Công nghệ viễn thông đã và đang phát triển một cách như vũ bão. Mạng viễn thông ngày càng có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ tới khách hàng , như các dịch vụ truyền Data, Internet ,Video Nhưng để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ viễn thông hiện đại ,nếu chỉ có tổng đài và mạng trung kế thôi thì vẫn chưa đủ. Một phần quan trọng tham gia vào khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng là mạng truy nhập thuê bao. Mạng truy nhập truyền thống chủ yếu là mạng đôi dây cáp đồng nối trực tiếp tới tổng đài hoặc thông qua các tầng thuê bao xa. Do vậy nảy sinh một số hạn chế buộc các nhà mạng phải đưa vào các giải pháp khác, những vấn đề nảy sinh đó:
- Các dịch vụ mới liên tục phát triển trong khi mạng cáp đồng hiện nay không đáp ứng được cả về nhu cầu dịch vụ cũng như tổ chức mạng lưới
- Các tổng đài có dung lượng lớn và chuyên dụng, do đó làm nảy sinh sự hạn chế việc kết nối trực tiếp với các thuê bao và tổng đài
Các yêu cầu nêu trên dẫn đến cần đưa ra một mạng truy nhập mới với các đặc tính linh hoạt, hiệu quả,dễ kết nối,dung lượng lớn và có khả năng đáp ứng các dịch vụ mới. Do có nhiều ưu điểm ,truyền dẫn quang đóng một vai trò quan trọng trong mạng viễn thông củ mọi quốc gia. Mạng truy nhập quang đang tạo nên một cuộc cách mạng trong việc nâng cấp mạng truy nhập băng hẹp truyền thống, đồng thời tăng bán kính phực vụ lên hàng chục Km.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mạng truy nhập quang đa dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ viễn thông đã và đang phát triển một cách như vũ bão. Mạng viễn thông ngày càng có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ tới khách hàng , như các dịch vụ truyền Data, Internet ,Video…Nhưng để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ viễn thông hiện đại ,nếu chỉ có tổng đài và mạng trung kế thôi thì vẫn chưa đủ. Một phần quan trọng tham gia vào khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng là mạng truy nhập thuê bao. Mạng truy nhập truyền thống chủ yếu là mạng đôi dây cáp đồng nối trực tiếp tới tổng đài hoặc thông qua các tầng thuê bao xa. Do vậy nảy sinh một số hạn chế buộc các nhà mạng phải đưa vào các giải pháp khác, những vấn đề nảy sinh đó:
- Các dịch vụ mới liên tục phát triển trong khi mạng cáp đồng hiện nay không đáp ứng được cả về nhu cầu dịch vụ cũng như tổ chức mạng lưới
- Các tổng đài có dung lượng lớn và chuyên dụng, do đó làm nảy sinh sự hạn chế việc kết nối trực tiếp với các thuê bao và tổng đài
Các yêu cầu nêu trên dẫn đến cần đưa ra một mạng truy nhập mới với các đặc tính linh hoạt, hiệu quả,dễ kết nối,dung lượng lớn và có khả năng đáp ứng các dịch vụ mới. Do có nhiều ưu điểm ,truyền dẫn quang đóng một vai trò quan trọng trong mạng viễn thông củ mọi quốc gia. Mạng truy nhập quang đang tạo nên một cuộc cách mạng trong việc nâng cấp mạng truy nhập băng hẹp truyền thống, đồng thời tăng bán kính phực vụ lên hàng chục Km.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh Viên
Phạm Đức Hiếu
MỤC LỤC
TỜ BÌA
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG 1
1.1. TỔNG QUAN MẠNG TRUY NHẬP 1
1.1.1. Vai trò của mạng truy nhập trong mạng viễn thông 1
1.1.2. Vị trí và Cấu trúc mạng truy nhập 2
1.1.2.1. Vị trí mạng truy nhập trong mạng viễn thông 2
1.1.2.2. Cấu trúc mạng truy nhập 4
1.2. MẠNG TRUY NHẬP QUANG ( AON ) 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Các loại cấu hình mạng truy nhập quang 7
1.2.2.1. Cấu hình mạng sao đơn 7
1.2.2.2. Cấu hình mạng sao kép tích cực 7
1.2.2.3. Cấu hình mạng sao kép thụ động 8
1.2.2.4. Cấu hình mạng Ring 10
1.2.2.5. Cấu hình hỗn hợp 11
1.3. GIAO DIỆN V5.x 12
1.3.1. Khái quát 12
1.3.2. Các kết nối V5.x và cấu trúc các khe thời gian 13
1.3.2.1. Giao diện V5.1 15
1.3.2.2. Giao diện V5.2 16
1.3.3. Các khe thời gian mang và dung lượng V5.x 20
1.3.4. So sánh giao diện V5.1 và V5.2 22
CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỢI QUANG 24
2.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN SỢI QUANG 24
2.1.1. Cấu trúc hệ thống thông tin sợi quang 24
2.1.2. Đặc điểm thông tin quang 25
2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG 27
2.2.1. Ba đặc điểm của ánh sáng 27
2.2.2. Điều kiện phản xạ toàn phần của ánh sáng 27
2.3. SỢI QUANG 29
2.3.1. Cấu trúc sợi quang 29
2.3.2. Đường truyền của ánh sáng trong sợi quang 33
2.3.2.1. Khẩu độ số của sợi quang 33
2.3.2.2. Đường truyền ánh sáng trong sợi quang thông dụng 34
2.4. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SỰ SUY HAO TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN 38
2.4.1. Suy hao do hấp thụ 38
2.4.2. Suy hao do tán xạ 38
2.4.3. Suy hao do tán sắc: 40
2.5. CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN QUANG 43
2.5.1. Các yêu cầu về công nghệ truyền dẫn quang: 43
2.5.2. Công nghệ truyền dẫn cận đồng bộ (PDH) 44
2.5.3. Khái niệm về công nghệ truyền dẫn đồng bộ (SDH) 46
2.5.4. Phân cấp hệ thống SDH 49
2.5.5. Cấu trúc ghép kênh: 50
CHƯƠNG III: THIẾT BỊ TRUY NHẬP DMAX 52
3.1. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ TRUY NHẬP DMAX 52
3.3.1. Những ưu điểm đặc biệt của thiết bị truy nhập DMAX 52
3.1.2. Đặc điểm thiết kế và tính năng thiết bị DMAX 53
3.2. CẤU TRÚC MẠNG :ANY NETWORK 54
3.2.1. Cấu trúc Universal Point to Point 55
3.2.2. Cấu hình Star 55
3.2.3. Cấu trúc hình Drop/insert 56
3.2.4. Cấu hình Tree and Branch 56
3.2.5. Cấu trúc Standard Integrater Interface 57
3.2.6. Cấu hình Enhanced Intergrated Interface 57
3.2.7. Cấu hình mạch vòng cáp quang SDH 58
3.3. ỨNG DỤNG CỦA DMAX TRONG MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG 58
3.3.1. Ứng dụng DMAX kết hợp ở những khu vực dang phát triển thuê bao, yêu cầu đa dạng dịch vụ POTS, ISDN, truyền dẫn data sync/async,kênh thuê riêng 58
3.3.2. DMAX dùng cho khu vực dân cư nhiều dạng địa hình: dùng DMAX với giao diện truyền dẫn viba phổ biến cho vùng bị ngăn cách 59
3.3.3. DMAX cho các tòa nhà cao tầng 60
3.3.4. Thay thế mạng Analog Carrier có chất lượng thấp ,không có khả năng mở rộng thêm dịch vụ mới 61
3.3.5. Cung cấp các kênh E1, HDSL, data... thuê riêng bằng DMAX, thông qua HDSL E1 cáp đồng, cáp quang có tính năng cross-connect đáp ứng linh hoạt cho mọi yêu cầu khách hàng 62
3.3.6 Mạch vòng cáp quang 155Mbps cho mạng DMAX 62
3.3.7. DMAX với giao tiếp V5.2 63
3.3.8. Thuê bao ISDN 64
3.3.9. Ứng dụng băng rộng ATM ADSL môi trường truyền dẫn SDH STM-1,Multi-service access 64
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO VIỆC TRUY NHẬP SỢI QUANG 66
VÀO MẠNG NỘI HẠT VÀ THUÊ BAO 66
4.1. NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG VIỄN THÔNG 66
4.2. MẠNG THUÊ BAO QUANG THỤ ĐỘNG (PON) 67
4.2.1. Các đặc tính chung của mạng PON 67
4.2.2. Kỹ thuật ghép kênh dùng cho mạng PON 70
4.2.2.1. Sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo thời gian TDM 70
4.2.2.2. Truyền thoại và truyền hình trên mạng PON 71
4.2.3. Suy hao trong PON………………………………………………71
4.2.4. Hệ thống PON trong tương lai: 73
CHƯƠNG V: THIẾT KẾ MẠNG ĐA TRUY NHẬP QUANG ĐIỂN HÌNH 74
5.1. YÊU CẦU CỦA MẠNG CẦN THIẾT 74
5.1.1. Tình hình mạng và nhu cầu dịch vụ các điểm cần lắp đặt thiết bị : 74
5.1.2. Tình hình mạng cáp quang và cự ly giữa các trạm 74
5.2 . TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 75
5.2.1. Tính toán dung lượng thiết bị các trạm: 75
5.2.2. Tính toán lưu lượng trung kế: 76
5.2.3. Lựa chon công nghệ truyền dẫn : 77
5.2.4. Lựa chọn giao diện quang và tính toán quĩ công suất quang 79
KẾT LUẬN 84
LỜI CẢM ƠN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AMX
Acess Multiplexer With V5.1 Interface
Giao tiếp V5.1 với đa truy nhập
AN
Acess Network
Hệ thống truy nhập
AMXS
AMX Shift
Chuyển dịch giao tiếp V5.1 với giao tiếp đa truy nhập
APS
Aplication Software
Phần mêm ứng dụng
ASIC
Application Specific Integrated Circuit
Mạch tích hợp ứng dụng đặc biệt
AU
Administrative Unit
Đơn vị quản lý
AC
Alterning Current
Alterning hiện hành
ACTV
Commucation Antenna Television
Truyền hình giao tiếp ăngten
CCU
Cross Connect Unit
Hệ thống kết nối chéo
CMI
Coded Mark Inversion
Mã đánh dấu đảo ngược
CMX
Cross Connect Multiplexer
COT
Central Office Terminal
Thiết bị văn phòng trung tâm
CAS
Channel Associated Signalling
Kênh báo hiệu chung
CMX
Crross Connect for V5.1/V5.2
V5.1/V5.2 dành cho kết nối chéo
DSC
Data Channel Unit
Hệ thống kênh dữ liệu
DLC
Digital Loop Carrier
Mạch vòng số
ETSI
Eroupean Telecommunication Standard Institute
Viện tiêu chuẩn viễn thông châu âu
EWSD
Digital Electronic Switching System
Hệ thống chuyển mạch điện tử số
EIA
Electronic Inductries Associates
Hiệp hội công nghiệp điện tử
ETS
Eroupean Telecommunication Standard
Tiêu chuẩn viễn thông châu âu
FTTB
Fiber To The Building
Hệ thống cáp quang tới tòa nhà
FTTC
Fiber To The Curb
Hệ thống cáp quang tới cụm thuê bao
FTTH
Fiber To The Home
Hệ thống cáp quang tới nhà
FTTO
Fiber To The Office
Hệ thống cáp quang tới các văn phòng
FTTR
Fiber To The Rural
Hệ thống cáp quang vùng ngoại thành
FTTL
Fiber To The Loop
Mạch vòng cáp quang
FTTF
Fiber To The Floor
Hệ thống Cáp quang ngầm
FMX
Flexible Multiplexer
Bộ tách kênh linh hoạt
HW
Hardware
Phần cứng
IM
Interface Module
Giao tiếp chuẩn
ISDN
Integrated Services Digital Network
Mạng tích hợp số
ISDN – BA
ISDL Basic Access
Truy nhập cơ sở trong mạng tích hợp số
ISDN – RAL
ISDN Primany Rate Access
Truy nhập tốc độ chính trong mạng tích hợp số
ITU
International Telecommunication Union
Hiệp hội viễn thông quốc tế
LE
Local Exchange
Tổng đài cục bộ
LL
Leased Lines
Đường thuê bao riêng
LD
Line Termination
Đường kết thúc
LTO
Line Termination Optic
Đường cáp quang cuối
LAN
Local Area Network
Mạng cục bộ
LU
Line Termial Unit
Hệ thống đường dây cuối
MSU
Management Control Unit
Hệ thống điều khiển quản lý
ODB
Outdoor Box
Hộp ngoài trời
ODT
Optical Distant Termination
Thiết bị quang xa đầu cuối
OS
Operating System
Hệ thống điều khiển
OTRU
Optical Trancerver Unit
Hệ thống nhận quang
PU
Port Unit
Hệ thống cổng
RT
Remote Terminal
Điểu khiển đầu cuối
STM
Synchronuos Transport Module
Modul truyền đồng bộ
SU
Service Unit
Hệ thống cung cấp
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vị trí mạng truy nhâp trong mạng viễn thông 3
Hình 1.2: Cấu trúc mạng truy nhập 4
Hình 1.3: Cấu hình tổng quan của mạng truy nhập 5
Hình 1.5.Cấu hình mạng sao đơn 7
Hình 1.6:Cấu hình mạng sao kép tích cực khi MUX tích hợp trong ONU 7
Hình 1.7: Cấu hình mạng sao kép thụ động 8
Hình 1.8: Cấu hình mạng quang thụ động dạng BUS 9
Hình 1.9: Cấu hình mạng sao kép thụ động với 2 OLT 9
Hình 1.10: Cấu hình mạng Ring tích cực 10
Hình 1.11: Cấu hình mạng Ring thụ động 11
Hình 1.12: Cấu hình mạng hỗn hợp 12
Hình 1.13: Khuôn danh của các kết nối 2,048Mbit/s tại giao diện V5 14
Bảng 1.1: Các trường hợp cấp phát có thể có của V5.1 với hai khe thời gian 15
Bảng 1.2: Các trường hợp cấp phát có thể của V5.1 với ba khe thời gian 16
Bảng 1.3:Các khe thời gian truyền thông V5.2 17
Hình 2.1: Cấu hình của hệ thống thông tin sơi quang 24
Hình 2.2: Các hiện tượng xảy ra khi ánh sáng truyêng tới bề mặt phân cách 27
Hình 2.3: Hiện tưọng phản xạ toàn phần và khúc xạ ánh sáng 28
Hình 2.4: Cấu trúc sợi quang 30
Hình 2.5:cấu trúc ống đệm lỏng 31
Hình 2.6 :Cấu trúc sợi quang có vỏ đệm 32
Hình 2.7: Cấu trúc băng dẹp 33
Hình 2.8: Góc nhận của sợi quang 34
Hình 2.9: Sự truyền ánh sáng trong sợi quang có chiết suất nhảy bậc 35
Hình 2.10: Sự truyền ánh trong sợi GI 35
Hình 2.11: Sợi quang đa mode 36
Hình 2.12: Sợi đơn mode 37
Hình 2.13: Đường đặc tuyến suy hao 39
Hình 2.14: Tán sắc mode (dmod) thay đổi theo chiết suất 40
Hình 2.15: Tán sắc chất liệu ,tán sắc dẫn sóng và tán sắc thể thay đổi theo bước sóng 42
Hình 2.16 :Tán sắc thể của các loại sợi 43
Hình 2.17:Nguyên lý ghép tách kênh PDH 44
Hình 3.1: Cấu tạo thiết bị truy nhập DMAX 53
Hình 3.2: Cấu trúc Universal Point to Point 55
Hình 3.3: Cấu hình Star 55
Hình 3.4 :Cấu hình Drop/insert 56
Hình 3.5. Cấu hình Tree and Branch 56
Hình 3.6:Cấu hình Standard Intergrated Interface 57
Hình 3.7: Cấu hình Enhanced Intergrated Interface 57
Hình 3.8: Cấu hình mạch vòng cáp quang SDH 58
Hình 3.9: DMAX kết hợp với các dịch vụ 59
Hình 3.10 DMUX cho khu vực có nhiều địa hình khác nhau 60
Hình 3.11: DMUX cho các tòa nhà 60
Hình 3.12. DMUX thay thế cho các mạng Analog 61
Hình 3.13: DMUX ứng dụng cung cấp cho các kênh 62
Hình 3.14: DMUX cho mạch vòng cáp quang 155Mbps 63
Hình 3.15: DMAX với giao tiếp V5.2 63
Hình 3.16: DMAX ứng dụng đối với thuê bao ISDN 64
Hình 3.17: DMAX ứng dụng trong băng rộng 65
Hình 4.1: Các thành phần cơ bản của mạng PON 68
Hình 4.2: Sủ dụng kỹ thuật TDM trong PON 70
Hình 4.3: Thoại và truyền hình trên PON 71
Hình 5.1: Sơ đồ mô phỏng mạch vòng thuê SDH cho khu vực đang thiết kế 78
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG
1.1. TỔNG QUAN MẠNG TRUY NHẬP
1.1.1. Vai trò của mạng truy nhập trong mạng viễn thông
Hiện nay các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhà sản xuất thiết bị, các cơ quan quản lý viễn thông, cũng như hướng nghiên cứu đang tập trung vào mạng truy nhập. Đối với Việt Nam, việc sử dụng mạng truy nhập trên mạng viễn thông cũng đã và đang được nghiên cứu, triển khai. Lý do để mạng truy nhập trỏ thành nội dung phát triển có tính chất chiến lược của các quốc gia là:
- Mạng truy nhập chiêm một nửa tổng chi phí đầu tư của toàn bộ mạng viễn thông, mà yếu tố kinh tế của việc triển khai mạng viễn thông là rất quan trọng. Mạng truy nhập mới cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng mạng hiệu quả hơn chi phí quản lý, khai thác, bảo dưỡng thấp hơn. Do đó tạo ra ưu thế trong môi trường cạnh tranh.
- Mạng truy nhập cho phép tối ưu cấu trúc mạng viễn thông, giảm số lượng nút chuyển mạch trên mạng, tăng bán kính phục vụ của tổng đài nội hạt, tăng độ tin cậy của mạng.Với chủ trương giảm cấp mạng viễn thông của Việt Nam thì dù bán kính phục vụ tăng lên đến hàng trăm Km thì toàn bộ tổng đài và mạng truy nhập cũng chỉ là một cấp mạng.
- Mạng truy nhập cho phép triển khai dịch vụ một cách nhanh chóng, tạo ra khả năng tích hợp những dịch vụ mới có chất lượng cao, tốc độ nhanh, băng tần rộng thì chỉ có mạng truy nhập tiên tiến mới có khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Ngoài những dịch có tính chất truyền thống, mạng còn cho phép triển khai các dịch vụ mới như: Truyền hình cáp (CATV), Video theo yêu cầu (VoD), thương mại điện tử, y tế từ xa, đào tạo từ xa…
- Mạng truy nhập co một hệ thống quản lý giúp cho mạng nội hoạt động ổn định, linh hoạt với các khả năng chẩn đoán, khắc phục, và sửa lỗi tốt. Việc theo yêu cầu (VoD), nút dịch vụ truyền hình quảng bá và các hệ thống truyền dẫn liên đài, nhằm cung cấp các dịch vụ cho người dùng thông qua các điểm dịch vụ.
- Mạng truy nhập nằm giữa người sử dụng dịch vụ viễn thông và điểm cung cấp dịch vụ của mạng để truyền tải các dịch vụ sẵn có từ điểm cung cấp dịch vụ đến người sử dụng.
- Mạng truy nhập giao tiếp với bên ngoài thông qua 3 loại giao diện:
+ Giao diện người sử dụng – mạng (UNI): Phụ thuộc vào loại dịch vụ cung cấp.
+ Giao diện mạng truy nhập – mạng lõi(SNI);có thể là giao diện 2 dây trong hệ thống truy nhập cũ, hoặc giao diện V5.x, V5B.x hoặc giao diện riêng của các loại dịch vụ khác
+ Giao diện quản lý Q: Là giao diện tiêu chuẩn để kết nối đến hệ thống quản lỹ mạng TMN
1.1.2. Vị trí và Cấu trúc mạng truy nhập
1.1.2.1. Vị trí mạng truy nhập trong mạng viễn thông
Mạng truy nhập là mạng nằm giữa người sử dụng dịch vụ Viễn Thông và điểm cung cấp dịch vụ của mạng. Mạng viễn thông gồm hai thành phần: mạng lõi và mạng truy nhập. Cả hai thành phần này đều nằm dưới một mạng quản lý chung TMN (hình 1.1)
Hình 1.1 Vị trí mạng truy nhâp trong mạng viễn thông
- Mạng lõi bao gồm các tổng đai nội hạt, tổng đài liên tỉnh, tổng đài quốc tế, nút dịch vụ kênh thuê riêng, nút chuyển mạch dữ liệu, nút dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (VoD), nút dịch vụ truyền hình quảng bá và các hệ thống truyền dẫn liên đài, nhằm cung cấp các dịch vụ cho người dùng thông qua các điểm dịch vụ.
- Mạng truy nhập nằm giữa người sử dụng dịch vụ viễn thông và điểm cung cấp dịch vụ của mạng để truyền tải các dịch vụ sẵn có từ điểm cung cấp dịch vụ đến người sử dụng.
- Mạng truy nhập giao tiếp với bên ngoài thông qua 3 loại giao diện:
+ Giao diện người sử dụng - mạng (UNI):phụ thuộc vào loại dịch vụ cung cấp
+ Giao diện mạng truy nhập – mạng lõi (SNI) :có thể là giao diện 2 dây trong các hệ thống truy nhập cũ, hoặc giao diện V5.x,V5B.x hoặc giao diện riêng của các loại dịch vụ khác.
+ Giao diện quản lý Q: là giao diện tiêu chuẩn để kết nối đến hệ thống quản lý mạng TMN
1.1.2.2. Cấu trúc mạng truy nhập
Hình 1.2: Cấu trúc mạng truy nhập
Cấu trúc mạng truy nhập gồm 4 thành phần: Kết cuối mạng nối với mạng lõi, mạng phân phối và các điểm truy nhập mạng, môi trường kết nối thuê bao và các thiết bị đầu cuối của người sử dụng.
- Phần mạng truy nhập giao tiếp với mạng lõi gọi là kết cuối tổng đài, phần này thường được đặt tại tổng đài. Các kết cuối này được kết kết nối với tổng đài thông qua giao diện chuẩn V5.x cho các dịch vụ băng hẹp hoặc các giao diện riêng của dịch vụ khác. Các giao diện truy nhập tiêu chuẩn cho phép thiết bị truy nhập của nhà cung cấp khác nhau có thể cùng làm việc trên một mạng.
- Tại đầu xa của mạng là các điểm truy nhập mạng. Điểm truy nhập mạng có chức năng kết nối với các thuê bao sử dụng các dịch vụ khác thông qua các giao diện tương ứng với từng loại dịch vụ. Các điểm truy nhập mạng được kết cuối với tổng đài thông qua mạng truyền dẫn. Mạng truyền dẫn này có thể có cấu hình linh hoạt như điểm nối điểm, điểm nối đa điểm (hình sao tích cực hay thụ động ), cấu hình vòng, cấu hình chuỗi, có thể kết hợp các cấu hình kể trên trong một mạng. Phương thức truyền dẫn có thể là cáp quang hay ViBa, khi mạng truyền dẫn giữa các điểm truy nhập và kết cuối tổng đài là phương thức truyền dẫn quang thì mạng truy nhập được gọi là mạng truy nhập quang.
- Môi trường kết nối thuê bao phục vụ cho kết nối cuối cùng thừ thuê bao đến mạng truy nhập. Kết nối này có thể dựa trên các môi trường truyền dẫn khác nhau, có thể là vô tuyến (trong trường hợp này gọi là mạng thuê bao vô tuyến cố định - WLL), có thể là hữu tuyến cáp đồng hay cáp quang. Các công nghệ truyền dẫn khác nhau được sử dụng trên kết nối này tùy theo nhu cầu về dịch vụ và tùy theo hệ thống cụ thể của nhà sản xuất. Hiện nay có nhiều giải pháp công nghệ được đưa ra để nâng cao dung lượng truyền dẫn của đôi dây cáp đồng, nhằm cung cấp các dịc vụ mới đòi hỏi băng tần rộng như: HDSL, ADSL, VDAL….
1.2. MẠNG TRUY NHẬP QUANG ( AON )
1.2.1. Khái niệm
Cấu hình tổng quát của mạng truy nhập quang theo định nghĩa của ITU như sau:
UNI(User Network interface) : Giao diện giữa người sử dụng và mạng truy nhập
SNI(Switching Network Interface) : Giao diện giữa mạng truy nhập và mạng lõi
ANT(Access Network Termination) : Đầu cuối mạng truy nhập
RAN(Remote Access Network) : Điểm truy nhập đầu xa
TS(Transmission Systems) : Hệ thống truyền dẫn
Hình 1.3: Cấu hình tổng quan của mạng truy nhập
Mạng truy nhập quang là mạng truy nhập mà hệ thống truyền dẫn (TS) là hệ thống truyền dẫn quang. Hệ thống truyền quang khi này bao gồm: Các thiết bị đầu cuối quang hoặc tách riêng hoặc được tích hợp trong chức năng của các ANT, RAN và hệ thông cáp quang. Các ANT và RAN với thiết bị đầu cuối quang tích hợp được gọi là OLT và ONU. Hệ thống cáp quang gồm mạng cáp quang và thiết bị xen tách quang, khuyếch đại quang
OLT (Optical Line Terminate) : Đầu cuối đường quang
ONU (Optical Network Unit) : Đơn vị mạng quang
FCS (Fiber Optical Cable System) : Hệ thống cáp quang
Hình 1.4: Cấu hình tổng quan của mạng truy nhập quang
Trong quá trình nghiên cứu cách thức phát triển của hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truy nhập, việc tìm ra các cấu hình vật lý của mạng có một vai trò quan trọng. Cấu hình của hệ thống truyền dẫn quang và cấu trúc thiết bị đẫu cuối cung cấp dịch vụ cho các thuê bao là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành và khả năng mở rộng, nâng cấp mạng.
1.2.2. Các loại cấu hình mạng truy nhập quang
1.2.2.1. Cấu hình mạng sao đơn
Trong các cấu hình mạng truy nhập quang, cấu hình mạng sao đơn là đơn giản nhất. Cấu hình này bao gồm các tuyến truyền dẫn điểm nối đa điểm
Hình 1.5.Cấu hình mạng sao đơn
Trong cấu hình mạng sao đơn, thiết bị OLT cần có nhiều giao diện quang, mỗi giao diện quang làm việc với một ONU.
Cấu hình này chỉ hiệu qủa khi tại mỗi điểm đặt ONU có một số lớn thuê bao do trong cấu hình này chi phí cho việc lắp đặt cáp lớn
1.2.2.2. Cấu hình mạng sao kép tích cực
Hình 1.6:Cấu hình mạng sao kép tích cực khi MUX tích hợp trong ONU
Cấu hình này ưu điểm là chi phí lắp đặt cáp giảm ,do trên một tuyến sợi quang từ OLT đến D/MUX phục vụ cho nhiều ONU. Nhưng có nhược điểm là tăng chi phí bảo dưỡng và cấp nguồn cho D/MUX. Khi khoảng cách từ OLT đến MUX lớn thì cấu hình này rất hiệu quả.Cấu hình này có ưu điểm là khoảng cách truyền dẫn lớn do D/MUX là thiết bị tích cực
1.2.2.3. Cấu hình mạng sao kép thụ động
Hình 1.7: Cấu hình mạng sao kép thụ động
Cấu hình này tương tự như cấu hình mạng sao kép tích cực khi các D/MUX được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung.doc
- file HIEU.dwg