Luận văn Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí PVEP

Ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt trên 100 triệu tấn (đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô) và đã triển khai hoạt động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến tàng trữ, xử lý, vận chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hoá dầu và dịch vụ. Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển, có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, kết quả thăm dò khai thác dầu khí trong nước những năm qua cho thấy trữ lượng dầu khí của Việt Nam không nhiều, điều kiện khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, do vậy trong tương lai nước ta cần có thêm nguồn cung cấp bổ sung từ nước ngoài. Thực hiện đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài là triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh có hoạt động thăm dò khai thác cả ở trong và ngoài nước, gia tăng trữ lượng dầu khí làm cơ sở cho sự tăng trưởng của ngành, đồng thời góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để triển khai chủ trương chiến lược trên, Petrovietnam đã thống nhất chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Tập đoàn, giao toàn bộ công tác tìm kiếm thăm dò cả trong và ngoài nước cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Đây là một bước đi rất đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Tập đoàn muốn triển khai hoạt động của mình một cách chuyên nghiệp. Việc phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng đơn vị có thể đưa ra phương hướng triển khai phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế cũng như tiềm lực của mình. Trên cơ sở thực tế đã được tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, em đã lựa chọn đề tài luận văn: “Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP)”. Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn trong và ngoài Tổng Công ty, đề xuất các giải pháp có thể thực hiện để việc đầu tư ra nước ngoài của PVEP được thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn. Luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chương 1. Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí Chương 3. Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí PVEP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 1. Tiềm năng dầu khí khu vực Đông Nam Á 26 Bảng 2. Tiềm năng dầu khí khu vực Trung Đông và Bắc Phi 28 Bảng 3. Tiềm năng dầu khí khu vực Nga và các nước vùng Ca-xpiên 29 Hình 1. Mỏ dầu Amara-Irắc 31 Hình 2. Phân chia lô đất liền Al-giê-ri 33 Hình 3. Lô Z47-Pê-ru 34 Hình 4. Phân chia lô ngoài khơi Ma-lai-xia 34 Hình 5. Giàn khoan ngoài khơi Ma-lai-xia 35 Hình 6. Lô Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca 38 Hình 7. Nhu cầu dầu thô thế giới 58 Hình 8. Nhu cầu khí thế giới 58 Hình 9. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí Việt Nam 60 Hình 10. Sản lượng dầu khí dự báo giai đoạn 2007-2025 61 Danh mục chữ viết tắt UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển PV-Petrovietnam: Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam PVEP: Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí M&A: hoạt động mua lại và sáp nhập FDI: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới GDP: tổng sản phẩm quốc nội Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1 Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 3 1.1. Khái niệm phân loại và động lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư 3 1.1.2.1. Phân loại theo phương thức thực hiện 4 1.1.3. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp 5 1.2. Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 7 1.2.1. Đối với nước đi đầu tư 7 1.2.1.1. Tích cực 7 1.2.1.2. Tiêu cực 8 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 9 1.2.2.1. Tích cực 9 1.2.2.2. Tiêu cực 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài 12 1.4. Kinh nghiệm quốc tế hoá của một số công ty dầu khí quốc gia thành công trên thế giới 13 1.4.1. Petronas 13 1.4.2. Chinese National Offshore Oil Company (CNOOC) 15 1.4.3. Pertamina 16 1.4.4. PTTEP 16 Chương 2 Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí 19 2.1. Khái quát tình hình hiện tại của PVEP 19 2.2. Hiện trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài 21 2.2.1. Các phương thức triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài 21 2.2.1.1. Mua tài sản dầu khí 22 2.2.1.2. Thăm dò diện tích mới 23 2.2.1.3. Trao đổi cổ phần 24 2.2.2. Các khu vực trọng điểm 25 2.2.2.2. Trung Đông và Bắc Phi 26 2.2.2.3. Nga và các nước vùng Ca-xpiên 29 2.2.3. Các dự án hiện tại ở nước ngoài 30 2.2.3.1. Các dự án hiện có 30 2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán 39 2.3. Đánh giá chung 40 2.3.1. Thuận lợi 40 2.3.2. Khó khăn 51 2.3.3. Thành công 52 2.3.4. Hạn chế 52 2.3.5. Nguyên nhân 53 Chương 3 Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị 55 3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 55 3.1.1. Những diễn biến lớn liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí 55 3.1.2. Điều chỉnh chiến lược của các công ty dầu khí 56 3.2. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thời gian tới 57 3.2.1. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước 57 3.2.2. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam 59 3.3. Cơ hội và thách thức 62 3.3.1. Cơ hội 62 3.3.2. Thách thức 62 3.4. Định hướng chiến lược phát triển 63 3.4.1. Quan điểm chiến lược phát triển ngành 63 3.4.2. Định hướng triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài 64 3.5. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí 65 3.5.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài 66 3.5.2. Đa dạng hóa phương thức đầu tư 67 3.5.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án 68 3.5.4. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa 69 3.5.5. Giải pháp về vốn 70 3.5.6. Phát triển mạnh nguồn nhân lực 71 Kết luận 73 Danh mục tài liệu tham khảo 74 Lời mở đầu Ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt trên 100 triệu tấn (đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô) và đã triển khai hoạt động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến tàng trữ, xử lý, vận chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hoá dầu và dịch vụ. Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển, có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, kết quả thăm dò khai thác dầu khí trong nước những năm qua cho thấy trữ lượng dầu khí của Việt Nam không nhiều, điều kiện khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, do vậy trong tương lai nước ta cần có thêm nguồn cung cấp bổ sung từ nước ngoài. Thực hiện đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài là triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh có hoạt động thăm dò khai thác cả ở trong và ngoài nước, gia tăng trữ lượng dầu khí làm cơ sở cho sự tăng trưởng của ngành, đồng thời góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để triển khai chủ trương chiến lược trên, Petrovietnam đã thống nhất chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Tập đoàn, giao toàn bộ công tác tìm kiếm thăm dò cả trong và ngoài nước cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Đây là một bước đi rất đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Tập đoàn muốn triển khai hoạt động của mình một cách chuyên nghiệp. Việc phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng đơn vị có thể đưa ra phương hướng triển khai phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế cũng như tiềm lực của mình. Trên cơ sở thực tế đã được tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, em đã lựa chọn đề tài luận văn: “Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP)”. Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn trong và ngoài Tổng Công ty, đề xuất các giải pháp có thể thực hiện để việc đầu tư ra nước ngoài của PVEP được thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn. Luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chương 1. Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí Chương 3. Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được rất nhiều những ý kiến đóng góp quý báu của các thành viên làm việc tại Tổng Công ty cũng như các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế-Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là GS.TS Đỗ Đức Bình-trưởng khoa. Do thời gian nghiên cứu có hạn và những hạn chế về trình độ, chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót, mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ góp ý đó để em có thể hoàn thiện và nâng cao tính thực tiễn của đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1 Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.1. Khái niệm phân loại và động lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều quan niệm về đầu tư, mỗi quan niệm lại đứng trên các giác độ khác nhau để định nghĩa. Quan tâm đến quá trình quản trị hoạt động đầu tư, có thể đưa ra khái niệm như sau: “Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng”. Như vậy, việc các cá nhân và doanh nghiệp đưa vốn ra nước ngoài để tự mình hoặc cùng với các nhà đầu tư nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý điều hành và thu lợi trong kinh doanh được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. So với hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những điểm khác biệt rất lớn như sự phức tạp trong quản lý, điều hành và xử lý tranh chấp do có sự tham gia của các bên mang quốc tịch khác nhau, thường gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ, gắn với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,… 1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư Liên doanh và chi nhánh sở hữu toàn bộ là hai hình thức cơ bản và chủ yếu trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tuỳ theo giai đoạn và điều kiện phát triển riêng biệt cuả từng nước mà có thêm những hình thức biến tướng khác. Ở Việt Nam hiện nay có thể khái quát một số hình thức như sau: Đầu tư theo hình thức liên doanh Có thể hiểu đầu tư theo hình thức liên doanh là thành lập một doanh nghiệp được góp vốn bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hình thức này có một số ưu điểm như chia sẻ rủi ro trong quá trình thành lập và hoạt động của dự án, giảm gánh nặng về vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài, dễ tiếp cận thị trường và các cơ quan địa phương sở tại… Tuy nhiên thông qua hình thức này, quyền quản lý và lợi nhuận cũng sẽ bị chia sẻ cho các bên tuỳ theo tỷ lệ góp vốn. Đầu tư theo hình thức chi nhánh sở hữu toàn bộ hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Đây là hình thức thành lập doanh nghiệp hoàn toàn do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và trực tiếp điều hành quản lý. Hình thức này có ưu điểm là nhà đầu tư nước ngoài toàn quyền quyết định về quản lý, không phải chia sẻ lợi nhuận. Tuy nhiên, sẽ chịu gánh nặng về vốn góp ban đầu, xác suất rủi ro cao, đôi khi gặp bất lợi trong việc tiếp cận thị trường và các cơ quan chính quyền sở tại. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này chỉ khác với doanh nghiệp liên doanh ở chỗ không cho ra đời một pháp nhân mới, bên nước ngoài mượn tư cách pháp nhân của bên sở tại để tiến hành các hoạt động của mình. Đây chính là điểm bất cập mà nhà đầu tư nước ngoài không mong muốn vì cơ hội khuyếch trương uy tín của họ hầu như không có. Đầu tư theo một số hình thức khác Theo luật pháp Việt Nam còn có một số hình thức đầu tư đặc thù như các hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và các hình thức phái sinh của nó. 1.1.2.1. Phân loại theo phương thức thực hiện Đầu tư dự án mới Đó là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua sắm thiết bị và thiết lập các cơ sở kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng số lượng dự án đầu tư vào một ngành, địa phương nhất định. Đầu tư thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) Mua lại và sáp nhập là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.1.3. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường Đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường là chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Kết quả điều tra của UNCTAD năm 2006 cho thấy 51% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng FDI ra nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường là động lực chủ yếu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có mục đích tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có thiên hướng lựa chọn các thị trường trong khu vực để đầu tư do những diểm tương đồng về môi trường và điều kiện đầu tư giữa các nước, coi đây là bước đệm trước khi thâm nhập vào các thị trường ngoài khu vực và có quy mô lớn. Đầu tư nhằm tìm kiếm hiệu quả Nhà đầu tư thực hiện phân bổ công đoạn sản xuất ở nước ngoài, tận dụng giá thành đầu vào thấp ở nước tiếp nhận và các ưu đãi về thuế suất nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất. Đầu tư nhằm tìm kiếm hiệu quả là ưu tiên đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nhgiệp thuộc các nước phát triển. Điều tra của UNCTAD cho thấy 22% số doanh nghiệp cho rằng đây là động cơ chiến lược. Ngày nay, việc chia nhỏ các công đoạn sản xuất, chia nhỏ sản phẩm sản xuất ra nhiểu quốc gia khác nhau là rất phổ biến và đang chứng tỏ được ưu thế vượt trội trong những ngành sử dụng nhiều vốn và kĩ thuật. Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn lực Theo kết quả điều tra của UNCTAD thì đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn lực là động lực thứ ba xếp sau hai động lực trên, chiếm khoảng 13% số doanh nghiệp trả lời. Trong số các nguồn lực tìm kiếm ở nước ngoài, thì nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong các yếu tố quan trọng nhất. Đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác vì việc đảm bảo cung cấp ổn định các nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Bởi vậy, khi nguồn lực trong nước có chiều hướng cạn kiệt, đặc biệt là các tài nguyên chiến lược như dầu khí, các doanh nghiệp phải chuyển hướng khai thác các nguồn lực từ bên ngoài. Ví dụ như các doanh nghiệp dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì… đã phải thực hiện nhiều dự án liên doanh nhằm khai thác dầu mỏ ở một số quốc gia khác như Trung Đông, Tây Á, Bắc Phi… Rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất các sản phảm sử dụng nhiều nguyên liệu thô như nội thất, kim loại, sản xuất giấy… cũng phải thực hiện đầu tư nhằm tìm kiếm nguồn lực ở nước ngoài thông qua việc chuyển các cơ sở sản xuất ra các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, hoặc chia nhỏ quá trình sản xuất, thậm chí là phải nhập khẩu nguyên liệu. Đầu tư nhằm tạo tài sản Nhìn chung không nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là động cơ quan trọng. Chỉ có 13% doanh nghiệp trả lời, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển. Kết quả điều tra cũng cho thấy hầu như không có doanh nghiệp nào chỉ đầu tư nhằm tạo tài sản mà thường kết hợp với các động cơ quan trọng khác. Các động cơ khác Một nguyên nhân, tuy không phải là cơ bản, của đầu tư ra nước ngoài là vì mục đích chính trị của nước đó. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài được nhà nước giao cho các trọng trách cụ thể, và họ thường là các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy các ngành thường gánh trọng trách này là khai thác tài nguyên thiên nhiên và xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.2. Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài Thực tế cho thấy không chỉ có dòng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển mà có đến ¾ lượng vốn của các nước phát triển là đầu tư sang các nước phát triển khác, thậm chí các nước đang phát triển kêu gọi vốn đầu tư vẫn tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Đó là do tác động đồng thời của đầu tư ra nước ngoài: 1.2.1. Đối với nước đi đầu tư 1.2.1.1. Tích cực Chính phủ những nước này muốn mở rộng đầu tư ra nước ngoài, có thể dưới hình thức không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp nhằm mục đích chính trị, ép buộc nước tiếp nhận phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho nước đầu tư. Một số trường hợp đầu tư nhằm mục đích nhân đạo, củng cố hình ảnh và niềm tin của nước mình với thế giới. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dù là tư nhân hay của Nhà nước khi đã đi đầu tư đều nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi ích kinh tế, lợi nhuận. Đầu tư ra nước ngoài, các đơn vị này hướng đến tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kéo dài chu kỳ sống của các sản phẩm đi vào thời kỳ suy thoái, từ đó mà tăng lợi nhuận của tổ chức. Đầu tư ra nước ngoài còn giúp cho các nhà kinh doanh của nước chủ nhà tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào ổn định giá rẻ thường có ở các nước đang phát triển. Đây là một lợi thế thường được các nước đang phát triển tận dụng để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư còn có một mục đích cao hơn, đó là bành trướng sức mạnh kinh tế, tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế. Thường thì các nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài có chính sách rất thông thoáng, khuyến khích xuất khẩu và chuyển giao công nghê, vì vậy khi xuất khẩu máy móc sang để sản xuất tai đây và sau đó xuất khẩu các sản phẩm này sang các nước khác, chủ đầu tư nước ngoài đã né tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, mở rộng được thị trường tiêu thụ một cách dễ dàng. Thực tế cho thấy các nước phát triển đôi khi có những khó khăn không thể tự giải quyết. Sự hợp tác đầu tư làm cho những vấn đề đó trở nên dễ dàn hơn, đồng vốn được sử dụng với hiệu quả kinh tế-xã hội-chính trị cao nhất. Điển hình ở các nước phát triển có một xu hướng, ngay cả khi trong nước tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn có xu hướng tìm kiếm lao động ở nước ngoài và đem vốn đi đầu tư, đồng thời cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. 1.2.1.2. Tiêu cực Việc một lượng vốn được chuyển ra nước ngoài làm giảm cán cân thanh toán quốc gia, đồng thời khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước cũng bị hạn chế. Điều này phải được khắc phục bằng cách thu hút vốn từ nước khác vào, tạo lập sự cân bằng cho cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, vốn và tài sản từ các hoạt động kinh tế ngầm được chuyển ra nước ngoài mà Chính phủ không quản lý được, hoặc có thu hồi được thì chi phí cũng rất tốn kém. Đầu tư ra nước ngoài còn có một tác động làm chủ đầu tư e ngại, đó là nguy cơ chảy máu chất xám, mất vị thế độc quyền về công nghệ. Thường thấy rằng các nước phát triển đầu tư sang nước đang phát triển đa phần là công nghệ lạc hậu, sử dụng ít chất xám. Việc đầu tư ra nước ngoài dẫn đến các sản phẩm được sản xuất ra với giá thành rẻ hơn, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng do chính sách khuyến khích xuất khẩu của nước tiếp nhận sẽ là một kênh tiêu thụ cạnh tranh với sản xuất kinh doanh nội địa của nước chủ đầu tư. 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 1.2.2.1. Tích cực Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ làm tăng lượng tiền, tài sản trong nền kinh tế sẽ tạo sự tăng trưởng khả quan và giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả. Cơ cấu kinh tế sẽ được điều chỉnh theo hướng tích cực, những ngành có lợi thế so sánh, có lợi nhuận cao, khả năng cạnh tranh mạnh sẽ được tập trung phát triển. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đồng thời với việc các Liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất… sẽ được thành lập. Những khu này sẽ thu hút được một lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động tại chỗ, giúp giải quyết việc làm cho một lượng người dân đang thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Đồng thời khoản thuế, lệ phí mà các đơn vị này nộp cho Nhà nước cũng giúp tăng thu ngân sách bù đắp thiếu hụt. Những nhà đầu tư nước ngoài mang vốn cùng với công nghệ cao, kỹ thuật quản lý hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, mạng lưới quan hệ rộng… Đây là cơ hội tốt để các nước tiếp nhận nắm bắt nhằm tăng năng lực sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài, tạo lợi thế kinh tế theo quy mô. Ngược lại với nước đi đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài làm tăng tiền, tài sản trong nền kinh tế của nước tiếp nhận, qua đó cải thiện cán cân thanh toán, gia tăng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần tăng GDP. Qua công việc hoặc các khoá huấn luyện, chương trình đào tạo ngắn và dài hạn, đặc biệt là trong điều kiện làm việc cạnh tranh gay gắt thường có ở những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, đội ngũ cán bộ và người lao động sẽ được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng
Luận văn liên quan