Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính. Theo số liệu của Cục
thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, tổng sản phẩm trong nước năm 2011 phân
theo các ngành kinh tế thành phố thì dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 53,5%. Phần còn
lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 45,3%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ
chiếm 1,2%.
Mặc dù nền kinh tế thành phố đã có tăng trưởng đáng kể, năm 2011, chỉ số sản
xuất công nghiệp tăng 6,8%; trị giá hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô tăng
11,4%; lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; tổng vốn đầu tư xã hội
đạt 217,1 ngàn tỷ đồng, tăng 9,1%; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt
185,4 ngàn tỷ, tăng 5,3%; chi ngân sách địa phương 67,7 ngàn tỷ, tăng 13,9%. Nhưng
nền kinh tế xã hội thành phố gặp không ít khó khăn, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào
tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Hiện
nay lãi suất vay vốn sản xuất của ngân hàng đã giảm nhưng vẫn còn khá cao so với chi
phí sản xuất, mặt khác do khó tiêu thụ được sản phẩm nên doanh nghiệp cũng chưa
mạnh dạn đầu tư
167 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2006 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________
Lê Thị Thu Vân
LIÊN KẾT KINH TẾ
GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC
TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________
Lê Thị Thu Vân
LIÊN KẾT KINH TẾ
GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC
TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2012
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
Lời cảm ơn
:
Đ lí Đ S
ồ C M
.
- Đặ
.
S C Dũ – N ấ ụ ồ C M ; Ths.
N ễ N ể - G ứ M N –
ứ – ừ - ấ ể ể
.
Ths. C M N – ở ứ - ứ
ể ồ C M
ể ể .
quý ồ ấ
ể .
Tác gi
Lê Th Thu Vân
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. .................................................................. 2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................................ 3
4. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 7
6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài ............................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................... 8
Chương 1 ................................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ................... 9
1.1.Các khái niệm ............................................................................................................... 9
1.1.1.Vùng kinh tế ...................................................................................................... 9
1.1.2.Vùng kinh tế trọng điểm .................................................................................... 9
1.1.3. Liên kết kinh tế ............................................................................................... 10
1.1.4. Liên kết kinh tế vùng ...................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về liên kết kinh tế .................................................................................... 11
1.2.1. Vai trò của liên kết kinh tế .............................................................................. 11
1.2.2. Các nguyên tắc phân bố và liên kết kinh tế vùng ........................................... 12
1.2.3. Các điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững. ......................................... 13
1.2.4. Hình thức liên kết kinh tế vùng ...................................................................... 14
1.2.5. Lĩnh vực liên kết kinh tế ................................................................................. 16
1.3. Cơ sở lý luận hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................... 16
1.3.1. Lý thuyết hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............................... 16
1.3.2. Nội dung Quyết định của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam............................................................................................... 22
1.3.3. Kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam thời gian qua.................................................................................. 28
1.4. Tính tất yếu của liên kết kinh tế trong phát triển giữa thành phố Hồ Chí Minh
và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ....................................................................... 30
1.4.1. Đánh giá thực trạng ........................................................................................ 30
1.4.2. Kết luận về sự tất yếu của liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh VKTTĐPN .................................................................................. 35
Chương 2 ................................................................................................................................. 37
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 ................................................................ 37
2.1. Phân tích thực trạng Vùng kinh tế trong điểm phía Nam trên các lĩnh vực
nghiên cứu ................................................................................................................. 37
2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ............. 37
2.1.2. Thực trạng phát triển mạng lưới cở sở hạ tầng kỹ thuật Vùng KTTĐ PN ..... 53
2.1.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Vùng KTTĐ PN ..................................... 66
2.1.4. Thực trạng bảo vệ môi trường Vùng KTTĐ PN ............................................. 73
2.2. Phân tích thực trạng liên kết kinh tế giữa Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng
KTTĐPN ................................................................................................................... 81
2.2.1. Cơ sở để tiến hành mối quan hệ liên kết kinh tế ............................................. 81
2.2.2. Những chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế ............................. 83
2.2.3. Những chương trình liên kết phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật .. 99
2.2.4. Những chương trình liên kết đào tạo nguồn nhân lực .................................. 109
2.2.5. Những chương trình liên kết bảo vệ môi trường .......................................... 112
2.3. Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng
KTTĐPN ................................................................................................................. 114
2.3.1. Những thành tựu ........................................................................................... 114
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................................. 117
Chương 3 ............................................................................................................................... 120
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO HIỆU QUẢ LIÊN
KẾT KINH TẾ GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM ........................................................................................................ 120
3.1. Định hướng nội dung liên kết kinh tê thời gian tới ................................................. 120
3.1.1. Phát triển các ngành kinh tế .......................................................................... 120
3.1.2. Phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 128
3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................................ 131
3.1.4. Bảo vệ môi trường ........................................................................................ 132
3.2. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế đạt hiệu quả ............... 133
3.2.1. Quy hoạch xây dựng hành lang công nghiệp của Vùng KTTĐ PN gắn
với trung tâm dịch vụ TP.HCM ................................................................... 133
3.2.2. Phối hợp xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của Vùng
KTTĐ PN .................................................................................................... 134
3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Vùng KTTĐ PN .................... 135
3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác bảo vệ môi
trường Vùng KTTĐ PN 138
3.2.5. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng
quá tải ở TP.HCM ........................................................................................ 139
3.2.6. Đẩy mạnh công tác cập nhật thông tin giữa các địa phương trong Vùng
KTTĐ PN .................................................................................................... 139
3.2.7. Hoàn thiện công tác ký kết Chương trình liên kết kinh tế giữa TP.HCM
với các tỉnh của Vùng KTTĐ PN ................................................................ 140
3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh,
thành phố trong Vùng KTTĐ PN ................................................................ 140
3.2.9. Củng cố vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. ...................................................................... 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 145
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm
GV Giáo viên
hs Học sinh
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
SV - sv Sinh viên
TH Tiểu học
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP Thành phố
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
VH-TT-DL Văn hóa - thể thao - du lịch
VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VLXD Vật liệu xây dựng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn
2006 – 2011 .............................................................................................................. 37
Bảng 2.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí Minh
giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................. 39
Bảng 2.3. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006 - 2011 chia theo khu vực
kinh tế ....................................................................................................................... 43
Bảng 2.4. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN chia theo thành phần kinh tế giai đoạn
2006 – 2011 .............................................................................................................. 44
Bảng 2.5.Tỉ trọng GDP, tốc độ tăng trưởng GDP Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí
Minh giai đoạn 2006-2011 ....................................................................................... 45
Bảng 2.6. Tỉ trọng GDP Tp.Hồ Chí Minh so với Vùng KTTĐPN chia theo ngành
khu vực kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 .................................................................... 46
Bảng 2.7.Giá trị sản xuất (giá thực tế) và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công
nghiệp Vùng KTTĐPN (tính theo giá so sánh 1994) giai đoạn 2006 - 2011 ........... 48
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp Vùng KTTĐPN
giai đoạn 2006-2011chia theo địa phương ............................................................... 48
Bảng 2.9. Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa Vùng KTTĐPN chia theo địa phương
giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................. 49
Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu Vùng KTTĐPN giai
đoạn 2006-2011 chia theo địa phương .................................................................. 50
Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu Vùng KTTĐPN giai
đoạn 2006-2011 chia theo địa phương.................................................................... 52
Bảng 2.12. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép tại các tỉnh Vùng
KTTĐPN năm 2012................................................................................................ 62
Bảng 2.13. Số trường phổ thông cùa Vùng KTTĐPN phân theo địa phương .......................... 67
Bảng 2.14. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Vùng KTTĐPN và phân theo địa phương .............. 68
Bảng 2.15. Số trường Trung học chuyên chuyên nghiệp của Vùng KTTĐPN năm
2012 phân theo địa phương .................................................................................... 71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
chia theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 2006-2012) ............................................... 39
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
chia theo thành phần kinh tế (Giai đoạn 2006-2012) .......................................... 41
Biểu đồ 2.3. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía am năm 2006 ................... 42
Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Năm năm 2011 ................. 42
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006 - 2011 .................... 50
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu phân bố các ngành công nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng
điểm phía Nam năm 2011 .................................................................................... 63
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Phạm vi hành chính Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam ......................................... 32
Hình 2.1. Hệ thống đường cao tốc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................... 58
Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch công nghiệp TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh VKTTĐPN ............... 61
Hình 2.3. Các khu công nghiệp xả thải trong VKTTĐPN........................................................ 76
Hình 2.4. Hệ thống đường vành đai Tp.Hồ Chí Minh ............................................................ 102
Hình 3.1. Lược đồ quy hoạch giao thông vận tải Tp.Hồ Chí Minh ........................................ 136
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Theo số liệu của Cục
thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, tổng sản phẩm trong nước năm 2011 phân
theo các ngành kinh tế thành phố thì dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 53,5%. Phần còn
lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 45,3%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ
chiếm 1,2%.
Mặc dù nền kinh tế thành phố đã có tăng trưởng đáng kể, năm 2011, chỉ số sản
xuất công nghiệp tăng 6,8%; trị giá hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô tăng
11,4%; lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; tổng vốn đầu tư xã hội
đạt 217,1 ngàn tỷ đồng, tăng 9,1%; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt
185,4 ngàn tỷ, tăng 5,3%; chi ngân sách địa phương 67,7 ngàn tỷ, tăng 13,9%. Nhưng
nền kinh tế xã hội thành phố gặp không ít khó khăn, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào
tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Hiện
nay lãi suất vay vốn sản xuất của ngân hàng đã giảm nhưng vẫn còn khá cao so với chi
phí sản xuất, mặt khác do khó tiêu thụ được sản phẩm nên doanh nghiệp cũng chưa
mạnh dạn đầu tư
Cùng với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố, trong những năm
qua, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiến hành ký kết Chương trình liên kết phát
triển kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận. Những lĩnh vực hợp tác về kinh tế được đề
xuất trong các chương trình liên kết bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,
du lịch, khoa học - công nghệ; về xã hội là y tế, giáo dục, văn hóa thông tin; về hạ tầng
kỹ thuật có giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Trong đó chủ yếu liên kết trên các
lĩnh vực xây dựng kết nối hạ tầng giao thông (cầu, đường), đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng khu công nghiệp, đầu tư các dự án về nông nghiệp và công nghiệp, đầu tư bảo vệ
môi trường lưu vực nước sông, khu xử lý rác tập trung để thúc đẩy phát triển đầu tư
sản xuất, trao đổi, vận tải hàng hóa giữa các doanh nghiệp và vận chuyển hành khách
giữa thành phố với tỉnh. Mục tiêu của các chương trình liên kết này là khai thác những
2
lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để tái cấu trúc các ngành kinh tế - xã hội - hạ
tầng kỹ thuật - môi trường của thành phố và các tỉnh trong vùng.
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đề ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm tạo ra hiệu quả liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và
Vùng kinh tế trọng điển phía Nam trong thời gian tới tôi chọn đề tài “Liên kết kinh tế
giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai
đoạn 2006 - 2012”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Tổng quan đút kết từ cơ sở lý luận và thực tiễn về vùng kinh tế trọng điểm, liên kết
kinh tế ngành, kinh tế vùng, đề tài tập trung đánh giá lợi thế và kết quả từ liên kết kinh
tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên các
lĩnh vực quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật,
đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng
và giải pháp cho quá trình liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 3 nhiệm vụ sau đây:
(1) Phân tích thực trạng mối quan hệ liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh
trong Vùng KTTĐ PN thời gian qua trên 4 lĩnh vực gồm: tăng trưởng kinh tế, phát
triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
(2) Định hướng nội dung liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng
KTTĐ PN thời gian tới, tập trung 4 lĩnh vực gồm: quy hoạch phát triển các ngành kinh
tế, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi
trường.
(3) Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế vùng đạt
hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
V n i dung: phân tích mối quan hệ liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh
3
trong Vùng KTTĐ PN trên 4 lĩnh vực gồm kinh tế (các ngành nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại, du lịch), hạ tầng kỹ thuật (các ngành giao thông vận tải, cấp nước,
thoát nước), đào tạo nguồn nhân lực (ngành giáo dục & đào tạo) và bảo vệ môi trường.
V không gian: Nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
V th i gian: phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác này từ năm 2006 đến
năm 2012 và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 (1986) của Đảng Cộng
sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho
khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế - Quảng Nam Đà Nẵng
- Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (Thành phố Hồ Chí
Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau
này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt là do sự phát triển năng động của các
tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc,
tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh