Luận văn Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị - xã hội ổn định. Sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục (GD) phải đào tạo ra. Như vậy, GD Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn. GD mầm non (MN) là nấc thang khởi đầu trong hệ thống GD quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Qua đó cho thấy GD thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng VĐ cơ bản (KNVĐCB), hình thành những thói quen vận động (VĐ) cần thiết cho cuộc sống. Rèn luyện KNVĐCB của trẻ MN nói chung và trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình GD nhằm mục đích phát triển thể chất, GD các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. Thế nên rèn luyện KNVĐCB cho trẻ được tiến hành thông qua tất cả các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo chơi, tham quan, lao động Trong đó hoạt động ngoài trời (HĐNT) rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Vui chơi ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ VĐ toàn thân, rèn luyện KNVĐ thô như: đi, chạy Thực tiễn GD MN cho thấy rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động khác đặc biệt là HĐNT chưa được quan tâm, đầu tư. Thực tế, ở nhiều trường, thời gian HĐNT của trẻ vẫn bị cắt xén thậm chí không được tổ chức hoặc tổ chức chưa tốt, quá trình tổ chức HĐNT của giáo viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nên đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” đã được lựa chọn. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ mẫu giáo (MG) 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT một cách khoa học, hợp lí thì KNVĐCB của trẻ sẽ được củng cố và nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 5.2. Tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 5.3. Đề xuất biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề ra. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp khảo sát Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 6.3. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên và trẻ thực hiện KNVĐCB thông qua HĐNT. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Áp dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT nhằm chứng minh giả thuyết. 6.5 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn và điều kiện hạn hẹp chúng tôi chỉ nghiên cứu: 7.1. Nghiên cứu nhóm KNVĐCB: đi, chạy, thăng bằng. 7.2. Nghiên cứu HĐNT: Vui chơi ngoài trời 7.3. Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số trường MN trên địa bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. 8. Những đóng góp mới của đề tài 8.1. Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 8.2. Xác định các tiêu chí đánh giá KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi và bổ sung một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn có 3 phần chính. Phần mở đầu Phần nội dung: bao gồm 4 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài - Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT - Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT - Chương 4: Thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT Phần kết luận

doc146 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15152 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị - xã hội ổn định. Sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức…là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục (GD) phải đào tạo ra. Như vậy, GD Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn. GD mầm non (MN) là nấc thang khởi đầu trong hệ thống GD quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Qua đó cho thấy GD thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện, tôi luyện cơ thể, rèn luyện tinh thần sảng khoái, rèn luyện kĩ năng VĐ cơ bản (KNVĐCB), hình thành những thói quen vận động (VĐ) cần thiết cho cuộc sống. Rèn luyện KNVĐCB của trẻ MN nói chung và trẻ MG 3 – 4 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình GD nhằm mục đích phát triển thể chất, GD các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. Thế nên rèn luyện KNVĐCB cho trẻ được tiến hành thông qua tất cả các hình thức hoạt động như: hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, dạo chơi, tham quan, lao động…Trong đó hoạt động ngoài trời (HĐNT) rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ. Vui chơi ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ VĐ toàn thân, rèn luyện KNVĐ thô như: đi, chạy… Thực tiễn GD MN cho thấy rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi được giáo viên rất chú trọng đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt động khác đặc biệt là HĐNT chưa được quan tâm, đầu tư. Thực tế, ở nhiều trường, thời gian HĐNT của trẻ vẫn bị cắt xén thậm chí không được tổ chức hoặc tổ chức chưa tốt, quá trình tổ chức HĐNT của giáo viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế… Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn nên đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” đã được lựa chọn. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ mẫu giáo (MG) 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT một cách khoa học, hợp lí thì KNVĐCB của trẻ sẽ được củng cố và nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 5.2. Tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 5.3. Đề xuất biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề ra. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp khảo sát Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 6.3. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên và trẻ thực hiện KNVĐCB thông qua HĐNT. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Áp dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT nhằm chứng minh giả thuyết. 6.5 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn và điều kiện hạn hẹp chúng tôi chỉ nghiên cứu: 7.1. Nghiên cứu nhóm KNVĐCB: đi, chạy, thăng bằng. 7.2. Nghiên cứu HĐNT: Vui chơi ngoài trời 7.3. Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số trường MN trên địa bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. 8. Những đóng góp mới của đề tài 8.1. Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 8.2. Xác định các tiêu chí đánh giá KNVĐCB của trẻ MG 3 – 4 tuổi và bổ sung một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn có 3 phần chính. Phần mở đầu Phần nội dung: bao gồm 4 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài - Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT - Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT - Chương 4: Thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT Phần kết luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kĩ năng như đi, chạy, nhảy, bò, leo trèo... Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng các KNVĐCB càng thành thục bao nhiêu thì sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn và có thể hình thành những kĩ năng đó chỉ có thông qua củng cố, rèn luyện thường xuyên. Có thể nói các KNVĐCB hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên. Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người. Chăm sóc (CS) sức khỏe cho trẻ là một trong các nhiệm vụ quan trọng mà ngành GD thể chất quan tâm và giải quyết. Do đó nó là một trong những nội dung không thể thiếu được và còn là một trong những nhiệm vụ chính của hệ thống GD cho trẻ trước tuổi đi học. Trong đó nhiệm vụ giáo dưỡng là rèn luyện KNVĐCB được đặt lên hàng đầu. Thế nên vấn đề này là một vấn đề luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học từ xưa cho đến nay, trong nước cũng như ngoài nước. 1.1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài Con người từ thủa bình minh đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất, rèn luyện các KNVĐCB. Nhìn tổng quát, có hai nền văn minh: Phương Đông và Phương Tây. Cùng phát triển với nền văn hóa, việc rèn luyện thể chất của các nước Phương Đông có lịch sử hàng mấy ngàn năm. Xuất phát từ triết học Phương Đông với nền tảng học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Bát quái, mục tiêu rèn luyện thể chất là rèn luyện con người toàn diện: thể lực, trí tuệ, khí phách, v.v… tạo nên sức mạnh tổng hợp. Như Hoa Đà – danh y nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỉ II đã nói: “VĐ giúp khí huyết lưu thông và ngăn ngừa bệnh tật”. [44, 52] Phương Tây cổ đại, Hy Lạp cổ chia ra nhiều thành bang như Athens, Sparta, Thebes… Trong đó thành bang Sparte chú trọng đến rèn luyện thể chất, chủ yếu rèn luyện KNVĐCB cho trẻ em từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm. Những trẻ khỏe mạnh, cứng cáp và có khả năng chống đỡ được các tác nhân của môi trường xung quanh thì để nuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu. Lúc bấy giờ các nhà triết học, các nhà GD chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa thể giải thích được cơ chế tác động của các bài tập rèn luyện KNVĐCB do đó đánh giá hiệu quả của các bài tập theo kết quả bên ngoài (đúng hơn, thuần thục hơn, kĩ thuật hơn, có nhiều kĩ năng hơn…). Sau đó họ đã biết liên kết các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cụ thể, cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền…thành một hệ thống thống nhất. Mục tiêu của nền GD này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộc chinh chiến thế nên quá trình rèn luyện các kĩ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò, trườn, kĩ năng sử dụng vũ khí… được đặt lên hàng đầu. [39] Nhà sư phạm Tiệp Khắc kiệt xuất – J.A. Cômenxki (1592 – 1670) đã đặt cơ sở cho khoa học sư phạm. Ông cho rằng nguyên tắc phù hợp với tự nhiên là nguyên tắc cơ bản của hệ thống GD của mình. Theo ý kiến của ông, để GD được đúng, cần nghiên cứu tự nhiên và đi theo các quy luật của tự nhiên. Cho đến nay nguyên tắc phù hợp với tự nhiên do Cômenxki nêu lên vẫn giữ được ý nghĩa của nó. Ông nhấn mạnh đến tự nhiên bao quanh con người, tổ chức các HĐNT, dùng môi trường tự nhiên bên ngoài để rèn luyện các KNVĐCB cho con người. [39] Hệ thống GD thể chất ở Thụy Điển đại biểu ưu tú chính là 2 cha con P.Lingơ (1776 – 1839) và I.Lingơ (1820 – 1886). Qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý của trẻ em, hai ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu GD thể chất từ lứa tuổi còn thơ ấu và trẻ em cần phải áp dụng những bài tập tăng cường và phát triển thân thể. Theo ý kiến của ông: củng cố và tăng cường sức khỏe là nhiệm vụ duy nhất của thể chất nên trẻ em cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung (thí dụ: bài tập đi bộ kết hợp với bật nhảy, các bài tập thăng bằng…). Tư thế đúng của tay, chân và mình được đặc biệt chú ý trong khi thực hiện các VĐ đi, chạy, nhảy… kết hợp với khả năng giữ thăng bằng. Để tiếp tục hoàn thiện thêm các bài tập Lingơ đã bổ sung dụng cụ trong quá trình rèn luyện các KNVĐCB [39]. Hệ thống GD thể chất ở Pháp Phơanxixcô Amôrốt (1770-1848) có công lớn trong việc biên soạn các bài tập rèn luyện KNVĐCB. Theo ông, những bài tập thể dục tốt là những bài tập hình thành các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn bò, ném, đấu kiếm… Quá trình tiến hành theo nguyên tắc chung vừa sức với người tập và đơn giản trong chừng mực có thể. Các bài tập tiến hành theo trình tự từ dễ đến khó. [39] Nhà GD học, giải phẫu học, thầy thuốc Piốt Lesghapht (1837 – 1909) có vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn GD thể chất. Ông xuất bản một loạt tác phẩm về sinh học, giải phẩu, GD thể chất… Trong đó, quan trọng nhất là tác phẩm: “GD gia đình và hướng dẫn giáo dưỡng thể chất cho trẻ ở lứa tuổi đến trường”. Ông cho rằng GD thể chất là chuẩn bị con người cho lao động sáng tạo, sao cho có thể sử dụng sức lực, KNVĐCB… của mình với sự tiêu hao năng lượng ít nhất mà giành được kết quả tốt nhất. Trẻ em nên rèn luyện kĩ năng tự lĩnh hội các bài tập VĐ và các VĐ này được áp dụng trong các điều kiện khác nhau dưới các hình thức khác nhau. [39] Theo tác giả I.K.Khai-li-sốp trong cuốn GD thể dục cho thiếu nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp MG coi GD thể chất là bộ phận không thể tách rời của nền GD, hướng đến rèn luyện cho trẻ các KNVĐCB và khả năng phối hợp giữa các KNVĐCB với nhau. Ông đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện thân thể qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, “giờ bài tập”, trò chơi, hoạt động dạo chơi, các yếu tố thiên nhiên vô sinh … một cách có hệ thống. Các hoạt động đó không chỉ diễn ra ở nhà trường hoặc cơ quan GD nào khác mà chính các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý đến việc rèn luyện các KNVĐCB cho trẻ. [17] Maria Montessori (1896 – 1952) bác sĩ, nhà tâm lí GD của nước Ý. Dựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và lý thuyết học, bà cho rằng trẻ em là một chủ thể tích cực, chủ động, tự lựa chọn nội dung học tập của mình một cách độc lập. Hình thức học này gọi là “hoạt động tự do”, “vui chơi tự do”. Trong quá trình CS GD trẻ em bà đưa ra 8 nguyên tắc cho phương pháp GD của mình. Trong đó nguyên tắc “VĐ và nhận thức” được nhắc đến đầu tiên. Bà nhấn mạnh đến việc trẻ chỉ được phát triển khi trẻ VĐ và tự VĐ. Bà cho rằng VĐ và nhận thức có mối quan hệ với nhau, suy nghĩ và VĐ là một quá trình. Những điều này cho thấy rằng GD nên tăng cường các hoạt động VĐ để mở đường cho hoạt động nhận thức. [48] Trong cuốn “Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học” của tác giả Lưu Tân – người Trung Quốc đã chỉ ra 4 mặt của bài tập động tác: bài tập động tác cơ bản, bài tập thể dục cơ bản, trò chơi VĐ và các hoạt động VĐ với dụng cụ. Trong đó rèn luyện các bài tập động tác cơ bản là mục tiêu, nội dung quan trọng và là biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể dục thể thao. Theo ông hoạt động này có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể một cách có hiệu quả, nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, tăng cường thể chất; phát triển các năng lực hoạt động cơ bản và tạo điều kiện để các em thích ứng tốt hơn đối với xã hội. [36] Như vậy, vấn đề GD thể chất nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Mặc dù theo đuổi những mục đích về chính trị, quân sự, giai cấp, tôn giáo, văn hóa, GD… khác nhau nên có những quan điểm khác nhau nhưng hầu như tất cả mọi nền văn minh, mọi tác giả đều thừa nhận vai trò to lớn của việc rèn luyện KNVĐCB trong cuộc sống của mỗi con người. 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Những vốn sống kinh nghiệm của dân tộc ta cùng với mối quan hệ lâu đời với các nước láng giềng Phương Đông và ảnh hưởng của nền thể dục thể thao Phương Tây từ thế kỉ 19. Nên việc rèn luyện KNVĐCB cũng được khá nhiều các tác giả đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau. Thời kỳ phong kiến có các trường học, tại đó cùng với các kiến thức về tôn giáo, trẻ em còn được học các kiến thức vệ sinh, rèn luyện thân thể. Hoạt động rèn luyện thể chất đặc biệt là rèn luyện KNVĐCB được tổ chức ở ngoài trời với không gian rộng rãi dưới hình thức: bài tập rèn luyện thân thể, trò chơi, trò chơi kết hợp với các bài đồng dao… để phát triển VĐ, ý thức thẩm mỹ, tăng vẻ đẹp và sự hài hòa của động tác… [39] Trong cuốn “Thể dục và trò chơi VĐ” của tác giả Đồng Văn Triệu, ông đã biên soạn 10 động tác thể dục cho trẻ em. Các bài tập thể dục này trên cơ sở sinh lý, tâm lý của “lớp vỡ lòng”, với mục đích giúp cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, tạo điều kiện chống bệnh tật. Ngoài ra ông còn sưu tầm những trò chơi dân gian để củng cố và rèn luyện các nhóm cơ bắp mà trẻ mới được học. Phần lớn các trò chơi này diễn ra ngoài trời, với khoảng không gian rộng rãi, thoáng mát và an toàn. [42] Tác giả Lương Kim Chung và Đào Duy Thư trong cuốn “Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ” đã đề cập đến phương pháp tổ chức các bài tập thể dục, trò chơi và HĐNT dựa trên những đặc điểm về sinh lý học, tâm lý học của các em MG. Trong đó ông xem HĐNT như là một phương tiện để GD KNVĐCB cho trẻ thế nên không nhất thiết phải gò trẻ vào kĩ thuật VĐ chính xác mà cần thiết là trẻ được VĐ cơ bản nhiều và VĐ một cách tự nhiên trong môi trường thiên nhiên.[11] Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao” của tác giả Trương Quốc Yên đã cho chúng ta thấy quan điểm của Hồ Chí Minh – nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới về vấn đề rèn luyện thể chất trong nhà trường và ngoài xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi GD và rèn luyện thể chất là một mặt cần thiết, quan trọng như các mặt GD khác. Người khẳng định nó đem lại cho tuổi trẻ sức khỏe, mà sức khỏe là cái quý nhất của con người. Cho nên phải rèn luyện sức khỏe ngay từ lứa tuổi nhỏ và những kĩ thuật động tác phải phù hợp với đặc điểm sinh lý, cấu trúc cơ thể và độ tuổi của con người. [52] Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Hồng Phương: “Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập VĐ cơ bản cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi)” đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học bài tập VĐ cơ bản cho trẻ. Bà quan tâm đến bài tập VĐ và trò chơi VĐ từ đó đưa ra 4 nhóm phương pháp trong đó phương pháp ôn luyện KNVĐ cũ và xem yếu tố chơi, thi đua, chia nhóm như là phương tiện, hình thức tạo cơ hội cho trẻ được tích cực VĐ, rèn luyện KNVĐCB, giải quyết tình trạng nhiều trẻ trong một lớp học. [27] Nguyễn Thị Tuyết Ánh với luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Tác giả đã đề cập và đưa ra các biện pháp: chọn lựa trò chơi phù hợp nhằm phát triển thể lực, lập kế hoạch, tạo môi trường, phương tiện phong phú, đánh giá trẻ trong HĐNT, tăng cường rèn luyện có hệ thống các KNVĐ là những biện pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển các KNVĐCB. Đây là cơ sở để giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động, thích tham gia vào hoạt động. [1] Có thể thấy, các công trình nghiên cứu lý luận - thực tiễn trong và ngoài nước đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc rèn luyện KNVĐCB cho trẻ. Phần lớn các công trình đó tập trung nghiên cứu rèn luyện KNVĐCB trong hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi… Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa rèn luyện KNVĐCB trong HĐNT. Vì vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên, chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”, qua đây góp phần làm phong phú thêm thông tin về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này. 1.2. Cơ sở lí luận về kĩ năng vận động cơ bản 1.2.1. Vận động * Khái niệm Khái niệm VĐ được quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Trong triết học, Ph. Ăngghen viết: “VĐ, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Có rất nhiều hình thức VĐ của vật chất (VĐ cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội), trong đó hình thức VĐ phức tạp nhất của vật chất, đó là VĐ của sinh vật, cụ thể là VĐ của động vật cao cấp – con người. [28], [38] Xét ở góc độ sinh lý học, việc nắm vững các chi tiết VĐ được xác định bởi sự hình thành hệ thống mới của sự hoạt động não cho nên ta có thể nói rằng VĐ chính là quá trình hoạt động của hệ thần kinh cao cấp. [29] Trong tâm lý học, vận động là hoạt động có ý thức của con người, là sự chuyển hóa lẫn nhau để tạo ra cái mới [46]. VĐ thúc đẩy sự phát triển tâm lý. Ví như sự phát triển VĐ của bàn tay, ngón tay cho phép trẻ hoạt động một cách đa dạng với đồ vật, hay việc biết đi giúp trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc với môi trường xung quanh… nhờ đó mà tâm lý của trẻ phát triển. [9] Ở góc độ giáo dục học, VĐ có trong tất cả mọi hoạt động của con người, nó có tác động tốt lên cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức. VĐ là sự tác động tích cực của các cơ quan VĐ của con người, phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình GD thể chất. Chúng ta GD thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự VĐ của trẻ. [29], [39] Theo Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân thì VĐ được hiểu là sự thay đổi chỗ hay tư thế của toàn bộ hay một phần thân thể. VĐ là điều kiện giữ gìn sức khỏe.[19] Vậy, có thể nói: Từ khi trẻ mới sinh ra, trẻ luôn thích hoạt động, VĐ tích cực. VĐ là sự chuyển động của cơ thể con người. Trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. VĐ làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khỏe được tăng lên làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. * Nội dung phát triển vận động Phát triển các nhóm cơ: Cơ hô hấp, tay vai, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng… Phát triển các VĐ cơ bản (VĐ thô): Đi, chạy, nhảy, thăng bằng, leo trèo… Trẻ thực hiện các VĐ theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như bóng, dây, gậy, vòng… Phát triển các VĐ tinh: VĐ của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hơp VĐ mắt – tay và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ (kéo, bút, đồ chơi…) *Cơ sở sinh lý của sự hình thành thói quen VĐ ở trẻ Qua nghiên cứu học thuyết của I.P.Páp-Lốp về sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, quá trình hình thành những thói quen VĐ cơ bản đúng đắn của trẻ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chúng ở lứa tuổi tiếp theo. Cơ sở sinh lý của việc hình thành những thói quen VĐ là quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xão VĐ. Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn liên tục và chúng có quan hệ với nhau. [29], [40], [42] Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hình thành hiểu biết sơ bộ về động tác. Quá trình hưng phấn có tính chất khuyếch tán lan truyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích VĐ. Do đó trẻ thường thiếu tin tưởng trong khi VĐ, các cơ bắp căng hết sức, có nhiều động tác thừa, thiếu chính xác về thời gian v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính LV.doc
  • docBIA LUAN VAN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTOM TAT MOI.doc
Luận văn liên quan