Luận văn Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh Kon Hà Nừng - Gia Lai

Khoa học ñiều tra ño cây ñã xuất hiện tương ñối rõ hai hướng trong việc xác ñịnh thể tích cây ñứng và trữ lượng lâm phần. Thứ nhất, người ta dùng những phương pháp và công thức ñơn giản với ñộ chính xác không cao, nhưng nhanh, rẻ, ñáp ứng ñược những yêu cầu nhất ñịnh. Denzin (1929) Y = 0,001d2; trong ñó d là ñường kính ngang ngực của cây. Để ño trữ lượng lâm phần, có công thức của N.V.Tretiakov M = O(H-K)P và biểu ñồ tính của N.P. Anoutchin trong ñó O là một hệ số tùy thuộc vào loài cây, nó bằng tích của tổng tiết diện ngang với hình số, H là chiều cao bình quân của lâm phần, K là một hệ số ñiều chỉnh và P là ñộ ñầy. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện thước góc Bitterlich W (1948, 1958, 1961) và một loạt dụng cụ theo nguyên tắc của BitterlichN.P. Anoutchin (1962), Becrs T.W. và Miller C (1964) , thước góc ño cao của Hirata T. (1956). Đi ñôi với các dụng cụ ấy là khái niệm về trữ lượngcơ bản của Dvoretski M.L. (1964) V= Ghf. Thứ hai, người ta dùng những phương pháp phức tạp hơn nhằm ñảm bảo ñộ chính xác cần thiết cho những yêu cầu nhất ñịnh của sản xuất và nghiên cứu 3 khoa học. Trữ lượng lâm phần ñược xác ñịnh qua việcño một số nhân tố ở từng cây. Theo phương hướng này, có thể áp dụng phương pháp cây tiêu chuẩn hoặc dùng biểu thể tích. Phương pháp biểu thể tích ñược dùng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất và trong nghiên cứu khoa học. Lý luận và phương pháp lập biểu luôn luôn tiến lên theo yêu cầu của sản xuất, của nghiêncứu khoa học và theo phương hướng ngày càng tinh vi, chính xác. Những vấn ñề cơ bản của lý luận lập biểu thể tích cây ñứng gồm có: Đối tượng lập biểu:Biểu lập trên cơ sở nào và dùng cho ñối tượng nào? lâm phần, rừng cây, lâm hình hay phân tử rừng. Muốngiải quyết vấn ñề này cần nghiên cứu quy luật kết cấu của lâm phần. Kiểu biểu:Biểu lập cho từng loài hay nhiều loài gộp lại, chotừng vùng nhỏ hay vùng lớn. Muốn giải quyết vấn ñề này cần nghiên cứu quy luật về hình dạng bình quân của thân cây. Các nhân tố của biểu:Các nhân tố tạo thành thể tích chủ yếu là ñường kính, chiều cao, hình số. Khi dùng biểu thì phải ñoở mỗi cây ñứng những nhân tố nào ñể tra biểu. Biểu một nhân tố:Biểu cho biết thể tích theo ñường kính. Khi lập phải nghiên cứu quy luật giữa chiều cao, hình số với ñường kính ñể tương ứng với mỗi cỡ ñường kính có thể chấp nhận một trị số bình quân về chiều cao và hình số. Chiều cao biến ñộng rất lớn cho nên thường ñược chia thành nhiều cấp. Tương ứng với mỗi cỡ ñường kính thì trong mỗi cấp chiều cao chấp nhận một chiều cao bình quân nào ñó. Hình số cũng có thể ñược tính bình quân trong phạm vi mỗi cấp chiều cao. Biểu hai nhân tố(Đường kính và chiều cao): Vì ở mỗi cây người ta ño ñường kính và chiều cao trực tiếp mà không cần ước lượng chiều cao qua ñường kính nên không cần tìm quy luật tương quan giữa chiều cao và ñường kinh mà tìm quy luật tương quan của hình số với ñường kính hoặc chiều cao ñể ñối với mỗi tổ hợp ñường kính và chiều cao có thể chấp nhậnmột hình số bình quân nào ñó.

pdf117 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh Kon Hà Nừng - Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Trần Hồng Sơn LỜI CẢM ƠN Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ cán bộ, nghiên cứu viên, phục vụ công tác nghiên cứu Lâm nghiệp, tôi đã được Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cử đi đào tạo sau đại học tại Trường Đại Học Tây Nguyên khoá học 2007-2010. Trong quá trình học tập, làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình cả về điều kiện làm việc, động viên tinh thần của các Thầy, Cô giáo, ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, phòng Sau đại học trường ĐHTN, tập thể cán bộ và đồng nghiệp tại Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới. Để hoàn thành được bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã được Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Tiến Hinh hướng dẫn, giúp đỡ tận tình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới GS.TS Vũ Tiến Hinh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn và những chỉ dẫn khoa học quý báu. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, phòng Sau đại học, Lãnh đạo Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học. Cảm ơn quý Thầy, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình cả về điều kiện vật chất và tinh thần với những kinh nghiệm quý báu. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo, các đơn vị, tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Gia Lai, tháng 9 năm 2010 DANH MỤC CÁC BẢNG TT SỐ HIỆU BẢNG TÊN BẢNG 1 Bảng 1.4 Khái quát số liệu nghiên cứu 2 Bảng 3.2a Phương pháp tính toán các chỉ tiêu cần thiết 3 Bảng 3.2b Mẫu biểu tổng hợp kết quả xác lập phương trình 4 Bảng 1a Kết quả xác lập phương trình thể tích thân cây cho loài Xoay 5 Bảng 1b Kết quả xác lập phương trình thể tích thân cây cho loài Trâm trắng 6 Bảng 1c Kết quả xác lập phương trình thể tích thân cây cho loài Trám trắng 7 Bảng 1d Kết quả xác lập phương trình thể tích thân cây cho loài Chay 8 Bảng 2a Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành cho loài Xoay 9 Bảng 2b Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành cho loài Trâm trắng 10 Bảng 2c Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành cho loài Trám trắng 11 Bảng 2d Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành cho loài Chay 12 Bảng 3a Kết quả xác lập phương trình tính thể tích gỗ lớn cho loài Xoay 13 Bảng 3b Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn cho loài Trâm trắng 14 Bảng 3c Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn cho loài Trám trắng 15 Bảng 3d Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn cho loài Trám trắng 16 Bảng 4a Kết quả xác lập phương trình thể tích gốc chặt cho loài Xoay 17 Bảng 4b Kết quả xác lập phương trình thể tích gốc chặt cho loài Trâm trắng 18 Bảng 4c Kết quả xác lập phương trình thể tích gốc chặt cho loài Trám trắng 19 Bảng 4d Kết quả xác lập phương trình thể tích gốc chặt cho loài Chay 20 Bảng 5a Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành lấy ra cho loài Xoay 21 Bảng 5b Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành lấy ra cho loài Trâm trắng 22 Bảng 5c Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành lấy ra cho loài Trám trắng 23 Bảng 5d Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ dưới cành lấy ra cho loài Chay 24 Bảng 6a Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn lấy ra cho loài Xoay 25 Bảng 6b Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn lấy ra cho loài Trâm trắng 26 Bảng 6c Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn lấy ra cho loài Trám trắng 27 Bảng 6d Kết quả xác lập phương trình thể tích gỗ lớn lấy ra cho loài Chay 28 Bảng 7 Kết quả xác định tương quan giữa thể tích thân cây, thể tích sản phẩm không vỏ và cả vỏ 29 Bảng 8 Kết quả xác định tương quan H/D của 4 loài cây nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong nước 1. Nguyễn Trọng Bình (1996), Một số phương pháp mô phỏng quá trình sinh trưởng của loài cây Thông nhựa (Pinus merkusii de Vríe), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb), Mỡ (Manglietia glauca Bl) trên cơ sở vận dụng quá trình ngẫu nhiên - Luận án PTS.KHNN - Trường Đại học Lâm nghiệp – Hà Nội 2. Phạm Ngọc Giao (1989), Mô phỏng động thái cấu trúc đường kính lâm phần Thông nhựa (Pinus massoniân lamb) khu Đông Bắc. Tóm tắt một số kết quả nghiê ncứu khoa học 1985 - 1989. 3. Phạm Ngọc Giao (1995), Mô phỏng động thái một số quy luật kết cấu lâm phần và ứng dụng của chúng trong điều tra và kinh doanh rừng Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp. 4. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. 5. Vũ Tiến Hinh, Vũ Văn Nhâm, Phạm Ngọc Giao, Lê Sỹ Việt, Ngô Sỹ Bích, Chu Thị Bình (1992), Giáo trình điều tra quy hoạch điều chế rừng học phần I, II, III. Đại học Lâm nghiệp. 6. Vũ Tiến Hinh (1996), Lập biểu cấp đất rừng Thông đuôi ngựa - Đề tài cấp ngành. 7. Vũ Tiến Hinh (1998) Giáo trình sản lượng rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 8. Vũ Tiến Hinh (1995), Bài giảng điều tra rừng (dùng cho cao học Lâm nghiệp) - Trường Đại học Lâm nghiệp. 9. Vũ Tiến Hinh – Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 10. Trịnh Đức Huy (1988), Dự đoán trực lượng rừng và năng suất gỗ của đất trồng rừng Bồ đề (Styrax tonkineisis Pierre) thuần loại đều tuổi vùng trung tâm ảnh Bắc Việt Nam - Luận án Phó tiến sỹ KHNN - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 11. Bảo Huy (1988), Quy luật cấu trúc rừng Bằng Lăng (Lagerstroemia sp), Nội san khoa học kỹ thuật, Đại học Tây Nguyên, số 1/1998. 12. Bảo Huy (1992), Về phương pháp xây dựng mô hình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng - Thông tin khoa học kỹ thuật, Đại học Tây Nguyên. 13. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá ưu thể Bằng Lăng (Lagerstroemia calyculât Kurz) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác, nuôi dưỡng ở Đăk Lăk - Tây Nguyên - Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 14. Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996), Nghiên cứu một số cơ sở lý luận cho việc lập biểu cấp đất và biểu quá trình sinh trưởng rừng Thông đuôi ngựa kinh doanh gỗ mỏ khu Đông Bắc Việt Nam - Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội 1996. 15. Vũ Nhâm (1998), Lập biểu sản phẩm và thương phẩm cho rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) kinh doanh gỗ mỏ rừng Đông Bắc Việt Nam - Luận án phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 16. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp - NXB Nông nghiệp Hà Nội. 17. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996): Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính - NXB Nông nghiệp Hà Nội. 18. Hoàng Xuân Y (1997), Lập biểu cấp đất và xây dựng một số mô hình sản lượng làm cơ sơ lập biểu quá trình sinh trưởng rừng Mỡ trồng tại vùng nguyên liệu giấy - Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp. Nước ngoài 19. Berrys thomas W Miller charles I. The purdue point. Sampling Block J Forestry, 1964, 62, N010. 20. Denzin A. Schảtzung der Masse stehender Waldbảume. Forstarchiv. 1929, 10. 21. Bitterlich W. Die Winkelzahlprobe. Allg. F. und Holzw. Zeit. Wien, 1948 22. Bitterlich W. Das Neue relaskop. Allg. F-zeit, 1958. 23. Bitterlich W. Prezzlers richthohe in neuen Licht. Allg. F-zeit, 1958, 12 24. Hirata T. Height estimation through Bitterlich’s method vertical angle count sampling. Journal of Jap. Forestry soc. 1955. vol. 37, N011. 25. Meyer, M.A: Sur la constrution des tarifs de cubage. RFF, 1949, 7p. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRẦN HỒNG SƠN LẬP BIỂU THƯƠNG PHẨM CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY KHAI THÁC CHÍNH RỪNG THƯỜNG XANH KON HÀ NỪNG - GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRẦN HỒNG SƠN LẬP BIỂU THƯƠNG PHẨM CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY KHAI THÁC CHÍNH RỪNG THƯỜNG XANH KON HÀ NỪNG - GIA LAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VŨ TIẾN HINH BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tiễn sản xuất Lâm nghiệp, người ta cần biết trữ lượng của rừng khi còn nguyên cây đứng để lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng Lâm trường, nhà máy, kế hoạch khai thác, nuôi dưỡng rừng. Tùy theo yêu cầu, người ta cần biết không những trữ lượng tổng quát mà cả trữ lượng theo kích thước cây, hoặc hơn nữa, theo các loại gỗ thương phẩm. Đối với cây đã ngả, ta có thể đo chiều dài, đường kính giữa cây và đường kính ở bất cứ vị trí nào để tính chính xác thể tích thân cây và các hạng gỗ có thể lấy ra, nhưng ở cây đứng, chỉ có thể đo chính xác được đường kính của phần dưới cây, có thể đo được chiều cao nhưng kém chính xác, nhất là đối với cây lá rộng của rừng Nhiệt đới, vì rất khó xác định đỉnh ngọn cây. Đo đường kính giữa thân cây lại càng khó hơn. Do vậy, để xác định trữ lượng cây đứng, cần lập những bảng biểu đặc biệt để xác định thể tích và độ thon của thân cây qua một hoặc một số nhân tố có thể đo được ở cây đứng như: đường kính ở phần dưới thân cây; chiều cao vút ngọn. Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp được về mặt số lượng (tổng thể tích cây đứng - trữ lượng rừng) chưa xác định được chất lượng và giá trị tài nguyên gỗ rừng tự nhiên (thể tích gỗ tròn, thể tích gỗ lớn thân cây). Từ đó việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, định giá rừng, quy hoạch phát triển của các cơ quan quản lý cũng như các chủ rừng thiếu căn cứ. Tồn tại này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được phương pháp điều tra trữ lượng sản phẩm (cốt lõi là lập biểu sản phẩm) cho rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi. Góp phần từng bước giải quyết những tồn tại nêu trên, tôi thực hiện đề tài “Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh Kon Hà Nừng - Gia Lai”. 2 PHẦN I: LƯỢC SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử nghiên cứu. Một trong những nhiệm vụ, mục tiêu hết sức quan trọng của điều tra rừng là đánh giá được số và chất lượng tài nguyên gỗ. Lý luận điều tra rừng (Vũ Tiến Hinh - Phạm Ngọc Giao [1997]) đã chỉ rõ: Trữ lượng sản phẩm là chỉ tiêu số lượng nhưng đồng thời lại thuyết minh cho chất lượng của lâm phần, do vậy các tác giả trong và ngoài nước đều quan tâm nghiên cứu các phương pháp điều tra nhân tố này cho các đối tượng rừng khác nhau. Dưới đây đề tài đề cập đến một số công trình chủ yếu liên quan tới lập biểu thể tích và biểu sản phẩm, một công cụ phổ biến nhất để điều tra trữ lượng sản phẩm rừng. 1.1.1. Trên thế giới: Khoa học điều tra đo cây đã xuất hiện tương đối rõ hai hướng trong việc xác định thể tích cây đứng và trữ lượng lâm phần. Thứ nhất, người ta dùng những phương pháp và công thức đơn giản với độ chính xác không cao, nhưng nhanh, rẻ, đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Denzin (1929) Y = 0,001d2; trong đó d là đường kính ngang ngực của cây. Để đo trữ lượng lâm phần, có công thức của N.V.Tretiakov M = O(H-K)P và biểu đồ tính của N.P. Anoutchin trong đó O là một hệ số tùy thuộc vào loài cây, nó bằng tích của tổng tiết diện ngang với hình số, H là chiều cao bình quân của lâm phần, K là một hệ số điều chỉnh và P là độ đầy. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện thước góc Bitterlich W (1948, 1958, 1961) và một loạt dụng cụ theo nguyên tắc của BitterlichN.P. Anoutchin (1962), Becrs T.W. và Miller C (1964) , thước góc đo cao của Hirata T. (1956). Đi đôi với các dụng cụ ấy là khái niệm về trữ lượng cơ bản của Dvoretski M.L. (1964) V= Ghf. Thứ hai, người ta dùng những phương pháp phức tạp hơn nhằm đảm bảo độ chính xác cần thiết cho những yêu cầu nhất định của sản xuất và nghiên cứu 3 khoa học. Trữ lượng lâm phần được xác định qua việc đo một số nhân tố ở từng cây. Theo phương hướng này, có thể áp dụng phương pháp cây tiêu chuẩn hoặc dùng biểu thể tích. Phương pháp biểu thể tích được dùng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất và trong nghiên cứu khoa học. Lý luận và phương pháp lập biểu luôn luôn tiến lên theo yêu cầu của sản xuất, của nghiên cứu khoa học và theo phương hướng ngày càng tinh vi, chính xác. Những vấn đề cơ bản của lý luận lập biểu thể tích cây đứng gồm có: Đối tượng lập biểu: Biểu lập trên cơ sở nào và dùng cho đối tượng nào? lâm phần, rừng cây, lâm hình hay phân tử rừng. Muốn giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu quy luật kết cấu của lâm phần. Kiểu biểu: Biểu lập cho từng loài hay nhiều loài gộp lại, cho từng vùng nhỏ hay vùng lớn. Muốn giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu quy luật về hình dạng bình quân của thân cây. Các nhân tố của biểu: Các nhân tố tạo thành thể tích chủ yếu là đường kính, chiều cao, hình số. Khi dùng biểu thì phải đo ở mỗi cây đứng những nhân tố nào để tra biểu. Biểu một nhân tố: Biểu cho biết thể tích theo đường kính. Khi lập phải nghiên cứu quy luật giữa chiều cao, hình số với đường kính để tương ứng với mỗi cỡ đường kính có thể chấp nhận một trị số bình quân về chiều cao và hình số. Chiều cao biến động rất lớn cho nên thường được chia thành nhiều cấp. Tương ứng với mỗi cỡ đường kính thì trong mỗi cấp chiều cao chấp nhận một chiều cao bình quân nào đó. Hình số cũng có thể được tính bình quân trong phạm vi mỗi cấp chiều cao. Biểu hai nhân tố (Đường kính và chiều cao): Vì ở mỗi cây người ta đo đường kính và chiều cao trực tiếp mà không cần ước lượng chiều cao qua đường kính nên không cần tìm quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kinh mà tìm quy luật tương quan của hình số với đường kính hoặc chiều cao để đối với mỗi tổ hợp đường kính và chiều cao có thể chấp nhận một hình số bình quân nào đó. 4 Biểu ba nhân tố: Đo đường kính, chiều cao và hình số qua hệ số thon giữa thân (q2= d0,5 : d1,3). Ở đây không cần nghiên cứu quy luật giữa chiều cao, hình số với đường kính mà chỉ cần nghiên cứu quy luật giữa hình số và hệ số thon giữa thân. Các biểu thể tích đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946 ở Baviere (nước Đức cũ), từ đó đến nay trên thế giới đã có thêm rất nhiều biểu thể tích theo những nguyên tắc, phương pháp rất khác nhau. Theo Anoutchin (1971), biểu sản phẩm đầu tiên được lập ở nước Nga (cũng là biểu đầu tiên trên thế giới) vào khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ 19. Biểu được lập bằng phương pháp thực nghiệm trên cơ sở tài liệu khai thác rừng ở một số vùng trọng điểm trong thời gian này. Vì vậy, biểu mang tính địa phương và chứa đựng một số sản phẩm gỗ thông dụng có hạn cho địa phương đó. Do hạn chế về phương pháp lập biểu và giới hạn sử dụng nên vào đầu thế kỷ XX, người ta chú ý xây dựng các biểu hiện đại hơn. Vào năm 1921, Bazelay (theo Vũ Nhâm [1988]) công bố biểu phần trăm thể tích 2 lọai gỗ sản phẩm (gỗ tà vẹt và gỗ củi) cho các tổ hợp cỡ D và H. Vaghin A.V (1958) lập biểu sản phẩm tối đa mà cây gỗ có thể tạo ra trên cơ sở đường kính ngang ngực. Biểu này đơn giản khi sử dụng nhưng chưa phản án trung thực cấu trúc sản phẩm lâm phần. Bởi vì sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào đường kính mà còn phụ thuộc vào chiều cao và hình dạng thân cây rừng. Khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, Anoutchin (1971) lập biểu sản phẩm cho loài Thông ở nước Nga theo các nhân tố như d, h q2. Đây là biểu được xây dựng khá hiện đại và có cơ sở khoa học đáng tin cậy nên còn thông dụng cho đến nay. Ngoài ra, Anoutchin còn khởi xướng một biểu đơn giản gọi là biểu hàng hóa (hay biểu thương phẩm) đã được nhiều tác giả thừa nhận và lập cho các đối tượng khác nhau. Biểu này cho biết tỷ suất trữ lượng các mặt hàng sản phẩm gỗ mà một lâm phần có thể cung cấp được. Khoảng giữa thế kỷ XX, Tơretchiacop và Gorxki (Anoutchin [1971]) lập biểu sản phẩm theo phương pháp của Anoutchin nhưng đưa thêm một chỉ tiêu phân cấp nữa là phẩm chất của cây vào 5 biểu. Theo phương pháp này, Moixenco (1961) đã lập biểu sản phẩm cho rừng Bạch nga và được sử dụng cho đến ngày nay. Moixenco (1961) cho rằng hệ số biến động chính sản phẩm của những loài nghiên cứu ở Bạch nga không vượt quá 10%, do đó chọn 12 đến 15 cây tiêu chuẩn có thể xác định được sản phẩm chủ yếu với sai số không vượt quá 10%. Theo Zakharov (1967), hệ số biến động của từng loại sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và còn ít được nghiên cứu. Anoutchin (1971) và Zakharov (1967) đều cho rằng tỷ lệ phần trăm trung bình giữa chiều dài gỗ kinh tế và chiều dài thân cây không phụ thuộc vào chiều cao và vùng sinh trưởng. Loetsch, Zoehrer, Haller (1973) coi thể tích gỗ thân cây từ độ cao gốc chặt đến đường kính giới hạn được quy định trên thân cây là gỗ thương phẩm thân cây. Gỗ thương phẩm cành cây là đoạn gỗ từ gốc cành đến đường kính giới hạn cho trước. Alder. D (1980), coi gỗ thương phẩm là phần gỗ từ gốc đến vị trí chiều cao có đường kính D = 20cm (Vm) với loài Pinus potusa, thể tích này được xác định thông qua thể tích chung và đường kính thân cây. FAO (1981), giới thiệu biểu gỗ sản phẩm loài Pinus halepensis ở miền Tây Malaysia. Trong đó gỗ thương phẩm được tính từ gốc cây đến chiều cao dưới tán (Vs). Thể tích thân cây được xác định thông qua Vs bằng phương trình Parabol bậc 2. FAO (1989), đã công bố biểu cho đối tượng rừng Khô với các loại sản phẩm: Gỗ tròn có đường kính D>40cm, gỗ tròn có đường kính D<40cm, gỗ cột, củi và sản lượng quả. Trong đó, gỗ thương phẩm được tính từ gốc cây đến đường kính đầu nhỏ bằng 7,5 cm. Với đối tượng kinh doanh gỗ nhỏ hay bột giấy thì gỗ thân cây cũng chính là gỗ thương phẩm sau này. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây - Tovstolesse, D.I (1930) (theo Phạm Ngọc Giao [1995]), lấy cấp đất làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ H/D. Mỗi cấp đất tác giả xác lập một đường cong chiều cao bình quân ứng với mỗi cỡ đường kính để có dãy tương quan cho loài 6 và cho cấp chiều cao. Sau đó dùng phương pháp biểu đồ để nắn dãy tương quan theo dạng đường thẳng của Gehrhardt và Kopetxki: Hg = a+b.g Krauter, G(1958) và Tiourin, A.V (1931) (theo phạm Ngọc Giao [1995]) nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả cho thấy: “Khi dãy phân hoá thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi, cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh và tuổi đến sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, vì những nhân tố này đã được phản ánh trong kích thước của cây, nghĩa là đường kính và chiều cao trong quan hệ đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.” Tiếp theo, nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích toán học tìm ra những phương trình như: Naslund, M(1929); Asmann, E(1936); Hohenadl, W ((1936); Michailov, F(1934, 1952); Prodan, M (1944); Krenn, K(1946); Meyer, H.A (1952) đã đề nghị các dạng phương trình dưới đây: H = a + b1*a + b2*d 2 H = a + b1*d + b2*d2 + b3*d3 H – 1,3 = 2 2 )( bda d + H = a + b*logd H = a + b1*d + b2*logd H = k*db H - 1,3 = a*e d b 7 1.1.2. Trong nước: - Biểu sản lượng đầu tiên được lập ở nước ta là biểu tỷ lệ phần trăm các hạng gỗ theo cấp chiều cao cho rừng tự nhiên khu vực sông Hiếu - Nghệ An, do chuyên gia Trung Quốc và Viện Điều tra Quy hoạch rừng lập năm 1964. Biểu đã ban hành nhưng hầu như chưa được sử dụng do sản xuất Lâm nghiệp lúc đó chưa đòi hỏi phải thống kê và lập kế hoạch sử dụng đến từng loại sản phẩm. Mặt khác, đây là biểu lập chung cho các loài cây nhưng riêng cho một địa phương nên chưa được nghiên cứu đầy đủ về cơ sở khoa học. - Đồng Sỹ Hiền (1974) đã công bố công trình lập biểu thể tích và biểu độ thon rừng tự nhiên ở Việt Nam. Trong đó biểu độ thon
Luận văn liên quan