Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp
nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Cho đến
nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã
hội- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dựa trên những nền
tảng học thuyết của Mac và Ănghen, Lê-nin đã đưa ra những lý luận về chủ nghĩa tư bản
nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội, nó được trình bày rải rác trong rất
nhiều các tác phẩm của ông, trong những điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau, khi
nhấn mạnh điều này, khi nhấn mạnh điều khác nhằm thuyết phục những người cùng
thời. Theo Lê-nin chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là một sự cứu nguy đối với giai cấp vô
sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là điều
cần thiết và có lợi, chẳng những nó “không đáng sợ, mà còn đáng mong đợi” .Chỉ có “du
nhập” chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng
được cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam, sau khi chúng ta giành được độc lập (8/1945), chúng ta đã bắt tay ngay
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó chúng ta đã vận dụng một
cách sáng tạo các lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các lý luận về chủ
nghĩa tư bản nhà nước kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh trong cương lĩnh chính trị được
thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) cũng đã khẳng định rằng:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động”, đây cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng
Việt Nam không chỉ trên 2/3 thế kỷ qua mà còn cho cả tương lai phát triển của đất nước.
Nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng còn lạc hậu,
kinh tế kém phát triển,
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lý luận của Lê - Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư
bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý
luận đó ở Việt Nam
Lời mở đầu
Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp
nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Cho đến
nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa xã
hội- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dựa trên những nền
tảng học thuyết của Mac và Ănghen, Lê-nin đã đưa ra những lý luận về chủ nghĩa tư bản
nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xa hội, nó được trình bày rải rác trong rất
nhiều các tác phẩm của ông, trong những điều kiện kinh tế và chính trị khác nhau, khi
nhấn mạnh điều này, khi nhấn mạnh điều khác…nhằm thuyết phục những người cùng
thời. Theo Lê-nin chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là một sự cứu nguy đối với giai cấp vô
sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền. Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là điều
cần thiết và có lợi, chẳng những nó “không đáng sợ, mà còn đáng mong đợi” .Chỉ có “du
nhập” chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng
được cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam, sau khi chúng ta giành được độc lập (8/1945), chúng ta đã bắt tay ngay
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó chúng ta đã vận dụng một
cách sáng tạo các lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các lý luận về chủ
nghĩa tư bản nhà nước kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh trong cương lĩnh chính trị được
thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) cũng đã khẳng định rằng:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mac- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động”, đây cũng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng
Việt Nam không chỉ trên 2/3 thế kỷ qua mà còn cho cả tương lai phát triển của đất nước.
Nước ta là một nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng còn lạc hậu,
kinh tế kém phát triển, vì vậy việc lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước đối với chúng ta là
một tất yếu khách quan. Nhờ chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta đã thúc đẩy được
nền kinh tế phát triển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này em chọn đề tài: “Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư
bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt
Nam”.
Nội dung chính
I.Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
1.Khái niệm về chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lê-nin là người đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc về vấn đề chủ nghĩa tư bản
nhà nước, xây dựng nên nền tảng lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện
chuyên chính vô sản. Cho đến nay, chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được hiểu theo rất nhiều
cách khác nhau và có nhiều hình thức vận dụng khác nhau trong thực tiễn. Tóm lại có một
số quan niệm chủ yếu về chủ nghĩa tư bản nhà nước như sau:
Bản thân chủ nghĩa tư bản là sự “kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước, nền chuyên
chính vô sản với chủ nghĩa tư bản”, là “một khối với chủ nghĩa tư bản ở bên trên”. Chủ
nghĩa tư bản nhà nước có thể coi là một bước tiến so với thế lực tự phát tiểu tư hữu,
chúng ta không tìm cách chặn đứng hay ngăn cấm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà
tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Khi xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chúng ta lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước và trong chế độ ấy có sự tự do trao đổi của
nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nhưng
dưới sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của nhà nước vô sản.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta nói tới ở đây, có đôi lúc còn được gọi là một
loại hình kinh tế tư bản nhà nước, bởi lẽ nó mới chỉ đề cập tới khía cạnh kinh tế, mối
quan hệ kinh tế giữa tư bản và nhà nước, chưa bao gồm các mặt chính trị, văn hoá, xã hội.
Nhưng lại có một câu hỏi đặt ra: vì đâu mà có thành phần kinh tế này và chưa ai trả lời
được cả. Lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước của Lê-nin ra đời trong hoàn cảnh đang bổ
sung, hoàn thiện quan niệm về chủ nghĩa xã hội, nên trong quá trình hoạt động để tìm ra
bản chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước không tránh khỏi những thiếu sót.
Một điều nữa là: Lê-nin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nước
mà chính quyền thuộc về tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nhà nước vô
sản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Lê-nin đánh giá chủ nghĩa tư bản nhà nước là
một “khái niệm” mới, là một hiện tượng mới mà cho tới thời của ông không có lấy một
quyến sách nào nói đến, ngay cả Mác cũng không viết một lời nào về vấn đề đó. Chủ
nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước tư bản thì nó được nhà nước thừa nhận và kiểm
soát nhằm mưu lợi ích cho giai cấp tư sản và chống lại giai cấp vô sản. Trong nhà nước
vô sản thì chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng làm như vậy nhưng để làm lợi cho giai cấp
công nhân, nhằm mục đích chống lại giai cấp tư sản còn mạnh và đấu tranh với giai cấp
tư sản ấy. Khi đó, cố nhiên là chúng ta phải cho giai cấp tư sản ngoại quốc, cho tư bản
ngoại quốc thuê một số cái mà mình có sẵn để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mình,
và do đó khôi phục nền kinh tế nước ta.
Như vậy, cho dù chủ nghĩa tư bản nhà nước có được hiểu theo cách nào đi chăng nữa
thì tóm lại, chủ nghĩa tư bản nhà nước là một công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại,
khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư bản và chủ nghĩa tư
bản. Lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở các nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một tất yếu để làm lợi cho giai cấp vô sản. Đồng thời lợi dụng chủ nghĩa
tư bản nhà nước để tạo tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lê-nin đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước ra đời là một tất yếu lịch sử, là
điều cần thiết và có lợi. Việc ra đời của nó do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, nhưng nói chung do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Khi giai cấp vô sản nắm chính quyền ở một nước chậm tiến thì cái hy vọng có thể tổ
chức nền sản xuất lớn và phân phối trực tiếp cho nông dân là một điều không tưởng vì
điều kiện mọi mặt không cho phép giai cấp vô sản làm như vậy. ở một nước chậm
tiến(điển hình là nước Nga sau cách mạng tháng Mười) co nền kinh tế vô cùng lạc hậu, có
sự xen kẽ giữa các thành phần kinh tế, thế lực tự phát tiểu tư sản thường chiếm ưu thế, đại
bộ phận những người làm nông nghiệp là những người sản xuất hàng hoá nhỏ, nạn đầu cơ
len lỏi vào mọi lỗ chân lông của đời sống kinh tế xã hội, việc cải tạo nền sản xuất nông
dân cá thể thành nền sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay tức khắc là điều không thể thực hiện
được. Giai cấp vô sản nắm chính quyền trong tay, họ có khả năng đầy đủ nhất về pháp lý
để “giành lấy tất cả những gì trong những người tiểu tư sản, nhưng những thế lực tự phát
của tiểu tư hữu và chủ nghĩa tư bản tư nhân đang phá hoại địa vị pháp lý ấy bằng nhiều
cách, ngấm ngầm đầu cơ, phá hoại chính quyền còn non trẻ. Chính điều đó đã buộc
những người cộng sản phải tạm thời lùi bước, phải viện đến chủ nghĩa tư bản nhà nước;
lùi bước ở đây không phải là chịu khuất phục trước chủ nghĩa tư bản mà lùi bước về chủ
nghĩa tư bản nhà nước để tạo tiền đề tiến thêm nhiều bước nữa. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản do nhà nước vô sản kiểm soát và điều tiết có thể đẩy mạnh ngay tức khắc
nền nông nghiệp. Nhờ việc phát triển nhanh lực tượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn
định xã hội, thoát khỏi khủng hoảng, khắc phục tình trạng của công nặng nề và nạn đầu
cơ nhỏ tràn lan. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể coi là một bước tiến to lớn, nó sẽ đưa
chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất. Chủ nghĩa tư bản nhà
nước giúp cho giai cấp vô sản có thể tố chức thông minh và có kinh nghiệm trong những
xĩ nghiệp hết sức to lớn, thực sự đảm nhận được việc cung cấp sản phấm cho hàng chục
triệu người.
Trong quá trình phát triển kinh tế “chúng ta tuyệt nhiên không nêu ra vấn đề: nền
kinh tế sẽ có quan hệ như thế nào với thị trờng, với mậu dịch”. Khi đặt công tác xây dựng
kinh tế lên hàng đầu, chúng ta chỉ đứng trên một góc độ mà nhìn, chúng ta định chuyển
thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không qua cái thời kỳ mở đầu để làm cho nền kinh tế cũ
thích ứng với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, một biểu tượng về chủ nghĩa xã hội như là
một xã hội trong đó không có sản xuất hàng hoá, chỉ có việc phân phối theo lao động
đựơc thực hiện theo các giấy chứng chỉ lao động không cần có thương nghiệp và tiền tệ.
Chúng ta cứ nghĩ rằng cả hai chế độ: chế độ sản xuất, phân phối quốc doanh và chế độ
sản xuất, phân phối tư doanh sẽ đấu tranh với nhau trong điều kiện khiến chúng ta có thể
thiết lập được chế độ sản xuất và phân phối quốc doanh bằng cách lấn dần chế độ đối
địch. Nhưng chúng ta đã mắc phải sai lầm, chúng ta đã khôngnghiên cứu những hình thức
cụ thể và các giai đoạn của sự quá độ ấy trong lúc này. Tiền là giấy chứng nhận của cải xã
hội, và tầng lớp tiểu tư hữu đông hàng chục triệu người đang nắm chắc lấy giấy chứng
nhận đó. Họ chỉ muốn dùng những khoản tiền ấy cho riên họ thôi, chống lại dân nghèo,
chống lại bất cứ sự kiểm soát chung nào của nhà nước, phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội của giai cấp vô sản. Do dó, trong một số vấn đề kinh tế, cần phải rút lui về
những vị trí của chủ nghĩa tư bản nhà nước; không thể xung phong tấn công mà phải thực
hiện một nhiệm vụ rất gian khổ, rất khó khăn là bao vây lâu dài với nhiều lần rút lui. Đó
là điều kiện cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế, là bảo đảm chuyển nền kinh tế sang
cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Nó chính là một sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ
nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó với
nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc nào ở giữa cả. Khi thực hiện
bước lùi như vậy thì tình hình của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ dễ dàng hơn, các
nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa sẽ chóng được giải quyết hơn. Trong điều kiện cụ thể bây giờ,
chúng ta phải điều hoà mậu dịch với lưu thông tiền tệ, trong lĩnh vực này những người
cộng sản phải tỏ rõ được tài năng của mình. Có giải quyết được nhiệm vụ ấy, giai cấp vô
sản mới có thể tiến tới giải quyết những nhu cầu kinh tế bức thiết, và chỉ có thế mới có
thể đảm bảo khả năng khôi phục được nền công nghiệp lớn bằng con đưòng dài hơn
nhưng chắc chắn hơn, con đường mà ngỳ nay duy nhất có thể đối với ta.
Nhưng làm thế nào để thực hiện chủ nghĩa xã hội ở một nước mà tiểu nông nghiệp
chiếm đại bộ phận dân cư?. Theo Lê-nin phải có hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kịp thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một
nước hay một số nước tiên tiến. Về điều kiện này, theo Lê-nin tuy đã làm nhiều hơn trước
để được điều kiện âý, xong cho đến lúc này vẫn còn chưa đủ điều kiện đó trở thành sự
thật được.
Điều kiện thứ hai là sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện chuyên chính
của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân, phải thoả thuận
với nông dân vì lợi ích của cả hai giai cấp. Theo Lê-nin người tiểu nông chừng nào còn là
tiểu nông thì họ không ưa tất cả những gì mà người công nhân muốn. Nhưng vẫn phải
thoả thuận được với nông dân thì mới duy trì được chính quyền của giai cấp công nhân,
mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Khi nông dân không hài lòng với hình thức quan hệ
hiện có, không muốn có hình thức quan hệ ấy nữa thì sự thoả thuận giữa hai giai cấp trở
nên không chắc chắn. Đó cũng là lý do phải lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nước, tức là phải
thiết lập các quan hệ mới thông qua các hoạt động kinh tế và thoả mãn được những nhu
cầu của nông dân. Để thoả mãn được những nhu cầu của nông dân thì phải có sự tự do
trao đổi nhất định, đồng thời phải kiếm ra hàng hoá và lương thực, nếu không làm được
điều này thì lấy gì mà trao đổi, mà buôn bán. Muốn chấm đứt tình trạng thiếu hàng hoá
thì phải khôi phục được công nghiệp nhưng điều kiện thực tế lại khiến ta không thế phát
triển được công nghiệp. Lối thoát duy nhất để thoát sự bế tắc này là phải phát triển nông
nghiệp, cải thiện đời sống nông dân, phải giúp nông dân bằng bất cứ giá nào tăng nhanh
nông sản phẩm. Điều chủ yếu là phải đem lại cho người tiểu nông một sự thúc đấy trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bằng một tổ chức kinh tế thích ứng với nền kinh tế
của trung nông. Thực tế thời :Lê-nin cho thấy rằng chính sách tự do buôn bán là sự thoả
thuận một cách thực tế, khoé léo, khôn ngoan và mềm dẻo hay lùi một bước về chủ nghĩa
tư bản nhà nước là một biện pháp phù hợp với thực tế.
Nhưng từ những chính sách tự do trao đổi trong nông dân mà xuất hiện hai vấn đề
dẫn đến chủ nghĩa tư bản nhà nước:
Trước hết, trong điều kiện nhà nước vô sản thf tự do trao đổi là tự do buôn bán, mà tự
do buôn bán theo quan niệm của Lê-nin thời đó tức là lùi lại chủ nghĩa tư bản. Thứ trao
đổi hàng hoá ấy có thể không dẫn đến chỗ phân hoá những người sản xuất hàng hoá ra
thành kẻ sở hữu tư bản và người sở hữu sức lao động, nghĩa là khôi phục lại chế độ chủ
nghĩa tư bản. Cho nên sự phát triển trao đổi tư nhân, tức là phát triển chủ nghĩa tư bản,
một sự phát triển không thể tránh khỏi khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Lê-nin chỉ
rõ, tự do buôn bán là “khôi phục chủ nghĩa tư bản trên một mức độ lớn”, là tự do của chủ
nghĩa tư bản. Nhưng sự dung nạp chủ nghĩa tư bản lại cần cho đông đảo quàn chúng nông
dân và cho tư bản tư nhân là người buôn bán để thoả mãn dượcnhu cầu của nông dân. ở
đây đã diễn ra một điều mà chính Lê-nin cũng phải nói “hình như là ngược đời: chủ nghĩa
tư bản tư nhân lại đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội”, “có thể sử dụng chủ ngiã tư
bản tư nhân để xúc tiến chủ nghĩa xã hội”. Nhưng muốn không thay đổi bản chất của
mình, nhà nước vô sản chỉ có thể thừa nhận cho chủ nghĩa tư bản được phát triển trong
một chừng mực nào đó và chỉ với điều kiện là thương nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân
phải phục tùng sự điều tiết của nhà nước, phải tìm cách hướng chúng vào con đường chủ
nghĩa tư bản nhà nước bằng một tổ chức của nhà nước và những biện pháp có tính chất từ
bên trên.
Vấn đề thứ hai là trong điều kiện một nước mà chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản chiếm ưu
thế, hàng hoá chỉ có thể có được từ nông dân, từ nền nông nghiệp. Và như vậy chỉ có
nông sản hàng hoá này trao đổi với nông sản hàng hoá khác, điều đó sẽ không kích thích
nông dân, nông nghiệp phát triển. Phải có những hàng hoá mà nông dân cần, mà muốn có
những hàng hoá đó phải dựa vào sự phát triển của thủ công nghiệp và công nghiệp. Lê-
nin nói rõ: “điều đó chúng ta không thể tự mình làm được nếu không có sự giúp đỡ của tư
bản nước ngoài. Người nào không chìm đắm trong ảo tưởng mà nhìn vào thực tế thì phải
hiểu rõ điều đó”. Theo Lê-nin cần phải “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài bằng
những hợp đồng buôn bán với các nước tư bản lớn, bằng chính sách tô nhượng. Tóm lại
là bằng các hinh thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
3.ý nghĩa, các hình thức và kết quả của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước vô
sản.
3.1.ý nghĩa của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong nhà nước vô sản.
Từ sự phân tích rên ta thấy rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước là “có lợi và cần thiết”, là
“điều đáng mong đợi”, là “sự cứu nguy đối với chúng ta”. Lý luận của Lê-nin về chủ
nghĩa tư bản nhà nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các nước đang trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hôi, trong nhà nước vô sản.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục
tình trạng phân tán và đấu tranh tự phát tiểu tư bản và tư bản chủ nghĩa, tính tự phát tiểu
tư sản, chống đầu cơ-được coi là kẻ thù chính của chủ nghĩa xã hội ở các nước tiểu nông
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhà nước là xu hướng và là kết quả phát triển
tự phát của nền sản xuất nhỏ. Xét về trinhd độ phát triển thì chủ nghĩa tư bản nhà nước về
kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế tiểu nông. Nếu phát triển được chủ nghĩa tư
bản nhà nước thì sẽ tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền
sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ khí hoá đối lập với nền
sản xuất thủ công, nó tăng thêm sản phẩm mà nó thu được của đại công nghiệp, củng cố
được những quan hệ kinh tế do nhà nước điều chỉnh, đối lập với các quan hệ kinh tế tiểu
tư sản vô chính phủ. Theo Lê-nin, chính là giai cấp tiểu tư sản cộng với chủ nghã tư bản
tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.
Nó chống lại bất kỳ sự can thiệp, kiểm kê, kiểm soát nào của nhà nước, dù là chủ nghĩa tư
bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình
trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế, hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán, những
thói quen, địa vị giai cấp ấy là căi quan trọng hơn hết. Bởi vì việc để tình trạng vô chính
phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất,
nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong. Nếu khôi phục được tình trạng này thì “tất cả
những con bài đều nằm trong tay công nhân và sẽ bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được
củng cố. Cũng vì thế mà chủ nghĩa xã hội sẽ đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hộibằng con
đường chắc chắn nhất.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong nội
bộ đất nước, kẻ thùcủa các biện pháp kinh tế”. Đó chính là bọn đầu cơ, bọn gian thương,
bọn phá hoại độc quyền của nhà nước. Lê-nin nói rằng không thể giải quyết vấn đề
này bằng biẹn pháp xử bắn hoặc “những lời tuyên bố sấm sét”, bởi vì cơ sở kinh tế của
bọn đầu cơ là tầng lớp những kẻ tiểu tư hữu và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có đại diện của
mình trong mỗi người tiểu tư sản.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn được xem là cong cụ đấu tranh chống chủ nghía quan
liêu và những lệch lạc quan liêu công nghiệp. Lê-nin phân tích nguồn gốc kinh tế của chủ
nghĩa quan liêu chính là tình trạng riêng rẽ, tình trạng phân tán của những người sản xuất
nhỏ, cảnh khốn cùng của họ, tình trạng dốt nát của họ, tình trạng không có đường sá, nạn
mù chữ, tình trạng không có sự trao đổi giưa nông nghiệp và công nghiệp, tình trạng thiếu
sự liên hệ và tác động qua lại giữa nông nghiệp và cong nghiệp.
Thông qua chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước mà giai cấp công nhân có
thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức được một nền sản xuất lớn.
Giai cấp vô sản ở những nước đã tiến hành cách mạng để giành chính quyền cho rằng họ
là giai cấp tiên tiến hơn về chế độ chính trị của nước mình so với bất cứ giai cấp vô sản ở
các nước phát triển nào khác, nhưng lại lạc hậu hơn các nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về
mặt tổ chức một chủ nghĩa tư bản có quy củ về trình độ văn hóa, về mức độ cho sự chuẩn
bị cho việc thực hiện chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Lê-nin phê phán
luận điểm cho rằng do không có sự tương ứng nên chưa cướp chính quyền, Lê-nin coi đó
là luận điểm của hạng “người trong vỏ ốc” không biết rằng sẽ không bao giờ có, không
thể có sự tương xứng ấy trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hôi, mà chỉ có
trải qua hàng loạt lần làm thử thì mới có thể xây dựng lên chủ nghĩa xã hội hoàn
chỉnh…Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ giúp chính quyền của giai cấp vô sản khắc phục
được dần các tình trạng lạc hậu trên. Cũng qua đây mà học tập được cách quản lý của
“những người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm” trong những xí nghiệp hết sức lớn.
Chủ nghĩa tư bản nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoài là hình
thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại, qua đó mà hy vọng có được trình độ tr