Luận văn Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang

Dân tộc Việt Nam là cộng đồng gồm 54 tộc người. Nghiên cứu tộc người nói chung, nghiên cứu ngành nghề truyền thống của tộc người nói riêng đều có ý nghĩa lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao trong nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Người Khmer là một trong 54 tộc người của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, chủ yếu sống tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỉnh An Giang là một trong những địa phương của vùng đồng bằng có người Khmer định cư lâu đời, phân bố tập trung ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chiếm một số lượng khá lớn (30% dân số huyện) có lịch sử - văn hóa lâu đời và có nhiều nghề truyền thống độc đáo. Vì vậy, nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang vừa góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lịch sử - văn hóa của người Khmer ở huyện Tịnh Biên nói riêng, ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vừa góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong các quá trình giao tiếp văn hóa khác nhau từ trước đến nay

pdf108 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- Nguyễn Tôn Thanh Nguyên LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỊNH BIÊN – AN GIANG Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH QUỐC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Tôn Thanh Nguyên. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam là cộng đồng gồm 54 tộc người. Nghiên cứu tộc người nói chung, nghiên cứu ngành nghề truyền thống của tộc người nói riêng đều có ý nghĩa lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao trong nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Người Khmer là một trong 54 tộc người của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, chủ yếu sống tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỉnh An Giang là một trong những địa phương của vùng đồng bằng có người Khmer định cư lâu đời, phân bố tập trung ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chiếm một số lượng khá lớn (30% dân số huyện) có lịch sử - văn hóa lâu đời và có nhiều nghề truyền thống độc đáo. Vì vậy, nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang vừa góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lịch sử - văn hóa của người Khmer ở huyện Tịnh Biên nói riêng, ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vừa góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong các quá trình giao tiếp văn hóa khác nhau từ trước đến nay. Nghiên cứu về nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang là một đề tài hấp dẫn mang tính địa phương, nhưng từ trước đến nay chưa được tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Người Khmer và nghề truyền thống của dân tộc này có được một số nhà khoa học đề cập đến nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự mô tả, giới thiệu. Tuy nhiên, trong xu thế giao lưu và hoà nhập hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một, trong đó có các nghề truyền thống của người Khmer. Do vậy, làm thế nào để “khơi lại mầm sống” cho chúng ? đây đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Là một người dân sinh trưởng tại địa phương, tác giả luận văn có điều kiện thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người Khmer và tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của họ. Nhưng đồng thời, tác giả cũng thấy được những giá trị này đang bị mai một mà người dân địa phương cũng như người dân cả nước ít chú ý và biết đến, nhất là các nghề mang yếu tố truyền thống. Nhằm hướng tới mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề mang tính cấp bách của địa phương về một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời trong vùng, chúng tôi chọn đề tài Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người khmer ở Tịnh Biên – An Giang để làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tịnh Biên là một trong những huyện của tỉnh An Giang, nguồn thư tịch cổ viết về vùng đất An Giang khá phong phú, được dịch và tái bản nhiều lần. Trong đó, tác giả luận văn chú ý đến những tác phẩm như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục do Đào Duy Anh (h.đ). Ngoài ra, để có thêm tài liệu viết về người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tác giả còn tập trung thu thập những bài viết có liên quan, có thể điểm qua những chặng đường cơ bản sau : Từ năm 1945 đến những năm 1990, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã được một số tác giả nghiên cứu và đề cập trong các tác phẩm của mình, tiêu biểu như : “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang là công trình nghiên cứu về cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, quá trình khai hoang lập ấp của người Việt, người Hoa và người Khmer, cùng với triều đình nhà Nguyễn ; nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân sau khi đã làm chủ vùng đất này, trong đó có vùng Tây Nam Bộ, một cương vực không kém phần quan trọng trong lãnh thổ Việt Nam. Các tác phẩm “Người Việt gốc Miên”, “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên” của Lê Hương giới thiệu sâu hơn về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, về lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những hoạt động buôn bán của người Khmer ở vùng biên giới. Mạc Đường qua các tác phẩm “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời cổ đại”, “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX”, “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long vào những năm đầu của thế kỷ XX”, có đề cập đến quá trình hình thành tộc người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, kinh tế, mối liên hệ lịch sử giữa họ với các dân tộc anh em trong vùng, Một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí như “Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh, nghiên cứu lịch sử (3/1984) ; “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan An trong tạp chí Dân tộc học (3/1985), ... Đáng chú ý là bài của Ngô Đức Thịnh, tác giả đã đưa ra sự so sánh giữa người Khmer đồng bằng sông Cửu Long với người Khmer Campuchia, lịch sử hình thành người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và đi đến khẳng định : người khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các tác phẩm trên chỉ được các tác giả mô tả, khái quát chung về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, giới thiệu nhiều phương diện văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội của họ, song, chưa đi sâu về một lĩnh vực cụ thể hay một địa phương cụ thể. Từ những năm 1990 đến nay : Các công trình, bài viết đã khá phong phú, đi sâu hơn về nhiều vấn đề. Lịch sử An Giang của tác giả Sơn Nam viết khá chi tiết về con người, đất đai, kinh tế, ... An Giang, từ khi mới hòa nhập vào lãnh thổ nước ta đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác giả Thạch Voi với “Khái quát về người Khmer đồng bằng sông Cửu Long”, “Phong tục tập quán của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” ; “Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long, “Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền Nam”, ... của Phan An ; Phan Thị Yến Tuyết, Tôn Nữ Quỳnh Trân qua các tác phẩm “Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”, “Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ”, “Nghề dệt Chăm truyền thống” cho thấy có những nghiên cứu khá chi tiết về người Khmer, về đời sống vật chất, đời sống kinh tế - xã hội, nghề truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ như Tôn Nữ Quỳnh trân trong công trình nghiên cứu của bà về dệt thổ cẩm của người Chăm đã có sự so sánh với dệt thổ cẩm của người Khmer. Hoặc các tác giả chuyên nghiên cứu về An Giang như Mai Văn Tạo, Nguyễn Hữu Hiệp, với những bài viết về vùng đất An Giang, trong đó có đề cập đến những nghề truyền thống của người Khmer như làm đường thốt nốt, dệt. Gần đây, những năm của thập niên đầu thế kỷ XXI, vấn đề dân tộc của cả nước nói chung, của từng vùng, từng địa phương nói riêng đang được Nhà nước quan tâm, thu hút nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học của Trung ương cũng như địa phương tập trung nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ về lịch sử, về văn hóa truyền thống của dân tộc đó mà còn lan ra ở cả lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác của toàn địa phương, toàn vùng. Mặc dù vậy, nguời Khmer, nghề truyền thống của người Khmer trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như đã nêu chỉ mang tính chung nhất của cả đồng bằng sông Cửu Long và phần lớn được đề cập dưới cái nhìn chung, từ góc độ dân tộc học, kinh tế học,... chưa đi sâu vào khía cạnh lịch sử, vào những giá trị của các nghề, cũng như chúng đã góp phần như thế nào vào tiến trình phát triển chung của địa phương. Trên cơ sở phát huy thành quả nghiên cứu của những người đi trước, đề tài này sẽ hệ thống lại, cố gắng làm rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở một địa phương cụ thể, đó là huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang - một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long. 3. Mục đích nghiên cứu Dân tộc Khmer là dân tộc có lịch sử định cư lâu đời tại khu vực Tây Nam Bộ. Ở Tịnh Biên, họ là cư dân bản địa, có nền văn hóa và nghệ thuật đặc sắc. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề cơ bản sau : Lịch sử các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang, tập trung vào những nghề nổi bật nhất, gắn với lịch sử định cư, khai phá của người Khmer ở nơi đây, những nghề mà hiện nay họ vẫn còn lưu giữ, chủ yếu là nghề dệt thổ cẩm và nghề làm đường thốt nốt. Trên cơ sở giới thiệu và mô tả các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang, tác giả luận văn làm rõ những giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hoá của nghề, qua đó rút ra khái niệm chung về nghề truyền thống. Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số phương hướng cụ thể nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống Khmer trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghề truyền thống là biểu hiện của một quá trình lưu giữ những giá trị tốt đẹp, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử mà vẫn giữ được những yếu tố cổ truyền của dân tộc. Nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang chính là một hình thức tiếp cận nghiên cứu về bản thân cộng đồng dân tộc, về lịch sử định cư của dân tộc Khmer ở vùng đất Tịnh Biên, trực tiếp là về lịch sử hình thành và phát triển các nghề có tính truyền thống của họ. Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, những người thợ thủ công Khmer đã giữ lại được những gì, phát huy được những gì cho nghề truyền thống của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, Nhà nước và người dân Khmer của huyện Tịnh Biên sẽ phải làm gì để những nghề truyền thống độc đáo mang sắc thái riêng của vùng không bị mai một đi. Theo hướng đó, nội dung đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về : - Nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên, trọng tâm là nghề dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt. - Giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa của các nghề truyền thống này (thông qua lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer Tịnh Biên – An Giang, ). - Phương hướng bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của người Khmer trong thời gian tới. Dựa vào thực tế, về mặt không gian : đề tài sẽ tiến hành tập trung khảo sát ở một số địa bàn xã có đông đảo người Khmer sinh sống tại huyện Tịnh Biên như An Hảo, Tân Lợi, Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Cư, nhằm làm nổi rõ lên những điểm chung nhất về nghề truyền thống của người khmer ở Tịnh Biên – An Giang. Cũng dựa vào thực tế và do điều kiện tài liệu có được, về mặt thời gian : đề tài này chỉ tập trung nhiều đến sự tồn tại và phát triển của nghề truyền thống Khmer tại Tịnh Biên từ năm 1975 đến nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu, giải quyết các vấn đề : - Lịch sử hình thành và phát triển huyện Tịnh Biên qua nghiên cứu về địa lý tự nhiên, cộng đồng dân cư trong huyện và những đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của địa phương. - Đồng thời, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu hai nghề truyền thống điển hình của người Khmer ở địa phương là nghề dệt và làm đường thốt nốt. Trên cơ sở đó, nội dung luận văn hướng đến mục tiêu tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề truyền thống Khmer ở huyện và các khía cạnh lịch sử - văn hóa khác liên quan đến đề tài. - Thông qua nghiên cứu về giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa của các nghề truyền thống ấy, tác giả luận văn cố gắng đưa ra một số phương hướng, ý kiến đề xuất nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau : Phương pháp lịch sử và phương pháp logic : là phương pháp nghiên cứu của ngành học, đồng thời cũng là phương pháp chính được vận dụng trong luận văn. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với phương pháp phân tích và so sánh để tìm mối quan hệ giữa các sự kiện, các vấn đề, nhằm nêu bật lên nội dung cốt lõi của sự việc và cố gắng trình bày lại chúng như đã từng diễn ra trong tiến trình lịch sử. Phương pháp hệ thống hóa : Trên cơ sở các vấn đề có liên quan được viết tản mạn, rãi rác trong các tài liệu, từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả luận văn tổng hợp, hệ thống chúng lại, đặt chúng vào bối cảnh chung của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương để trình bày. Phương pháp điền dã : Tác giả luận văn tiến hành đến những làng nghề dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt, sưu tầm thêm tư liệu, trao đổi với người dân, tiếp xúc với sư sãi các chùa ở Tịnh Biên, ... để hiểu thêm về phong tục tập quán, sự tồn tại, tiến triển của nghề truyền thống của người Khmer trong huyện và những chính sách của địa phương đối với nghề và đồng bào Khmer Tịnh Biên. Đồng thời, tác giả luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học, để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 138 trang. Trong đó gồm phần mở đầu 8 trang, kết luận 4 trang, tài liệu tham khảo 7 trang, phần phụ lục 21 trang, phần nội dung chính là 94 trang. Luận văn được bố cục làm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chương 2 : Nghề truyền thống, một nét đặc trưng văn hóa của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang. Chương 3 : Giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên, An Giang - Phương hướng bảo tồn và phát huy. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG. 1.1. Địa lý tự nhiên và lịch sử - hành chính Tịnh Biên, một huyện biên giới của tỉnh An Giang với nhiều dân tộc, di tích lịch sử và có nhiều đồi núi lớn, nhỏ. Từ Tịnh Biên đến thành phố Long Xuyên (trung tâm của tỉnh An Giang), tính theo đường chim bay dài 54,5 km. Huyện có diện tích tự nhiên 337,74 km2, phía Đông Bắc giáp thị xã Châu Đốc, Đông giáp huyện Châu Phú, Nam giáp huyện Tri tôn, Đông Nam giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp Campuchia,. Về hành chính, Tịnh Biên gồm 3 thị trấn và 11 xã. Toàn huyện có 45 tuyến địa giáp cấp xã, trong đó có 4 tuyến trùng với biên giới quốc gia, 18 tuyến trùng với tuyến huyện, được xác định bằng 41 mốc địa giới hành chính (18 mốc huyện và 29 mốc xã). Huyện có 13/14 xã, thị trấn (trừ xã Tân Lập) được Ủy ban dân tộc Miền núi công nhận là xã vùng núi, 3 xã An Nông, An Phú, Nhơn Hưng và một thị trấn là thị trấn Tịnh Biên có đường biên giới với Campuchia Huyện Tịnh Biên có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ khá tốt. Các tuyến đường bộ xuyên qua là : Quốc lộ 91 (bắt nguồn từ Cần Thơ đi đến cửa khẩu biên giới Tịnh Biên), tỉnh lộ 948 (từ thị trấn Nhà Bàng đi huyện Tri Tôn) và tỉnh lộ 55A (từ Xuân Tô (năm 2006 là thị trấn Tịnh Biên) sang xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) đi qua cả thị trấn Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang) ; Về đường thủy, huyện có hệ thống nhiều kênh rạch : kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc đến giáp Hà Tiên), kênh Xáng Cụt, kênh Trà Sư, kênh Tri Tôn, Địa lý tự nhiên của huyện phân thành 3 vùng rõ rệt : - Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích, có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, du lịch. Rừng tự nhiên nơi đây thuộc rừng ẩm nhiệt đới với nhiều loại động thực vật quý hiếm. - Vùng bán sơn địa chiếm khoảng 21% diện tích, bao gồm đất thổ cư, đất trồng cây ăn trái và đồng cỏ chăn nuôi. - Vùng đồng bằng chiếm khoảng 66% diện tích, chủ yếu trồng lúa hai vụ (hè thu và đông xuân) và một ít trồng tràm. Tịnh Biên vốn là vùng núi cổ, dưới thời Pháp thuộc, người dân địa phương phát hiện có dấu vết bờ thành cổ xây bằng gạch nung bao quanh mặt Đông núi Két và các núi liên kết từ Nhơn Hưng bao bọc xã Thới Sơn, đến tỉnh lộ Châu Đốc đi Tri Tôn (1). Hiện nay bờ thành đã phẳng lỳ ngang dưới mặt ruộng, nhưng qua nghiên cứu của các nhà khảo cổ, đã tìm thấy rất nhiều gạch, đất nung tương ứng với thời kỳ tồn tại của vương quốc Phù Nam (thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI). Đến cuối thế kỷ XVIII, Tịnh Biên còn là vùng rừng núi hoang vu, là nơi trú ẩn và sinh sống của nhiều loài chim muông, thú dữ. Song, kể từ khi vùng đất này được hình thành với tư cách là một đơn vị hành chính, cho đến nay Tịnh Biên có nhiều thay đổi về mặt địa danh và địa giới. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi “Ngũ trấn” (2) thành “Lục tỉnh” (3) (từ “Nam Kỳ Lục tỉnh” bắt đầu có từ đây). Tỉnh An Giang chính thức được thành lập từ trấn Vĩnh Thanh (4), có địa giới rất rộng, chạy dài từ biên giới (Tân Châu, Bảy Núi), xuống Cái Tàu Hạ (giữa sông Tiền và sông Hậu) đến tận Cần Thơ, Sóc Trăng và một phần Giá Rai. Tỉnh gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành với bốn huyện : Tây Xuyên (Long Xuyên ngày nay), Phong Phú (sau này là Cần Thơ), Đông Xuyên (Cái Vừng) và Vĩnh An (sau là Sa Đéc), lỵ sở đặt tại Châu Đốc – nơi Tổng đốc An Hà trú đóng cai quản hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. Có sự quan tâm, khuyến khích của triều đình nên cuộc khẩn hoang, lập ấp ở An Giang liên tục được đẩy mạnh. Chỉ riêng hai huyện Tây Xuyên và Đông Xuyên đã lập được 7 tổng, 91 làng. Lúc bấy giờ Tịnh Biên là một phủ của tỉnh Hà Tiên. Năm 1839, hai huyện Hà Âm và Hà Dương tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên, phủ lũy đặt ở Hà Dương. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), phủ Tịnh Biên và huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên được cắt ra để sáp nhập vào tỉnh An Giang. Năm 1844, lại lấy huyện Hà Âm cải thuộc phủ hạt Tịnh Biên. Sau đó, đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) có sự sửa đổi, bỏ phủ Tịnh Biên, huyện Hà Âm quy về Hà Dương và huyện Phong Thạnh, Vĩnh Định do phủ An Xuyên kiêm nhiếp. Ngày 01/09/1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Đến tháng 06 năm Đinh Mão (1867), tức năm Tự Đức thứ 20, sau ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) thì ba tỉnh miền Tây (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên) tiếp tục rơi vào tay Pháp. Từ đó, Nam Kỳ Lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp. Đến năm 1871, tỉnh An Giang bị chia nhỏ thành nhiều tỉnh là Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc. Lúc này Tịnh Biên là một huyện của tỉnh Châu Đốc, gồm 2 tổng và 17 thôn (tổng Quy Đức có 6 thôn và tổng Thành Tín có 11 thôn). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để cho phù hợp với địa bàn kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là chống Mỹ, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc được tách, nhập nhiều lần, đơn vị hành chính của huyện Tịnh Biên vì thế cũng thay đổi theo rất nhiều lần. Ngày 06/03/1948, Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, chia Châu Đốc – Long Xuyên ra thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, Long Châu Tiền nhập thêm Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa còn Long Châu Hậu nhập thêm Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà (gồm 8 huyện : Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Giang, Hà Tiên, Phú Quốc, Tịnh Biên và 2 thị xã là Châu Đốc và Long Xuyên). Vậy, thời gian này Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 07 năm 1951, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn được nhập lại làm một. Đến tháng 10 năm 1954 lại tách ra làm hai huyện như cũ, lúc này An Giang và Châu Đốc là hai tỉnh riêng biệt và Tịnh Biên thuộc tỉnh Châu Đốc. Từ năm 1956 – 1957, lại lập địa giới hành chính như địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn (tỉnh Châu Đốc sáp nhập vào tỉ
Luận văn liên quan