Học thuyết giá trị thặng dư (m) là "hòn đá tảng" trong lý luận kinh tế của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận triết học mácxít,
với niềm tin xây dựng xã hội mới, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà kinh
tế chính trị mácxít đã kiên trì xây dựng và phát triển lý luận thông qua kế thừa có
phê phán các học thuyết kinh tế, những phân tích của C.Mác đối với quá trình sản
xuất tư bản chủ nghĩa cho thấy giá trị thặng dư được hình thành khi sản xuất hàng
hoá đã phát triển tới một trình độ nhất định và trở thành cơ sở vận động và phát
triển của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một phương thức sản xuất xã hội cụ thể. Lý
luận giá trị thặng dư trong bộ "Tư bản" đã luận giải rõ các điều kiện hình thành,
nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản, sự vận động và biểu hiện của giá trị
thặng dư.
Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của Mác, nhờ phát hiện này, cuộc
cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng lên kinh tế
chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư
được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động, trong đó phát kiến có tính mấu
chốt từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Nhờ sức mạnh của
phương pháp trừu tượng hoá khoa học biện chứng, đi sâu vào bản chất của hiện
tượng, Mác phát hiện ra hàng hoá có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao
động của sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu
tượng. Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt quá trình tạo ra giá
trị sử dụng và là quá trình làm tăng giá trị. Phải đứng vững trên phát minh này
của C.Mác thì mới có thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư, mới khẳng định
được chính lao động sống xét về mặt lao động trừu tượng là nguồn gốc duy nhất
của giá trị thặng dư. Bước quyết định của sự phát triển nhận thức chính là ở chỗ
-3-xem xét tính chất hai mặt của một quá trình lao động sống. Lao động cụ thể của
quá trình lao động sống là quá trình chuyển dịch và bảo tồn lao động quá khứ
vào sản phẩm (c). Xét về mặt trừu tượng của quá trình đó thì là quá trình t ạo ra
và làm tăng giá trị hay quá trình tạo ra giá trị mới (v + m).
150 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11850 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
LUẬN VĂN:
Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư
trong điều kiện của thế giới hiện nay
-2-
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học thuyết giá trị thặng dư (m) là "hòn đá tảng" trong lý luận kinh tế của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận triết học mácxít,
với niềm tin xây dựng xã hội mới, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà kinh
tế chính trị mácxít đã kiên trì xây dựng và phát triển lý luận thông qua kế thừa có
phê phán các học thuyết kinh tế, những phân tích của C.Mác đối với quá trình sản
xuất tư bản chủ nghĩa cho thấy giá trị thặng dư được hình thành khi sản xuất hàng
hoá đã phát triển tới một trình độ nhất định và trở thành cơ sở vận động và phát
triển của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một phương thức sản xuất xã hội cụ thể. Lý
luận giá trị thặng dư trong bộ "Tư bản" đã luận giải rõ các điều kiện hình thành,
nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản, sự vận động và biểu hiện của giá trị
thặng dư...
Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của Mác, nhờ phát hiện này, cuộc
cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng lên kinh tế
chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư
được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động, trong đó phát kiến có tính mấu
chốt từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Nhờ sức mạnh của
phương pháp trừu tượng hoá khoa học biện chứng, đi sâu vào bản chất của hiện
tượng, Mác phát hiện ra hàng hoá có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao
động của sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu
tượng. Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt quá trình tạo ra giá
trị sử dụng và là quá trình làm tăng giá trị. Phải đứng vững trên phát minh này
của C.Mác thì mới có thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư, mới khẳng định
được chính lao động sống xét về mặt lao động trừu tượng là nguồn gốc duy nhất
của giá trị thặng dư. Bước quyết định của sự phát triển nhận thức chính là ở chỗ
-3-
xem xét tính chất hai mặt của một quá trình lao động sống. Lao động cụ thể của
quá trình lao động sống là quá trình chuyển dịch và bảo tồn lao động quá khứ
vào sản phẩm (c). Xét về mặt trừu tượng của quá trình đó thì là quá trình tạo ra
và làm tăng giá trị hay quá trình tạo ra giá trị mới (v + m)...
Trải qua 142 năm từ khi xuất bản quyển I - Bộ Tư bản (1867), học thuyết giá
trị thặng dư đã luôn trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân được ví
như "Tiếng sét nổ giữa bầu trời quang đãng" của Chủ nghĩa tư bản.
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ
những thành tựu vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực
đã tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại, lực lượng sản xuất đã có những biến đổi sâu sắc và kéo theo những thay
đổi nhất định trong quan hệ sản xuất - xã hội. Sự chuyển hoá của khoa học thành
lực lượng sản xuất trực tiếp theo dự báo của C.Mác đã trở thành hiện thực. Cơ sở
vật chất kinh tế mới về chất đã có tác động với những mức độ và phương hướng
khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới. Trước hết, với tư liệu sản
xuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đạt được
năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra một khối lượng của cải khổng
lồ có chất lượng cao. Đồng thời, kéo theo sự biến đổi về chất lượng, số lượng và
cơ cấu trong đội ngũ những người lao động. Đội ngũ những người lao động làm
thuê, lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ
cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước
nhảy vọt mang tính chất cách mạng của tư liệu sản xuất. Đây là một đòi hỏi
khách quan do chính quá trình sản xuất đặt ra v.v..
Sự phát triển này làm nảy sinh nhiều khía cạnh khác vừa cơ bản, vừa vận dụng
trong điều kiện mới, lại vừa phải đấu tranh phê phán các tư tưởng hoài nghi, mơ hồ,
thậm chí lợi dụng để xuyên tạc của các thế lực thù địch. Điều đó, đã và đang đặt ra
những vấn đề mới cần được luận giải về lý luận như: sản xuất giá trị thặng dư có còn
-4-
cơ sở tồn tại và phát triển trong điều kiện của thế giới hiện đại hay không, nếu có thì
điều đó được biểu hiện ra như thế nào ? Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức ra sao ? Nguồn gốc
duy nhất của giá trị thặng dư là lao động sống của công nhân làm thuê và những vấn đề
về bần cùng hoá giai cấp công nhân trong điều kiện thế giới hiện đại được thể hiện như
thế nào v.v.. Vì vậy, vấn đề "Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện
của thế giới hiện nay" được chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tác phẩm "Tư bản" thiên tài của C.Mác là một công trình nghiên cứu kinh tế
hết sức vĩ đại, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt triết học và thời đại. Trong tác
phẩm này, C.Mác đã xây dựng và luận chứng tất cả các luận điểm và khái niệm cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông đã phân
tích khoa học và triệt để chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã
hội, đã vạch ra được các quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của nó. Lý luận giá
trị thặng dư trong Bộ Tư bản cũng vậy, từ phân tích nguồn gốc và bản chất giá trị thặng
dư, C.Mác đồng thời đã khái quát sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dưới góc độ lịch sử
thông qua ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp và luận giải xu
hướng lịch sử của tích luỹ tư bản... một cách toàn diện. Các dẫn liệu và số liệu minh chứng
cho các kết luận của Mác là tổng kết lịch sử vận động và phát triển chủ nghĩa tư bản đồng
thời là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu và thuyết phục.
Từ đó đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, nền kinh tế - xã hội thế giới có
những đổi thay. Chủ nghĩa tư bản do thích ứng với những tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, do sự chi phối của lực lượng sản
xuất đang phát triển ở trình độ cao đã đạt được năng suất lao động cao, tạm thời kìm
giữ được những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở một giới hạn nhất định nên hiện nay
chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn tiềm năng để phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa
xã hội là một chế độ xã hội tiến bộ, là tương lai của loài người, phù hợp với quy luật
phát triển của lịch sử bị sụp đổ, thất bại bởi duy trì một mô hình kinh tế kế hoạch
-5-
hoá tập trung quan liêu bao cấp... Dựa vào đó, những thế lực thù địch dưới nhiều
dạng thức khác nhau chia rẽ, tấn công, phản bác lý luận kinh tế của Mác, mà trực
tiếp là lý luận giá trị thặng dư cả trực tiếp và gián tiếp. Để khẳng định sức sống và
sự trường tồn của lý luận giá trị thặng dư. Đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu về lý luận giá trị thặng dư của C.Mác trong điều kiện của thế giới hiện nay như:
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
- Đề tài KX01.02 Kinh tế chính trị Mác - Lênin, những giá trị và những vấn
đề đặt ra của GS, TS Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm.
Đề tài khái quát những giá trị của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Một mặt,
bao quát toàn bộ nội dung theo lôgíc bắt đầu từ lý luận giá trị lao động, là cơ sở nền
tảng của lý luận giá trị thặng dư đến lưu thông tư bản và sự biểu hiện giá trị thặng
dư dưới các hình thức lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ
nghĩa. Với mỗi nội dung cơ bản nhấn mạnh mặt giá trị khoa học. Mặt khác, đi sâu
vào phân tích những nội dung cụ thể đặt ra trước đòi hỏi thực tiễn cần luận giải về
mặt lý luận như: Vai trò của lao động quá khứ đối với việc hình thành giá trị thặng
dư; Vai trò lao động tổ chức và quản lý của nhà tư bản đối với tạo ra giá trị thặng
dư; Vấn đề về chi phí lưu thông thuần tuý trong việc hình thành giá trị hàng hoá
v.v..
Đề tài luận giải từng nội dung vấn đề đặt ra và cách giải quyết. Tuy nhiên,
những luận giải mới bước đầu đi vào phân tích, khái quát cần có thêm thời gian và
công sức để tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện.
- Phải chăng, lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã lỗi thời, Tạp chí Cộng
sản 1995, số 5, tr.49 - 53. Tác giả PGS, TS Mai Hữu Thực.
Nội dung bài viết nêu lên những luận điểm cốt lõi của lý luận sản xuất giá trị
thặng dư. Đồng thời, nêu một số quan điểm tư tưởng mơ hồ, hoài nghi về những
nhận định của C.Mác về sản xuất giá trị thặng dư trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại, sau đó phân tích, phê phán... Qua đó, khẳng định sức
-6-
sống và tính khoa học về những nội dung mà Mác đã trình bày và sự biểu hiện trong
thời đại ngày nay để củng cố niềm tin về chân lý khoa học và cách mạng của học
thuyết kinh tế C.Mác.
- Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta của GS, TS Đỗ Thế Tùng. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 9/1997, tr.23
- 27.
Bài viết phân tích mối quan hệ giữa hai phương pháp nâng cao trình độ bóc
lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. Từ đó rút ra kết luận sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là tăng
cường độ lao động và sản xuất giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất lao động.
Liên hệ quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi xác định cường độ lao động và năng suất lao động. Đặc
biệt vấn đề tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt mà trực
tiếp là ngành nông nghiệp. Khi nông nghiệp phát triển đảm bảo tư liệu sinh hoạt cần
thiết, từ đó nhân dân có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.
- Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác: Tính khoa học và tính thời sự. Sách
tham khảo: "Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn mới ở Việt Nam.
PGS, TS Nguyễn Đình Kháng; PGS, TS Vũ Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998.
Nội dung công trình nghiên cứu trên phân tích việc ứng dụng thành tựu khoa
học - công nghệ hiện đại đã thúc đẩy lực lượng sản xuất các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển, nhờ đó các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch cao.
Đồng thời, đời sống của những người lao động cũng được cải thiện và hình thành
tầng lớp trung lưu trong xã hội. Trong khi đó, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và Đông Âu... làm nhiều người nghi ngờ tính đúng đắn của khoa học
kinh tế chính trị, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư. Từ đó, các bài viết đề cập
đến các nội dung:
-7-
- Phải chăng máy móc tạo ra giá trị thặng dư ?
- Phải chăng C.Mác quy công trực tiếp tạo ra giá trị cho lao động thể lực.
- Vai trò của lao động, dịch vụ trong kinh tế hàng hoá.
- Chủ nghĩa tư bản ngày nay có còn là chế độ xã hội dựa trên bóc lột lao
động làm thuê hay không ?
- Bần cùng hoá giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay
được hiểu như thế nào ?
- Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa
của nó đối với nền kinh tế tri thức. PGS, TS Đỗ Thế Tùng, Hội thảo khoa học:
"Kinh tế tri thức và công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở Việt Nam", Hà Nội,
2003.
Luận giải những người sử dụng hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến thu được
lợi nhuận siêu ngạch. Đó là công nghệ tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động,
hạ giá trị cá biệt xuống thấp hơn giá trị xã hội... Trong nền kinh tế tri thức, xu
hướng này diễn ra càng phổ biến. Vì vậy, có cách nhìn khách quan về vai trò của
máy móc trong quá trình sản xuất để phân biệt rõ điều kiện và nguồn gốc sản xuất
ra giá trị thặng dư.
- Những nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính
trị. PGS, TS Trần Quang Lâm. Sách tham khảo: Những nhận thức kinh tế chính trị
trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Luận giải chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn dựa trên sự bóc lột giá trị thặng dư,
song hình thức, phương pháp, quy mô của sự bóc lột có sự biến đổi, ví dụ như khoa
học hoá, quốc tế hoá sự bóc lột; trong chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những bất bình
đẳng, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển với trình độ và quy mô mới, thất nghiệp,
khủng hoảng vẫn tồn tại dưới hình thức mới. Từ đó, chứng minh mâu thuẫn cơ bản của
chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và khẳng định sự thay thế tất yếu bằng một hình thái
kinh tế - xã hội cao hơn.
-8-
2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài
Hai học giả người Nga T.A.Isnailov và G.C.Gamidow trong "Bàn về nền
kinh tế dựa trên sơ đồ tri thức", (2002) cho rằng: Dưới tác động của những tri thức
về khoa học và công nghệ, nền tảng công nghệ của các lĩnh vực sản xuất truyền
thống được thay đổi về chất... Khi đó, mọi lĩnh vực, ngành sản xuất và hoạt động
quản lý đều được tự động hoá và tin học hoá. Từ đó, diễn ra sự thay đổi nhanh chóng
và căn bản trong cơ cấu xã hội, tạo điều kiện mở rộng và tăng cường hoạt động trí óc...
Tri thức trở thành nguồn lực hàng đầu mà mọi chủ thể đều phải cố gắng chiếm hữu và
phát triển nó. Từ đó, phân phối lợi nhuận xét ở khía cạnh nào đó cũng có lợi cho người
lao động trí thức, và vì vậy, quan hệ bóc lột được giải quyết để đảm bảo lợi ích.
- Diatlov. S.A trong "Sức lao động trong hệ thống quan hệ thị trường"
(2002): Đề cập sức lao động trình độ cao trong quan hệ cung - cầu trên thị trường
hiện nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sức lao động và trực tiếp là tiền lương
trong các công ty hiện đại. Phân phối lợi nhuận có xu hướng biến đổi và quan hệ
nhà tư bản với tư cách là người quản lý với đội ngũ công nhân có trình độ cao hình
như đang tạo lập các yếu tố bình đẳng hơn so với các doanh nghiệp trình độ công
nghệ thấp...
- Maslova I.S trong "Giải quyết việc làm hiệu quả và thị trường sức lao
động" (2003): Bài viết đề cập đến tác động của cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại gây sức ép về cầu trên thị trường sức lao động. Từ đó, đề xuất giải pháp
giải quyết việc làm hiệu quả tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Kasepow A trong "Điều tiết thị trường sức lao động trong điều kiện cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại" (2004). Dựa vào luận đề của Mác đã trình bày
trong học thuyết tích luỹ khi phân tích ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại làm
cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng. Tất yếu dẫn đến cung sức lao động lớn hơn cầu sức
lao động trên thị trường làm cho giá cả sức lao động giảm. Đồng thời, bàn thêm về
giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp thông qua các hình thức xuất khẩu lao động
-9-
và dự báo xu hướng điều tiết thị trường sức lao động của thế giới đến năm 2015.
- Ngô Quý Tùng (Trung Quốc) năm 2001 "Kinh tế tri thức, xu thế mới của xã
hội thế kỷ XXI", Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm nêu quan niệm về nền
kinh tế tri thức, tập trung phân tích xu hướng phát triển và các ngành kinh tế tri thức
trong thập kỷ tiếp sau. Từ đó, khẳng định các ngành kinh tế giá trị do tri thức tạo ra
chiếm tỷ lệ áp đảo (70 - 80%) so với ngành kinh tế dựa vào tài nguyên. Đồng thời,
phân tích xu hướng phát triển sản xuất và phân phối trong điều kiện nền kinh tế tri
thức. Kiến nghị đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Trung Quốc (1999).
- David C.Korten "Bước vào thế kỷ XXI - Hành động tự nguyện và chương
trình nghị sự toàn cầu". Dự báo xu hướng phát triển cách mạng khoa học - công
nghệ trong thế kỷ XXI, những ngành kinh tế tri thức có tốc độ phát triển nhanh. Kéo
theo đó, xu hướng toàn cầu hoá làm tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các
quốc gia. Quá trình sản xuất và phân phối được chi phối bởi những nhân tố có tính
toàn cầu. Vì vậy, mỗi chính phủ có chính sách phù hợp...
- Akiragoto; Ryuhei Wakasugi (2000) "Chính sách công nghệ, chính sách
công nghiệp của Nhật Bản", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Từ chính sách phát triển công nghệ trong điều kiện cụ thể của Nhật Bản đề
xuất chính sách phát triển công nghiệp một cách phù hợp. Nhật Bản phải nhập khẩu
tài nguyên và tiền công cao. Để phát triển phù hợp có hiệu quả trong từng thời kỳ,
từng ngành cụ thể, có bước đi phù hợp để phát huy lợi thế. Đồng thời, đặt trong mối
quan hệ với các nước khác, đặc biệt là đầu tư để chiếm lĩnh thị trường sản xuất và
tiêu thụ được lợi nhuận cao.
Tóm lại, từ nhiều cách tiếp cận và với nội dung gắn với sản xuất, phân phối
cũng như giải quyết các mối quan hệ cụ thể chủ - thợ và quan hệ giai cấp... Các
công trình, đề tài nghiên cứu đều xuất phát từ nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị
lao động và giá trị thặng dư đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại và toàn cầu hoá kinh tế để phân tích, đánh giá biểu hiện và xu hướng vận
động và phát triển. ở những mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã luận
-10-
giải và phân tích được những biểu hiện của sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư trong
điều kiện thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận C.Mác về sản xuất và bóc lột
giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
không có sự trùng lặp với các công trình, đề tài đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải rõ cơ sở khách quan, khoa học về lý luận sản xuất và phân phối
giá trị thặng dư của C.Mác trên cơ sở của lý luận giá trị lao động trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh và thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền
dựa theo những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin
đã nêu ra và biểu hiện mới của chúng trong điều kiện thế giới ngày nay.
- Từ những nội dung cơ bản trong lý luận sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
như: Lý luận hàng hoá - sức lao động; về tư bản bất biến và tư bản khả biến; về tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư; các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư; các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thông qua ba giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp (đặc biệt giai đoạn đại công nghiệp cơ khí);
Lý luận về tích luỹ tư bản: về mối quan hệ giữa tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản với
thị trường hàng hoá sức lao động. Các nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ và bần
cùng hoá giai cấp công nhân, xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản. Với mỗi nội
dung cụ thể đặt trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
và toàn cầu hoá có những biểu hiện mới, đòi hỏi luận giải về lý luận gắn với thực
tiễn, vừa khẳng định giá trị khoa học, thời sự, vừa chống lại tư tưởng phản bác, mơ
hồ, hoài nghi... nhằm khẳng định và phát triển lý luận giá trị thặng dư nói chung và
phát triển lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới.
- Trên cơ sở nội dung lý luận của C.Mác về sản xuất và phân phối giá trị
thặng dư đã được phân tích, đánh giá hoàn thiện trong điều kiện thế giới hiện đại.
Vận dụng đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt vận dụng vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp
-11-
hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn với từng bước phát triển kinh tế tri thức
phù hợp với quan điểm, phương hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Phương pháp và giới hạn nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài vận dụng lý luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Đặc biệt kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân
tích, đánh giá các luận điểm, các biểu hiện quá trình sản xuất và phân phối giá trị
thặng dư trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu hướng
toàn cầu hoá.
- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh với một số sơ đồ, biểu
đồ luận giải vấn đề nghiên cứu. Đồng thời tham khảo phương pháp