Trong các nghiên cứu gần đây của Ông Settor Amediku “Kiểm tra độ căng
thẳng của hệ thống ngân hàng Gana, sử dụng phương pháp VAR”(2006). Setttor
Amediku đã cho rằng có mối liên hệkhách quan giữa tỷlệnợxấu của hệthống ngân
hàng với chỉsốlạm phát và chỉsố độchênh lệch sản lượng. Ông cũng cho rằng nền
kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng mà cụthểhơn là tình hình
nợxấu của hệthống ngân hàng. Điều này tương ứng với các rủi ro mà các ngân hàng
sẽphải đối mặt khi tình hình nợxấu tăng cao, căng thẳng vềtín dụng, rủi ro vềthanh
khoản,
Áp dụng cho Việt Nam, hiện nay Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo của
cơn bão tài chính toàn cầu, nền kinh tếViệt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, các
chỉsốvĩmô không được khảquan nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các
ngân hàng ởViệt Nam có thểtrụvững được trong hoàn cảnh và bối cảnh hiện nay hay
không.
Trong bài nghiên cứu này, sẽ đi nghiên cứu vềsức chịu đựng của hệthống ngân
hàng Việt Nam, đểtìm hiểu rõ hơn vềtình hình kinh tếhiện nay sẽ ảnh hưởng đến tình
hình nợxấu của hệthống ngân hàng.
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình đánh giá mức độ căng thẳng tài chính hệthống ngân hàng Việt Nam (stress test) áp dụng phương pháp var, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỮU PHƯỚC
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM (STRESS TEST)
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỮU PHƯỚC
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM (STRESS TEST)
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Hữu Phước, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn
là trung thực và hợp lý.
Học viên
Nguyễn Hữu Phước
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp và Phòng Quản lý đào tạo
sau đại học.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Tấn
Hoàng - thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn này.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm
nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy, cô giáo
trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Và xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè cùng các anh chị
đồng nghiệp của tôi tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - những người đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi được học tập, nghiên cứu,
hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
Nguyễn Hữu Phước
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 1
2.Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2
3.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
4.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
6.Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ STRESS
TEST CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ........................................................... 4
1.1 Hệ thống ngân hàng và mối quan hệ tổng thể rủi ro ngân hàng ....................... 4
1.1.1 Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 4
1.1.2 Rủi ro thị trường .......................................................................................... 5
1.1.3 Rủi ro thanh khoản ...................................................................................... 6
1.1.4 Rủi ro hoạt động .......................................................................................... 6
1.2 Mô hình kiểm tra độ căng thẳng tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Stress test)
............................................................................................................................. 7
1.2.1 Khái niềm về kiểm tra độ căng thẳng (stress test)........................................ 7
1.2.2 Phương pháp thực hiện Stress test – Mô hình VAR ..................................... 7
1.2.2.1 Lý thuyết về mô hình VAR ....................................................................... 9
1.2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình VAR .............................................. 10
1.3 Những nghiên cứu thực nghiệm về Stress test trên thế giới ............................. 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ......................................................... 17
2.1 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay ................. 17
2.1.1 Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng ................................................ 17
2.1.2 Thực trạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng ................................................ 19
2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động ngân hàng ............. 23
2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ........................................................................... 23
2.2.2 Độ lệch sản lượng (Output Gap) .................................................................. 25
2.2.3 Lãi suất ngân hàng trung ương .................................................................... 27
2.2.4 Tỷ giá thực hiệu lực (REER) ....................................................................... 29
2.2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu .......................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR . 36
3.1 Kiểm định các biến của mô hình ..................................................................... 36
3.2 Mô hình Stress test áp dụng phương pháp VAR cho hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam .............................................................................................................. 45
3.3 Phân tích tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến hoạt động ngân hàng ..... 46
3.4 Phân tích mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn ................................. 47
3.5 Một số khuyến nghị đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 50
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 51
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank)
ALCO: Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
BĐH: Ban điều hành
CAR: Tỷ lệ an toàn tối thiểu (Capital Adequacy Ratios)
FED: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System)
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
HĐQT: Hội đồng quản trị
IM: Nhập khẩu
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW: Ngân hàng trung ương
NPL: Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan)
REER : Tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange Rate)
SBV: Ngân hàng nhà nước (The State Bank of Viet Nam)
TCTD: Tổ chức tín dụng
TGKH: Tiền gửi khách hàng
TSN – TSC: Tài sản Nợ - Tài sản Có
VAR : Hồi quy vectơ (Vector Autoregressive)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (Word Trade Organization)
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam..................... 18
Bảng 2.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân qua các năm ................................... 24
Bảng 3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu NPL ...................... 38
Bảng 3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu GAP ..................... 39
Bảng 3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu LNI ....................... 41
Bảng 3.4 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu CPI ....................... 42
Bảng 3.5 Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu IM ......................... 44
Bảng 3.6 Ma trận tham số và thống kê t của mô hình VAR ..................................... 45
Bảng 3.7 Kết quả phân tích phương sai các biến của mô hình ................................. 47
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tăng trưởng huy động và tín dụng hệ thống ngân hàng ......................... 20
Hình 2.2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng ....................................................... 22
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và chỉ số giá cả ..................................... 24
Hình 2.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và độ lệch sản lượng .............................. 27
Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất ngân hàng trung ương ......... 29
Hình 2.6 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ giá thực REER ............................. 31
Hình 2.7 Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2001 – 2011 ................... 33
Hình 2.8 Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và nhập khẩu .......................................... 34
Hình 3.1 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai phân bậc 1
của NPL ............................................................................................................ 37
Hình 3.2 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai phân bậc 1
của GAP ............................................................................................................ 38
Hình 3.3 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai phân bậc 1
của LNI ............................................................................................................ 40
Hình 3.4 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai phân bậc 1
của CPI ............................................................................................................ 42
Hình 3.5 Biểu đồ tương quan và tương quan riêng phần của NPL và sai phân bậc 1
của IM ............................................................................................................ 43
Hình 3.6 Phản ứng xung lực của các biến trong mô hình ..................................... 47
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Trong các nghiên cứu gần đây của Ông Settor Amediku “Kiểm tra độ căng
thẳng của hệ thống ngân hàng Gana, sử dụng phương pháp VAR”(2006). Setttor
Amediku đã cho rằng có mối liên hệ khách quan giữa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân
hàng với chỉ số lạm phát và chỉ số độ chênh lệch sản lượng. Ông cũng cho rằng nền
kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng mà cụ thể hơn là tình hình
nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Điều này tương ứng với các rủi ro mà các ngân hàng
sẽ phải đối mặt khi tình hình nợ xấu tăng cao, căng thẳng về tín dụng, rủi ro về thanh
khoản,…
Áp dụng cho Việt Nam, hiện nay Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo của
cơn bão tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, các
chỉ số vĩ mô không được khả quan nhiều, vì vậy câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các
ngân hàng ở Việt Nam có thể trụ vững được trong hoàn cảnh và bối cảnh hiện nay hay
không.
Trong bài nghiên cứu này, sẽ đi nghiên cứu về sức chịu đựng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam, để tìm hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế hiện nay sẽ ảnh hưởng đến tình
hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2009 là năm con số lạm phát của Việt Nam tăng cao so với các nước khu vực
nói riêng và thế giới nói chung, mọi vấn đề dồn lên nền kinh tế Việt Nam lúc này là
làm sao có thể kìm hãm được lạm phát mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng, nhiều chỉ
tiêu kế hoạch được đặt ra. Theo nhận định thì hiện Việt Nam đang có những dấu hiệu
của cuộc khủng hoảng tài chính như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào những
năm 1997. Bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng đối
vói cơn bão tài chính này mà đi kèm theo nó là những rủi ro có thể gặp phải. Đó là tính
cấp thiết của đề tài.
2
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài sẽ đi sâu phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam như là lạm
phát, tỷ giá thực, sản lượng nhập khẩu, chênh lệch sản lượng, lãi suất danh nghĩa tác
động như thế nào đối với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, từ đó phân tích về việc các ngân
hàng sẽ gặp phải những rủi ro nào khi tình hình nợ xấu tăng lên như vậy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng
Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Các rủi ro gặp phải khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2002 - 2011
5. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng nhiều phương pháp định tính và định lượng:
Phương pháp định tính bằng bảng: tình hình nợ xấu ngân hàng, các chỉ số
kinh tế vĩ mô.
Phương pháp định tính bằng đồ thị: vẽ đồ thị về từng biến của mô hình
để thấy được cơn khủng hoảng tài chính ở Việt Nam
Phương pháp định lượng bằng phần mềm Eviews: (Chạy hồi quy và kiểm
định VAR)
Nguồn dữ liệu: Từ các nguồn dữ liệu: Ngân hàng nhà nước, Tổng cục
thống kê (GSO), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Bộ tài chính, Quỹ Tiền
tệ quốc (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Bộ lao
động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), … công bố trong khoảng thời gian 10 năm
từ 2002 đến 2011.
3
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 5 phần:
GIỚI THIỆU CHUNG.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ STRESS TEST
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH CỦA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR
KẾT LUẬN.
4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ STRESS TEST CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Trước khi đi vào nghiên cứu về mô thử nghiệm độ căng thăng tài chính Stress
test của hệ thống ngân hàng, ta sơ lược phần lý thuyết về ngân hàng, rủi ro trong hoạt
động ngân hàng và mô hình thử nghiệm độ căng thẳng tài chính.
1.1 Hệ thống ngân hàng và mối quan hệ tổng thể rủi ro ngân hàng
Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định bền
vững của hệ thống tài chính. Khi nền kinh tế phát triển một cách tốt đẹp thì ít người
nhìn thấy vai trò của hệ thống tài chính, nhưng khi nền kinh tế xấu đi thì người ta lại
quy kết nguyên nhân cho sự thất bại và đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.
Được xem là huyết mạch của nền kinh tế, nhưng hoạt động trong lĩnh vực ngân
hàng lại là lĩnh vực khá nhạy cảm. Có rất nhiều rủi ro có thể tác động chi phối và tính
dễ bị tổn thương của ngân hàng ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của công nghệ
thông tin và trình độ khoa học kỹ thuật.
Các tài liệu khác nhau có thể trình bày nhiều loại rủi ro khác nhau, và đặt những
tên rủi ro khác nhau. Nhưng về bản chất, ta có thể chia ra 4 nhóm rủi ro chính:
1.1.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy
ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách
hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của
ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn
Có thể nói, rủi ro tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thể rủi ro ngân
hàng. Do truyền thống hoạt động ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Cũng từ rủi
ro tín dụng sẽ dẫn đến các rủi ro khác và ngược lại. Mặc khác khi tình hình kinh tế xã
5
hội biến động theo chiều hướng bất lợi, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng
và các đối tác ngân hàng khác gặp khó khăn, không thể thanh toán các khoản nợ cho
ngân hàng tạo phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các nghĩa vụ
của ngân hàng đối với ngân hàng bạn cũng như khách hàng của mình. Có thể dẫn đến
phá sản ngân hàng và gây ra cuộc khủng hoảng cho cả nền kinh tế
1.1.2 Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro dẫn đến nguồn thu nhập hay vốn của ngân hàng sụt
giảm do sự thay đổi theo hướng bất lợi của các yếu tố thị trường. Rủi ro thị trường
trong hoạt động của ngân hàng bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá đầu tư và
rủi ro thanh khoản
Rủi ro lãi suất: rủi ro dẫn đến nguồn thu nhập hay vốn của ngân hàng sụt giảm
do biến động của lãi suất trên thị trường.
Rủi ro tỷ giá: rủi ro hiện tại hay trong tương lai tác động lên thu nhập hay vốn
của ngân hàng do thay đổi bất lợi của tỷ giá hối đoái. Rủi ro này chủ yếu xảy ra trong
thời gian tổ chức tín dụng có trạng thái mở, ở cả nội bảng và ngoại bảng, trên thị
trường giao ngay, thị trường kỳ hạn hoặc thị trường tương lai.
Rủi ro giá đầu tư: rủi ro dẫn đến giá trị đầu tư của ngân hàng sụt giảm do sự
thay đổi bất lợi về giá của các cổ phiếu, trái phiếu, và những khoản đầu tư vốn, chứng
khoán khác;
Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến giá trị TSN - TSC, tác động đến khả năng
thanh toán khi đến hạn của ngân hàng. Là huyết mạch của nền kinh tế, có sức lan tỏa
trong toàn hệ thống, bất cứ sự biến động nào của thị trường cũng ít nhiều tác động đến
hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, khi ngân hàng gặp rủi ro thị trường, với những
động thái nhằm cải thiện tình hình hoạt động thông qua lãi suất, tỷ giá… của ngân hàng
đều gây sức ép lên thị trường, ảnh hưởng ngược trở lại thị trường. Tạo nên một mối
quan hệ tổng thể không thể tách rời của ngân hàng và nền kinh tế.
6
1.1.3 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đáp ứng được cam kết khi đến
hạn do thiếu tiền. Ví dụ ngân hàng mất khả năng chi trả khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng là: Sự mất
cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ do ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn
vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản có thể được xem là sự đánh đổi giữa lợi ích trước mắt của
ngân hàng và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Xét về tổng thể nền kinh tế, nó là cái giá
phải trả cho một giai đoạn ưu tiên tăng trưởng kinh tế, mà biểu hiện là tình trạng tăng
trưởng nóng tín dụng nhiều năm liền, tập trung nguồn vốn cho sản xuất, lấy ngắn nuôi
dài. Để đến một lúc nào đó, khi mà bong bóng tín dụng nổ ra, ngân hàng mất khả năng
thanh toán các nghĩa vụ nợ đã cam kết thì sự đỗ vỡ hệ thông ngân hàng là điều không
thể tránh khỏi.
1.1.4 Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro dẫn đến tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp
cho ngân hàng trong hoạt động hàng ngày do lỗi tác nghiệp phát sinh từ những sai sót
hay không phù hợp của quy chế, quy trình nghiệp vụ, do yếu tố con người, do hệ thống
công nghệ thông tin nội bộ hay do những tác động của các sự kiện bên ngoài gây ra.
Đây cũng là một rủi ro khó kiểm soát nhất, bởi nó phụ thuộc rất lớn vào đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Đứng trước những khó khăn mà ngành ngân hàng gặp phải đặc biệt là sau cuộc
khủng hoảng tài chính. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã đặc biệt quan tâm đến phân tích
tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng trong mối quan hệ tổng thể của nền kinh
tế.
7
1.2 Mô hình kiểm tra độ căng thẳng tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Stress
test)
1.2.1 Khái niềm về kiểm tra độ căng thẳng (stress test)
Kiểm tra độ căng thẳng (Stress test) là một hình thức thử nghiệm để đánh giá
tính ổn định của một hệ thống hoặc một tổ chức nào đó. Bằng cách thử nghiệm sức