Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường của ARTEXPORT Nam Định

Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho xuất khẩu, trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái đã tăng lên, gây bất lợi cho xuất khẩu hy vọng rằng trong thời gian tới chính sách tỷ giá hối đoái của ta sẽ linh hoạt hơn, góp phần đưa đồng Việt Nam về giá trị thực của nó. - Điền hình của sự bất ổn định trọng chính sách thuế là thuế xuất nhập khẩu, khung thuế rộng, quyền hạn thay đổi luôn, sự thay đổi nhiều đến nỗi cho đến nay vẫn không ai biết hết một biểu thuế hoàn chỉnh và chính xác, trừ các chuyên viên làm việc tại cơ quan thuế và nhân viên tại cục thuế. Việc đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp còn gặp phải các lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức nhiều khi ảnh hưởng đến kinh doanh. Do vậy rất mong được Nhà Nước có biện pháp khắc phục tình trạng này tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp Đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời nhanh chóng và chính xác thực hiện tốt các quy định báo cáo thống kê giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà Nước về thương mại các cơ quan quản lý cung cấp thông tin, tư vấn nghiệp vụ về hàng hoá, thị trường cho các doanh nghiệp.

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường của ARTEXPORT Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH (ARTEXPORT NAM ĐỊNH) I. TỔNG QUAN VỀ ARTEXPORT NAM ĐỊNH 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Thành lập từ những năm miền Bắc vừa được giải phóng, đất nước ta bắt đầu bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại nền kinh tế. Ra đời tháng 4 năm 1966 với tên gọi xí nghiệp Dệt Đũi Nam Định, sau đổi thành xí nghiệp thảm len đay xuất khẩu tỉnh Nam Định vào năm 1973. Giai đoạn 1961-1975 cũng là giai đoạn củng cố và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại theo mô hình XHCN, thực hiện cơ chế quản lý tập trung cao độ. Từ năm 1973-1993 xí nghiệp với vai trò là một doanh nghiệp quốc doanh đã thực hiện nhiệm vụ của mình là phân phối hàng hóa theo địa lý và định lượng. Chế độ hạch toán kinh doanh mang tính chất hình thức, song đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu của chính sách kinh tế nước ta thời kỳ này. Đến tháng 4 năm 1993 thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định đổi tên xí nghiệp thành công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định. Xuất phát từ một xí nghiệp sản xuất đay cói thuần túy, công ty đã nghiên cứu thị trường cung cầu trong nước, quốc tế và quyết định khai thác ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Một mặt do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng này vốn đầu tư ít mà lợi nhuận cao. Mặt khác trong thời kỳ thập niên 70-80 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Bước sang thập niên 90, sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Nhờ đó liên tục hai năm 1999-2000, nhóm hàng này được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất. Để hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, ngày 1-1-2000 thực hiện quết định số 2/95 UBND tỉnh Nam Định chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam Định (Artexport Nam Định). Với số vốn điều lệ 1,1 tỷ đồng, 100% vốn điều lệ là của các cán bộ Đảng viên, công nhân viên đóng góp. 2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động 2.1. Mục tiêu. Mục tiêu tổng quát của Cty trong những năm tới là “Đến năm 2010 Cty Cổ Phần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định phải thực sự phát triển lớn mạnh, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực cũng như trên thế giới”. 2.2. Lĩnh vực hoạt động. Công ty Cổ phần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định hoạt động chủ yếu là: - Tổ chức sản xuất các mặt hàng thảm len và áo len xuất khẩu. - Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây- tre đan xuất khẩu. - Tổ chức sản xuất, gia công các mặt hàng nông sản như: Dưa bao tử dầm giấm, ớt dầm giấm, cà chua đóng lọ... - Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của bộ Thương mại và nhà nước. 3. Cơ cấu tổ chức. 3.1. Sự ra đời của công ty cổ phần Sản xuất càng phát triển trình độ kỹ thuật càng cao, phát minh sáng chế mới càng nhiều thì cuộc cạnh tranh trên thương trường càng khốc liệt, sự rủi ro trong kinh doanh càng lớn và số doanh nghiệp bị phá sản càng nhiều. Nếu một công ty do nhiều người cùng tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ, có nhiều nguồn thông tin sẽ hạn chế được rủi ro. Vì những lý do trên, công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh được nhiều người tín nhiệm nhất và nó đã trở thành phổ biến ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường. Từ ngày 15/04/1991, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật công ty, để “Thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất nước, tạo thêm việc làm, bảo hộ lợi ích hợp pháp của người góp vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đối với các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế cổ phần”. 3.2. Bộ máy lãnh đạo Hội đồng quản trị: Là cơ quan thường trực của đại hội cổ đông, do đại hội cổ đông bầu ra và được đại hội cổ đông uỷ quyền cho quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh doanh của công ty trong pham vi chức năng quyền hạn của mình, những vấn đề ngoài chức năng và quyền hạn phải trình đại hội cổ đông quyết định, hội đồng quản trị không điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, nên được tổ chức gọn nhẹ, bao gồm những người có trình độ chuyên môn cao và trình độ quản lý giỏi. Hội đồng quản trị của ARTEXPORT Nam Định gồm có năm uỷ viên. Số uỷ viên này do đại hội công nhân viên chức của công ty bầu ra. Nhiệm vụ của hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị thay mặt đại hội cổ đông đóng vai trò người chủ trong việc quản trị công ty, với chức năng nhiệm vụ chính là: chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của đại hội cổ đông để trình đại hội cổ đông quyết định. Ngoài ra, hội đồng quản trị còn được đại hội cổ đông giao cho chấp hành một số nhiệm vụ và quyền hạn như: + Duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty do giám đốc điều hành xây dựng và đệ trình. + Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty... Giám đốc điều hành của công ty: Ông Bùi Quang Cảnh Nhiệm vụ và quyền hạn chính là: - Trình chủ tịch hội đồng quản trị và đại hội cổ đông những phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch hàng năm của công ty. - Trực tiếp và toàn quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tự quyết định những biện pháp giải quyết những vụ, việc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịch hội đồng quản trị về các quyết định đó. - Báo cáo đều đặn hàng tháng, quý, năm kết quả kinh doanh của công ty với chủ tịch hội đồng quản trị. - Quyết định việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bộ máy điều hành của công ty, bổ nhiệm, bãi miễn, trả lương, thưởng cho các nhân viên dưới quyền, từ phó giám đốc đến người lao động trong công ty. Sơ đồ bộ máy quản lý của Artexport Nam Định Các phòng gồm: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch thị trường Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tiền lương. Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc, quản lý các chứng từ, hồ sơ về tài chính. Phòng kế hoạch thị trường: chịu trách nhiệm khai thác tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh 1: chuyên sản xuất các mặt hàng thảm len, quần áo, mũ len, các mặt hàng thêu ren xuất khẩu. Phòng kinh doanh 2: kinh doanh các mặt hàng mây tre đan, hàng gỗ mỹ nghệ, đay cói và các mặt hàng nông sản. b/ Các chi nhánh: chi nhánh Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Các chi nhánh này có nhiệm vụ bán và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như thảm len, hàng mây tre đan, sơn mài và nông sản. c/ Các phân xưởng: Phân xưởng sản xuất thảm len, quần áo len. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC MẶT CỦA DOANH NGHIỆP 1. Về mặt nhân sự. Tổng số công nhân viên của công ty Trình độ  Số lượng   Thạc sỹ  1   Cử nhân kinh tế  10   Kỹ sư  3   Trung cấp chuyên nghiệp  36   Lao động kỹ thuật  80   Lao động khác  16   Tổng số  146   Các phòng ban trong công ty nguồn nhân lực chủ yếu là cử nhân kinh tế, họ là những người được lựa chọn rất kỹ qua những vòng phỏng vấn khắc nghiệt, hầu hết họ là những người trẻ năng động phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Các phòng kinh doanh áp dụng chế độ tuyển người theo năng lực chuyên môn, bằng cấp không được đặt lên hàng đầu. Chế độ đãi ngộ và lương bổng họ được hưởng theo năng lực. Các phân xưởng sản xuất tuyển dụng lao động trong tỉnh, hầu hết họ đều là những người có tay nghề kỹ thuật cao và có tâm huyết với nghề. Người lao động được tạo dựng một môi trường làm việc thuận lợi, tinh thần tập thể được đặt lên hàng đầu. 2. Về trang thiết bị: Là công ty đi tiên phong trong việc cổ phần hoá vì thế công ty được nhà nước ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ được ưu tiên. Máy móc sản xuất được nhà nước bán với giá rẻ mà chất lượng tương đối, máy móc thiết bị sản xuất được đầu tư đổi mới qua từng năm. Trong một vài năm vừa cổ phần lợi nhuận thu được sau mỗi năm các cổ đông đã đồng ý để lại đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị. Chính vì thế lợi nhuận hàng năm tăng đều đều. Năm 2004 Công ty vừa nhập khẩu một số máy dệt len của Châu Âu để phục vụ cho việc sản xuất thảm. Mặt hàng thảm len là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Ngoài ra một số máy se sợi, quay len cũng được đầu tư đổi mới liên tục. Việc sản xuất của công ty không làm ảnh nhiều đến môi trường xung quanh do máy móc dệt len không gây ra ô nhiễm nhiều mà có chăng chỉ là tiếng ồn nhỏ, nhưng việc đó cũng đã được công ty khắc phục triệt để. Sản xuất ra nhiều nhưng công tác phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được như ý muốn, hàng tồn kho hàng năm tương đối lớn đó cũng chính là vấn đề còn tồn tại trong công ty hiện nay. 3. Quản lý giá thành và tài chính Công ty táp dụng chính sách giá cạnh tranh cho hàng bán buôn theo phương thức đơn đặt hàng của nước ngoài nhằm tăng thị phần thị trường. Chính sách giá thấp để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm, chính sách giá cao nhằm lợi dụng quan hệ giá cả - chất lượng để gây ảnh hưởng đến cảm nhận khách hàng về chất lượng hàng hoá. Mặt hàng nông sản khi phân phối vào thị trường nội địa có hai mức giá:Bán buôn, bán lẻ. STT  Tên sản phẩm  Quy cách  Đơn vị tính  Giá bán đại lý (đ)  Giá bán lẻ (đ)   1  Ớt vàng  198g*40  Lọ  4,600  4,800   2  Ớt chỉ thiên  198g*40  Lọ  4,600  4,800   3  Ớt đỏ dầm dấm  380g*20  Lọ  5,000  5,300   4  Măng dầm dấm  540g*12  Lọ  6,600  6,900   5  Măng dầm ớt  540g*12  Lọ  6,600  6,900   6  Cà muối  540g*12  Lọ  6,200  6,500   7  Dưa bao tử dầm ớt  540g*12  Lọ  5,700  6,000   8  Tương ớt đóng chai  250ml  Lọ  3,900  4,200   9  Hành dầm dấm  540g*12  Lọ  7,100  7,500   4. Định mức kinh tế kỹ thuật Định mức về nguyên vật liệu: Tác dụng là tránh được việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Công ty thường nhập khẩu nguyên liệu theo lô nhỏ vì đặc thù của việc sản xuất len là không thể để len tồn kho quá lâu tránh hao hụt và ẩm mốc. Định mức về thời gian hoàn thành một sản phẩm: Dựa vào định mức này các cán bộ quản lý có thể dự báo khoảng thời gian hoàn thành khối lượng công việc cụ thể và từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhân sự cần thiết. 5. Quản lý vốn. Số vốn ban đầu của công ty khi mới cổ phần là 1,1 tỷ đồng, đa số số vốn này đều là vốn góp của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, đặt thêm máy móc công ty tăng nguồn vốn bằng cách huy động cổ đông đóng góp thông qua việc phát hành cổ phiếu mới và vay vốn ngân hàng, các tổ chức, cá nhân ngoài công ty. Công ty còn phát hành trái phiếu để vay vốn. Mỗi tờ trái phiếu là một bản cam kết của công ty, cam đoan sẽ trả lại số tiền ghi trên trái phiếu vào một thời hạn nhất định và cam kết trả lãi suất hàng năm kể từ ngay phát hành trái phiếu đến ngày trái phiếu được trả hết. Vì thế với số vốn điều lệ chỉ là 1,1 tỷ đồng nhưng doanh thu hàng năm của công ty để đạt trên 20 tỷ đồng. III. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ARTEXPORT Nam Định 1. Về sản phẩm Artexport Nam Định vừa là một doanh nghiệp sản xuất vừa là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tổng hợp. a. Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất của Cty. Cty sản xuất áo len, thảm len – cói - đay, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Theo các hình thức: - Quần áo len: Nhập nguyên liệu từ Cty CP len Hà Đông, Vĩnh Thịnh, Bình Lợi và len Trung Quốc (nhập khẩu sợi acrylic) về để dệt quần áo len. - Thảm len, đay, cói: Cty thu mua nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu lân cận và có uy tín ở khu vực phía Bắc: Cói Ninh Bình, đay Hưng Yên... Sau đó tự sản xuất tại xưởng hoặc đặt hàng thuê dân làm sản phẩm. Do phương thức bán hàng và chào hàng, đơn đặt hàng nên toàn bộ mẫu mã, tiêu chuẩn về chất lượng đều làm theo tờ rơi gửi cùng đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Các khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển phía doanh nghiệp đều tự lo (không tham gia vào thị trường quốc tế theo phương thức gia công quốc tế mà xuất khẩu trực tiếp) nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ của đơn hàng. Nông sản công ty nhập lọ thủy tinh, nắp lọ của Trung Quốc để đóng hộp các mặt hàng rau quả chế biến, sản phẩm nông sản hầu hết được sản xuất tại chi nhánh Lạng Sơn vì gần vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ chính (Trung Quốc). b. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty. Hàng thủ công mỹ nghệ gồm có gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, mây tre cói, thảm đay. Là mặt hàng thuộc làng nghề truyền thống được làm bằng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân độc đáo và tinh xảo, mang đậm dấu ấn cá nhân và bản sắc dân tộc, đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này: Barotex, Artexport, Công ty mây tre nứa lá TP HCM... Bên cạnh đó là các làng nghề thủ công truyền thống như: Hà Tây (tranh thêu), Bắc Ninh (gỗ mỹ nghệ), Ninh Bình (cói)... Sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ đã gây ra cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau làm giảm khả năng xuất khẩu của mặt hàng này. Còn cơ hội cho thị trường trong nước là rất nhỏ bé, có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, Artexport Nam Định đã tập trung khai thác thị trường quốc tế và chủ yếu là các nước Đông Âu. Nhận thấy tình hình cung trong nước về các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh là rất phức tạp. Cạnh tranh trong nước trở nên quá gay gắt do nhu cầu nội địa quá nhỏ bé và khách hàng nội địa khó tính, khó chinh phục. Khi đó việc vươn ra thị trường quốc tế có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các cơ hội hấp dẫn trên thị trường. Thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã có được thị trường chính tại Nga, Ukraine, Nhật, Đức, Ba Lan, Trung Quốc. Trong đó, Nga, Nhật là 2 khách hàng truyền thống mà công ty có thế mạnh về kinh nghiệm hiểu biết đặc tính thị trường và sẵn có khách hàng. Hiện tại công ty dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm quần áo len, thảm len của mình sang thị trường Mỹ, đây là thị trường lớn với sức tiêu thụ mạnh. Công ty sẽ xâm nhập thị trường này với chiến lược giá cả tương đối và chất lượng đạt yêu cầu khắt khe của thị trường rất khó tính. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2002 và năm 2003 Đơn vị tính: Tr.đ CHỈ TIÊU  NĂM 2002  NĂM 2003  2003 SO VỚI 2002      Số tuyệt đối  tỷ lệ(%)   Nhập khẩu  3.618.550  4.139.000  520.450  114,38   Thép  2.456.000  3.210.000  754000  130,7   Đá sẻ  1.162.550  929.000  -233.550  79,91   (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Hoạt động xuất khẩu năm 2002 và năm 2003 Đơn vị tính: Tr.đ STT  MẶT HÀNG XUẤT KHẨU  NĂM 2002  NĂM 2003  2003 SO VỚI 2002       Số tuyệt đối  Tỷ lệ (%)   1  Hàng thảm len  1.918  3.505  1.587  182,7   2  Mây tre mỹ nghệ, cói  811,603  1.639  827,397  202   3  Nông sản  1.877  1032  - 845  55   4  Quần áo len  4.956  8.242  3.286  166,3   5  Thêu ren  0,518  0,194  - 324  37,45   6  Cao su  17.686  1.422  - 16.264  8,04   7  Thép  3.618  0  0  0   (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Đầu tiên, khi mới tham gia vào thương mại quốc tế công ty đã gia nhập thị trường nước ngoài theo phương pháp thụ động. Nghĩa là xuất khẩu chỉ hạn chế trong việc thỏa mãn các đơn đặt hàng từ phía nước ngoài hoặc gián tiếp lựa chọn thị trường thông qua việc thay đổi các đại lý xuất khẩu. Khi đã có kinh nghiệm công ty đã đổi sang phương thức chủ động thông qua việc đem sản phẩm đi dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tại những thị trường mà công ty đã nghiên cứu và xét thấy có cơ hội cho mình. Về phương thức: Xuất khẩu trực tiếp bằng cách sử dụng đại diện thương mại quốc tế. Công ty không thực hiện gia công quốc tế vì phương thức này thường bị nước ngoài ép giá gia công rất thấp mặc dù có ưu điểm là được phía nước ngoài bao tiêu sản phẩm. Việc sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng nước ngoài theo đơn đặt hàng đã khai thác tối đa khả năng của công ty trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và điều phối các nguồn lực đầu vào. Khi nhập khẩu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như nhập khẩu len, nhập khẩu lọ, nắp lọ, để đóng dưa chuột xuất khẩu từ Trung Quốc, công ty được treo thuế nghĩa là thuế nhập khẩu công ty chỉ phải nộp, nếu sau 275 ngày hàng xuất khẩu dùng nguyên liệu này vẫn chưa xuất khẩu được. Nếu nhập khẩu để kinh doanh thì công ty phải chịu thuế nhập khẩu, sau một thời gian (1 tháng) mới phải nộp. 2. Công tác Marketing của doanh nghiệp. Cty đang tiến hành các chương trình quảng cáo định kỳ trong thời gian ngắn nhằm mục đích làm cho các công ty thương mại quốc tế biết đến nhiều hơn. Phương tiện truyền thông là tạp chí báo ngành kinh tế, báo ngành thủ công mỹ nghệ và trên một số tờ báo chuyên ngành của nước ngoài. Dưới sự hỗ trợ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công ty sẽ xây dựng trang web của riêng minh để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của công ty, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giao dịch với khách hàng quốc tế. Hiện nay trong nước, quốc tế, công ty đều đưa các sản phẩm của mình tham dự hội chợ thương mại quốc tế (EXPO), sử dụng các của hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty còn gửi cataloge tới các đối tác nước ngoài, khách hàng tiềm năng qua bưu điện. Thời gian tới công ty đặt văn phòng đại diện tại Đức, lập trang web cho giao dịch, tham gia hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ ở Mỹ vào tháng 1/2006. Nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán: chuyển đến khách hàng thông tin mới nhất về giá bán, chỉ tiêu chất lượng. Thực hiện dự trữ, bảo quản, vận chuyển nhanh chóng kịp thời, an toàn... STT  Các chỉ tiêu chủ yếu  Đơn vị tính  2002  2003  2004      Số tuyệt đối  Số tuyệt đối  % so năm trước  Số tuyệt đối  % so năm trước   1  Giá trị tổng sản lượng (giá trị sx công nghiệp)  Theo giá CĐ Tr.đ  1200  3230  269  4750  147   2  Doanh thu tiêu thụ (tổng doanh thu, doanh số)  Theo giá hiện hành Tr.đ  30.724  17.042  55,5  27.838  163   3  Tổng số công nhân viên  Người  128  148  116  156  105   4  Tổng số vốn KD a. Vốn cố định b. vốn lưu động  Tr.đ NT NT  10.736 1.100 9.636  11.745 933 10.812  109 85 112  15.316 796 14.520  130 85 34   5  Lợi nhuận sau thuế  Tr.đ  72,59  84,36  116  75,74  89   6  Nộp ngân sách  Tr.đ  0  0  0  0  0   7  Tiền lương (thu nhập) bình quân của 1 CNV  Tr.đ/ tháng  0,7  0,75  1,7  0,8  107   8  Năng suất lao động 1 CNV  Tr.đ  9,375  21,82  233  30,44  14   9  Lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ  %  0,0024  0,005  208  0,0027  0,54   10  Lợi nhuận/vốn kinh doanh  %  0,0068  0,0072  106  0,005  69,4   11  Vòng quay vốn lưu động  Số vòng  3,19  1,58  50  1,92  122   12  Mối quan hệ giữa tốc độ tăng WvàV  Chỉ số  13,39  29,09  217  38,05  131   KẾT QUẢ H
Luận văn liên quan