Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đưa nền kinh tế đang hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu cần được bảo vệ của con người ngày càng lớn. Để được bảo vệ, con người đã sử dụng nhiều biện pháp: tích luỹ, để dành, đi vay, tương trợ lẫn nhau. Nhưng biện pháp hữu hiệu hơn cả là bảo hiểm- việc chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, ngay chính bản thân công ty bảo hiểm có thể gặp phải rủi ro đòi hỏi được bảo vệ. Và công ty bảo hiểm cũng đi tìm kiếm người bảo vệ cho mình, đó là hình thức tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm như là một công đoạn trong chu trình hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro đảm bảo kinh doanh và sự sống còn cho mỗi tổ chức bảo hiểm và cả thị trường bảo hiểm nói chung.
Bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật nói riêng là một trong những ngành đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế. Tuy liên tục tăng trưởng nhưng khả năng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam vẫn chưa sánh với tiềm năng của nghiệp vụ này. Hơn nữa, khả năng đóng góp của bảo hiểm kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh tái bảo hiểm kỹ thuật có hiệu quả hay không. Hiệu quả ở đây được hiểu là các công ty bảo hiểm trong nước cần nghiên cứu các phương pháp tái bảo hiểm hợp lý sao cho: “bằng một mức phí ít nhất, bảo vệ được tối đa trách nhiệm bảo hiểm”, đồng thời ổn định kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc.
Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam còn non trẻ. Do vậy, đối với các công ty bảo hiểm thì đây là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác sao cho có hiệu quả và sinh nhiều lợi nhuận. Đối với nhà nước thì đây là một hoạt động cần có sự quan tâm thích đáng, quản lý, hỗ trợ để các công ty bảo hiểm trong nước có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đối sinh viên thuộc khối kinh tế đặc biệt là sinh viên ngoại thương thì đây là một lĩnh vực bổ ích để nghiên cứu.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài :"Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào quá trình hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, em có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Khoá luận trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ, thực trạng và phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển. Khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
145 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3554 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luận án Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng viết tắt
Vinare: Vietnam National Reinsurance Company – Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam.
BM: Bảo Minh.
BL: Bảo Long.
PJICO: Petrolimex Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu.
UIC: United International Company- Công ty bảo hiểm liên hiệp Quốc tế.
PTI: Post Telecom Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện.
PVIC: Petro Vietnam Insurance Company – Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
BIDV – QBE: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Úc.
A-AGF: Công ty bảo hiểm Allianz-AGF.
KRIC: Korean Reinsurance Company: Công ty tái bảo hiểm Hàn Quốc.
SVI: Samsung Vietnam Insurance: Công ty bảo hiểm Samsung Việt Nam.
VIA:Vietcombank Insurance Asian- Công ty bảo hiểm Châu Á
IAI: Incombank Asia Insurance- Công ty bảo hiểm Incombank Asia.
XL: Excess of Loss- hợp đồng vượt mức bồi thường.
MGL: mức giữ lại.
M&F: Marine & Fire- bảo hiểm hàng hải và cháy.
CAR: Contractor’s All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng.
EAR: Erection All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt.
ALOP: Advence Loss of Profit- bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính.
CERC: Civil Engineering Completed Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành.
CPE: Contractor’s Plan & Equipment – Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng.
BE: Boiler and Pressuel Vesel Explosion – Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất.
MB: Machinery Breakdown – Bảo hiểm đổ vỡ máy móc.
MLOP: Machinery Loss of Profit – Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc.
CAR: Computer All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính.
LVEE: Low Voltage Electronic Equipment – Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp.
Mục Lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm 3
I. Khái quát chung về tái bảo hiểm 3
1. Tái bảo hiểm và sự phát triển của tái bảo hiểm 3
1.1 Tái bảo hiểm là gì 3
1.1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3
1.1.2 Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm 5
1.2 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 6
2. Các hình thức tái bảo hiểm 9
2.1 Tái bảo hiểm tạm thời 10
2.2 Tái bảo hiểm cố định 11
2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn- bắt buộc 12
3. Các phương pháp tái bảo hiểm 14
3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14
3.1.1 Tái bảo hiểm số thành 15
3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 15
3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 15
3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 16
3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 16
3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 16
3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường 17
4. Hợp đồng tái bảo hiểm 17
4.1 Định nghĩa 17
4.2 Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 19
4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm, thủ tục phí 19
4.2.2 Phí tạm giữ 20
II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật 21
1. Bảo hiểm kỹ thuật 21
1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật 21
1.2 Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật 23
1.2.1 Đơn bảo hiểm không thể tái tục 23
a. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24
b. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt 25
c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính 26
1.2.2 Đơn bảo hiểm có thể tái tục 27
a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình dân dụng đã hoàn thành 27
b. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng 28
c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất 29
d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 30
e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc 32
f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính 32
g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp 35
2. Tái bảo hiểm kỹ thuật 36
2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật 36
2.2 Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật 37
- Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm 37
- Năng lực nhận bảo hiểm 38
- Tư vấn giải quyết bồi thường 38
- Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng 39
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại
công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40
I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40
1. Lich sử ra đời của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41
2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm
Quốc Gia Việt Nam 41
2.1 Vai trò 41
2.2 Chức năng và quyền hạn 43
2.3 Cơ cấu tổ chức 44
3. Tình hình kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam
từ khi thành lập tới nay 44
3.1 Năng lực nhận tái bảo hiểm 44
3.2 Nhượng tái bảo hiểm 45
3.3 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh 46
3.4 Hoạt động đầu tư tài chính 46
II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 47
1. Thời kì trước năm 1994 47
2. Thời kì sau năm 1994 48
III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty
tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 50
1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm 50
1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng 50
1.2 Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện 59
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61
3. Công tác bồi thường 62
4. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ 66
4.1 Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 66
4.2 Tình hình nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 72
4.2 Kết quả kinh doanh 80
IV. Một số thuận lợi và khó khăn 84
1. Thuận lợi 84
2. Khó khăn 86
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm
kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 89
I. Phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại
công ty trong thời gian tới 89
1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam trong thời gian tới 89
2. Phương hướng 90
II. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật
tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 96
1. Về phía nhà nước 96
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh
ổn định 96
1.2 Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền
giáo dục cho các tầng lớp nhân dân 97
1.3 Quy định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt 98
1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare
về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật 99
2. Về phía công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 100
2.1 Tăng cường tỷ lệ hoa hồng 100
2.2 Tăng cường phạm vị nhận tái từ thị trường quốc tế 101
2.3 Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật 102
2.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới 102
2.5 Phát triển hệ thống môi giới 104
2.6 Nâng cấp hệ thống thông tin 105
2.7 Chính sách khách hàng 106
Kết luận 109
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Lời Mở Đầu
Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đưa nền kinh tế đang hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu cần được bảo vệ của con người ngày càng lớn. Để được bảo vệ, con người đã sử dụng nhiều biện pháp: tích luỹ, để dành, đi vay, tương trợ lẫn nhau. Nhưng biện pháp hữu hiệu hơn cả là bảo hiểm- việc chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên, ngay chính bản thân công ty bảo hiểm có thể gặp phải rủi ro đòi hỏi được bảo vệ. Và công ty bảo hiểm cũng đi tìm kiếm người bảo vệ cho mình, đó là hình thức tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm như là một công đoạn trong chu trình hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro đảm bảo kinh doanh và sự sống còn cho mỗi tổ chức bảo hiểm và cả thị trường bảo hiểm nói chung.
Bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật nói riêng là một trong những ngành đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế. Tuy liên tục tăng trưởng nhưng khả năng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam vẫn chưa sánh với tiềm năng của nghiệp vụ này. Hơn nữa, khả năng đóng góp của bảo hiểm kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh tái bảo hiểm kỹ thuật có hiệu quả hay không. Hiệu quả ở đây được hiểu là các công ty bảo hiểm trong nước cần nghiên cứu các phương pháp tái bảo hiểm hợp lý sao cho: “bằng một mức phí ít nhất, bảo vệ được tối đa trách nhiệm bảo hiểm”, đồng thời ổn định kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc.
Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam còn non trẻ. Do vậy, đối với các công ty bảo hiểm thì đây là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác sao cho có hiệu quả và sinh nhiều lợi nhuận. Đối với nhà nước thì đây là một hoạt động cần có sự quan tâm thích đáng, quản lý, hỗ trợ để các công ty bảo hiểm trong nước có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đối sinh viên thuộc khối kinh tế đặc biệt là sinh viên ngoại thương thì đây là một lĩnh vực bổ ích để nghiên cứu.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài :"Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào quá trình hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, em có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Khoá luận trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ, thực trạng và phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển. Khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm
Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và bạn đọc.
Nhân đây, em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cô giáo Phạm Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Công ty táii bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, các anh chị trong phòng tái bảo hiểm kỹ thuật- dầu khí đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội- 12/2003
Sinh viên: Triệu Thị Bảo Hoa
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
TÁI BẢO HIỂM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM.
1. TÁI BẢO HIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM.
1.1. Tái bảo hiểm là gì?
1.1.1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm.
Một công ty bảo hiểm cũng giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn hay một công ty cổ phần hay một doanh nghiệp nhà nước khác được thành lập với một số vốn nhất định nên phải chịu trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường, và tất nhiên một công ty bảo hiểm thì khả năng nhận bảo hiểm bị giới hạn trong phạm vi số vốn này. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm luôn bị đe dọa bởi sự phá sản bởi:
- Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ bị phá sản.
- Khi những rủi ro được bảo hiểm xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn, lúc đó công ty bảo hiểm không đủ khả năng để đánh giá kiểm soát rủi ro, công tác chi trả, bồi thường cũng không thể làm một cách chặt chẽ và khi đó khả năng phải tuyên bố phá sản là rất lớn.
- Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản...
- Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro mới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.
Đứng trước thực trạng có thể bị phá sản và để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, các công ty bảo hiểm phải liên kết với nhau để phân tán bớt phần rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hợp đồng bảo hiểm mà mình đã nhận, một trong những cách để phân tán rủi ro đó là tái bảo hiểm. Vì vậy, một nghiệp vụ mới xuất hiện trong các công ty bảo hiểm là các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cho các công ty bảo hiểm và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm.
Như vậy, "tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu". Nói cách khác tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) nhận bảo hiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảo hiểm cho các công ty nhận tái bảo hiểm (hay nhà tái bảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo hiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công ty nhận tái bảo hiểm. Ở đây, người được bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm.
Tái bảo hiểm đã được các nhà kinh tế, các nhà bảo hiểm công nhận và đánh giá cao. Nhưng nhìn chung nó được thể hiện trên một số mặt sau:
* Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho các công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố thảm họa mang tính chất tích tụ, tập trung rủi ro.
* Đảm bảo sự ổn định của ngân sách và đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ.
* Giúp cho các công ty nhỏ mới thành lập ổn định và phát triển nhờ sự tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm.
* Góp phần ổn định đời sống cho công nhân viên trong công ty bảo hiểm gốc do công ty bảo hiểm bị phá sản và gián tiếp bảo hiểm quyền lợi của người tham gia.
Ngoài ra, tái bảo hiểm còn góp phần ổn định ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội giữa các nước ,.... Ngày nay, tái bảo hiểm ngày càng phát huy tác dụng và trở thành phương thức hoạt động quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các nước.
1.1.2. Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm.
Trong phương pháp san sẻ rủi ro trong các công ty bảo hiểm thì người ta thường nói tới hai phương pháp đó là tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm, vậy hai phương pháp này có điểm nào giống và khác nhau, ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là gì? Trong phần này chúng ta sẽ so sánh sự giống và khác nhau của hai phương pháp này:
* Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm hoặc các nhà tái bảo hiểm.
* Sự khác nhau giữa hai phương pháp:
Hình thức
Tiêu chí
Tái bảo hiểm
Đồng bảo hiểm
Điểm xuất phát
Được xuất phát từ người bảo hiểm.
Xuất phát từ người tham gia.
Tính chịu trách nhiệm
Chỉ trịu trách nhiệm đối với công ty bảo hiểm gốc.
Chịu trách nhiệm trước người tham gia bảo hiểm.
Các bên tham gia
Có thể chỉ cần một nhà tái bảo hiểm hoặc nhiều hơn.
Phải có ít nhất hai nhà bảo hiểm trở lên.
Khi có tổn thất xảy ra
Có thể huy động vốn bồi thường một cách nhanh chóng, công ty tái bảo hiểm có thể trích trước để giải quyết sự cố.
Huy động vốn bồi thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian gây khó khăn cho người tham gia bảo hiểm.
Để hiểu rõ hơn ta đi nghiên cứu quan hệ giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa nhà tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.
1.2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm.
Trên thị trường bảo hiểm thế giới.
Vào giai đoạn cuối cùng của thời Đại Trung Cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được ký kết vào tháng 12/1370 tại thành phố Genoa - Italy, bảo hiểm cho một chuyến hàng từ Genoa tới Flader (Belgium). Với sự phát triển rộng rãi các mối quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Điển hình là ở Anh, nhưng sau đó do có nhiều vụ lợi dụng tái bảo hiểm nên chính phủ Hoàng Gia Anh đã ra lệnh cấm hoạt động tái bảo hiểm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trên biển từ 1746-1864. Tuy nhiên các loại hình tái bảo hiểm khác vẫn phát triển như: tái bảo hiểm cháy, tái bảo hiểm nhân thọ...
Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, giao lưu hàng hoá được tăng cường cho nên tái bảo hiểm cũng có điều kiện hình thành các tổ chức độc lập. Năm 1864, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại Đức lấy tên là Công ty tái bảo hiểm Cologne (Kolnishe Ruck AG). Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp như:
* Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863.
* Công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance Co.,Ltd) năm 1869.
* Công ty tái bảo hiểm Munich (Munchenes Ruck AG) năm 1880.
Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Bằng cách tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc và khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến bằng việc mở rộng tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm với các thị trường bảo hiểm nước ngoài. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, nhất là các công ty tái bảo hiểm ở Đức. Đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước là rất lớn, làm cho hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngưng trệ, thậm chí ở một số nước, nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh. Vì vậy mà hoạt động tái bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Thụy Sĩ vẫn rất phát triển.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện Thế giới đã thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa giành nhiều thắng lợi, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tái bảo hiểm. Cụ thể là thời kỳ này hoạt động tái bảo hiểm trên thế giới có 3 đặc điểm sau:
* Sự phục hồi các công ty tái bảo hiểm của cộng hoà liên bang Đức.
* Thành lập các công ty tái bảo hiểm của các nước xã hội chủ nghĩa với đặc điểm thực hiện độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế các mối quan hệ với các nước tư bản.
* Các nước chậm phát triển mới giành độc lập cũng thực hiện độc quyền tái bảo hiểm như Achentina, Brazil, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam Á... làm thu hẹp thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
Cho đến nay, hoạt động tái bảo hiểm ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và có mối quan hệ giữa các nước làm cho sức cạnh tranh trong hoạt động tái bảo hiểm tăng lên đáng kể.
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ra đời muộn hơn so với thế giới rất nhiều. Năm 1965, một công ty hoạt động với tính chất thương mại ra đời gọi là Công ty bảo hiểm Việt Nam, hoạt động độc quyền trong khoảng 30 năm, sau đó đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Năm 1993 khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và ngành bảo hiểm cũng có sự khởi sắc. Trước đây, các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm đều do Bảo Việt đảm nhận thì nay, sau khi nghị định 100 - CP (18/12/1993) của Chính Phủ ban hành, một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập và đi vào hoạt động như: Bảo Minh, Bảo Long, Pjico, PVI, PTI, Allianz, VIA, IAI, BIDV-QBE, SamsungVina, .... ngoài ra còn có các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam (mới chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ) tạo ra sự sôi động cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một thị trường bảo hiểm còn non trẻ và mới bắt đầu phát triển thì việc hình thành một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp l