Trong bức tranh về lịch sử triều Nguyễn chúng ta thấy sự hiện diện rất rõ những nét đậm nhạt, những gam màu tối sáng khác nhau, thậm chí tồn tại những mảng đen trắng không rõ ràng. Sự đan xen giữa công và tội, giữa những cái tiến bộ và hạn chế của một vương triều vừa được xem như "vị khai quốc công thần" nhưng cũng vừa là một “tội đồ” của lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã thu hút không ít những học giả, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến mình.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự ổn định lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - xã hội. Mâu thuẫn mang tính xung đột - dù được biểu hiện dưới bất kỳ góc độ nào - luôn luôn là cản trở cho mọi sự phát triển.
Xu hướng của thời đại ngày nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên mọi phương diện thì mâu thuẫn là vấn đề mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm và luôn tìm cách hạn chế. Khi tất cả mọi người trên thế giới đều có những mối quan tâm chung, có lợi ích chung về hòa bình, ổn định và hợp tác thì việc tránh để xảy ra xung đột trên mọi phương diện sẽ là điều cần thiết. Thế giới hiện vẫn còn tồn tại nhiều điểm nóng như Trung Đông, Ả Rập, khu vực Châu Phi thậm chí có nơi nguy cơ xung đột còn bộc lộ dưới dạng tiềm ẩn như vùng Đông Bắc Á (quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên). Hậu quả của xung đột thì không gì có thể lường tính hết được, nhưng một thực tế rất rõ ràng rằng, bất kể khi nào, dù là ở đâu, nếu có xung đột hay mâu thuẫn xảy ra hậu quả cuối cùng lại chính là bản thân con người, bản thân chúng ta phải gánh chịu. Vì thế, giải quyết tốt các mâu thuẫn để tránh xảy ra xung đột là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ quá khứ.
Đây là lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
1.2. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài, song thực tế là trong triều đình nhà Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1884 tồn tại hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương. Trong bối cảnh đầy biến động của thế kỷ XIX, đứng trước những yêu cầu của lịch sử, hai xu hướng này đã tỏ ra mâu thuẫn gay gắt: đầu tiên là việc thiết lập ngai vàng, lựa chọn người kế vị và sau nữa là những vấn đề liên quan đến quốc sách đã xuất hiện những bất ổn. Điều này là đương nhiên khi mà vương triều Nguyễn đã không có sự thống nhất cần thiết về tư tưởng chủ đạo (chúng ta không kỳ vọng một cách ngây thơ rằng mọi tư tưởng đều phải thống nhất với nhau, vì trong nhiều trường hợp sự đấu tranh giữa những tư tưởng khác nhau là nguyên nhân của sự phát triển). Ở đây cái cần bàn là triều đình nhà Nguyễn với sự hạn chế về mặt ý thức hệ đã không thể có một đối sách thống nhất và dứt khoát để lựa chọn cho mình một định hướng chính trị làm kim chỉ nam, khiến cho nội bộ nảy sinh những phe phái đại diện cho những xu hướng thân ngoại bang. Nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm và những tác động của cuộc xung đột giữa hai xu hướng đại diện cho hai thế lực đang có ảnh hưởng lớn tới vương triều Nguyễn; là để góp thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải xác đáng cho những trục trặc không đáng có trong sự phát triển của một vương triều, một quốc gia phong kiến thời ấy.
1.3. Từ lâu việc nghiên cứu về họ Nguyễn và vương triều Nguyễn đã tiêu tốn biết bao công sức, trí tuệ của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dường như tìm hiểu về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn chưa bao giờ là nhàm chán đối với những ai quan tâm. Sở dĩ như thế là vì cho đến nay vẫn còn khá nhiều bí ẩn liên quan đến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn chưa được khám phá hết, chưa được nhìn nhận nhất quán trong học giới cũng như trong nhận thức của nhân dân. Với gần một thế kỷ tồn tại có chủ quyền (1802-1884) và hơn nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945), triều Nguyễn trong con mắt của dân gian và một số nhà nghiên cứu trước đây được xem như là tội đồ của lịch sử. Triều đại ấy thường chỉ nhận được một cách đánh giá: là bán nước, là phản động, là "cõng rắn cắn gà nhà", ''rước voi về dày mả tổ" Một sự lên án, phê phán "cái tội" đến mức phủ định tất cả những gì thuộc về "cái công" của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, dưới ánh sáng của tư duy đổi mới và những tài liệu mới, việc nhận thức về quá khứ gần gũi với thời đại chúng ta là triều Nguyễn đã không còn khắt khe như trước nữa. Vượt qua cái định kiến về một triều đại bán nước, triều đại tối phản động, dần dần giới sử học bắt đầu thừa nhận những công tích mà chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử dân tộc. Rất nhiều công trình nghiên cứu mới trong và ngoài nước được công bố, hàng chục cuộc hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tiến hành với những quan điểm khách quan, trung thực, công bằng, "biểu thị một thái độ sỏng phẳng đối với quá khứ" (GS Phan Huy Lê). Hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" được tổ chức tại Thanh Hóa trong hai ngày 18-19/10/2008 có thể được ví như một "phiên tòa" được mở lại nhằm "minh oan" cho dòng họ Nguyễn. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã đạt được sự đồng thuận, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể đi đến thống nhất như: việc Nguyễn Ánh cầu cứu ngoại bang, vấn đề canh tân, nguyên nhân mất nước, vấn đề đạo Thiên Chúa, chính sách bế quan tỏa cảng. Rõ ràng nhận thức về vương triều Nguyễn mới chỉ có xu hướng xích lại gần nhau chứ chưa hề có một sự thống nhất hoàn toàn trong cách nhìn nhận và đánh giá.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi không có tham vọng làm thay đổi định hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử, lại càng không có ý định luận bàn đúng sai về mặt phương pháp luận. Chúng tôi chỉ hy vọng với kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói khách quan, trung thực và công bằng trong nhận định về một vấn đề cụ thể của vương triều Nguyễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói vương triều Nguyễn là một trong những vương triều phong kiến Việt Nam có sức hấp dẫn lớn các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài các công trình nghiên cứu đã được công bố, vương triều này giữ kỷ lục về số lượng các cuộc hội thảo (trên 20 hội thảo) và hội thảo quốc gia gần đây nhất là vào tháng 10/2008 tại Thanh Hóa. Điều này phản ánh một thực tế: xung quanh lịch sử triều Nguyễn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận.
Giáo sư Văn Tạo trong tài liệu "Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc" đã phác họa tổng quan về quá trình phát sinh, phát triển trong đó có đề cập đến những mặt mạnh, yếu của nhà Nguyễn. Cũng tổng quan về nhà Nguyễn còn có tác phẩm "Triều đại nhà Nguyễn" của Tôn Thất Bình, "Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn" của tạp chí Xưa và Nay.
Giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm "Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám", Tập 1, đã đề cập và phân tích khá toàn diện về cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các phe phái trong triều đình Huế. Có thể nói tác phẩm đã mang đến cho người đọc một sự hình dung nào đó về sự hiện diện của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình nhà Nguyễn.
Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1967, số 94 có bài "Tìm hiểu thêm về cuộc đấu tranh giữa phái chủ chiến và những phái chủ hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX", của tác giả Đặng Huy Vận cũng phần nào cho thấy biểu hiện của hai xu hướng này.
Tác giả Huỳnh Ngọc Đáng trong luận án tiến sĩ của ông ''Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" đã phản ánh khá đầy đủ và chi tiết về bộ phận người Hoa sinh sống tại Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
Trong một bài viết đăng trên trang Web www.namdinhonline.net (www.namdinhonline.net/forum/showthread.php?t=1320), của tác giả Huỳnh Minh Triết người đọc đã phần nào thấy được tình trạng đạo Thiên Chúa cũng như quan điểm của tác giả về sự du nhập và truyền bá Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam dưới thời Nguyễn.
Trong chuyên đề "Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX" (Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG HN 2002), PGS.TS Nguyễn Trọng Văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ; hay trong nghiên cứu "Bàn thêm về nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX" PGS.TS Nguyễn Trọng Văn cũng đã luận bàn về nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX; hay trong một công trình viết chung với nhiều giáo sư đầu ngành khác "Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn" PGS.TS cũng đã góp phần mang đến cho người đọc những hiểu biết khá cụ thể về xu hướng canh tân dưới triều Nguyễn.
Ngoài ra, hai kỷ yếu hội thảo lớn mang tầm quốc gia: "Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thông"- Hà Nội 2002, và "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX"- Thanh Hóa 2008, tập hợp rất nhiều những bài viết của các nhà sử học đầu ngành, các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, chính trị và bang giao của triều Nguyễn. Đây được xem như là một trong những tài liệu quan trọng nhất của luận văn.
Bên cạnh đó, trên các tạp chí như Xưa và Nay, Nghiên cứu lịch sử, Văn-Sử-Địa, Thông báo khoa học các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề mà luận văn nghiên cứu như: Đỗ văn Ninh với bài viết "Quân đội nhà Nguyễn" (Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993), hay nhà sử học Dương Trung Quốc với bài "Tiếp cận một cách nhìn thật hơn về triều Nguyễn" (Xưa và nay, Huế 2002) Ngoài ra cũng có nhiều tác phẩm khác cũng đề cập đến tình hình chính trị, quân sự và bang giao của triều Nguyễn như: "Triều Nguyễn-những vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học" của ĐH sư phạm Huế, Trần Văn Giàu: "Chống xâm lăng", Nguyễn Phan Quang: "Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, mở cửa hay đóng cửa?", Một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt như: "Người Pháp và người An Nam bạn hay thù", Philippe Devillers, dịch giả Ngô Văn Quỹ; "Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" (1847-1883), GS.Yoshiharu Tsuboi, "Sự nghiệp của người Pháp ở Đông Dương", T1, Taboulet Tất cả đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất: Các công trình trên chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về tình hình chính trị, quân sự triều Nguyễn ở các phương diện như ngoại giao, xu hướng canh tân, chủ chiến, chủ hòa, nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Riêng về sự tồn tại của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương cũng như những mâu thuẫn của hai xu hướng này thì chưa thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện.
Thứ hai: Về sự hiện diện của người Pháp và người Minh Hương trong bộ máy chính quyền phong kiến Nguyễn, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới song lại chưa làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của họ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Thứ ba: Về cái chết của Đông cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh được một số công trình phản ánh nhưng lại quá mập mờ, đôi khi đánh giá còn mang tính chủ quan, luận giải chưa rõ ràng.
Thứ tư: Khi trình bày về các chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo giết đạo thì trình bày thiếu hệ thống; luận bàn về chính sách canh tân hay về bi kịch mất nước còn thiếu thống nhất về mặt quan điểm. Hầu như chưa công trình nào xem xét những vấn đề này dưới góc độ là ảnh hưởng của một cuộc xung đột chính trị trong nội bộ triều đình Nguyễn.
Qua những khảo cứu trên cho phép chúng tôi nhận định đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều sách và tài liệu, nhiều bài báo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những vấn đề liên quan tới đề tài. Tuy nhiên, chưa hề có một công trình của tập thể hay cá nhân nào đề cập thẳng và tập trung vào vấn đề “Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884”. Có lẽ đây là lần đầu tiên vấn đề mà chúng tôi đưa ra được tìm hiểu, được luận giải một cách đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc khai thác các mâu thuẫn chính giữa hai khuynh hướng chính trị thân Trung Quốc và thân Tây phương trong giai đoạn 1802-1884 trong triều đình nhà Nguyễn để từ đó chỉ ra những hậu quả tất yếu mà vương triều này phải gánh chịu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân, sự hình thành, phát triển và ảnh hưởng của những mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884. Những vấn đề khác như sự giao thoa, xâm nhập; sự chế ước lẫn nhau giữa hai khuynh hướng kể trên không thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài.
5. Cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận vấn đề.
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên hai bình diện lý luận và thực tiễn. Hướng giải quyết của đề tài là trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, sử dụng quan điểm tiếp cận hệ thống để khai thác những mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau đây:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận lịch sử: phân tích và tổng hợp lý thuyết, logic, phương pháp lịch sử.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn lịch sử: khảo sát, điều tra thực trạng lịch sử, điền dã
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên biệt trong nghiên cứu lịch sử như: khảo cứu, tra cứu, đối chiếu, đối sánh để chính xác hóa các nguồn thông tin liên quan đến sử liệu.
6. Nguồn tài liệu
Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu về triều Nguyễn ở Việt Nam khá phong phú, đặc biệt là trong một vài thập niên trở lại đây, thu hút rất nhiều độc giả và giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước tham gia. Đây là một thuận lợi cho tác giả. Tuy nhiên vấn đề mà luận văn đặt ra là khá phức tạp bởi nguồn tài liệu về triều Nguyễn khá nhiều nhưng lại rất ít những tài liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tác giả luận văn đã cố gắng khai thác tối đa nguồn tư liệu từ các bộ chính sử Việt Nam, trong đó đặc biệt là nguồn tư liệu của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, tập hợp trong đó những chi tiết lịch sử liên quan đến những mâu thuẫn của hai phái thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình Nguyễn, lấy đó làm cứ liệu để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Xưa và Nay, Văn-Sử-Địa, Kỷ yếu các hội thảo khoa học về triều Nguyễn của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và hiện nay đều được tác giả luận văn trân trọng khai thác và sử dụng. Chắc chắn sẽ còn nhiều tài liệu mà tác giả chưa có may mắn được tiếp cận, đây là một thiệt thòi cho tác giả.
Các hiện vật lịch sử, các ảnh tư liệu, các văn bản được sao chụp từ tư liệu gốc mà triều đình nhà Nguyễn để lại sẽ làm tăng tính phong phú và sức thuyết phục của những luận điểm có được trong đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã mạnh dạn đặt ra một vấn đề và giải quyết nó theo một hướng tiếp cận mới, do đó có tác dụng giúp cho những người quan tâm đến vấn đề này có thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải tương đối đầy đủ, khoa học và có hệ thống về những mâu thuẫn mang tính xung đột giữa hai phái thân Trung Quốc và thân Tây phương cũng như ảnh hưởng của nó đến chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Một số vấn đề liên quan đến nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn từ trước tới nay vốn còn có nhiều ý kiến khác nhau giờ đây đã phần nào được lý giải, đó là các vấn đề về phế lập ngôi vị, về vấn đề lựa chọn Quốc giáo, về quan điểm và cách thức bảo vệ nền độc lập dân tộc trước họa ngoại xâm
Canh tân - thủ cựu, chủ chiến - chủ hòa hay chuyện phế lập ngôi vị là những vấn đề không mới, nhưng luận văn đã nghiên cứu những vấn đề đó theo một hướng tiếp cận mới, nhờ thế đã lý giải thỏa đáng những mâu thuẫn mang tính xung đột của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều Nguyễn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu , luận văn gồm ba chương:
Chương I: Sự hình thành hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương II: Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương III: Chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn dưới tác động của hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương giai đoạn 1802-1884.
105 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Trêng ®¹i häc Vinh
-----(((-----
Lu thÞ oanh
M©u thuÉn gi÷a xu híng th©n trung quèc
Vµ th©n t©y ph¬ng trong v¬ng triÒu nguyÔn giai ®o¹n 1802 - 1884
luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc lÞch sö
Vinh – 2009
MỞ ĐẦU
Trong bức tranh về lịch sử triều Nguyễn chúng ta thấy sự hiện diện rất rõ những nét đậm nhạt, những gam màu tối sáng khác nhau, thậm chí tồn tại những mảng đen trắng không rõ ràng. Sự đan xen giữa công và tội, giữa những cái tiến bộ và hạn chế của một vương triều vừa được xem như "vị khai quốc công thần" nhưng cũng vừa là một “tội đồ” của lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã thu hút không ít những học giả, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến mình.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự ổn định lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - xã hội. Mâu thuẫn mang tính xung đột - dù được biểu hiện dưới bất kỳ góc độ nào - luôn luôn là cản trở cho mọi sự phát triển.
Xu hướng của thời đại ngày nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên mọi phương diện thì mâu thuẫn là vấn đề mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm và luôn tìm cách hạn chế. Khi tất cả mọi người trên thế giới đều có những mối quan tâm chung, có lợi ích chung về hòa bình, ổn định và hợp tác thì việc tránh để xảy ra xung đột trên mọi phương diện sẽ là điều cần thiết. Thế giới hiện vẫn còn tồn tại nhiều điểm nóng như Trung Đông, Ả Rập, khu vực Châu Phi… thậm chí có nơi nguy cơ xung đột còn bộc lộ dưới dạng tiềm ẩn như vùng Đông Bắc Á (quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên). Hậu quả của xung đột thì không gì có thể lường tính hết được, nhưng một thực tế rất rõ ràng rằng, bất kể khi nào, dù là ở đâu, nếu có xung đột hay mâu thuẫn xảy ra hậu quả cuối cùng lại chính là bản thân con người, bản thân chúng ta phải gánh chịu. Vì thế, giải quyết tốt các mâu thuẫn để tránh xảy ra xung đột là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ quá khứ.
Đây là lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
1.2. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài, song thực tế là trong triều đình nhà Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1884 tồn tại hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương. Trong bối cảnh đầy biến động của thế kỷ XIX, đứng trước những yêu cầu của lịch sử, hai xu hướng này đã tỏ ra mâu thuẫn gay gắt: đầu tiên là việc thiết lập ngai vàng, lựa chọn người kế vị và sau nữa là những vấn đề liên quan đến quốc sách đã xuất hiện những bất ổn. Điều này là đương nhiên khi mà vương triều Nguyễn đã không có sự thống nhất cần thiết về tư tưởng chủ đạo (chúng ta không kỳ vọng một cách ngây thơ rằng mọi tư tưởng đều phải thống nhất với nhau, vì trong nhiều trường hợp sự đấu tranh giữa những tư tưởng khác nhau là nguyên nhân của sự phát triển). Ở đây cái cần bàn là triều đình nhà Nguyễn với sự hạn chế về mặt ý thức hệ đã không thể có một đối sách thống nhất và dứt khoát để lựa chọn cho mình một định hướng chính trị làm kim chỉ nam, khiến cho nội bộ nảy sinh những phe phái đại diện cho những xu hướng thân ngoại bang. Nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm và những tác động của cuộc xung đột giữa hai xu hướng đại diện cho hai thế lực đang có ảnh hưởng lớn tới vương triều Nguyễn; là để góp thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải xác đáng cho những trục trặc không đáng có trong sự phát triển của một vương triều, một quốc gia phong kiến thời ấy.
1.3. Từ lâu việc nghiên cứu về họ Nguyễn và vương triều Nguyễn đã tiêu tốn biết bao công sức, trí tuệ của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dường như tìm hiểu về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn chưa bao giờ là nhàm chán đối với những ai quan tâm. Sở dĩ như thế là vì cho đến nay vẫn còn khá nhiều bí ẩn liên quan đến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn chưa được khám phá hết, chưa được nhìn nhận nhất quán trong học giới cũng như trong nhận thức của nhân dân. Với gần một thế kỷ tồn tại có chủ quyền (1802-1884) và hơn nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945), triều Nguyễn trong con mắt của dân gian và một số nhà nghiên cứu trước đây được xem như là tội đồ của lịch sử. Triều đại ấy thường chỉ nhận được một cách đánh giá: là bán nước, là phản động, là "cõng rắn cắn gà nhà", ''rước voi về dày mả tổ"… Một sự lên án, phê phán "cái tội" đến mức phủ định tất cả những gì thuộc về "cái công" của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, dưới ánh sáng của tư duy đổi mới và những tài liệu mới, việc nhận thức về quá khứ gần gũi với thời đại chúng ta là triều Nguyễn đã không còn khắt khe như trước nữa. Vượt qua cái định kiến về một triều đại bán nước, triều đại tối phản động, dần dần giới sử học bắt đầu thừa nhận những công tích mà chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử dân tộc. Rất nhiều công trình nghiên cứu mới trong và ngoài nước được công bố, hàng chục cuộc hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tiến hành với những quan điểm khách quan, trung thực, công bằng, "biểu thị một thái độ sỏng phẳng đối với quá khứ" (GS Phan Huy Lê). Hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" được tổ chức tại Thanh Hóa trong hai ngày 18-19/10/2008 có thể được ví như một "phiên tòa" được mở lại nhằm "minh oan" cho dòng họ Nguyễn. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã đạt được sự đồng thuận, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể đi đến thống nhất như: việc Nguyễn Ánh cầu cứu ngoại bang, vấn đề canh tân, nguyên nhân mất nước, vấn đề đạo Thiên Chúa, chính sách bế quan tỏa cảng... Rõ ràng nhận thức về vương triều Nguyễn mới chỉ có xu hướng xích lại gần nhau chứ chưa hề có một sự thống nhất hoàn toàn trong cách nhìn nhận và đánh giá.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi không có tham vọng làm thay đổi định hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử, lại càng không có ý định luận bàn đúng sai về mặt phương pháp luận. Chúng tôi chỉ hy vọng với kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói khách quan, trung thực và công bằng trong nhận định về một vấn đề cụ thể của vương triều Nguyễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói vương triều Nguyễn là một trong những vương triều phong kiến Việt Nam có sức hấp dẫn lớn các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài các công trình nghiên cứu đã được công bố, vương triều này giữ kỷ lục về số lượng các cuộc hội thảo (trên 20 hội thảo) và hội thảo quốc gia gần đây nhất là vào tháng 10/2008 tại Thanh Hóa. Điều này phản ánh một thực tế: xung quanh lịch sử triều Nguyễn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận.
Giáo sư Văn Tạo trong tài liệu "Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc" đã phác họa tổng quan về quá trình phát sinh, phát triển trong đó có đề cập đến những mặt mạnh, yếu của nhà Nguyễn. Cũng tổng quan về nhà Nguyễn còn có tác phẩm "Triều đại nhà Nguyễn" của Tôn Thất Bình, "Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn" của tạp chí Xưa và Nay.
Giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm "Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám", Tập 1, đã đề cập và phân tích khá toàn diện về cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các phe phái trong triều đình Huế. Có thể nói tác phẩm đã mang đến cho người đọc một sự hình dung nào đó về sự hiện diện của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình nhà Nguyễn.
Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1967, số 94 có bài "Tìm hiểu thêm về cuộc đấu tranh giữa phái chủ chiến và những phái chủ hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX", của tác giả Đặng Huy Vận cũng phần nào cho thấy biểu hiện của hai xu hướng này.
Tác giả Huỳnh Ngọc Đáng trong luận án tiến sĩ của ông ''Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" đã phản ánh khá đầy đủ và chi tiết về bộ phận người Hoa sinh sống tại Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
Trong một bài viết đăng trên trang Web ( của tác giả Huỳnh Minh Triết người đọc đã phần nào thấy được tình trạng đạo Thiên Chúa cũng như quan điểm của tác giả về sự du nhập và truyền bá Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam dưới thời Nguyễn.
Trong chuyên đề "Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX" (Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG HN 2002), PGS.TS Nguyễn Trọng Văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ; hay trong nghiên cứu "Bàn thêm về nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX" PGS.TS Nguyễn Trọng Văn cũng đã luận bàn về nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX; hay trong một công trình viết chung với nhiều giáo sư đầu ngành khác "Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn" PGS.TS cũng đã góp phần mang đến cho người đọc những hiểu biết khá cụ thể về xu hướng canh tân dưới triều Nguyễn.
Ngoài ra, hai kỷ yếu hội thảo lớn mang tầm quốc gia: "Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thông"- Hà Nội 2002, và "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX"- Thanh Hóa 2008, tập hợp rất nhiều những bài viết của các nhà sử học đầu ngành, các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, chính trị và bang giao của triều Nguyễn. Đây được xem như là một trong những tài liệu quan trọng nhất của luận văn.
Bên cạnh đó, trên các tạp chí như Xưa và Nay, Nghiên cứu lịch sử, Văn-Sử-Địa, Thông báo khoa học… các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề mà luận văn nghiên cứu như: Đỗ văn Ninh với bài viết "Quân đội nhà Nguyễn" (Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993), hay nhà sử học Dương Trung Quốc với bài "Tiếp cận một cách nhìn thật hơn về triều Nguyễn" (Xưa và nay, Huế 2002)…Ngoài ra cũng có nhiều tác phẩm khác cũng đề cập đến tình hình chính trị, quân sự và bang giao của triều Nguyễn như: "Triều Nguyễn-những vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học" của ĐH sư phạm Huế, Trần Văn Giàu: "Chống xâm lăng", Nguyễn Phan Quang: "Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, mở cửa hay đóng cửa?",… Một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt như: "Người Pháp và người An Nam bạn hay thù", Philippe Devillers, dịch giả Ngô Văn Quỹ; "Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" (1847-1883), GS.Yoshiharu Tsuboi, "Sự nghiệp của người Pháp ở Đông Dương", T1, Taboulet … Tất cả đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất: Các công trình trên chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về tình hình chính trị, quân sự triều Nguyễn ở các phương diện như ngoại giao, xu hướng canh tân, chủ chiến, chủ hòa, nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp… Riêng về sự tồn tại của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương cũng như những mâu thuẫn của hai xu hướng này thì chưa thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện.
Thứ hai: Về sự hiện diện của người Pháp và người Minh Hương trong bộ máy chính quyền phong kiến Nguyễn, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới song lại chưa làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của họ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Thứ ba: Về cái chết của Đông cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh được một số công trình phản ánh nhưng lại quá mập mờ, đôi khi đánh giá còn mang tính chủ quan, luận giải chưa rõ ràng.
Thứ tư: Khi trình bày về các chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo giết đạo thì trình bày thiếu hệ thống; luận bàn về chính sách canh tân hay về bi kịch mất nước còn thiếu thống nhất về mặt quan điểm. Hầu như chưa công trình nào xem xét những vấn đề này dưới góc độ là ảnh hưởng của một cuộc xung đột chính trị trong nội bộ triều đình Nguyễn.
Qua những khảo cứu trên cho phép chúng tôi nhận định đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều sách và tài liệu, nhiều bài báo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những vấn đề liên quan tới đề tài. Tuy nhiên, chưa hề có một công trình của tập thể hay cá nhân nào đề cập thẳng và tập trung vào vấn đề “Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884”. Có lẽ đây là lần đầu tiên vấn đề mà chúng tôi đưa ra được tìm hiểu, được luận giải một cách đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc khai thác các mâu thuẫn chính giữa hai khuynh hướng chính trị thân Trung Quốc và thân Tây phương trong giai đoạn 1802-1884 trong triều đình nhà Nguyễn để từ đó chỉ ra những hậu quả tất yếu mà vương triều này phải gánh chịu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân, sự hình thành, phát triển và ảnh hưởng của những mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884. Những vấn đề khác như sự giao thoa, xâm nhập; sự chế ước lẫn nhau giữa hai khuynh hướng kể trên không thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài.
5. Cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận vấn đề.
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên hai bình diện lý luận và thực tiễn. Hướng giải quyết của đề tài là trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, sử dụng quan điểm tiếp cận hệ thống để khai thác những mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau đây:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận lịch sử: phân tích và tổng hợp lý thuyết, logic, phương pháp lịch sử.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn lịch sử: khảo sát, điều tra thực trạng lịch sử, điền dã…
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên biệt trong nghiên cứu lịch sử như: khảo cứu, tra cứu, đối chiếu, đối sánh… để chính xác hóa các nguồn thông tin liên quan đến sử liệu.
6. Nguồn tài liệu
Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu về triều Nguyễn ở Việt Nam khá phong phú, đặc biệt là trong một vài thập niên trở lại đây, thu hút rất nhiều độc giả và giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước tham gia. Đây là một thuận lợi cho tác giả. Tuy nhiên vấn đề mà luận văn đặt ra là khá phức tạp bởi nguồn tài liệu về triều Nguyễn khá nhiều nhưng lại rất ít những tài liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tác giả luận văn đã cố gắng khai thác tối đa nguồn tư liệu từ các bộ chính sử Việt Nam, trong đó đặc biệt là nguồn tư liệu của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, tập hợp trong đó những chi tiết lịch sử liên quan đến những mâu thuẫn của hai phái thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình Nguyễn, lấy đó làm cứ liệu để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Xưa và Nay, Văn-Sử-Địa, Kỷ yếu các hội thảo khoa học về triều Nguyễn của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và hiện nay đều được tác giả luận văn trân trọng khai thác và sử dụng. Chắc chắn sẽ còn nhiều tài liệu mà tác giả chưa có may mắn được tiếp cận, đây là một thiệt thòi cho tác giả.
Các hiện vật lịch sử, các ảnh tư liệu, các văn bản được sao chụp từ tư liệu gốc mà triều đình nhà Nguyễn để lại sẽ làm tăng tính phong phú và sức thuyết phục của những luận điểm có được trong đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã mạnh dạn đặt ra một vấn đề và giải quyết nó theo một hướng tiếp cận mới, do đó có tác dụng giúp cho những người quan tâm đến vấn đề này có thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải tương đối đầy đủ, khoa học và có hệ thống về những mâu thuẫn mang tính xung đột giữa hai phái thân Trung Quốc và thân Tây phương cũng như ảnh hưởng của nó đến chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Một số vấn đề liên quan đến nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn từ trước tới nay vốn còn có nhiều ý kiến khác nhau giờ đây đã phần nào được lý giải, đó là các vấn đề về phế lập ngôi vị, về vấn đề lựa chọn Quốc giáo, về quan điểm và cách thức bảo vệ nền độc lập dân tộc trước họa ngoại xâm…
Canh tân - thủ cựu, chủ chiến - chủ hòa hay chuyện phế lập ngôi vị là những vấn đề không mới, nhưng luận văn đã nghiên cứu những vấn đề đó theo một hướng tiếp cận mới, nhờ thế đã lý giải thỏa đáng những mâu thuẫn mang tính xung đột của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều Nguyễn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu…, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Sự hình thành hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương II: Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương III: Chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn dưới tác động của hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương giai đoạn 1802-1884.
NỘI DUNG
Ch¬ng I
SỰ HÌNH THÀNH HAI XU HƯỚNG THÂN TRUNG QUỐC VÀ XU HƯỚNG THÂN TÂY PHƯƠNG TRONG VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884
1.1.Quá trình xác lập vương triều Nguyễn
1.1.1. Nguyễn Ánh và cuộc vận động quốc tế khôi phục vương quyền
Quá trình xác lập vương triều Nguyễn là một quá trình vận động chính trị quân sự phức tạp.
Sự kiện quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII đó là việc Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn sau khi đánh thắng quân Xiêm, loại bỏ thế lực của chúa Nguyễn vào năm 1785 ở chiến trường Miền Nam, rồi tiến ra Phú Xuân, ra Thăng Long lật đổ chúa Trịnh xóa bỏ Đàng Trong, Đàng Ngoài thực hiện được khát vọng của nhân dân, Nguyễn Huệ lại tiếp tục củng cố nền thống nhất đất nước nhưng vẫn không vượt qua được hạn chế của hoàn cảnh lịch sử. Sự phân liệt chia rẽ trong nội bộ Tây Sơn một mặt đã cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước, mặt khác lại là cơ hội tốt cho Nguyễn Ánh khôi phục vương quyền.
Nguyễn Ánh sau khi chiếm được Phú Xuân, năm 1802 lên ngôi ở Huế và cho quân ra Bắc đánh bại vương triều Tây Sơn. Thực ra để thực hiện sự nghiệp chính trị này Nguyễn Ánh một mặt phải nỗ lực vô song để giải quyết những vấn đề nội bộ, mặt khác phải thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng, chúng tôi gọi đó là cuộc vận động khôi phục vương quyền.
Những thất bại liên tiếp của Nguyễn Ánh trong giai đoạn đầu đã cho thấy tính chất khó khăn trong nỗ lực khôi phục vương quyền của ông. Được sự giúp đỡ của một vị cha cố tên là Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh và gia đình đã chạy thoát khỏi sự truy sát của Tây Sơn và ra trú ẩn tại đảo Phú Quốc. Mùa xuân 1778, Nguyễn Ánh quay trở lại đất liền và hưng binh chiếm lại vùng đất Gia Định. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương và tiến hành tổ chức cai trị, phân chia hành chính đất gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem quân thủy bộ Nam tiến. Vì thiếu tướng giỏi binh nhạy, Nguyễn Ánh nhanh chóng đại bại, 30 ngàn quân tan vỡ, chiến thuyền bọc đồng của Nguyễn Ánh do Manuel điều khiển bị đốt cháy, Manuel tử trận. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Rồng, rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.
Đầu tháng 10 năm 1782, Châu Văn Tiếp - một cựu tướng của Định vương Nguyễn Phúc Thuần - tập hợp quân lính cùng Nguyễn Phước Mân từ Bình Định tiến vào đánh chiếm lại Gia Định rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về. Tuy nhiên, trở về chưa bao lâu thì Nguyễn Ánh lại bị Tây Sơn vây đánh liên tiếp. Thất bại, Nguyễn Ánh lại phải tìm đường trốn chạy ra phú Quốc, trôi dạt qua các đảo Thổ Chu, Châu Long, Cổ Cốt sống cuộc đời lưu vong “phẫn chí của một viên bại tướng”. Lần này Nguyễn Ánh phải trú ẩn tại Phú Quốc lần thứ 3 hơn một năm trời từ tháng 8 năm 1783 đến tháng 9 năm 1784. Thời gian này, với những khó k