Luận văn Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập môn hóa học ở các trường trung học phổ thông thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới. Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển giáo và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ” Sự đổi mới của giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có tri thức và năng động sáng tạo. Từ thực tế dạy học Hoá học ở các trường trung học phổ thông(THPT) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là các huyện vùng cao biên giới: Tỷ lệ học sinh yếu kém rất cao, thậm chí có những lớp số học sinh này tương đương với số học sinh đạt yêu cầu. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập là việc làm rất cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu : Dạy và học Hoá học đối với đối tượng học sinh yếu kém môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. 0 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a/ Mục đích: Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cơ bản giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. b/ Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lí luận và tình hình thực tiễn về các biện pháp phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh nói chung và học sinh yếu kém môn hoá học nói riêng. - Đề xuất một số biện pháp giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, chú ý vào những vấn đề lý thuyết cơ sở hoá học chung (Hoá học đại cương) và Hoá học vô cơ. - Kiểm tra khảo sát hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất. 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. - Phương pháp hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học: Trong dạy học Hoá học, với học sinh yếu kém nếu xác định được đúng nguyên nhân và áp dụng những biện pháp tích cực, chúng ta có thể giúp đỡ các em vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập. 7. Những đóng góp mới của đề tài. - Xác định những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. - Sưu tầm và xây dựng : + Hệ thống các bài tập cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức Hoá học cho học sinh lớp 10, 11,12 THPT (có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Hoá học). + Các bài giảng theo hướng hoạt động hoá người học với lớp có nhiều đối tượng học sinh nhận thức khác nhau, việc kết hợp giữa bài học trên lớp với việc chia nhóm để giúp đỡ học sinh. + Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập và các bài giảng đó để góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh yếu kếm trong học tập môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Để góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.

doc135 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập môn hóa học ở các trường trung học phổ thông thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới. Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Phát triển giáo và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học…” Sự đổi mới của giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có tri thức và năng động sáng tạo. Từ thực tế dạy học Hoá học ở các trường trung học phổ thông(THPT) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là các huyện vùng cao biên giới: Tỷ lệ học sinh yếu kém rất cao, thậm chí có những lớp số học sinh này tương đương với số học sinh đạt yêu cầu. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập là việc làm rất cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu : Dạy và học Hoá học đối với đối tượng học sinh yếu kém môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. 0 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a/ Mục đích: Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cơ bản giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. b/ Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lí luận và tình hình thực tiễn về các biện pháp phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh nói chung và học sinh yếu kém môn hoá học nói riêng. - Đề xuất một số biện pháp giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, chú ý vào những vấn đề lý thuyết cơ sở hoá học chung (Hoá học đại cương) và Hoá học vô cơ. - Kiểm tra khảo sát hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất. 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. - Phương pháp hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học: Trong dạy học Hoá học, với học sinh yếu kém nếu xác định được đúng nguyên nhân và áp dụng những biện pháp tích cực, chúng ta có thể giúp đỡ các em vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập. 7. Những đóng góp mới của đề tài. - Xác định những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. - Sưu tầm và xây dựng : + Hệ thống các bài tập cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức Hoá học cho học sinh lớp 10, 11,12 THPT (có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Hoá học). + Các bài giảng theo hướng hoạt động hoá người học với lớp có nhiều đối tượng học sinh nhận thức khác nhau, việc kết hợp giữa bài học trên lớp với việc chia nhóm để giúp đỡ học sinh. + Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập và các bài giảng đó để góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh yếu kếm trong học tập môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Để góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Nội dung CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN bản chất của quá trình dạy học Quá trình dạy học là một quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, trò giữ vai trò chủ động, tự điều khiển. 1. Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể Thông thường khi nói đến dạy học thường người ta chỉ hiểu đó là một nghề, một hoạt động đặc trưng của giáo viên, sự truyền đạt cho học sinh những kiến thức trên lớp. Chính vì vậy trong một thời gian dài phương pháp giảng dạy chủ yếu là sự truyền đạt, thông báo kiến thức, học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên, chủ yếu nghe, ghi chép, ghi nhớ và tái hiện. Hiểu cho đúng, dạy học là sự phối hợp giữa hai hoạt động: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động dạy và học diễn ra trong cùng thời điểm, cùng nội dung và hướng tới cùng một mục đích, hai hoạt động này không tách rời nhau mà thống nhất biện chứng với nhau trong cùng một hoạt động thống nhất là hoạt động “dạy học”. Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, đối tượng hoạt động của giáo viên là hệ thống kiến thức, sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. Để làm tốt chức năng giảng dạy, người giáo viên cần có kiến thức chắc chắn về khoa học chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, hiểu và nắm chắc qui luật phát triển tâm lý, ý thức, đặc điểm của hoạt động nhận thức của từng bậc học, lớp học và của từng học sinh. 2. Dạy học là hoạt động trí tuệ, hoạt động nhận thức Dạy và học là một hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động phát triển liên tục về nhận thức và trí tuệ học sinh. Học tập, ta có thể hiểu một cách đơn giản gồm học và tập. Học là quá trình nhận thức, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình phát triển của nhân loại, lịch sử phát triển của xã hội; tập có thể hiểu là sự rèn luyện để hình thành, phát triển kỹ năng hoạt động, kỹ năng vận dụng, nảy sinh sáng tạo, làm giàu kiến thức, tạo nên sự phát triển nhận thức, trí tuệ của người học. 3. Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống Xét theo quan điểm thống, có thể hiểu quá trình dạy học là một chỉnh thể gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố có một vị trí, chức năng và vận động theo một qui luật riêng, nhưng chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tuân theo một qui luật vận động của toàn hệ thống, được đặt trong một môi trường. Giữa hệ thống và môi trường có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Các thành tố trong một chỉnh thể thống nhất dạy học đó là giáo viên, học sinh, mục đích và nhiệm vụ, nội dung và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học. Trong đó nhân tố trung tâm là giáo viên và học sinh. Tất cả các thành tố trên được đặt trong môi trường Văn hoá - Chính trị – Xã hội, Kinh tế – Khoa học – Kỹ thuật của đất nước, trong trào lưu phát triển chung của thời đại. Dạy học cần có môi trường thuận lợi về cả lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Môi trường vĩ mô là môi trường Chính trị – Xã hội ổn định, pháp luật kỷ cương vững chắc, nền khoa học công nghệ tiên tiến, kinh tế phát triển. Môi trường vi mô là môi trường gia đình, nhà trường, đoàn thể, mối quan hệ thầy trò, bạn bè. Sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các thành tố, nhân tố. Kết quả dạy học là kết quả hoạt động, phát triển tổng hợp toàn hệ thống. Muốn nâng cao chất lượng dạy học cần phải nâng cao chất lượng của từng thành tố, nhân tố. Đề cập đến vấn đề này trong Lý luận dạy học Hoá học, cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang viết: “Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn, như thế có nghĩa các thành tố của nó luôn tương tác với nhau theo nhữnh qui luật riêng, thâm nhập vào nhau, qui định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng: Giữa dạy với học, Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy, Giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học.” [40] Qua đây cho thấy quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể: Thầy – cá thể trò, trò – trò trong nhóm, thầy – nhóm trò …Chất lượng dạy học chỉ có tốt nếu chúng ta thực hiện tốt được các mối quan hệ, phép biện chứng trên. II. Phương pháp dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. 1. Phương pháp dạy học a. Phương pháp dạy và phương pháp học Phương pháp dạy học bao hàm phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, vì vậy phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp hoạt động chung của giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng,kỹ xảo... Xuất phát từ bản chất của quá trình dạy học, có thể thấy phương pháp dạy là phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, phương pháp điều khiển quá trình nhận thức và giáo dục học sinh. Phương pháp học là phương pháp nhận thức và rèn luyện kỹ năng để tự phát triển năng lực nhận thức, phát triển trí tuệ. Tuy nhiên cả hai phương pháp dạy và học đều được thực hiện trong cùng một nội dung, với cùng mục đích, luôn có sự thống nhất chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau dưới sự chỉ đạo của phương pháp dạy. Phương pháp dạy học luôn gắn liền với mục đích và nội dung dạy học, nó thể hiện trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, khoa học trong nội dung, kỹ thuật trong thao tác, nghệ thuật trong thể hiện. Phương pháp dạy học chỉ có hiệu quả khi giáo viên nắm vững kiến thức, nắm được qui luật phát triển khoa học, qui luật nhận thức, tâm lý lứa tuổi học sinh trong mỗi cấp học, lớp học, của từng đối tượng học sinh và sẽ có kết quả tốt hơn khi có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình dạy học. Với yêu cầu hiện nay cần có phương tiện kỹ thuật hiện đại. Trong mỗi bài dạy thường sử dụng nhiều phương pháp, là sự tổ hợp nhiều phương pháp dạy học. Việc lựa chọn hợp lý và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học là một nghệ thuật sư phạm. “Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo”. b. Phương pháp dạy học Hoá học, những đặc trưng và phân loại phương pháp dạy học Hoá học ( Phương pháp dạy học Hoá học “Phương pháp dạy học Hoá học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa giáo viên và học sinh, trong đó thống nhất sự bị điều khiển – tự điều khiển của học sinh, nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh khái niệm Hoá học”. [40] Như vậy phương pháp dạy học Hoá học là phương pháp dạy học Hoá học của giáo viên và phương pháp học tập Hoá học của học sinh, với chức năng khác nhau: Chức năng của phương pháp dạy học Hoá học của giáo viên: Truyền đạt nội dung trí dục liên quan đến Hoá học tới học sinh. Điều khiển quá trình học tập của học sinh. Chức năng của phương pháp học tập Hoá học của học sinh: Tiếp nhận nội dung trí dục do thầy, cô truyền đạt thành kiến thức của mình. Tự rèn luyện để biến nội dung trí dục do thầy, cô truyền đạt thành kiến thức của mình. Trong quá trình dạy học, giữa phương pháp dạy, phương pháp học, các chức năng có mối liên hệ qua lại chặt chẽ, không tách rời nhau. ( Những đặc trưng của phương pháp dạy học Hoá học Trong “Lý luận dạy học Hoá học” Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đưa ra hai đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học Hoá học: 1) Những đặc trưng của phương pháp nhận thức Hoá học phải được phản ánh vào trong phương pháp dạy học. Đó là phương pháp học tập có lập luận trên cơ sở thực nghiệm – trực quan, có nghĩa là phải kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm với tư duy khái niệm. 2) Tâm lý lĩnh hội khái niệm Hoá học cũng nảy sinh ra những đặc thù của việc dạy học Hoá học. Đối tượng của Hoá học là chất cấu tạo bởi phân tử, nguyên tử, ion…đều là những hạt vi mô, tương ứng với những khái niệm trừu tượng mà học sinh cần được lĩnh hội, trong dạy học Hóa học dùng mô hình cụ thể có kích thước vĩ mô để diễn tả cấu tạo phân tử các chất và cơ chế phản ứng Hoá học của thế giới vi mô. [40] ( Phân loại phương pháp dạy học Hoá học Trên cơ sở phân loại phương pháp dạy học Hoá học của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong “Phương pháp dạy học môn Hoá học ở các trường THPT” tác giả TS Lê Trọng Tín đưa ra 5 căn cứ, tiêu chuẩn để phân loại phương pháp dạy học Hoá học: 1) Mục đích thực hiện trong một giai đoạn của quá trình dạy học - Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu mới. - Nhóm các phương pháp củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. - Nhóm các phương pháp hoàn thiện kiến thức (khái quát hóa, hệ thống hoá kiến thức). - Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. 2) Nguồn phát thông tin - Nhóm các phương pháp dùng lời nói, chữ viết. - Nhóm các phương pháp dùng phương tiện trực quan. - Nhóm các phương pháp dùng công tác tự lực của học sinh. 3) Việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Có thể có phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề… 4) Căn cứ về thao tác tư duy Có 3 phương pháp có liên quan chặt chẽ đến thao tác tư duy, đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá. 5) Cách thức giáo viên điều khiển quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh Căn cứ vào cấu trúc bên trong của sự lĩnh hội kiến thức của học sinh có thể phân ra các phương pháp dạy học sau: Kiểu thông báo – tái hiện Kiểu làm mẫu – bắt chước Kiểu dạy học nêu vấn đề - ơrixtic [47] 2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay Phương hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Đề cập tới phương pháp giáo dục phổ thông, Luật giáo dục – 2005, điều 28 – mục 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là một quá trình nâng cao hiệu quả của công việc dạy học, làm cho công tác này gắn bó, phục vụ tốt hơn, ngày càng cao hơn cho việc hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách của người Việt Nam hiện đại như định hướng mà nghị quyết Đảng đã chỉ ra. Đổi mới phương pháp dạy học vì thế đòi hỏi phải nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt, đồng thời phải bám sát đối tượng, thực tiễn cuộc sống hiện tại và tương lai. Đề cập về phương hướng đổi mới và hoàn thiện phương pháp dạy học (PPDH) ở nước ta, trong “Đề cương bài giảng tập huấn lớp giáo viên cao đẳng sư phạm” 10/2003 GS.TSKH Nguyễn Cương đưa ra các vấn đề cần thực hiện: 1. Xây dựng cơ sở lý thuyết có tính phương pháp luận để tìm hiểu bản chất PPDH và định hướng hoàn thiện PPDH, chú ý những quan điểm phương pháp luận về PPDH. 2. Hoàn thiện chất lượng các phương pháp dạy học hiện có. 3. Sáng tạo ra các phương pháp dạy học mới bằng cách: - Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. - Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Chuyển hoá phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù môn học. - Đa dạng hoá các PPDH phù hợp với từng cấp học, bậc học, phù hợp với từng loại hình trường lớp, từng môn học. b. Một số thử nghiệm chiến lược đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 1. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Dạy học hướng vào người học”. - Mục tiêu: Nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, hướng thú, khả năng và lợi ích của học sinh. - Nội dung: Chú trọng kỹ thuật thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên bậc học trên và việc đáp ứng với yêu cầu cuộc sống và làm việc, hoà nhập với sự phát triển cộng đồng xã hội. - Phương pháp: Coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy suy nghĩ, tìm tòi độc lập theo những nhóm nhỏ, thông qua thảo luận, thí nghiệm thực hành, thâm nhập thực tế. ở đây giáo viên luôn quan tâm đến sự vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh để xây dựng bài học, vì vậy mà giáo án được thiết kế nhiều phương án theo kiểu phân nhánh, được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học với sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân. - Hình thức tổ chức: Bố trí lớp học thay đổi linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, trong từng phần của tiết học. Có thể tổ chức dạy học trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc tại một cơ sở sản xuất. - Đánh giá: Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn học tập. Chú trọng mặt chưa được so với mục tiêu đề ra. Lý thuyết dạy học theo hướng “Dạy học hướng vào người học” (hay trước đây còn gọi “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”) là một tư tưởng tiến bộ, tích cực, nhưng đã tuyệt đối hoá hứng thú, nhu cầu hành vi biệt lập của cá nhân học sinh. Đây là một quan điểm, một tư tưởng chứ không phải là một phương pháp dạy học. Trên tinh thần quan điểm này giáo viên có thể tìm được phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả cho mỗi phần, mỗi giai đoạn trong quá trình dạy học. 2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học” - Bản chất: Tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng. Vì vậy để thực hiện được dạy học theo tinh thần này cần phải rèn luyện một cách có hệ thống cho học sinh có tính tự lập, chủ động ngay từ khi còn nhỏ để mỗi cá nhân tìm được con đường riêng, sáng tạo một phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình. Xây dựng phong cách “Học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học. - Học tập, sáng tạo và vai trò mới của giáo viên: Trong thời đại ngày nay học tập và sáng tạo không còn là hai hoạt động tách biệt nhau mà là hai mặt của một quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Đề cao vai trò của hoạt động, tự học của học sinh không có nghĩa hạ thấp vai trò của giáo viên trong dạy học mà còn khẳng định vai trò của giáo viên không suy giảm. Giáo viên cần chú ý không chỉ dạy học sinh cách giải quyết vấn đề mà còn dạy học sinh cách học, để học sinh tự mình tìm ra cách giải quyết một vấn đề nảy sinh trong học tập, trong cuộc sống. ở đây chúng ta cũng đã thấy rõ vai trò của người giáo viên cũng đã thay đổi, người giáo viên không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không chỉ lo truyền thụ kiến thức, không phải làm mọi việc cụ thể trên lớp, mà làm các việc chủ yếu sau : Thiết kế, lập kế hoạch dạy học; uỷ thác tạo động cơ, biến ý đồ dạy học của giáo viên thành nhiệm vụ học tập tự nguyện của học sinh; điều khiển và tổ chức học sinh hoạt động; thể chế hoá (chốt lại và hoàn thiện những kiến thức thu được của học sinh), biến những kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học của xã hội mà học sinh cần tiếp thu, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng tri thức thu được để giải quyết các vấn đề có liên quan đến đời sống và sản xuất. c. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hoạt động chủ động, tích cực của học sinh trong học tập Hoá học “Phương pháp dạy học có hiệu quả là cách làm việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi Dung Luan Van M.doc
  • docBia luan van.doc
  • docLoi Cam On.doc
  • docMuc Luc.doc
  • docPhu luc 1.doc
  • docPhu Luc 2.doc
  • docTai Lieu Tham Khao.doc
Luận văn liên quan