Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, thiết bị vệ sinh, phụ kiện phòng tắm, nhà bếp. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này. Trong tương lai số lượng công ty tham gia cung ứng các thiết bị này sẽ càng nhiều. Do đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty là không thể tránh khỏi. Việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn. Để đứng vững trên thị trường và đạt được mục tiêu lâu dài của công ty là đứng trong Top 10 công ty cung ứng các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vào năm 2020 thì việc lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh số bán hàng của công ty là một việc rất quan trọng. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiêu thụ khối lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trên thị trường.
Qua thời gian đi thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban lãnh đạo của công ty, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh và đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài về “Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh”. Luận văn tốt nghiệp được trình bày với các nội dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 3: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3901 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 4
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH 5
1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5
1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế 6
1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp 7
1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13
CHƯƠNG 2 14
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH NĂM 2010 14
2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh. 15
2.2 Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm 18
2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 32
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương 38
2.5 Phân tích giá thành sản phẩm 43
2.6 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3 67
LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH 67
3.1 Căn cứ lựa chọn chuyên đề 68
3.2 Cơ sở lý luận và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp và trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 69
3.3 Xác định căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 71
3.4 Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011 78
3.5 Kết luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu chuyên đề 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN CHUNG 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
LỜI NÓI ĐẦU
Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, thiết bị vệ sinh, phụ kiện phòng tắm, nhà bếp. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này. Trong tương lai số lượng công ty tham gia cung ứng các thiết bị này sẽ càng nhiều. Do đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty là không thể tránh khỏi. Việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn. Để đứng vững trên thị trường và đạt được mục tiêu lâu dài của công ty là đứng trong Top 10 công ty cung ứng các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vào năm 2020 thì việc lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh số bán hàng của công ty là một việc rất quan trọng. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiêu thụ khối lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trên thị trường.
Qua thời gian đi thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban lãnh đạo của công ty, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh và đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài về “Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh”. Luận văn tốt nghiệp được trình bày với các nội dung sau:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Chương 3: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường, mặc dù đã cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết, điều kiện thời gian còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại Học Mỏ - Địa Chất cùng sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán đã giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh.
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phú
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH
1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a. Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh
Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 18 tháng 03 năm 2004. Là công ty hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chủ về kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của mình trước pháp luật.
b. Giới thiệu chung về công ty
- Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản cố định, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng nước ngoài và trong nước theo quy định của pháp luật.
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
c. Quá trình phát triển
Năm 2004, do mới thành lập Công ty chỉ mới tiến hành thăm dò thị trường bằng việc cung ứng các hàng hóa cho các đại lý lớn có mức tiêu thụ nhiều. Loại hàng chính mà Công ty cung ứng là sen tắm và vòi chậu cùng một số phụ kiện đi kèm như lõi đồng, lưới lọc đầu vòi, tay gật gù, bộ xả két nước.
Tổ chức bộ máy Công ty trong thời gian này vẫn còn sơ sài, chỉ có 2 phòng ban là Phòng kế toán và Phòng kinh doanh với tổng số nhân viên trong Công ty là 15 người.
Sang năm 2005, nhận thấy thị trường có nhu cầu về vòi bếp, máy khử mùi, và các phụ kiện khác nên công ty đã chủ động tìm nguồn cung ứng thêm mặt hàng này, đồng thời đưa các mẫu sen tắm và vòi chậu mới, cải tiến về hình thức, chức năng, kiểu dáng và chất lượng. Công ty đã mở rộng thêm hệ thống đại lý ở các khu vực trung tâm thành phố, thị xã.
Sản phẩm của Công ty được thiết kế và sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức áp dụng theo tiêu chuẩn EU-2000 và được kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO2000. Các hàng hóa của Công ty thường xuyên có mặt trong các hội trợ triển lãm hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
Ưu điểm nổi trội của các hàng hóa là chất lượng tốt, giá thành hợp lý, sử dụng tiết kiệm nước mà xối mạnh; phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, chế độ bảo hành và chất lượng dịch vụ tốt, đặc biệt các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn Châu Âu về sức khoẻ con người và môi trường.
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh đã không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm bảo toàn, phát triển vốn và tài sản bổ sung, có một thị phần tương đối ổn định, tạo được mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các bạn hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng phát triển và bổ sung thêm nguồn nhân lực. Hiện nay, nhân sự công ty đã có 52 người và bổ sung thêm một số phòng ban chức năng riêng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lý điều hành và tổ chức.
1.1.2 Địa chỉ trụ sở chính: 54 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân – Hà Nội
Chi nhánh:
- 31 Đông Các, Đống Đa, Hà Nội.
- 5/190 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.511556
Fax: 04. 511446
1.1.3 Mục đích và nội dung hoạt động
a. Mục đích
- Luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt Nam, cung cấp được những mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của công ty, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho công ty, để sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của nhà nước, của công ty.
- Huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển công ty, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Tạo việc làm ổn định cho người lao động.
b.Nội dung hoạt động
- Nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị phụ kiện phòng tắm, nhà bếp. Chuyên cung ứng sen tắm, vòi chậu và một số phụ kiện đi kèm như lõi đồng, lưới lọc đầu vòi, tay gật gù, bộ xả két nước…
1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế
1.2.1 Điều kiện địa lý
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có trụ sở giao dịch tại 54 – Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội. Trụ sở chính của công ty nằm ngay trên mặt đường Nguyễn Ngọc Nại, với địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, độ ẩm cao và lượng mưa hàng năm tương đối lớn. Tuy nhiên, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên công ty không bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, sông ngòi…
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thuộc khu trung tâm kinh tế của Thành phố Hà Nội rất thuận lợi với việc giao dịch, hợp tác với các khách hàng của công ty.
1.2.2 Điều kiện về lao động dân số
Dân cư trong vùng khá đông đúc, tập trung nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và đội ngũ cán bộ trí thức là điều kiện thuận lợi cho kế hoạch cung ứng lao động cho công ty.
1.2.3 Điều kiện kinh tế
Công ty nằm trong địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội, tập trung nhiều các đại lý, dịch vụ, kênh phân phối nhỏ lẻ, đây là một nguồn tiêu thụ lớn và chủ yếu. Thủ đô Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, khả năng thông tin nhanh chóng, mạng lưới giao thông thuận lợi và là cầu nối giao thông quan trọng của khu vực miền Bắc và cả nước, đây là tiền đề lớn cho sự phát triển, lưu thông hàng hóa và quảng bá mặt hàng của công ty cho cả nước.
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách, đặc biệt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như ở Hà Nội, các mặt hàng cung ứng của công ty rất phù hợp với việc hạn chế ô nhiễm, giảm chi phí bảo vệ môi trường.
1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.3.1 Tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh được thành lập trên sự góp vốn là vốn sở hữu của các cổ đông nên bộ máy quản lý điều hành của Công ty được tổ chức kết hợp giữa hai hình thức trực tuyến và chức năng. Hình thức tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt này rất phù hợp với Công ty để có thể quản lý và điều hành tốt trong quá trình kinh doanh.
+ Ưu điểm: với hình thức tổ chức này, sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo, nhiệt tình công tác.
+ Nhược điểm: Cơ cấu này làm cho số cơ quan chức năng trong công ty tăng lên, do đó làm cho bộ máy quản lý nhiều đầu mối, đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hòa phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của của các cơ quan chức năng.
Hình 1 - 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật. Công ty có bộ máy tổ chức quản lý thống nhất từ trên xuống dưới. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ bầu hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đo Đại hội đồng Cổ đông Công ty bầu ra. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 4 năm.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, do HĐQT trực tiếp tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông. Giám đốc sẽ bị cách chức nếu điều hành hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Bên cạnh với sự trợ giúp của Phó Giám đốc và Kế toán trưởng trong công tác điều hành và quản lý, các phòng ban làm chức năng tham mưu, thực hiện theo lĩnh vực được phân công.
Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất với giám đốc kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, điều chỉnh giá thành sản phẩm, hàng hoá. Là người giúp việc và tham mưu cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, các vấn đề đầu ra đầu vào, tình hình sủ dụng vốn có hiệu quả nhất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc cũng là người thay quyền Giám đốc điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng. Dưới Phó Giám đốc là các phòng ban.
Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty. Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác trong công tác kiểm soát và giám sát bảo đảm việc thực hiện đúng các quy chế hành chính trong các hoạt động của toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản trị hành chính, quản trị nhân sự và các lĩnh vực khác có liên quan.
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, hoạch định, tổ chức triển khai công tác tiếp thị và không ngừng cải tiến phương pháp, biện pháp thực hiện để từng bước chiếm lĩnh thị trường và phát triển kinh doanh theo định hướng của Công ty. Phối hợp cùng phòng nhân sự hướng dẫn huấn luyện, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công tác phát triển kinh doanh thị trường. Tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại với khách hàng tại các địa phương nhằm thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty tại thị trường khu vực.
Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính như: tình hình tiêu thụ sản phẩm, thu, chi, vay… đảm bảo các nguồn thu chi của Công ty; trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh; theo dõi chi phí kinh doanh; hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty; cung cấp các thông tin kế toán nhanh, chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các cấp quản trị và các bộ phận có liên quan.
Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện công tác điều phối, quản lý chất lượng hàng hoá, giao nhận, vận chuyển để phục vụ cho công tác tiếp thị - bán hàng. Huấn luyện cho nhân viên trong phòng về các vấn đề kỹ thuật, cách thức bảo dưỡng, sửa chữa, cách khắc phục lỗi sản phẩm.
Cửa hàng kinh doanh và kho: Trực tiếp quan hệ mua bán các loại hàng hóa, nhận đơn đặt hàng, hoạt động mua bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng.
1.3.2 Chế độ làm việc
Hiện nay công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thực hiện chế độ công tác theo quy định của nhà nước, quy định của Bộ luật lao động.
5 ngày tết bao gồm:
4 ngày tết âm lịch
1 ngày tết dương lịch
- 4 ngày lễ bao gồm:
10/3 ngày giỗ tổ Hùng Vương
30/4 ngày thống nhất đất nước
1/5 ngày Quốc tế lao động
2/9 ngày Quốc khánh
- 105 ngày nghỉ cuối tuần.
1.3.3 Tình hình sử dụng lao động
- Kết cấu lao động và chất lượng đội ngũ lao động:
Tổng số nhân viên toàn công ty năm 2010 là 52 người. Đa số cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo và được bố trí đúng ngành nghề đã học. Hiện nay toàn công ty có 2 người có trình độ trên đại học, 45 người có trình độ đại học - cao đẳng, 3 người có trình độ trung cấp. Đây là một lợi thế tương đối tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty trong những năm tới, đó là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2011 và cả những năm tiếp theo.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty:
Cán bộ nhân viên trong Công ty hầu hết là từ các tỉnh lân cận đến làm, nên chưa có nhà riêng, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đây cũng là một hạn chế tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên, và là mối quan tâm chung của cả công ty.
Trong những năm qua, công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đang dần đi vào ổn định và phát triển, vì vậy mức thu nhập của nhân viên trong công ty đã phần nào đi vào ổn định và đảm bảo, tạo được sự yên tâm đối với người lao động. Hiện nay công nhân viên công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có mức thu nhập bình quân là 3.450 000 đ/người, tăng lên so với năm trước, cụ thể so năm 2009 tăng 386.000 đ/người. Điều này đã góp phần khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm, không ngừng tăng năng suất lao động, chất lượng và có hiệu quả.
1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
1.4.1 Kế hoạch của công ty trong năm 2011
a. Các mục tiêu cụ thể
- Tổng doanh thu đạt 10.210.400 nghìn đồng (trong đó năm 2010 đạt 7.739.337 nghìn đồng tương ứng tăng 32% so với năm 2010).
- Thu nhập bình quân 4.550 nghìn đồng/người-tháng (Năm 2010 là 3.450 nghìn đồng/người-tháng tương ứng tăng 32% so với năm 2010).
- Lợi nhuận sau thuế đạt 568.400 nghìn đồng ( năm 2010 là 379.822 nghìn đồng tương ứng tăng 49,6% so với năm 2010).
b. Công tác đầu tư
- Mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng chi nhánh xuống phía Nam.
- Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong cả nước.
- Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
1.4.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
Để hoàn thành nhiệm vụ và các chương trình sản xuất kinh doanh năm 2011 của công ty, công ty cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các bạn hàng. Tăng cường tổ chức các hoạt động triển lãm, không ngừng quảng bá hình ảnh của công ty.
- Tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các mặt hàng.
- Có những biện pháp về cơ chế điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hành tiết kiệm, động viên thi đua khen thưởng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh từ khi thành lập đến nay luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước. Tuy bước sang nền kinh tế thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn, song tập thể cán bộ nhân viên đã có nhiều cố gắng xây dựng và phát triển sản xuất, đưa công ty tiến lên ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung, việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Đặc điểm vị trí địa lý, hệ thống giao thông đã giúp cho Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thuận lợi trong việc quan hệ, giao dịch với đơn vị bạn hàng, nhất là trong việc đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng của Công ty.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao, kinh nghiệm quản lý tốt, lực lượng lao động trẻ khỏe, có lòng nhiệt tình với công việc.
Hệ thống quy chế ổn định, sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ công ty, góp phần thúc đẩy tích cực hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện sản xuất năm 2010 để lại tiền đề phát triển tốt cho hoạt động kinh doanh năm 2011.
Khó khăn:
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt là hệ thống kho bãi.
Giá cả thị trường biến động mạnh, kéo theo lạm phát có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của công ty cổ phần thiết bị vệ sinh. Để có thể hiểu chi tiết hơn những kết quả đạt được của Công ty, cũng như các nhân tố ảnh hưởng, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH
NĂM 2010
2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Điều đó đặt ra cho doanh nghiệp nhiệm vụ phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh tế tron