Luận văn Luận văn Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường cao đẳng phát thanh truyền hình II

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã tạo điều kiện cho ngành phát thanh-truyền hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có sự phát triển vượt bậc. Phát thanhtruyền hình là kênh thông tin, giải trí, giáo dục đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, một phương tiện truyền thông đại chúng rất hiệu quả, hấp dẫn với mọi gia đình từ thành thị tới nông thôn, từ vùng núi đến hải đảo, cho đến những người ngư dân xa đất liền, bà con Việt kiều sống trên khắp các châu lục có nhu cầu tìm hiểu về quê hương đất nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, phát thanh-truyền hình là một công cụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong việc định hướng ý thức xã hội, xây dựng nếp sống mới của con người Việt Nam “đậm đà bản sắc dân tộc”. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn này, ngành phát thanh truyền hình nước ta trong thời kỳ Đổi mới cần một đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết với nghề; nắm vững kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện đại để xây dựng các chương trình phát thanh-truyền hình sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng ý thức xã hội của Đảng và Nhà nước.

pdf181 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luận văn Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng trường cao đẳng phát thanh truyền hình II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÀI HOẠT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TÀI HOẠT MỘT SỐ BIỆN PHÁPXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CÁM ƠN Công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã được hoàn thành . Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả quý Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý-Giáo dục, Phòng Khoa học công nghệ-Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM . Xin chân thành cám ơn Thầy: PGS.TS Hoàng Tâm Sơn đã hướng dẫn nghiên cứu khoa học rất tận tâm và đầy trách nhiệm. Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng PT-TH II đã tạo điều kiện cho tôi theo học cao học trong thời gian qua. Xin cám ơn tất cả các bạn cùng khóa: K.15 – Quản lý giáo dục , đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 6 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Tài Hoạt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học dưới đây, đề tài: Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II là của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố. Với các vấn đề lý luận, chúng tôi tiếp thu và kế thừa của các tác giả cao minh, cũng như kiến thức của các Thầy, Cô đã trang bị trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Tp.HCM để xây dựng riêng cho mình một hướng đi phù hợp với đề tài nghiên cứu.. Nguyễn Tài Hoạt MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu , các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước chỉ đạo về việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên 11 1.3. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên. 15 1.4. Vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong trường CĐ PT-TH II 26 1.5. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 29 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PT-TH II 39 2.1. Một vài nét về trường Cao đẳng PT-TH II 39 2.2.Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng PT-TH II 40 2.3. Quy mô ngành nghề đào tạo 42 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Cao đẳng PT-TH II 43 2.5. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 45 2.6. Thực trạng các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 65 2.7. Đánh giá chung về thực trạng và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 85 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PT-TH II TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (2007-2010) 87 3.1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp 87 3.2. Môt số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn mới 90 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò, vị trí quan trọng của người giảng viên trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình trong giai đoạn mới 90 3.2.2. Tăng cường công tác hoạch định đội ngũ giảng viên 93 3.2.3. Tăng cường công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên 99 3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng 106 3.2.5. Tạo môi trường thăng tiến cho giảng viên 114 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH-II 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC 134 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học CĐ-ĐH : Cao đẳng- đại học CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HSSV : Học sinh, sinh viên LĐ-TB-XH : Lao động-thương binh và xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học TNVN : Tiếng nói Việt Nam THVN : Truyền hình Việt Nam TW : Trung ương PT-THVN : Phát thanh - Truyền hình Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Năng lực sư phạm và kỹ năng chuyên môn 56 Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên của khối cán bộ quản lý và giảng viên 60 Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường hiện nay 63 Bảng 2.4: ì Tình hình tuyển dụng giảng viên 66 Bảng 2.5: Đánh giá về công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên 70 Bảng 2.6: YÙù kieán veà caùc khoaù ñaøo taïo boài döôõng maø baûn thaân giaûng vieân đtham gia döï töø khi veà coâng taùc taïi tröôøng 75 Bảng 2.7: Ý kiến của giảng viên về chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng 76 Bảng 2.8: YÙù kieán ñaùnh giaù veà quy cheá giaûng daïy cuûa giaùo vieân trong nhaøtröôøng hieän nay veà giôø chuaån, giaùo trình giaùo aùn. 81 Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về việc thực hiện một số chế độ chính sách liên quan đến đời sống giảng viên 81 Bảng 2.10: Ý kiến về thực trạng biên soạn chương trình và các tài liệu dạy học, quản lý thực hiện chương trình đào tạo 83 Bảng 3.1: Ý kiến khảo nghiệm những biện pháp của Hiệu trưởng nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng PT-TH II hiện nay 118 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cấu trúc 3 yếu tố hoạt động dạy học của G.Brousseau, Margolinas 17 Sơ đồ 1.2: Vai trò của giảng viên dạy cao đẳng, đại học trong phương pháp lấy người học làm trung tâm 23 Sơ đồ 1.3: Hoạt động điều khiển của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học. 32 Sơ đồ 1.4: Bốn bước trong hoạch định đội ngũ 36 Sơ đồ 1.5: Quá trình đào tạo và phát triển đội ngũ 37 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy trường CĐPT-TH II 44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã tạo điều kiện cho ngành phát thanh-truyền hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có sự phát triển vượt bậc. Phát thanh- truyền hình là kênh thông tin, giải trí, giáo dục đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, một phương tiện truyền thông đại chúng rất hiệu quả, hấp dẫn với mọi gia đình từ thành thị tới nông thôn, từ vùng núi đến hải đảo, cho đến những người ngư dân xa đất liền, bà con Việt kiều sống trên khắp các châu lục có nhu cầu tìm hiểu về quê hương đất nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, phát thanh-truyền hình là một công cụ quan trọng của Đảng và nhà nước trong việc định hướng ý thức xã hội, xây dựng nếp sống mới của con người Việt Nam “đậm đà bản sắc dân tộc”. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn này, ngành phát thanh truyền hình nước ta trong thời kỳ Đổi mới cần một đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết với nghề; nắm vững kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện đại để xây dựng các chương trình phát thanh-truyền hình sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của quần chúng nhân dân, thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng ý thức xã hội của Đảng và Nhà nước. Đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất như vậy là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo chuyên ngành phát thanh-truyền hình trên phạm vi cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã có chủ trương nâng cấp công tác đào tạo nguồn nhân lực này tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trên. 1.2. Trường Cao đẳng Phát thanh-Truyền hình II là một trường ngành trực thuộc cơ quan chủ quản Đài Tiếng nói Việt Nam. Trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ năm 2004, Trường Cao đẳng PT-TH II mới được nâng cấp từ Trường Trung học PT-TH II ngày 19/6/2006. Nhiệm vụ của trường là đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, phóng viên cung cấp nguồn nhân lực cho ngành PT-TH khu vực phía Nam từ Đà Nẵng trở vào theo hướng đa hệ: hệ cao đẳng PT-TH, trung cấp PT-TH, công nhân kỹ thuật PT-TH. Theo chỉ thị gần đây của lãnh đạo Đài TNVN, được sự cho phép của Chính phủ, từ năm 2008 đến năm 2010 học viện PT-TH sẽ được thành lập trên cơ sở của Trường Cao đẳng PT-TH I Phủ Lý (Hà Nam) cùng với Trường Cao đẳng PT-TH II (Tp.HCM), Trung tâm Đào tạo Phát thanh trực thuộc Ban tổ chức đào tạo Đài TNVN. 1.3. Sự nâng cấp liên tục của nhà trường xuất phát từ yêu cầu bức xúc của ngành, sự chỉ đạo của chính phủ. Do vậy, có những vấn đề hết sức thuận lợi về phía khách quan, nhưng mặt khác đòi hỏi về phía nhà trường phải có sự năng động, có những biện pháp cụ thể để đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng cho cấp trường tương ứng. Tạo điều kiện cho việc nâng cấp từ một trường Trung cấp lên Trường Cao đẳng, và từ Trường Cao đẳng lên Học viện, Đài TNVN đã đầu tư nhiều tỉ đồng để xây dựng, sửa chữa cơ sở trường học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy phát thanh-truyền hình tại số 75 Trần Nhân Tôn, phường 9, quận 5. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ được xây mới khang trang, hiện đại tại khu vực Đài Phát sóng Quán Tre, quận 12, Tp.Hồ Chí Minh với diện tích 5 ha, theo chuẩn của một Trường Cao đẳng quốc gia. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của bậc đào tạo là một vấn đề cấp bách thuộc phạm vi quản lý của BGH nhà trường, trực tiếp là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 1.4. Trường Cao đẳng PT-TH II hiện nay đang gặp khó khăn về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Hiện tại trường có 34 giảng viên trên tổng số 56 CBNV. Là một trường nghề đào tạo chuyên ngành hẹp, những năm vừa qua chỉ tiêu tuyển sinh ít, đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trước mắt cũng như khi được nâng cấp lên Học viện PT-TH trong thời gian tới đây. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên chuyên sâu nghề nghiệp về mảng kỹ thuật và báo chí PT-TH từ bậc trung cấp đến bậc đại học là một vấn đề cấp bách. Do đặc trưng của ngành chưa có bậc đào tạo đại học nên nguồn tuyển giảng viên trước đây lấy ở các trường kỹ thuật: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức và các trường đào tạo báo chí, khoa học xã hội, nhân văn cũng như một số phóng viên có kinh nghiệm của các đài phát thanh truyền hình. Trên cơ sở tuyển lựa này, nhà trường tự đào tạo thêm về chuyên môn ngành nghề theo 2 ngành: kỹ thuật PT-TH và báo chí PT-TH. 1.5. Nghiên cứu khoa học về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của các trường phổ thông, cao đẳng, đại học nói chung có nhiều tài liệu, giáo trình và các luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ giảng viên của ngành PT-TH khu vực phía Nam. Tìm ra biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng PT-TH II nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành PT-TH khu vực phía Nam theo 2 giai đoạn 2006-2010 và từ 2010-2020 trong chiến lược giáo dục của nhà nước là một yêu cầu cấp bách. Trên tinh thần ấy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phaùt thanh - Truyeàn hình II”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Làm rõ thực trạng về đội ngũ giảng viên và một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. Trên cơ sở lý luận, thực trạng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chúng tôi đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nâng cấp bước tiếp theo lên học viện PT-TH. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về việc quản lý đội ngũ giảng viên phải nghiên cứu nhiều yếu tố và nhiều khía cạnh. Song đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong ba nhiệm vụ sau đây: - Thöù nhaát: nghieân cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên. - Thöù hai: laøm rõ thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. - Thöù ba: ñề xuất các biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn 2007-2010. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II. 6. Gỉả thiết nghiên cứu Đội ngủ giảng viên và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường, Hiệu trưởng cần phải có những biện pháp tích cực khắc phục những hạn chế trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn mới. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích chọn lọc những thông tin quan trọng để xây dựng tổng luận nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra nhằm mục đích làm rõ thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ với hai loại phiếu hỏi ý kiến của: + Cán bộ quản lý, giảng viên + Học sinh, sinh viên - Phương pháp phỏng vấn nhằm bổ sung và làm rõ thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng ở Trường Cao đẳng PT-TH II và một số Trường Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) có đào tạo chuyên ngành hoặc phân môn phát thanh, truyền hình. 8. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Cao đẳng PT-TH II 9. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Đề tài khi thực hiện thành công sẽ có những đóng góp như sau: - Đề xuất được một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong giai đọan mới. - Đây còn là tư liệu tham khảo và áp dụng cho những trường đào tạo chuyên nghiệp nói chung và trường đào tạo ngành PT-TH nói riêng. 10. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. 1.3. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên 1.4. Tầm quan trọng và vai trò của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giảng viên và các biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 2.1. Một vài nét về Trường Cao đẳng PT-TH II 2.2. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng PT-TH II 2.3. Quy mô ngành nghề đào tạo 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng PT-TH II 2.5. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng PT-TH II 2.6. Thực trạng về các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II 2.7. Đánh giá chung về thực trạng và các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II Chương 3: Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II trong giai đoạn mới (2007-2010) 1.1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp 1.2. Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng PT-TH II Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Biện pháp, xây dựng và phát triển 1.1.1.1. Biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt thì biện pháp được hiểu là cách hành động, cách lựa chọn, cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết vấn đề một cách cụ thể sao cho phù hợp với mục đích đặt ra. Đây là một từ Hán-Việt với nghĩa: “biện” là làm; “pháp” là phép, cách thức. 1.1.1.2. Xây dựng Có nhiều cách giải nghĩa, nhưng nội hàm của khái niệm nói về sự tạo ra, làm nên, gây dựng nên bằng trí tuệ những giá trị về vật chất hoặc tinh thần, trên cơ sở một đường lối chủ trương, theo một ý định có suy nghĩ cân nhắc thành một thể thống nhất. 1.1.1.3. Phát triển Là sự vận động, mở mang theo chiều hướng tăng lên, từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Nội hàm của khái niệm phát triển bao hàm trong đó sự gia tăng yếu tố số lượng và chất lượng. Như vậy, trong cụm từ “biện pháp xây dựng và phát triển” nghĩa chung nhất được hiểu là cách thức tiến hành (cách hành động, giải quyết) nhằm làm gia tăng giá trị về mặt số lượng và chất lượng của một vấn đề nào đó. Và, sự gia tăng đó phải phục vụ nhiệm vụ của nhà quản lý trước mắt cũng như lâu dài, phải mang tính đón đầu. Quá trình xây dựng luôn gắn liền với sự phát triển, có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Xây dựng lấy đích là để phát triển. Ngược lại, sự phát triển là hệ quả của quá trình xây dựng. Các khái niệm “biện pháp”, “xây dựng”, “phát triển” được gắn kết trong một tổ hợp từ thể hiện vai trò của hoạt động chủ thể quản lý tác động vào đối tượng nhằm đi đến một mục tiêu xác định. Đây thực sự là một hoạt động điều khiển của chủ thể con người, có mục đích, có suy nghĩ; là quá trình lao động trí óc vận dụng những tri thức cá nhân nhằm giải quyết vấn đề vì mục tiêu chung của hệ thống. Những “cách thức” này biểu hiện cụ thể của một trình tự cần theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích. Nói cách khác, đó là một hoạt động quản lý cho mọi loại hình tổ chức, các cán bộ chủ chốt ở mọi cấp độ, và là một quyết định quan trọng chủ yếu của nhà quản lý trong nhiệm vụ xác định mục tiêu, vạch ra kế hoạch hành động. 1.1.2. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng 1.1.2.1. Đội ngũ Là một tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng. Nội hàm của khái niệm này thể hiện tính thứ tự trong sự liên kết của số đông người, có cùng một nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp, để thực hiện một hoặc nhiều chức năng có cùng chung một mục đích. Nói đến đội ngũ là nói đến cơ cấu và sự kỷ cương của các thành viên. 1.1.2.2. Giảng viên Là người làm nhiệm vụ giảng dạy ở các trường đại học hoặc cao đẳng, hay các lớp huấn luyện cán bộ. Khoản 3, Điều 70, Luât giáo dục năm 2005 có nói rõ: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”. Tiêu chuẩn để tuyển dụng giảng viên trong trường cao đẳng và đại học được điều 79 của Luật giáo dục 2005 ghi rõ: “Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm” 1.1.2.3. Trường cao đẳng Là một bậc học của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Luật giáo dục 2005, điều 38, giáo dục đại học gồm: - Đào tạo trình độ cao đẳng - Đào tạo trình độ đại học - Đào tạo trình độ thạc sĩ - Đào tạo trình độ tiến sĩ, Khoản 1, điều 38 nêu rõ: “Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học, tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người có bằng tố
Luận văn liên quan