Trong thời gian qua, cùngvới những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao thì
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam- Hoa Kỳ đã có những chuyển biến tích cực. Về thương
mại, mặc dù quan hệ hai nước đã được nối lại vào đầu những năm 1990, nhưng sau tháng
2/1994, khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam và cho phép các công ty kinh doanh của Hoa Kỳ đượcmở văn phòng đại
diện ở Việt Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước mới có những tiến bộ thực sự. Và
gần đay nhất, ngày 13/ 7/2000, sau 4 năm kiên trì đàm phán, Hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ đã được Chính phủ 2 nước ký kết và chính thức có hiệu lực thi hành từ
ngày 10/ 12 / 2001.
Hiệp định thương mạiViệtNam - Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng mở rộng quan hệ
giữa 2 nước mà còn mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với tất cả các nước. Nó khẳng định
sự cam kết tiếp tục mở cửa của Việt Nam và sự công nhận của Hoa Kỳ cũng như cộng
đồng quốc tế về những tiến bộ trong chính sách mở cửa của Việt Nam. Với việc tiếp tục
cải cách luật pháp, kinh tế, hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, chẳng những quan
hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được cải thiện mà quan hệ thương mại
và đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác cũng được tăng cường, dòng đầu tư nước
ngoài từ Hoa Kỳ, từ các công ty của Hoa Kỳ tại các nước khác và từ các nước khác vào
Việt Nam sẽ từng bước được hồi phục.
Đối với Việt Nam, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mở ra nhiều cơ hội
kinh doanh nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khi thâm nhập vào thị trường
hấp dẫn nhất thế giới này.
Mặc dù mới có hiệu lực được hơn một năm nhưng phai công nhận Hiệp định đã
phát huy tác dụng thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường Hoa Kỳ
đã tăng đột biến trong đó hang thủy sản
chiếm một tỷ trọng đáng kể.
55 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khâủ của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng
cao khả năng xuất khâủ của hàng thủy
sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian tới
Lời mở đầu
Trong thời gian qua, cùngvới những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao thì
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam- Hoa Kỳ đã có những chuyển biến tích cực. Về thương
mại, mặc dù quan hệ hai nước đã được nối lại vào đầu những năm 1990, nhưng sau tháng
2/1994, khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam và cho phép các công ty kinh doanh của Hoa Kỳ đượcmở văn phòng đại
diện ở Việt Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước mới có những tiến bộ thực sự. Và
gần đay nhất, ngày 13/ 7/2000, sau 4 năm kiên trì đàm phán, Hiệp định thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ đã được Chính phủ 2 nước ký kết và chính thức có hiệu lực thi hành từ
ngày 10/ 12 / 2001.
Hiệp định thương mạiViệtNam - Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng mở rộng quan hệ
giữa 2 nước mà còn mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với tất cả các nước. Nó khẳng định
sự cam kết tiếp tục mở cửa của Việt Nam và sự công nhận của Hoa Kỳ cũng như cộng
đồng quốc tế về những tiến bộ trong chính sách mở cửa của Việt Nam. Với việc tiếp tục
cải cách luật pháp, kinh tế, hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, chẳng những quan
hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được cải thiện mà quan hệ thương mại
và đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác cũng được tăng cường, dòng đầu tư nước
ngoài từ Hoa Kỳ, từ các công ty của Hoa Kỳ tại các nước khác và từ các nước khác vào
Việt Nam sẽ từng bước được hồi phục.
Đối với Việt Nam, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mở ra nhiều cơ hội
kinh doanh nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khi thâm nhập vào thị trường
hấp dẫn nhất thế giới này.
Mặc dù mới có hiệu lực được hơn một năm nhưng phai công nhận Hiệp định đã
phát huy tác dụng thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường Hoa Kỳ
đã tăng đột biến trong đó hang thủy sản
chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Trong thời gian thực tập tại Vụ thương mại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tôi đã
được tìm hiểu về những diễn biến phức tạp trên thị trường nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ và
thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường này giúp tôi hoàn thành
chuyên đề:
“ Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khâủ của hàng thủy sản
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới “.
Vì thời gian thực tập không dài, năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề
không không thể tránh khỏi những thiếu xót, kính mong được sự gop ý của thầy để
chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 4 phần:
Phần I : Tổng quan về những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận với thị trường Hoa
Kỳ.
Phần II : Tình hình xuất khẩu của hàng thủy sản Viêt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian qua và định hướng năm 2003
Phần III : Đánh giá thuận lợi, khó khăn và triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang Hoa Kỳ
Phần IV : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Phần I :
Tổng quan về những thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận thị trường hoa kỳ.
1. Thuận lợi :
1.1. Quan hệ lịch sử :
Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ từng là đối thủ trong một cuộc chiến tranh lâu dài,
một cuộc chiến tranh còn để lại nhiều vết thương. Nhưng nếu hai dân tộc biết khép lại
những trang đau thương của quá khứ để hợp tác vì tương lai thì quan hệ lịch sử lại trở
thành một thế mạnh. Những thuận lợi do quan hệ lịch sử có thể tóm tắt như sau:
1.1.1. Sự quan tâm và hiểu biết lẫn nhau
Trải qua những thăng trầm lịch sử, người dân hai nước dù muốn hay không cũng
buộc phải quan tâm và có sự hiểu biết nhất định về nhau. Hàng triệu người Mỹ đã từng có
mặt tại Việt Nam trong những năm chiến tranh và chính họ khi trở về khi trở về với đời
sống bình thường, vô tình trở thành những cầu nối văn hoá hai dân tộc. Sự xuất hiện hàng
ngàn tác phẩm văn học, điện ảnh, hồi ký và nghiên cứu về văn hoá, xã hội Việt Nam,
trong đó có những tác phẩm đạt giải cao tại Hoa Kỳ, cũng góp phần quan trọng vào việc
tăng cường sự hiểui biết của công chúng Hoa Kỳ về Việt Nam.
Những hiểu biết này sẽ là yếu tố khá thuận lợi khi 2 nước trở thành đối tác kinh tế
của nhau. Một số người Mỹ quay trở lại thăm việc hoặc kinh doanh với Việt Nam về phía
Việt Nam cũng có nhiều người có người thân hoặc bạn bè là người Mỹ sẵn sàng chia sẽ
những mối quan tâm và cùng nhau hợp tác kinh oanh cùng thu lợi nhuận.
Đội ngũ trí thức và kỹ thuật viên do Hoa Kỳ đào tạo. Do có quan hệ lâu dài trong
quá khứ nên tại Việt Nam có một đội ngũ đáng kể những người được đào tạo trực tiếp tại
Hoa Kỳ; những người này tiếp thu được nền khoa học công nghệ tiên tiến bậc nhất thế
giới hoặc thông hiểu những tập quán và luật lệ kinh doanh Hoa Kỳ. Đây là đội ngũ trí
thức quan trọng có thể góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn
hiện tại khi các doanh nghiệp Việt Nam còn bỡ ngỡ với thị truờng Hoa Kỳ, đặc biệt là
trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và sử dụng các thiết bị do Hoa Kỳ sản xuất.
1.1.2. Hiểu biết của người Mỹ về các sản phẩm Việt Nam.
Mặc dù trong nhiều năm sau chiến tranh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ còn rất nhỏ nhưng nhiều loại sản phẩm Việt Nam vẫn có được chỗ đứng nhất định đối
với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đó là vì trên thực tế người dân 2 nước có hiểu biết về nhãn
mác, hàng hoá do nước kia sản xuất. Hàng triệu công dân Hoa Kỳ từng có mặt tại Việt
Nam ở họ đã hình thành thói quen tiêu dùng một số sản phẩm hàng hoá của Việt Nam.
Thói quen tiêu dùng đó có thể được mở rộng sang người thân và bạn bè của họ, tạo nên
một lượng khách hàng tiềm tàng cho hàng hoá Việt Nam. Về phía mình, người Việt Nam
cũng khá quen thuộc nhiều nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của Hoa Kỳ, đánh giá cao chất
lượng hàng hoá và dịch vụ của các Công ty Hoa Kỳ. Do vậy các Công ty Việt Nam có thể
học tập được nhiều ở các Công ty Hoa Kỳ. Riêng đối với các Công ty hoạt động trong
lĩnh vực nhập khẩu, việc tiêu thụ hàng hoá của Hoa Kỳ tại Việt Nam là khá thuận lợi.
1.2. Tiềm năng của Việt Kiều:
1.2.1. Công đồng Việt Kiều hình thành một thị trường quan trọng:
Hiện có 1,5 triệu Việt Kiều đang làm ăn, sinh sống tại Hoa Kỳ. Mặc dù đã định cư
tại Hoa Kỳ khoảng 20 -30 năm, song phần lớn các gia đình Việt vẫn giữ thói quen tiêu
dùng các sản phẩm Việt Nam. Vì thế, Việt Kiều tạo ra một thị trường đáng kể cho các sản
phẩm truyền thống của Việt Nam. Xin lưu ý rằng, với số dân tương đương với một quốc
gia nhỏ ở Bắc Âu và thu nhập khá cao, sức mua của cộng đồng này là rất lớn so với
những thành phố tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
1.2.2. Đối tác kinh doanh và hợp tác:
Trong nhiệm vụ xâm nhập thị trường Hoa Kỳ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam
còn bị hạn chế về nhiều mặt như thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như thông tin và
kinh phí để xâm nhập thị trường nhanh chóng và có hiệu qủa. Do vị thế đặc biệt của mình,
Việt Kiều ở Hoa Kỳ có thể là lực lượng đắc lực hỗ trợ và khắc phục những điểm yếu này.
Về mặt tài chính, nhiều người Việt bước đầu đã thành công trong việc kinh doanh tại
Hoa Kỳ. Một số người đã trở thành những nhà kinh doanh giỏi, một số khác trở về đầu tư
tại Việt Nam. Nếu Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác và phát huy
sức mạnh về phương diện chất xám cũng như tiềm năng kinh tế và nhân lực của họ, Việt
Kiều sẽ là cầu nối quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thành công vào
thị trường Hoa Kỳ.
1.2.3. Ưu thế về văn hoá, ngôn ngữ:
Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, yếu tố văn hoá càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Điều này trước hết thể hiện ở khả năng nắm bắt thị hiếu, thói quen tiêu dùng
của người dân địa phương, điều kiện quyết định sự thành công của một loại sản phẩm
nhấtđịnh. Đặc biệt khi tiếp cận với một thị trường lớn và đa dạng như thị trường Hoa Kỳ,
doanh nghiệp phải nắm bắt được và hành xử theo các chuẩn mực văn hoá chung và văn
hoá kinh doanh tại đây. Hoa Kỳ đang sống trong kỷ nguyên thông tin với nhịp sống khẩn
trương và mạnh mẽ, có khả năng thu nạp rất nhiều yếu tố ngoại lai và thị trường được
quốc tế hoá sâu sắc. Trong bối cảnh đó, các nhà kinh doanh Việt Nam phải tăng cường
khả năng thích ứng của mình, đặc biệt là khả năng thích ứng về ngôn ngữ. Để khắc phục
tình trạng trên Việt Kiều là những người trợ giúp đắc lực. Việt Kiều có những điểm chung
về văn hoá giữa 2 dân tộc; họ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục những
trở ngại do sự dị biệt về văn hoá giữa 2 dân tộc để xâm nhập thành công thị trường này.
1.2.4. Hiểu biết sâu sắc 2 thị trường:
So với phần lớn các nhà kinh doanh Việt Nam, nhiều chuyên gia Việt Kiều được đào
tạo khá cơ bản và có kiến thức chuyên sâu, thông thạo các khía cạnh của hoạt động kinh
doanh quốc tế, am hiểu ngoài ngõ ngách, lắt léo của các luật lệ và thủ tục kinh doanh,
pháp luật. Đó là lực lượng rất đáng quý và có thể trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam lúc
này còn rất bỡ ngỡ trong thị trường phức tạp rộng lớn và thay đổi nhanh chóng như thị
trường Hoa Kỳ.
Việt Kiều có thể dễ dàng biết được những mặt hàng nào có thể tiêu thụ trên thị
trường Hoa Kỳ mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp. Với hiểu biết sâu và cụ
thể về cả 2 thị trường của 2 nước, Việt Kiều trở thành những đối tác tin cậy và có khả
năng hợp tác cao với các doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược xâm nhập Hoa Kỳ.
Các hình thức có thể hợp tác là :
(1). Liên doanh, liên danh hoặc các đại lý phân phối
Tuỳ từng trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn phương thức hợp tác
với Việt Kiều có hiệu quả nhất.
(2). Tư vấn hoặc môi giới kinh doanh
Do ưu thế của mình, Việt Kiều có thể đóng vai trò như một nhà tư vấn hoặc môi giới
trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thành công vào thị trường rất phức tạp như
thị trường Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn, nhưng
trong một thị trường mới và phức tạp như thị trường Hoa Kỳ thì để tránh rủi ro việc sử
sụng tư vấn là rất cần thiết. Tuy nhiên, do phía dịch vụ tư vấn tại Hoa Kỳ quá đắt nên việc
khai thác dịch vụ tư vấn từ những chuyên gia Việt Kiều về các lĩnh vực kinh doanh, pháp
luật là rất thiết thực. Do có chung những nét tương đồng với doanh nhân Việt Nam, Việt
Kiều cũng có thể đảm nhận vai trò môi giới kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
hiêu quả hơn các nhà môi giới khác.
1.3. Lợi thế giá cả:
Cạnh tranh về giá cả đối với những mặt hàng đủ loại diễn ra rất gay gắt trên thị
trường. Chúng ta có một lợi thế rất lớn là giá nhân công rẻ , trong khi trình độ giáo dục
của Viêt Nam là khá tốt so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh
tốt về giá, chúng ta phải phấn đấu nhiều trong lĩnh vực quản lý sản xuất bảo quản và phân
phối. Trên thực tế, một số hàng hoá của chúng ta đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường Hoa Kỳ, điển hình là cá Tra và cá Ba Sa. Chính nối lo ngại về sự cạnh tranh của cá
Việt Nam đã khiến các nhà sản xuất cá Hoa Kỳ ra sức vận động để Quốc hội Hoa Kỳ
thông qua một đạo luật liên quan đến nhập khẩu cá da trơn (catfish) gây ồn ào trong thời
gian qua.
Tuy nhiên, giá cả luôn gắn liền với chất lượng ; một hàng hoá được coi là có tính
cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại chỉ khi có chất lượng tương tự hoặc rẻ hơn,
hoặc có cùng giá bán nhưng chất lượng tốt hơn. Hàng Viêt Nam sau khi được hưởng quy
chế quan hệ thương mại bình thường hóa sẽ có giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường Hoa
Kỳ. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng hiện đã có 227 Quốc gia và vùng lãnh thổ có quan
hệ thương mại bình thường hoá với Hoa Kỳ, bởi vậy yếu tố được hưởng quy chế quan hệ
thương mại bình thường hoá vẫn chưa đủ để chúng ta chiếm lĩnh thị trường, mà điều quan
trọng nữa là chúng ta phải chủ động và nỗ lực mọi mặt để giảm giá thành và nâng cao
chất lượng sản phẩm. Chỉ có như vậy, mới nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam.
Nhìn chung, các mặt hàng Việt Nam không qua chế biến như thuỷ sản đông lạnh ...
có khả năng cạnh tranh hơn, còn phần lớn hàng qua chế biến có giá cả không thấp hơn
hay thậm chí còn cao hơn hàng nước ngoài cùng loại, mà lý do là doanh nghiệp Việt Nam
sử dụng công nghệ lạc hậu hơn cũng như có nhiều phụ phí ngoài sản xuất. Điều này đã
làm giá thành sản phẩm Việt Nam tăng cao .
1.4. Quy mô kinh doanh nhỏ
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Theo thống kê, chỉ có
21% doanh nghiệp quốc doanh và 1% doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn trên 10 tỷ
đồng.
Trong số 162 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh - thành
phố dẫn đầu cả nước về xuất khẩu có tới 44,44 % doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ
đồng.
Đây là một thực trạng, nhưng chúng ta cần phải biết rõ lợi thế và nhược điểm của
quy mô kinh doanh để có thể khai thác những lợi thế cũng như hạn chế
những nhược điểm của nó.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có
được như : quy mô kinh doanh nhỏ có độ phân tán RR như thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là
với các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận muộn và còn nhiều bỡ ngỡ với thị trường nhiều
đối thủ cạnh tranh này.
Các doanh nghiệp, có bản chất linh hoạt của mình, dễ luồn lách để xâm nhập vào
các mảng thị trường cũng như các khu vực khác nhau trên toàn Hoa Kỳ. Có thể nói doanh
nghiệp nhỏ nhưng hiệu quả, kinh doanh không nhỏ và nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt
Nam có thể tạo ra sức mạnh lớn khi xâm nhập thị trường lớn nhất thế giới này.
1.5. Thuế
Khi Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có hiệu lực, thuế nhập
khẩu đánh vào hàng hoá Việt Nam giảm bình quân từ 40 - 70% xuống còn 3 -7%. Hàng
Thuỷ sản nằm trong nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất vì thuế nhập khẩu giảm
mạnh.
Mặt hàng
Thuế nhập khẩu chưa
có quy chế quan hệ
thương mại bình thường
hoá
Thuế suất quy chế
quan hệ thương mại
bình thường hoá
Tên các loại 20% 5%
Cá (Thùng đóng dưới 6,8 kg) 25% 3%
2. Khó khăn:
2.1. Những khó khăn do chệnh lệch trình độ phát triển
2.1.1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đáp ứng các chuẩn mực Quốc tế.
* Sự yếu kém của hệ thống hải quan , thuế, ngân hàng.
- Thủ tục Hải quan Việt Nam khác phức tạp, rắc rối thậm chí có cả hiện tượng gây
khó khăn để trục lợi của một số nhân viên hải quan làm cản trở hoạt động xuất nhập
khẩu.
- Những yếu kém của hệ thống thuế, đặc biệt là những quy định bất hợp lý về mức
thuế hoặc áp giá tính thuế hoặc các loại phụ thu đã làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Sự yếu kém về nghiệp vụ và mức độ tín nhiệm thấp của các Ngân hàng Việt Nam
trong thang bậc xếp loại mức tín nhiệm của các ngân hàng Quốc tế cũng gây khó khăn
không nhỏ trong công tác xuất nhập khẩu.
* Hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh và kém hiệu quả.
Trong hoạt động kinh doanh, nhiều khi các doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát
quá mức về mặt hành chính, đặc biệt là các vụ thanh tra, kiểm tra liên miên hoặc kéo dài,
hoặc bất ngờ của một số cơ quan có thẩm
quyền.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu
Thực trạng này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có độ RR cao do
nguy cơ bị chậm trễ về thời gian giao nhận hàng và hàng hoá dễ bị hư hỏng hoặc giảm
chất lượng do điều kiện kỹ thuật chưa bảo quản kém nhiều hơn hoặc hàng hoá của doanh
nghiệp sẽ có giá thành cao hơn.
2.1.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp còn thấp
* Quy mô kinh doanh nhỏ:
- Đối với một số ngành hàng mà nhu cầu khách hàng không tập trung thì chi phí vận
chuyển sẽ rất lớn khi kinh doanh tại thị trường khổng lồ như Hoa Kỳ.
- Những doanh nghiệp nhỏ rất khó tạo dựng và khảng định một chỗ đứng vững chắc
tại một thị trường lớn với những yêu cầu khắt khe như thị trường Hoa Kỳ.
- Quy mô vốn nhỏ cũng khiến doanh nghiệp thường e ngại sử dụng tư vấn để tìm
hiểu về thị trường Hoa Kỳ, về các Công ty Hoa Kỳ cũng như về hệ thống pháp luật của
nước này.
* Công nghệ và thiết bị lạc hậu.
Nhìn chung, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện thấp hơn so
với các nước trong khu vực ASEAN và các nước Châu á có hàng nhập vào Hoa Kỳ như :
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan ... công nghệ và thiết bị lạc hậu là nguyên nhân chính
dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp.
* Chất lượng hàng hoá thấp
Chất lượng phần lớn hàng hoá Việt Nam hiện nay là đáng lo ngại, tỷ lệ doanh
nghiệp không đạt tiêu chuẩn chất lượng nào , nghĩa là khó lòng xuất khẩu được sản phẩm
sang Hoa Kỳ lên đến 57,41%.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đưa vào thị trường Hoa Kỳ đa số là các sản
phẩm khai thác từ thiên nhiên như : Thuỷ hải sản ... và hầu hết được xuất khẩu dưới dạng
thô ít qua chế biến, hiệu quả thấp, giá cả rất thấp và bấp bênh, trị giá xuất khẩu không ổn
định.
* Chi phí sản xuất cao
Điều này do năng suất lao động thấp, chi phí đầu vào sản phẩm cao hơn so với các
nước trong khu vực.
* Chưa chú trọng xác lập động quyền sở hữu nhãn hiệu.
Điều này khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và nhiều khi không xuất khẩu
được do những quy định pháp lý trên thị trường Hoa Kỳ.
* Trình độ kinh doanh thấp
- Hoạt động tiếp thị còn yếu
Chưa chủ động thu hút khách hàng và giao dịch trực tiếp.
- Khâu thiết kế sản phẩm đơn điệu, ít phù hợp với thị hiếu khách hàng Hoa Kỳ.
- Thiếu am hiểu về thị trường Hoa Kỳ
Các DN Việt Nam chưa hiểu nhiều về thị trường Hoa Kỳ cộng với khả năng tiếp thị
yếu đã làm giảm khả năng tiếp cận với thị trường.
- Thiếu thông tin về thị trường
Hoa Kỳ là đất nước rộng lớn lại có hệ thống luật pháp khá phức tạp, trong khi đó các
DN Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình xâm nhập thị trường này, hầu
hết còn ít hiểu biết và chưa nhiều kinh nghiệm về cả phương diện pháp luật lẫn tập quán
kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ.
- Trình độ tiếng Anh thấp
Sự yếu kém về tiếng Anh hạn chế khả năng đánh giá đúng những RR và những khía
cạnh phức tạp nhiều khi đến lắt léo của một bản hợp đồng; điều này chưá đựng những
nguy cơ tiềm tàng có thể làm thiệt hại hàng triệu Đô la đối với DN Việt Nam.
2.2. Những khó khăn do hoàn cảnh địa lý và cạnh tranh quốc tế quyết liệt.
Hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ chậm hơn so với hàng hoá của rất
nhiều nước khác. Các đối tác kinh doanh cũng như thói quen, sở thích tiêu dùng sản phẩm
trên thị truờng Mỹ đã rất ổn định, vì vậy chia sẻ và tăng được thị phần cho hàng hoá Việt
Nam là thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các DN Việt Nam.
2.2.1. Những khó khăn do khoảng cách địa lý quá xa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Do Việt Nam và Hoa Kỳ cách nhau quá xa nên thời gian vận tải hàng hoá thường
kéo dài, chi phí vận tải cao lên kàm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của các DN Việt
Nam.
Thời gian vận chuyển dài làm cho hàng thuỷ sản tươi sống bị giảm về chất lượng tỷ
lệ hao hụt tăng, đây cũng là nhân tố khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất
khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần tiết kiệm thời
gian, đặc biệt là các khâu thu mua, đóng gói,
vận chuyển làm thủ tục hải quan tại Việt Nam để hàng hoá nhanh chóng được đưa vào thị
trường Hoa Kỳ.
2.2.2.Nhiều đối thủ lớn có sức cạnh tranh và kinh nghiệm thương trườngdài hạn hơn.
Tính cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ là rất cao. Do sức mua lớn và ổn định, hầu
hết các Quốc gia trên thế giới đều coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiến lược trong
hoạt động xuất khẩu. Chính phủ và các nhà DN của các nước này đều rất nỗ lực để thâm
nhập và giành thị phần tối đa trên thị trường quan trọng nhất thế giới này.
* Các DN Hoa Kỳ: Các DN chủ nhà có ưu thế về mọi mặt, am hiểu thị trường, luật
lệ kinh doanh cùng với sự vượt trội về vốn, công nghệ và sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ
nên chắc chắn họ là những đối thủ mạnh hàng đầu và đáng quan tâm nhất.
* Các DN Mêhicô và Canađa
Các DN Mêhicô