Người Hoa đến Đồng Nai ngay từ buổi đầu mở mang khai phá vùng đất này. Trong quá trình
lịch sử hơn 300 năm, cùng với lưu dân người Việt, cộng đồng người Hoa đã có nhiều đóng góp tích
cực vào tiến trình phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Ở Việt Nam, người Hoa có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành nước ta, nhưng đông nhất là ở TP. Hồ
Chí Minh (49,71%), kế đến là Đồng Nai (11,81%). Tại tỉnh Đồng Nai, người Hoa là tộc người có số
dân chiếm tỷ lệ cao thứ hai, sau người Kinh (Việt) từ 5% đến 5,34%.
Hiện nay, người Hoa là công dân nước Việt Nam, là một lực lượng kinh tế - xã hội của tỉnh
Đồng Nai. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai, nhằm
cung cấp những hiểu biết toàn diện về một cộng đồng dân tộc có lịch sử hơn 300 năm ở đất Đồng Nai,
làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai hiện nay
và sau này là việc làm cần thiết và không thể thiếu được.
Đề tài tiếp cận nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai dưới nhiều góc độ: lịch sử di
dân, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội với mục đích có được một cái nhìn toàn diện về cộng đồng
người Hoa ở Đồng Nai, nhất là ở những giai đoạn lịch sử thăng trầm. Và dù ở giai đoạn lịch sử nào, dù
sống dưới chế độ xã hội nào, người Hoa ở Đồng Nai luôn tích cực, chủ động, sống hoà nhập với cộng
đồng. Đồng thời, thể hiện bản lĩnh cũng như những nét đặc thù của dân tộc mình trong quá trình cộng
cư cùng những dân tộc khác ở Đồng Nai, cũng như ở Việt Nam. Qua đó, cộng đồng người Hoa ở Đồng
Nai được nhận diện, ta thấy sự khác biệt cơ bản giữa cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai với cộng đồng
người Hoa ở một số nơi như: thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng
125 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lịch sử Việt Nam - Người hoa ở Đồng nai năm 1954 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trịnh Thị Mai Linh
NGƯỜI HOA Ở ĐỒNG NAI
1954 - 2005
Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ. LÊ HUỲNH HOA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn:
- Tiến sĩ Lê Huỳnh Hoa, khoa Sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình
hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Quý Thầy cô khoa Sử, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy
và trang bị cho tác giả những kiến thức sâu sắc.
- Phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Viện khoa học xã hội
thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đồng
Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
- Ban Quản trị Hội quán (cơ sở tín ngưỡng) tại các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai cung cấp cho tác giả luận văn những thông tin phong phú và dịch những tư liệu
chữ Hán tại đây, giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Hoa đến Đồng Nai ngay từ buổi đầu mở mang khai phá vùng đất này. Trong quá trình
lịch sử hơn 300 năm, cùng với lưu dân người Việt, cộng đồng người Hoa đã có nhiều đóng góp tích
cực vào tiến trình phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Ở Việt Nam, người Hoa có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành nước ta, nhưng đông nhất là ở TP. Hồ
Chí Minh (49,71%), kế đến là Đồng Nai (11,81%). Tại tỉnh Đồng Nai, người Hoa là tộc người có số
dân chiếm tỷ lệ cao thứ hai, sau người Kinh (Việt) từ 5% đến 5,34%.
Hiện nay, người Hoa là công dân nước Việt Nam, là một lực lượng kinh tế - xã hội của tỉnh
Đồng Nai. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai, nhằm
cung cấp những hiểu biết toàn diện về một cộng đồng dân tộc có lịch sử hơn 300 năm ở đất Đồng Nai,
làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai hiện nay
và sau này là việc làm cần thiết và không thể thiếu được.
Đề tài tiếp cận nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai dưới nhiều góc độ: lịch sử di
dân, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội với mục đích có được một cái nhìn toàn diện về cộng đồng
người Hoa ở Đồng Nai, nhất là ở những giai đoạn lịch sử thăng trầm. Và dù ở giai đoạn lịch sử nào, dù
sống dưới chế độ xã hội nào, người Hoa ở Đồng Nai luôn tích cực, chủ động, sống hoà nhập với cộng
đồng. Đồng thời, thể hiện bản lĩnh cũng như những nét đặc thù của dân tộc mình trong quá trình cộng
cư cùng những dân tộc khác ở Đồng Nai, cũng như ở Việt Nam. Qua đó, cộng đồng người Hoa ở Đồng
Nai được nhận diện, ta thấy sự khác biệt cơ bản giữa cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai với cộng đồng
người Hoa ở một số nơi như: thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng
Vì vậy, đề tài “Người Hoa ở Đồng Nai 1954 – 2005” góp phần thiết thực vào việc hình thành
những hiểu biết khoa học về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai một cách khá toàn diện, góp phần làm
phong phú lịch sử vùng đất Đồng Nai với lịch sử hơn 300 năm. Xuất phát từ những vấn đề có tính khoa
học và thực tiễn, tác giả đã chọn: “Người Hoa ở Đồng Nai giai đoạn 1954 - 2005” làm đề tài tốt
nghiệp Sau đại học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Theo Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 8-11-1995 “Về
tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới”, xác định “Người Hoa bao gồm những người gốc
Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam, đã nhập
quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập
quán của người dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Người Hoa ở Đồng Nai 1954 – 2005” là toàn bộ hoạt động
của người Hoa ở Đồng Nai giai đoạn 1954 – 2005.
Đề tài tập trung tìm hiểu quá trình di dân của người Hoa đến đất Đồng Nai, hoạt động kinh tế,
sinh hoạt văn hoá, xã hội trong khoảng thời gian 1954 – 2005. Đề tài nhằm phát hiện nét đặc thù của
cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai.
Người Hoa ở Đồng Nai vừa sống ở nông thôn, vừa sống ở thành thị, đề tài tiếp cận nghiên cứu
cả hai nhóm cư dân này. Với lịch sử hơn 300 năm, mọi hoạt động của cộng đồng người Hoa ở Đồng
Nai luôn diễn ra một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và đã đem lại những đóng góp nhất định cho sự
phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của tỉnh Đồng Nai.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Tỉnh Biên Hòa (1954 – 1975)
+ Tỉnh Đồng Nai (1975 – 2005)
- Về thời gian: Đề tài chọn nghiên cứu về người Hoa ở Đồng Nai, giai đoạn 1954 – 2005, vì
người Hoa ở Đồng Nai sinh sống và hoạt động trong khoảng thời gian nói trên dưới hai chế độ chính
trị - xã hội khác nhau:
+ Giai đoạn 1955 – 1975: Chế độ chính trị - xã hội Việt Nam Cộng Hòa.
+ Giai đoạn 1975 – 2005: Chế độ chính trị - xã hội Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tác giả chọn khoảng thời gian trên, để thấy được bản lĩnh trong hoạt động kinh tế, nét đặc sắc
trong hoạt động văn hoá của tộc người Hoa, cùng quá trình hình thành cộng đồng tộc người trong các
giai đoạn lịch sử khác nhau.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học, luận văn “Người Hoa ở Đồng Nai 1954 – 2005” góp phần cung cấp
những hiểu biết toàn diện, khoa học về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai, từ quá trình hình thành tộc
người đến hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa – xã hội từ 1954 đến 2005.
- Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần ứng dụng cho các ban ngành,
Mặt trận tổ quốc tỉnh Đồng Nai có một cái nhìn khoa học, toàn diện và xuyên suốt theo dòng lịch sử về
cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai. Từ đó, góp phần hoạch định chính sách dân tộc toàn diện; đồng thời
luận văn còn có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề dân tộc
trong các Viện nghiên cứu và các trường Đại học, Cao đẳng, THPT...
4. Tình hình nhiên cứu
Đề tài người Hoa ở Việt Nam từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Trong từng công trình, cộng đồng người Hoa được đề cập trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Đầu thế kỷ XIX, xã hội người Hoa ở Đồng Nai được tác giả Trịnh Hoài Đức giới thiệu trong bộ
“Gia Định Thành thông chí” với nội dung đề cập đến sự di dân của người Hoa và việc hình thành cảng
thị Cù Lao Phố ở Biên Hoà cuối thế kỷ XVII (Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn Hoá Phủ
Quốc vụ khanh xuất bản năm 1972), đồng thời cũng đề cập đến các phong tục - tập quán, sinh hoạt văn
hoá vật chất và tinh thần cùng với các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai – Gia Định một
cách khái quát. Cũng bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, năm 1973, bộ “Đại Nam nhất thống chí: Lục
tỉnh Nam Việt” cũng nói đến lịch sử di dân của người Hoa vào vùng đất Đồng Nai và Nam Bộ cùng
với sinh hoạt kinh tế, văn hoá của người Hoa ở vùng đất mới này.
Năm 1880, trong Báo cáo của Hội đồng quản hạt Nam Kỳ có nói đến các thương điếm của
người Hoa ở Nam Kỳ và khu vực Sài Gòn. Năm 1924, tác giả Đào Trịnh Nhất đã công bố công trình
“Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ”, tác phẩm đề cập đến hoạt động kinh tế của người
Hoa ở miền Nam vào đầu thế kỷ XX. Tác giả Khương Hữu Điễu trên tạp chí “Cấp tiến” ở Sài Gòn ra
năm 1970 đã có bài “Người Việt gốc Hoa và nền kinh tế Việt Nam”, bài viết đã phân tích vai trò của
người Hoa trong hoạt động kinh tế ở miền Nam nói chung cũng như ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn.
Những công trình trên, bước đầu đi sâu đề cập đến một số hoạt động kinh tế của người Hoa, có nhiều
tư liệu quý giá để tác giả luận văn tham khảo.
Từ sau năm 1975, việc nghiên cứu người Hoa, trong đó có các hoạt động kinh tế không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn là một nhu cầu thực tiễn, nhằm góp phần hoạch định một chính sách kinh tế
toàn diện, trong đó có đóng góp của người Hoa. Nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh từ sau 1975 đến nay đã có nhiều công trình được công bố. Năm 1987, tác giả
Trần Khánh đã bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ “Những khuynh hướng cơ bản phát triển xã hội và chính trị
tộc người cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”(từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 ở miền Bắc và đến
năm 1975 ở miền Nam). Năm 1989, Viện Khoa Học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và Ban công
tác người Hoa đã hợp tác nghiên cứu chương trình “Những biến đổi kinh tế - xã hội của người Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh từ sau 1975”.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, ngày càng có nhiều nhà khoa học chú ý tới lĩnh
vực văn hoá tinh thần, đặc biệt là tín ngưỡng, văn hoá, tôn giáo của người Hoa, tiêu biểu là tác phẩm
của các tác giả: Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa, xuất bản 1990, với
tiêu đề “Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh”, tác phẩm trình bày chi tiết về quá trình hình thành các cơ
sở tín nguỡng – tôn giáo của người Hoa cùng với mô thức kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, thờ
tự và sinh hoạt lễ hội ở các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo này.
Công trình “Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân
Diệm, Mạc Đường, xuất bản năm 1990. Công trình này đã miêu tả phần văn hoá tinh thần của các dân
tộc, trong đó có người Hoa ở Nam Bộ với những nội dung đề cập đến hệ thống thờ tự của người Hoa
trong gia đình cũng như ở các cơ sở tín ngưỡng dân gian. Cũng trong năm này, một nhóm nghiên cứu
dưới sự chủ biên của tác giả Phan An đã tiến hành công trình nghiên cứu “Người Hoa ở Quận 6”. Năm
1992, Viện Khoa học xã hội và Ban công tác người Hoa tiếp tục tập hợp nghiên cứu đề tài “Phát huy
tiềm năng của người Hoa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh”. Năm
1994, cuốn “Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau 1975” do tác giả Mạc Đường chủ biên
được xuất bản đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, từ tên
gọi, địa bàn, phân bố dân cư, vị trí xã hội, kinh tế, văn hoá và nhấn mạnh vai trò tín ngưỡng - tôn giáo
trong việc định hướng những chuẩn mực nhân cách của người Hoa. Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh
tế của tác giả Trần Hồi Sinh với đề tài “Người Hoa trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
cung cấp những hiểu biết thiết thực về hoạt động kinh tế của người Hoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, đặc điểm vai trò, và vị trí của người Hoa trong hoạt động kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, đây
là một tác phẩm nghiên cứu sâu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2000, Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản cuốn “Định cư của người Hoa trên đất Nam
Bộ” do tác giả Nguyễn Cẩm Thuý chủ biên, đây là công trình nghiên cứu tổng thể về quá trình di dân,
định cư và sinh hoạt của người Hoa trên đất Nam Bộ, có nhiều tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo.
Cũng Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2005, xuất bản cuốn“Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả
Phan An, tác phẩm nghiên cứu một cách tổng quan về hoạt động của người Hoa ở Nam Bộ, chủ yếu là
ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Sóc Trăng. Tác phẩm đã cung cấp cho tác giả một định hướng nghiên
cứu ban đầu để nghiên cứu về người Hoa ở Đồng Nai.
Tình hình nghiên cứu ở Đồng Nai: Trước năm 1975, nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu đã biên
soạn bộ “Biên Hoà sử lược toàn biên” gồm 5 quyển (đã xuất bản 2 quyển), nội dung giới thiệu về vùng
đất Biên Hoà – Đồng Nai sau ba thế kỷ hình thành , đặc biệt tài liệu đánh máy (quyển 5) chưa xuất bản
với nhan đề “300 năm người Việt gốc Hoa”, đây là một nguồn tài liệu quý hiếm viết về quá trình nhập
cư và phát triển của cộng đồng người Hoa đến Biên Hoà – Đồng Nai trước năm 1954 (nhưng rất tiếc
hiện nay đã bị thất lạc, tác giả luận văn không tiếp cận được). Năm 1998, Ban chỉ đạo Lễ kỉ niệm 300
năm vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai đã xuất bản cuốn “Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và
phát triển”, đây là công trình địa chí thu nhỏ, khái quát về sự hình thành và phát triển của vùng đất
Biên Hoà – Đồng Nai suốt 300 năm. Trong phần Văn hoá – xã hội, công trình đã giới thiệu về lịch sử
di cư và sinh hoạt văn hoá – xã hội của người Hoa ở Đồng Nai từ năm 1679 (sự kiện Trần Thượng
Xuyên cùng nhóm di thần nhà Minh từ Trung Quốc sang xin thần phục Nam triều được chúa Nguyễn
cho vào khai khẩn vùng đất Đông phố - Biên Hoà còn hoang sơ) cho tới quá trình sinh hoạt văn hoá
của cộng đồng người Hoa ở Biên Hoà hiện nay. Năm 2001, tỉnh Đồng Nai xuất bản bộ “Địa chí Đồng
Nai” có 5 tập (tổng quan, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá – xã hội), ở mỗi tập đều có nhắc đến đóng
góp của người Hoa ở từng lĩnh vực cụ thể. Tác phẩm “Cù Lao Phố - lịch sử và văn hoá” do tập thế
Nhà Bảo tàng Đồng Nai biên soạn, đuợc Nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản năm 1998 cũng đề cập đến
vai trò và vị trí của người Hoa trong buổi đầu xây dựng cảng thị Cù Lao Phố trở thành một trung tâm
thương mại sầm uất một thời ở Nam Bộ.
Năm 2002, tạp chí Xưa và Nay xuất bản sách “Miền Đông Nam Bộ lịch sử và phát triển” của
nhiều tác giả, trong đó có bài “Tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai” của tác giả Huỳnh Văn Tới,
nội dung của bài viết phần nhiều đề cập đến quá trình giao thoa văn hóa về tín ngưỡng giữa hai dân tộc
Hoa và dân tộc Việt. Năm 2001 và 2002, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ và Uỷ Ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai, Sở Văn hoá thông tin và Nhà Bảo tàng Đồng Nai đã tiến hành khảo sát cơ sở tín ngưỡng và
lễ hội của người Hoa trên đại bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả của hai đợt khảo sát đã đuợc tổng kết trong
công trình biên khảo “Khảo sát cơ sở tín ngưỡng và lễ hội của người Hoa ở Đồng Nai”. Năm 2005,
Nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản công trình “Văn hoá Đồng Nai (sơ thảo)” của hai tác giả Huỳnh Văn
Tới và Phan Đình Dũng, đây là tập hợp những chuyên khảo về văn hoá dân gian ở Đồng Nai, trong đó
có một vài chuyên khảo về người Hoa.
Gần đây, tháng 5/2008, Ban Dân vận Tỉnh Ủy Đồng Nai vừa công bố công trình nghiên cứu
“Người Hoa trong cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai”. Đây là công trình duy nhất ở Đồng Nai nghiên
cứu về người Hoa một cách khá toàn diện, nhưng đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn từ
1995 đến 2005.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về người Hoa ở Đồng Nai một cách tổng quát chưa nhiều. Vì
vậy, luận văn “Người Hoa ở Đồng Nai” góp phần nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai
một cách toàn diện. Đây là một việc làm thiết thực, vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực
tiễn. Đó cũng là những cố gắng sẽ đuợc thể hiện trong nội dung luận văn “Người Hoa ở Đồng Nai
1954 – 2005”.
4.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Một người Hoa ở Chợ Lớn, ông Tsai Mawkuey, đã bảo vệ luận án Tiến sĩ “Người Hoa ở miền
Nam Việt Nam” tại Paris năm 1968. Đây là một công trình nghiên cứu về người Hoa ở miền Nam – tập
trung ở Sài Gòn, có nhiều tư liệu đáng chú ý. Riêng về kinh tế của người Hoa, tác giả đã đưa ra một số
thống kê từ Phòng thương mại Hoa kiều ở Chợ Lớn và các ngân hàng của người Hoa.
Nghiên cứu về người Hoa một cách toàn diện có tác phẩm “Người Hoa tại Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Văn Huy, xuất bản tại Pari năm 1993, cung cấp một nguồn tư liệu về hoạt động của người
Hoa tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, nhất là các chính sách của chính quyền đối với người Hoa ở
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Cũng trong năm 1993, tại Singapore tác giả Trần Khánh đã xuất bản sách “Cộng đồng người
Hoa với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã có sự hệ thống các số liệu
kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn trước năm 1975 và ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về người Hoa của các tác giả đi
trước. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử trong việc nghiên cứu tổng quan về người Hoa ở Đồng Nai. Đồng thời việc nghiên cứu còn
dựa trên những cơ sở, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về việc nghiên cứu dân tộc, trong đó có
dân tộc Hoa.
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, luận văn đặc biệt chú ý đến mọi mặt hoạt động và
đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai giai đoạn 1954- 2005.
- Phương pháp logích cũng được sử dụng khi luận văn rút ra những nét đặc trưng của người Hoa ở
Đồng Nai, để từ đó thấy được sự đa dạng của người Hoa ở Nam Bộ.
- Phương pháp điền dã cũng được thể hiện qua luận văn là sự quan sát trực tiếp hoạt động của
những cơ sở kinh tế, nhà cửa, những tổ chức xã hội, những cơ sở tín ngưỡng, những lễ hội văn hoá tiêu
biểu của người Hoa ở Đồng Nai.
- Ngoài những phương pháp cơ bản kể trên, để có thể tiếp cận một cách tốt nhất.
những vấn đề được nêu ra, tác giả luận văn còn sử dụng những phương pháp của những ngành
khoa học liên quan như: xã hội học, dân số học, thống kê học....Ngoài ra các biện pháp kỹ thuật như:
chụp ảnh, ghi âm, quay phim... cũng được tác giả sử dụng nhằm minh họa một số nội dung thiết yếu
của luận văn.
- Nguồn tài liệu
Mục đích, nội dung và những vấn đề cần phải giải quyết của luận văn “Người Hoa ở Đồng Nai
1954 – 2005” đã đặt tác giả trước một công việc cụ thể nhưng phức tạp. Đó là việc thu thập, chọn lọc
và hệ thống tài liệu.
+ Ở nguồn tài liệu thư tịch: Luận văn sử dụng những tư liệu của các nhà nghiên cứu từ thế kỷ
XIX đến tài liệu mới nhất là năm 2008, bao gồm các xuất bản phẩm chuyên khảo về người Hoa ở Việt
Nam, ở miền Nam, ở Đồng Nai. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những bài nghiên cứu được công bố trên
các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Văn hoá dân gian, Văn hoá
nghệ thuật, Xưa và Nay, và các trang web có nội dung liên quan đến đề tài. Đặc biệt, là nguồn tài liệu
được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Khoa học xã hội
thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện tỉnh Đồng
Nai; Thư viện Bảo tàng Đồng Nai; Thư viện Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những hệ thống tư liệu nghiên cứu, tác giả còn sử dụng một số văn bản về pháp lệnh tôn
giáo, tín ngưỡng, các chỉ thị của Nhà nước, của Chính phủ, của Ban Dân vận Trung ương về công tác
người Hoa lưu trữ tại Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai, Mặt Trận tổ quốc Tỉnh Đồng Nai. Khi nghiên cứu
người Hoa dưới chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, tác giả đã sử dụng một số tư liệu về chính sách của
chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở Việt Nam, ở Đồng Nai, nhất là những tư liệu đề cập đến
hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đồng Nai giai đoạn 1954 – 1975.
+ Ở nguồn tài liệu thu thập qua điền dã dân tộc học, tác giả đã: Tiến hành khảo sát một số cơ sở
sản xuất tiêu biểu của người Hoa ở Đồng Nai với những nghành nghề truyền thống còn được lưu giữ
và phát huy thế mạnh ở thời hiện tại - khảo sát một số cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu
của người Hoa ở Đồng Nai từ buổi đầu khai phá cho đến nay. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn, trao đổi
về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, văn hoá tinh thần của một số gia đình và một số Hội
quán của người Hoa ở Đồng Nai. Những đợt khảo sát đó, đã cho ra những cứ liệu tương đối xác thực
nhằm nghiên cứu người Hoa ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay một cách toàn diện và chân thực.
Chương 1 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở ĐỒNG NAI 1954 –
2005.
Vùng đất Đồng Nai thuộc về chúa Nguyễn năm 1620, khi Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên gả
con gái thứ hai là công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II (1618 – 1628). Nhà vua
Chey Chetta II đã tặng Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên một phần lãnh thổ là vùng đất Đồng Nai làm
quà cưới.
Đồng Nai hiện nay có