đó là 17,6% có thể nói năm 1993 nền kinh tế Việt Nam có giảm lạm phát so với
năm 1992 vì tốc độ tăng lạm phát của năm 1993 là 5,2% < 17,6% của năm 1993.
- Thiểu phát là khi mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống bằng 0
hoặc dưới 0. Chẳng hạn, năm 2000 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiểu
phát, với tỷ lệ lạm phát -0,6%.
* Cách đo lường lạm phát
- Một số khái niệm liên quan đến đo lường lạm phát
Mức giá (Price - P) chung của nền kinh tế tại một thời điểm được tính
theo số bình quân gia quyền của giá nhiều hàng hóa và dịch vụ. Để đo lường
mức giá chung, các nhà thống kê thường sử dụng chỉ số giá cả.
Chỉ số giá cả: (Price Index – PI) là thước đo mức giá chung tại thời
điểm hiện tại (nếu coi thời điểm cần so sánh là 100 đơn vị). Các chỉ số giá cả
thường được sử dụng là: chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI); Chỉ
số điều chỉnh GDP (Deputation Gross Domestic Index – D); Chỉ số giá cả sản
xuất (Producer Price Index – PPI); Chỉ số bán buôn (Whole Sale Price Index –
WPI); Chỉ số giá bán lẻ (Rerail Price Index – RPI) và
Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate – П) là thước đo phần trăm thay đổi của
chỉ số giá tại một thời điểm so với thời điểm khác (làm gốc).
11
- Phương pháp đo lường các chỉ số lạm phát
Ở hầu hết các quốc gia và Việt Nam (từ năm 1998 đến nay) thường sử
dụng 3 chỉ số quan trọng nhất đó là CPI, D và П để đo lường lạm phát.
a. Cách tính hệ số điều chỉnh GDP – D
Chỉ số điều chỉnh GDP là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP danh nghD %
GDP th
Üa 100
ùc tÕ
GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hiện tại tính theo giá hiện hành
GDP thực là giá trị sản lượng tính theo giá của năm gốc. Vì vậy, D có thể
được hiểu như là mức giá của tất cả các thành phần của GDP bao gồm của tiêu
dùng đầu tư (I), mua sắm chính (G) và hàng hóa xuất khẩu.
b. Chỉ số tiêu dùng CPI
CPI là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường lạm phát. CPI đo
lường chi phí mua một giỏ hàng hóa điển hình của người tiêu dùng. Để tính CPI
người ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Chọn một giỏ hàng hóa điển hình đối với người tiêu dùng và
gắn quyền số cho chúng theo mức độ quan trọng của nó trong ngân sách tiêu
dùng đối với mặt hàng đó. Chẳng hạn, để tính chỉ số giá tiêu dùng ở Hoa Kỳ
người ta chọn 364 hàng hóa và dịch vụ riêng biệt được thu thập từ 21.000 cơ sở
trong 91 vùng cả nước1. Qua điều tra ở các vùng đã lựa chọn ở Hoa Kỳ, người ta
thấy người tiêu dùng chi 20% ngân sách của họ cho thực phẩm, 50% cho nhà
cửa và 30% cho dịch vụ y tế… và dựa trên cơ sở đó họ đã gắn các trọng số
tương ứng cho từng mặt hàng và nhóm hàng để tính CPI. Tuy nhiên, số mặt
hàng và quyền số gắn với từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa để tính CPI không
phải là bất biến, nó được điều chỉnh khi có sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng.
Ở Việt Nam, để tính CPI từ năm 1998 đến 10/2009 sử dụng 10 nhóm
hàng sau đây:
Nhóm I: Lương thực, thực phẩm;
1 Paul. A. Samuelson và William D. Nordhans. Kinh tế học (xuất bản lần thứ 15), Tập II, tr. 392.
12
Nhóm II: Đồ uống và thuốc lá;
Nhóm III: May mặc, giày dép, mũ nón;
Nhóm IV: Nhà ở và vật liệu xây dựng;
Nhóm V: Thiết bị và đồ dùng gia đình;
Nhóm VI: Dược phẩm, y tế;
Nhóm VII: Phương tiện đi lại, bưu điện;
Nhóm VIII: Giáo dục;
Nhóm IX: Văn hóa, thể thao, giải trí
Nhóm X: Hàng hóa và dịch vụ khác.
Số lượng mặt hàng trong 10 nhóm hàng hóa thay đổi từ 396 năm 2000 lên
490 mặt hàng năm 2005.
Từ 10/2009 số lượng nhóm hàng tăng từ 10 lên 11; số lượng mặt hàng sẽ
tăng thêm 82, từ 490 – 572 mặt hàng. Quyền số của các nhóm hàng để tính CPI
ở Việt Nam cũng thay đổi dựa trên kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê.
Chẳng hạn, quyền số của nhóm lương thực, thực phẩm giảm khoảng 12,98% từ
mức 60,86% tháng 5/1997 xuống còn 47,90% năm 1999 và tiếp tục giảm còn
42,7% năm 2005.
- Bước 2: Chọn thời điểm chỉ số giá 100% sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng
cho thời điểm tính toán. Ví dụ, giả sử ở Hoa Kỳ với các thông số đã chọn như trên
nếu chọn năm 1995 làm năm gốc thì chỉ số giá năm đó là 100%, có nghĩa là:
CPI1995 = 100 = [(0,20 x 100) + (0,50 x 100) + (0,30 x 100)]
Năm 1996 giá thực phẩm tăng thêm 2% đạt 102%; giá nhà cửa tăng 6%
đạt 106%; giá dịch vụ y tế tăng 10% đạt 110%:
CPI1996 = 0,20 x 102 + 0,50 x 106 + 0,30 x 110 = 106,4
Nói cách khác, nếu lấy năm 1995 làm gốc (CPI = 100) thì CPI của Hoa
Kỳ năm 1996 là 106,4.
Chỉ số CPI ở Việt Nam từ 1998-2007 được tính cho hàng tháng so với
các gốc so sánh: Cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước, tháng trước. Từ
9/2007 ngoài các gốc trên Tổng cục Thống kê còn tính CPI bình quân từ đầu
13
năm đến kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước. Do đó, có sự khác nhau giữa các
chỉ số lạm phát theo các cách tính ở trên. Chẳng hạn, nếu tính CPI theo phương
pháp so sánh với tháng trước đó sau đó cộng dồn chỉ số lạm phát của các tháng
để tính lạm phát của cả năm thì năm 2007 chỉ số CPI của Việt Nam là 12,63%
trong khi tính theo phương pháp bình quân thì chỉ số đó chỉ là 8.13%.
Cách tính thứ nhất có ưu điểm là dễ nhận thấy những biến động của từng
thời điểm và có thể nắm được chu kỳ của nó để kịp thời có những giải pháp ứng
phó. Tuy nhiên, nhược điểm của nó CPI tính theo cách này dễ bị lệ thuộc vào
chính những biến động đó mà không phản ánh đúng tình hình của cả năm hay
của cả giai