Luận văn Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao ở trường trung học phổ thông

Cùng với việc đổi mới giáo dục, phương pháp dạy học (PPDH) cũng đã và đang được đổi mới: từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Khác với quá trình tiếp thu kiến thức mới, giờ ôn tập tổng kết có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Khi tiến hành ôn tập cho HS, người GV thực hiện việc chính xác hóa khái niệm và củng cố kiến thức, giúp HS có khả năng vận dụng được kiến thức. Khi làm bài tập hóa học, chính HS sẽ được rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức. Hoặc khi làm chính xác hóa các khái niệm đã học, HS sẽ vận dụng kiến thức có kết quả hơn. Điều này có tác dụng củng cố khắc sâu kiến thức cho HS, giúp các em đạt kết quả tốt trong quá trình học tập

pdf154 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH THANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC ÔN TẬP TỔNG KẾT MÔN HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đặng Thị Oanh Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ, tôi có cơ hội để tổng hợp và củng cố lại những kiến thức đã được học cũng như đúc kết lại một số kinh nghiệm tôi đã có trong quá trình giảng dạy. Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các học sinh và của người thân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến: - PGS.TS. Đặng Thị Oanh, cô đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn động viên tôi trước những khó khăn khi thực hiện đề tài. - TS.Trang Thị Lân, cô đã giúp tôi có những định hướng rõ ràng, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ khi tôi gặp trở ngại trong quá trình thực hiện đề tài. - PGS.TS. Trịnh Văn Biều, thầy đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo giúp tôi có thể hoàn thành luận văn. - Đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiến hành giảng dạy và cả khi tôi gặp khó khăn về thời gian trong quá trình vừa đi dạy vừa đi học. - Giáo viên và học sinh các trường THPT Võ Thị Sáu, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Công Trứ đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt phần thực nghiệm sư phạm. - Xin gửi đến ba mẹ tôi lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, những người luôn ở bên động viên, khuyến khích, giúp tôi có đủ nghị lực vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình làm luận văn của mình. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng với thời gian và khả năng còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Nguyễn Thị Minh Thanh 1 MỤC LỤC 1TLỜI CÁM ƠN1T ............................................................................................... 0 1TMỤC LỤC1T .................................................................................................... 1 1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T .......................................................... 5 1TMỞ ĐẦU1T ....................................................................................................... 6 1T . Lý do chọn đề tài1T ...................................................................................................... 6 1T2. Mục đích nghiên cứu1T................................................................................................. 7 1T3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu1T ........................................................................... 7 1T4. Nhiệm vụ của đề tài1T .................................................................................................. 7 1T5. Phạm vi đề tài nghiên cứu1T ......................................................................................... 8 1T6. Giả thuyết khoa học1T .................................................................................................. 8 1T7. Phương pháp nghiên cứu1T ........................................................................................... 9 1TCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1T ........... 10 1T .1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1T ................................................................................ 10 1T .2.Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học1T .................................................................. 11 1T .2.1.Khái niệm phương pháp dạy học [4]1T .............................................................. 11 1T .2.2.Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học [31], [32]1T ............................. 11 1T .2.3. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [31], [32]1T ....................................... 15 1T .2.4.Phương pháp dạy học tích cực [14], [40]1T ........................................................ 15 1T .2.4.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực1T .............................................. 15 1T .2.4.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực1T ......................................... 16 1T .2.5. Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với việc ôn tập, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng môn hóa học1T ................................................................................. 16 1T .2.5.1. Phương pháp graph dạy học1T .................................................................. 16 2 1T .2.5.2. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan1T ......................................... 19 1T .2.5.3. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học [38], [39], [42], [43]1T ................... 20 1T .2.5.4. Dạy học nêu vấn đề1T ............................................................................... 22 1T .2.5.5. Phương pháp đàm thoại1T ......................................................................... 24 1T .2.5.6. Phương pháp hoạt động nhóm1T ............................................................... 24 1T .2.5.7. Phương pháp đóng vai1T ........................................................................... 26 1T .2.5.8. Phương pháp động não 1T .......................................................................... 27 1T .2.5.9. Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học tập1T ........................... 27 1T .2.5.10. Phương pháp algorit [14], [16]1T ............................................................ 28 1T .3.Cơ sở lý thuyết về bài lên lớp [5], [14], [31], [32]1T ................................................. 29 1T .3.1.Khái niệm bài lên lớp1T..................................................................................... 29 1T .3.2.Các kiểu bài lên lớp1T ....................................................................................... 29 1T .3.3.Bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T ................................................... 30 1T .3.3.1.Khái niệm hoàn thiện kiến thức [32]1T ....................................................... 30 1T .3.3.2.Đặc điểm của việc hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T ................................ 31 1T .3.3.3.Cấu trúc bài lên lớp hoàn thiện kiến thức1T ................................................ 32 1T .3.3.4.Phân loại bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T ............................. 32 1T .4.Thực trạng tiến hành bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng môn hóa học lớp 10 ở một số trường THPT1T ........................................................................................... 33 1T .4.1.Mục đích điều tra1T ........................................................................................... 33 1T .4.2.Đối tượng, phương pháp điều tra1T ................................................................... 33 1T .4.3.Kết quả điều tra1T ............................................................................................. 33 1TCHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC ÔN TẬP TỔNG KẾT MÔN HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT1T .............................................................. 41 3 1T2.1. Nghiên cứu nội dung chương 5, 6, 7 trong SGK hóa học lớp 10 chương trình nâng cao1T .............................................................................................................................. 41 1T2.1.1. Vị trí và vai trò1T ............................................................................................. 41 1T2.1.2. Mục tiêu cơ bản1T ............................................................................................ 41 1T2.1.3. Cấu trúc và nội dung1T ..................................................................................... 43 1T2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết1T ....................................... 44 1T2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng graph để hệ thống hoá kiến thức chươn1T ...................... 44 1T2.1.2. Biện pháp 2: Sử dụng thí nghiệm hóa học1T ..................................................... 47 1T2.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan, các phương tiện kỹ thuật 1T ............................................................................................................................... 49 1T2.1.4. Biện pháp 4: Sử dụng bài tập hóa học1T ........................................................... 51 1T2.1.5. Biện pháp 5: Sử dụng phương pháp algorit dạy học1T ...................................... 53 1T2.1.6. Biện pháp 6: Sử dụng phương pháp dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ 1T .......... 57 1T2.1.7. Biện pháp 7: Tổ chức trò chơi “Đố vui hóa học”1T ........................................... 58 1T2.3. Các nguyên tắc và qui trình thiết kế bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T .. 59 1T2.3.1. Các nguyên tắc thiết kế bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T ............. 59 1T2.3.2. Qui trình thiết kế bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng1T ....................... 60 1T2.4. Thiết kế các bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng có sử dụng các biện pháp đã đề xuất1T ................................................................................................................... 60 1T2.4.1. Bài lên lớp tiết 52 (Bài 33) – Luyện tập về clo và các hợp chất của clo 1T ......... 60 1T2.4.2. Bài lên lớp tiết 59, 60 (Bài 37) – Luyện tập chương 51T .................................. 69 1T2.4.3. Bài lên lớp tiết 65 – Luyện tập oxi – ozôn – hidro peoxit 1T ............................. 79 1T2.4.4. Bài lên lớp tiết 74, 75 (Bài 46) – Luyện tập chương 61T ................................... 85 4 1T2.4.5. Bài lên lớp tiết 83, 84 (Bài 51) - Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học1T ......................................................................................................................... 96 1TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1T ............................................ 106 1T3.1. Mục đích thực nghiệm1T........................................................................................ 106 1T3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm1T ....................................................................................... 106 1T3.3. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm1T ......................................................................... 106 1T3.4. Tiến hành thực nghiệm1T ....................................................................................... 107 1T3.4.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp 1T ............................................................................. 107 1T3.4.2. Tiến hành giảng dạy1T ................................................................................... 108 1T3.4.3. Tổ chức kiểm tra1T ......................................................................................... 108 1T3.4.4. Chấm bài và xử lý kết quả thực nghiệm [5], [9]1T .......................................... 108 1T3.5. Kết quả thực nghiệm1T .......................................................................................... 110 1T3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng 1T ...................................................... 110 1T3.5.1.1. Bài kiểm tra 15 phút sau tiết 52 - Bài 33 - Luyện tập về clo và các hợp chất của clo 1T ...................................................................................................... 110 1T3.5.2.4. Bài kiểm tra 1 tiết sau tiết 74, 75 - Bài 46 - Luyện tập chương 61T .......... 120 1T3.5.1.5. Bài kiểm tra 1 tiết sau tiết 83, 84 - Bài 51 - Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học1T ............................................................................................. 123 1T3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính1T ......................................................... 128 1TKẾT LUẬN1T ............................................................................................... 131 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ........................................................................ 134 1TPHỤ LỤC1T.................................................................................................. 139 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTHH : bài tập hóa học Dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐH : Đại học GD : giáo dục GS : giáo sư GV : giáo viên HS : học sinh NXB : nhà xuất bản PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PPDHHH : phương pháp dạy học hóa học PT : phương tiện PTHH : phương trình hóa học SGK : sách giáo khoa THPT : trung học phổ thông TN : thực nghiệm Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với việc đổi mới giáo dục, phương pháp dạy học (PPDH) cũng đã và đang được đổi mới: từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Khác với quá trình tiếp thu kiến thức mới, giờ ôn tập tổng kết có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Khi tiến hành ôn tập cho HS, người GV thực hiện việc chính xác hóa khái niệm và củng cố kiến thức, giúp HS có khả năng vận dụng được kiến thức. Khi làm bài tập hóa học, chính HS sẽ được rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức. Hoặc khi làm chính xác hóa các khái niệm đã học, HS sẽ vận dụng kiến thức có kết quả hơn. Điều này có tác dụng củng cố khắc sâu kiến thức cho HS, giúp các em đạt kết quả tốt trong quá trình học tập. Trên thực tế, GV thường tập trung đầu tư nhiều vào kiểu bài truyền thụ kiến thức mới mà chưa chú ý đầu tư vào tiết ôn tập, tổng kết. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của HS. Ở nhiều HS kĩ năng giải bài tập còn yếu, thậm chí khi đọc một bài tập các em không định được hướng giải. Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cử của HS hiện nay đang được thực hiện bằng trắc nghiệm khách quan đòi hỏi HS không chỉ giải đúng mà còn phải giải bài tập một cách nhanh chóng. Muốn vậy HS cần phải vừa nắm vững kiến thức, vừa nhuần nhuyễn các dạng bài tập. Với những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết môn Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao ở trường Trung học phổ thông”. Đề tài nghiên cứu với mục đích giúp HS lĩnh hội tốt kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT. 7 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập, tổng kết môn hóa lớp 10 chương trình nâng cao, góp phần dạy tốt và học tốt môn hóa học ở trường THPT. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc đề xuất và sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn tập, tổng kết các chương, nhóm Halogen, nhóm Oxi – Lưu huỳnh và Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học - môn hóa học - lớp 10 THPT (ban nâng cao). - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học lớp 10 ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPDH: + Khái niệm về PPDH. + Sự cần thiết đổi mới PPDH. + Xu hướng đổi mới PPDH. + Khái niệm, đặc điểm của PPDH tích cực. + Một số PPDH tích cực phù hợp với việc ôn tập, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng môn hóa học. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bài lên lớp: + Khái niệm về bài lên lớp. + Các kiểu bài lên lớp. + Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. - Tìm hiểu thực trạng tiến hành bài lên lớp trong tiết ôn tập, luyện tập chương lớp 10 của GV trường THPT. 8 - Nghiên cứu chương trình, nội dung các bài luyện tập trong chương trình SGK Hóa học lớp 10 (nâng cao). - Đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết. - Xây dựng 8 nguyên tắc và quy trình 8 bước thiết kế bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. - Thiết kế hệ thống bài lên lớp tiết ôn tập, luyện tập các chương nhóm Halogen, nhóm Oxi – Lưu huỳnh và Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học lớp 10 THPT (ban nâng cao) có sử dụng các biện pháp đã đề xuất. - Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và hệ thống bài lên lớp hoàn thiện kiến thức và kỹ năng trong các tiết ôn tập, tổng kết đã thiết kế. 5. Phạm vi đề tài nghiên cứu - Nội dung kiến thức giới hạn trong các bài ôn tập, luyện tập ở 3 chương: nhóm Halogen, nhóm Oxi – Lưu huỳnh và Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học trong chương trình Hóa 10 (ban nâng cao). - Phạm vi thực nghiệm sư phạm: ở 4 trường THPT Võ Thị Sáu, THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình), THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp) – Tp.HCM. - Thời gian thực nghiệm sư phạm: kéo dài trong suốt năm học 2010 – 2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp có tính khoa học và khả thi, đồng thời sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết thì sẽ giúp HS nắm vững được kiến thức, nâng cao kỹ năng giải bài tập, phát triển tư duy, giúp HS học tốt hơn môn hóa học. 9 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các PP nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp lý thuyết về cơ sở lý luận của đề tài. - Nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia, thực nghiệm sư phạm . - Các PP thống kê toán học để xử lý kết quả. 8. Điểm mới của đề tài - Về lý luận: đóng góp được các nguyên tắc và qui trình thiết kế bài bài luyện tập: + 8 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập. + Qui trình thiết kế bài luyện tập gồm 8 bước. + Nghiên cứu 7 biện pháp giúp nâng cao chất lượng việc ôn tập tổng kết. - Về thực tiễn: đóng góp 5 giáo án (8 tiết dạy) các tiết ôn tập luyện tập trong 3 chương Nhóm halogen, chương Nhóm oxi và chương Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học với các biện pháp đề xuất giúp nâng cao chất lượng dạy và học. 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nghị quyết số 40/2000/ QHX ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng nội dung chương trình, PP giáo dục, SGK mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nuớc phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Theo đó, để nâng cao chất lương giáo dục và đào tạo, thì việc đổi mới PPDH đang là vấn đề thời sự đặt ra hàng đầu đối với hoạt động dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Một trong các nội dung quan trọng của vấn đề này là cải tiến cấu trúc bài lên lớp. Trong các dạng bài lên lớp ở bộ môn hoá học thì bài luyện tập và ôn tập là một dạng bài khó, yêu cầu đạt được trong một tiết luyện tập là vừa phải củng cố, hệ thống kiến thức của chương vừa phải cho HS vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập để rèn luyện kĩ năng. HS học tiết luyện tập đặc biệt là học phần hệ thống kiến thức cũ sẽ nhàm chán nếu GV chỉ áp dụng phương pháp dạy học thông thường như hỏi đáp để HS nhắc lại kiến thức. Vậy làm thế nào để vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo được cho HS hứng thú khi học các tiết luyện tập, giúp nâng cao chất lượng của việc ôn tập tổng kết môn hóa học? Để giải quyết vấn đề này, đã có nhiều tác giả viết và nghiên cứu về các PPDH để giúp tạo cho HS hứng thú học tập, chủ động trong việc chiếm lĩnh, khắc sâu và vận dụng kiến thức: - Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở trường trung học phổ thông - Lê Trọng Tín – ĐHSP Hà Nội, 2002 - Luận án tiến sĩ. - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và phương tiện k
Luận văn liên quan