Luận văn Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (qua luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây bắc và Tây Nguyên)

Trong vài ba thập kỉ trở lại đây, sự không hiệu quả của nhiều mô hình quản lý tài nguyên „hiện đại và khoa học‟ ở nhiều quốc gia trên thế giới, biểu hiện ở mức độ suy thoái rừng lớn, bất bình đẳng và xung đột trong tiếp cận tài nguyên cũng như biến đổi khí hậu toàn cầu, đã làm cho các nhà quản lý và khoa học quan tâm hơn đến hệ thống tri thức, luật tục được các tộc người sống trong và gần rừng sở hữu và duy trì. Từ chỗ bị coi là các mô hình quản lý không hiệu quả so với các môt hình quản lý tài nguyên thiên nhiên “khoa học, hiện đại” của nhà nước, các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ rõ vai trò quan trọng của luật tục trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các sáng kiến quốc tế trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mới, chẳng hạn như chương trình REDD+ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện từ 2009, cũng đã và đang dành sự quan tâm lớn đối với vai trò của luật tục, tri thức bản địa, coi đây là tài nguyên của quốc gia trong việc giải quyết nhiều vấn đề mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững

pdf150 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (qua luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây bắc và Tây Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------- HOÀNG VĂN QUYNH LUẬT TỤC VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (QUA LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------- HOÀNG VĂN QUYNH LUẬT TỤC VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (QUA LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 9380106 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các kết luận của luận án chưa từng được cá nhân hoặc tổ chức nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Văn Quynh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 11 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 11 1.2. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ tiếp thu ........................................ 22 1.3. Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu .................................................. 23 1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT TỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM .......................................................................................... 28 2.1. Khái niệm về luật tục ..................................................................................... 28 2.2. Nguồn gốc, nội dung và đặc điểm của Luật tục ............................................ 32 2.3. Vai trò của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và xây dựng pháp luật ........................................................................................... 44 2.4. Mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam ................................................................. 49 2.5. Vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường ở một số quốc gia trong khu vực - giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................... 59 Chương 3: NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT TỤC CÁC DÂN TÔC THIỂU SỐ TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN ................................................................................................. 64 3.1. Tổng quan về Tây Bắc và Tây Nguyên ......................................................... 64 3.2. Đặc điểm của luật tục Tây Bắc và luật tục Tây Nguyên ............................... 67 3.3. Quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên ......................... 70 3.4. Thực tiễn vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam ............................................... 97 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LUẬT TỤC TRONG VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 108 4.1. Nhu cầu bảo tồn, phát huy vai trò của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ................................................................................... 108 4.2. Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ................................................................................... 117 4.3. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .................................... 122 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài ba thập kỉ trở lại đây, sự không hiệu quả của nhiều mô hình quản lý tài nguyên „hiện đại và khoa học‟ ở nhiều quốc gia trên thế giới, biểu hiện ở mức độ suy thoái rừng lớn, bất bình đẳng và xung đột trong tiếp cận tài nguyên cũng như biến đổi khí hậu toàn cầu, đã làm cho các nhà quản lý và khoa học quan tâm hơn đến hệ thống tri thức, luật tục được các tộc người sống trong và gần rừng sở hữu và duy trì. Từ chỗ bị coi là các mô hình quản lý không hiệu quả so với các môt hình quản lý tài nguyên thiên nhiên “khoa học, hiện đại” của nhà nước, các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ rõ vai trò quan trọng của luật tục trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các sáng kiến quốc tế trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mới, chẳng hạn như chương trình REDD+ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện từ 2009, cũng đã và đang dành sự quan tâm lớn đối với vai trò của luật tục, tri thức bản địa, coi đây là tài nguyên của quốc gia trong việc giải quyết nhiều vấn đề mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững. Ở Việt Nam, cùng với trào lưu chung của thế giới, luật tục nói chung và luật tục trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói riêng đang dần giành được sự quan tâm nhiều hơn từ cả phía các nhà nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách phát triển. Ở khía cạnh chính sách, "rừng tín ngưỡng" (một trong những thực hành luật tục trong bảo vệ tài nguyên rừng của các tộc người thiểu số) lần đầu tiên được chính thức thừa nhận và khái niệm này đã được đưa vào Luật Lâm nghiệp 2017 và cộng đồng chủ nhân của loại rừng này cũng được nhà nước giao để quản lý. Trong bối cảnh này, cần phải có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để có sự hiểu biết một cách sâu sắc về hệ thống tri thức địa phương của các tộc người, từ đó có thể sử dụng và phát huy nó một cách hiệu quả đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trong cuộc sống loài người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường là nền tảng cơ bản nhất để con người có thể sinh tồn. Ngay từ khi mới ra đời, con người 2 với thế giới tự nhiên đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời. Chúng ta thấy, trong lịch sử tiến hoá và phát triển của mình, con người chưa bao giờ và không thể “bước ra khỏi” môi trường tự nhiên xung quanh mình. Bởi vì, thực chất con người cũng là một sinh vật của tự nhiên mà lại là một loài sinh vật có ý thức cao. Cho nên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mãi mãi vẫn sẽ là mối quan hệ sống còn và mối quan hệ đó càng quan trọng hơn, thân thiết hơn ở các vùng dân tộc thiểu số các nước trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn chủ yếu sống dựa vào thiên nhiên. Hiện nay, tuy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã hạn chế và loại bỏ khá nhiều những ảnh hưởng và sự chi phối của điều kiện tự nhiên đến phong tục tập quán và lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Song, đối với các dân tộc thiểu số, nhất là các vùng xa xôi hẻo lánh vẫn chưa thể hoàn toàn tách khỏi những tác động cũng như sự chi phối sâu sắc của điều kiện tự nhiên xung quanh họ. Thực tế hiển nhiên đó đã khiến loài người nói chung và các dân tộc thiểu số phải có cách ứng xử với tự nhiên một cách hợp lý. Thế ứng xử khôn khéo nhất, thông minh nhất ở đây là tạo ra sự hài hoà giữa con người và thế giới tự nhiên. Để giữ được sự hài hoà đó một cách bền vững, con người đã sáng tạo ra những nguyên tắc, cách ứng xử được gọi là “Luật tục”, được áp dụng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoà giữa con người và thế giới tự nhiên. Nhưng, trong thực tế, những nguyên tắc đó luôn luôn bị vi phạm bởi nhiều nguyên nhân. Thậm chí, những điều khoản cụ thể (nhất là những điều liên quan đến tín ngưỡng) ngày càng bị mờ nhạt đi rồi biến mất hẳn. Thực trạng đó đã dẫn tới sự tôn trọng và những biện pháp bảo vệ tự nhiên ngày càng bị giảm sút. Hậu quả tai hại của thực trạng trên và nhiều lý do khác hiện nay đã dẫn tới sự suy thoái của môi trường thiên nhiên - điều kiện sống quan trọng và cần thiết của nhân loại. Xã hội càng phát triển, tình hình khai thác một cách bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích trước mắt của một số người không những đã làm cạn kiệt dần nguồn của cải trong tự nhiên mà còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình suy thoái môi trường của loài người. 3 Đứng trước nguy cơ trên, từ xa xưa loài người đã tìm ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Ngoài những quy định chung mang tính quốc tế hay quốc gia như hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường (Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật đất đai...), tuỳ điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng địa phương, mỗi dân tộc, tộc người đều tìm ra những biện pháp bảo vệ môi trường sống của mình cho phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nu ớc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và ta ng cu ờng khả na ng điều chỉnh bằng pháp luật trên mọi l nh vực của đời sống xã hội trong đó hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng cần được hoàn thiện. Hiến pháp năm 2012 quy định “Nhà nu ớc đu ợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiẹ n nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 8, Hiến pháp năm 2012). Như vậy, trong Nhà nước pháp quyền, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là mọ t chức na ng co bản của Nhà nu ớc, vừa là nhiệm vụ có tính chiến lu ợc lâu dài vừa là nhiệm vụ tru ớc mắt. Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24 5 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp luật có nêu: “cần nghiên cứu khả na ng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lẹ quốc tế) và qui tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”. Như vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nu ớc trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến, trong một số l nh vực nhất định vẫn cần có sự kế thừa, phát huy yếu tố tích cực của phong tục tập quán (Luật tục) vận dụng vào công tác lập pháp, công tác quản lý xã hội, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói riêng. Để tồn tại và phát triển một 4 cách bền vững trong môi trường thiên nhiên miền núi, nhiều thế hệ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã xây dựng và phát triển những hệ thống tri thức và luật tục riêng của mình trong việc sử dụng và quản lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Giống như hệ thống luật tục các dân tộc thiểu số vùng Đông Nam Á, luật tục nói chung và luật tục trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nói riêng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tồn tại ở dưới hai dạng là thành văn và truyền miệng. Tuy nhiên, cho dù tồn tại ở dạng thức nào thì luật tục của các dân tộc thiểu số thường được duy trì và củng cố bởi các thể chế xã hội và tâm linh truyền thống như già làng, trưởng bản, các thầy cúng, thầy mo, niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, hay các kiêng kỵ, v.v Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hoá của các dân tộc thiểu số ở cả Tây Bắc và Tây Nguyên đã có những biến đổi lớn, song luật tục vẫn đóng góp vai trò nhất định trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên xung quanh họ. Như nhiều dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc vẫn còn duy trì các thực hành tôn giáo tín ngưỡng và quy định luật tục về rừng thiêng, rừng cấm, rừng đầu nguồn. Ở nhiều nhóm tộc người, một số quy định của luật tục vẫn còn được sử dụng để quản lý, bảo vệ và phân phối tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai giữa các thành viên trong cộng đồng. Hiện nay, mặc dù chúng ta đã xây dựng và phát triển một hệ thống khá hoàn chỉnh các điều luật về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, song các quy định của luật tục chưa được đưa vào trong hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã được ban hành. Xong việc chưa công nhận luật tục của các dân tộc thiểu số đã tạo ra nhiều thách thức trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số hiện nay. Ví dụ, việc quốc hữu hoá tài nguyên rừng, đặc biệt là việc thành lập các khu rừng đặc dụng, phòng hộ tại các khu rừng cấm, rừng thiêng của cộng đồng song song với việc xoá bỏ các quy định của luật tục ở những khu vực này đã làm cho nhiều khu rừng trở nên “vô chủ”. Tương tự như vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức độ đáng báo động trong xung đột xã hội về tài nguyên rừng, đặc biệt là xung đột giữa 5 người dân địa phương và các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhà nước trong khoảng hơn thập kỷ trở lại đây ở miền Trung và Tây Nguyên hiện nay là do sự suy giảm về vai trò của luật tục. Vì vậy, để giải quyết vấn đề quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi, thì việc đánh giá một cách hệ thống hiện trạng, vai trò và giá trị của luật tục trong xã hội hiện nay, từ đó tìm ra cơ sở khoa học cho việc kết hợp các nguyên tắc, ứng xử (Luật tục) của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi với hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Nhà nước là một việc làm cần thiết. Từ lý do này, tôi chọn vấn đề “Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên)” để làm đề tài luận án tiến s với mong muốn đóng góp vào trong các cuộc tranh luận gần đây về vai trò và giá trị của luật tục, cũng như đưa ra các gợi ý để giữ gìn và phát huy vai trò của luật tục trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nhằm làm rõ và cụ thể hơn những vấn đề lý luận và thực trạng của luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên nói riêng trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Tìm ra các rào cản xã hội và rào cản pháp lý trong việc kết hợp hệ thống luật tục vào trong hệ thống luật pháp nhà nước để phát huy tốt hơn vai trò của luật tục trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong xã hội Việt Nam đương đại. - Trên cơ sở nhu cầu bảo tồn và phát huy vai trò của luật tục, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cho việc kết hợp có hiệu quả giữa luật tục và luật pháp nhà nước trong việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 6 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các nghiên cứu về luật tục, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá các hướng, hiện trạng nghiên cứu trong các nghiên cứu về luật tục về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở các dân tộc thiểu số Việt Nam. - Khái quát những vấn đề lý luận về luật tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam, tìm hiểu về nguồn gốc, nội dung, đặc điểm và vai trò của luật hệ thống luật tục trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Phân tích thực trạng của luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên hiện nay, thực tiễn vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở các phân tích, đánh giá, khuyến nghị, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của luật tục cũng như việc kết hợp giữa luật tục và pháp luật Nhà nước trong việc bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở vùng các tộc người thiểu số Việt Nam. 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và hệ thống luật và văn bản dưới luật của nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Về không gian và thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về Luật tục đã được văn bản hoá của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên trước đây và hiện nay trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin về chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp 7 quyền nói chung và chính sách dân tộc nói riêng. Đặc biệt là các quan điểm về dân tộc, đoàn kết dân tộc, quản lý nhà nước và tự quản cộng đồng, về thực hiện dân chủ cơ sở, quan hệ giữa pháp luật, luật tục, phong tục tập quán. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó ưu tiên phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và nghiên cứu thực địa để thu thập và phân tích tư liệu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác so sánh lịch sử, lô gíc, phương pháp so sánh, thống kê và tổng hợp. 4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Phân tích tài liệu cung cấp một sự hiểu biết mang tính so sánh về các thực hành luật tục của các tộc người khác nhau. Thêm vào đó, các thông tin thu thập được thông qua khảo cứu tài liệu là cở sở quan trọng cho nghiên cứu điền dã tại thực địa. Các hệ thống tài liệu sau đây đã được chọn để phân tích: 1) Các quy định và hệ thống pháp lý về người dân tộc thiểu số từ trước đến nay để biết luật tục của người dân tộc thiểu số được hiểu và sử dụng như thế nào trong văn bản pháp quy của nhà nước. 2) Các tài liệu đã được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt về luật tục của các tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung và các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng. Hệ thống tài liệu này là cơ sở cơ sở lý luận cho đề tài. 3) Hệ thống luật và văn bản pháp quy của nhà nước về vấn đề sở hữu, bảo vệ, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các vùng dân tộc thiểu số. 4) Báo cáo kinh tế- xã hội, hoặc các đề tài, dự án của các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt các báo cáo liên quan đến xung đột và tranh chấp tài nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay. 4.2. Nghiên cứu thực địa Nghiên cứu thực địa, bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được sử dụng để thu thập các thông tin chi tiết về lịch sử và hiện tại liên quan đến thực hành luật tục, đặc biệt là luật tục về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của các tộc người. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được tiến
Luận văn liên quan