Luận văn Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản từ năm 1973. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản duy trì được đà phát triển thuận lợi trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, v.v theo tinh thần thoả thuận của lãnh đạo cấp cao về việc xây dựng quan hệ đối tác tin cậy ổn định lâu dài. Qua chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trung tuần tháng 10/2006, Việt Nam và Nhật Bản đã quyết tâm đưa quan hệ lên tầm cao mới, “quan hệ chiến lược” [18] vì hoà bình và phát triển, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán xây dựng Đối tác liên kết kinh tế EPA vào tháng 1/2007. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Abe nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2006 đã tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng và đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất, mà còn là bạn hàng thương mại và là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là thị trường nhập khẩu quan trọng, là nơi cung cấp công nghệ nguồn cho sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước mà còn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Nhật Bản là thị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt đối với hàng nông, thuỷ sản - nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 360 tỷ USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 4,7 tỷ USD, chiếm khoảng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta [11]. Hơn nữa, hai nước lại gần gũi về mặt địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hoá, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu công nghệ nguồn và thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản trong thời gian tới vẫn là một trong ba thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ,v.v

pdf122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- Nguyễn Thúy Hồng MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà nội - 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- Nguyễn Thúy Hồng MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Đỗ Thị Loan Hà nội - 2007 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ bảo ân cần, giúp đỡ chân thành và đầy tận tâm của các Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương, bạn bè, đồng nghiệp và những người có liên quan. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó, đặc biệt xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Loan - Trưởng Khoa Sau đại học Trường Đại Học Ngoại thương là người đã gợi ý cho tác giả chọn đề tài nghiên cứu này và trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu và sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan: Trường Đại học Ngoại thương; Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Viện Nghiên cứu Thương mại; Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội; Hội Mậu dịch Nhật - Việt, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) đã giúp tác giả hoàn thành Luận văn. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 4 1.1.Khái niệm hoạt động xúc tiến xuất khẩu 4 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 4 1.1.2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu 7 1.2.Vị trí và vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11 1.2.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11 1.2.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 13 1.3. Nội dung của xúc tiến xuất khẩu 15 1.3.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp quốc gia 15 1.3.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp 19 Chương 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 34 2.1 Vài nét về thị trường Nhật Bản 34 2.1.1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản 34 2.1.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu 38 2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 44 2.2.1 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá ở cấp quốc gia 44 2.2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các tổ chức chuyên trách 53 2.2.3 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 56 2.3 Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 61 2.3.1. Ưu điểm 61 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 63 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 68 3.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 68 3.1.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới 68 3.1.2 Những bài học kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩu có thể vận dụng ở Việt Nam 72 3.2 Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 75 3.2.1 Các giải pháp về phía chính phủ, các bộ ngành 75 3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp 86 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản từ năm 1973. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản duy trì được đà phát triển thuận lợi trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, v.v… theo tinh thần thoả thuận của lãnh đạo cấp cao về việc xây dựng quan hệ đối tác tin cậy ổn định lâu dài. Qua chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trung tuần tháng 10/2006, Việt Nam và Nhật Bản đã quyết tâm đưa quan hệ lên tầm cao mới, “quan hệ chiến lược” [18] vì hoà bình và phát triển, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán xây dựng Đối tác liên kết kinh tế EPA vào tháng 1/2007. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Abe nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2006 đã tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng và đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất, mà còn là bạn hàng thương mại và là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là thị trường nhập khẩu quan trọng, là nơi cung cấp công nghệ nguồn cho sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước mà còn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Nhật Bản là thị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt đối với hàng nông, thuỷ sản - nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 360 tỷ USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 4,7 tỷ USD, chiếm khoảng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta [11]. Hơn nữa, hai nước lại gần gũi về mặt địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hoá, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu công nghệ nguồn và thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản trong thời gian tới vẫn là một trong ba thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ,v.v… . - 2 - Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đã là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên vài năm gần đây vị trí này đã phải nhường cho Hoa Kỳ. Sự suy giảm do nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là Việt Nam chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu thích hợp vào thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản tuy không còn giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu của Việt Nam, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng, nhập khẩu rất nhiều mặt hàng của ta. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã,v.v… chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nghiên cứu sâu về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là rất cần thiết trong bối cảnh nước ta đang thực hiện CNH, HĐH hướng về xuất khẩu. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản như: Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam-Nhật Bản và triển vọng phát triển” của Nguyễn Hồng Mai, Trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội-1999; Luận văn thạc sỹ kinh tế “Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản” của Cao Ngô Hồng Anh, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội-2005; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo: “Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO” TS. Phạm Thu Hương - Trường Đại học Ngoại thương làm chủ nhiệm, Hà Nội-2005; v.v… . Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường Nhật Bản. Như vậy, cho đến nay đề tài “Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” vẫn là đề tài đầu tiên nghiên - 3 - cứu một cách đầy đủ về các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận của xúc tiến xuất khẩu - Làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản (nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,v.v…) và các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu. - Đánh giá thực trạng xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2006. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nhật Bản và các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản, không nghiên cứu mảng dịch vụ. - Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản đến năm 2006. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu - Xin ý kiến chuyên gia. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu (XTXK) - 4 - - Chương 2: Thực trạng XTXK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - Chương 3: Các giải pháp XTXK hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - 5 - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu Theo Philip Kotler trong Marketing cơ bản “xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng”. Theo Điều 3 giải thích từ ngữ của luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 thì “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội, mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.” Trong tạp chí của Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) Hà lan tháng 12/1993, Ông H.H.Leerrenveld, Giám đốc điều hành đã viết “Xúc tiến xuất khẩu là những dịch vụ được chính phủ của một nước cung cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất khẩu với mục tiêu nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng xuất khẩu” [7]. Xúc tiến xuất khẩu được coi là việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược xuất khẩu quốc gia, là nội dung chính của hoạt động xúc tiến thương mại và nhấn mạnh các giải pháp về xúc tiến xuất khẩu - Theo ITC. Xúc tiến thương mại (XTTM) và xúc tiến xuất khẩu (XTXK) Dưới giác độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm XTXK, xúc tiến nhập khẩu, xúc tiến đầu tư. Do vậy, có thể nói XTXK là một bộ phận chính, một hoạt - 6 - động cơ bản trong tổng thể hoạt động XTTM. Nhưng trên thực tế, vào những thời kỳ nhất định, ở những không gian nhất định và trong những môi trường kinh doanh cụ thể, hoạt động XTXK lại được đồng nhất với hoạt động XTTM: Trên phạm vi toàn thế giới ở đó diễn ra hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia thì XTTM, XTXK, hay XTNK chỉ là một với mục đích làm tăng khối lượng và trị giá trao đổi thương mại của thế giới; Thực tiễn hoạt động XTTM của Nhật Bản những năm 50 và 60, của Hàn Quốc những năm 60 và 70 của thế kỷ XX và của các nước đang phát triển, các nước chuyển đổi nền kinh tế ngày nay, cũng chính là thực tiễn XTXK của các nước này vì mọi nỗ lực của Chính phủ, của các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp ở các nước này đều tập trung cho mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Trên thực tế, các nước đang phát triển quan tâm nhiều hơn tới hoạt động XTXK để nhằm mục đích thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thương mại và có ngoại tệ để nhập khẩu công nghệ nguồn thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, trong khi các nước phát triển thì chú trọng nhiều hơn tới hoạt động xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến đầu tư để nhập khẩu nguyên vật liệu với giá rẻ hơn và/hoặc chuyển dần việc sản xuất sang các nước đang phát triển. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển nhanh nền kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, trọng tâm của hoạt động XTTM là phải đẩy mạnh xuất khẩu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 16% cho thời kỳ 2001-2005 và nhịp độ tăng xuất khẩu hàng năm gấp trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2010 [6] đòi hỏi phải đẩy mạnh XTXK trong phạm vi các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Thời kỳ 2006-2010, trọng tâm của hoạt động XTTM của Việt Nam vẫn là XTXK vì để đạt được mục tiêu đặt ra trong Đề án Phát triển xuất khẩu 2006-2010 là “kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng trung bình 17,5%/năm”. Ngay cả hoạt động XTTM của Cục Xúc tiến thương mại - cơ quan đầu mối trong hoạt động XTTM quốc tế hiện nay của Việt Nam cũng chủ yếu nhằm vào đẩy mạnh xuất khẩu. Có - 7 - thể nói, tại thời điểm hiện nay và trong vòng hai mươi năm tới, hoạt động XTXK vẫn là trọng tâm của hoạt động XTTM ở Việt Nam. Xúc tiến xuất khẩu và marketing xuất khẩu Quan niệm marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá, nhu cầu của thị trường là mục tiêu của sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức sản xuất kinh doanh. Cụ thể, muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường, nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu dùng và chỉ tiến hành sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần trong hiện tại và trong tương lai. Theo nhà kinh tế Philip Kotler “marketing là hoạt động nhằm vào việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của của con người thông qua trao đổi hàng hoá và dịch vụ”; tức là mục tiêu của hoạt động marketing là nhu cầu và mong muốn của con người còn trao đổi là phương tiện để thực hiện mục tiêu. Nội dung cơ bản của marketing hiện đại là nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại, phát hiện nhu cầu tiềm năng của thị trường và điều chỉnh dòng hàng hoá và dịch vụ lưu thông thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ nhằm thoả mãn các nhu cầu. Đó là các chính sách về sản phẩm, về giá cả, về kênh phân phối và xúc tiến bán hàng hay còn được gọi là chiến lược và chính sách marketing hỗn hợp. Nếu dịch từ tiếng Anh thuần tuý thì “marketing” có nghĩa là tạo dựng và phát triển thị trường cho một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Theo các học giả phương Tây, marketing quốc tế có thể được tách thành một bộ môn khoa học riêng biệt so với bộ môn marketing chung và bao trùm nhiều khả năng của hoạt động kinh doanh quốc tế như: marketing xuất khẩu; đầu tư quốc tế; liên doanh; hợp doanh mua bán bản quyền,v.v... .Như vậy, Marketing xuất khẩu là một bộ phận trong tổng thể hoạt động marketing và là một khả năng chiến lược trong marketing quốc tế của một tổ chức hay doanh nghiệp. - 8 - Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về XTXK, định nghĩa chung không nhắc tới chủ thể của XTXK như sau “XTXK là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp", còn định nghĩa mang tính tổng quát: “XTXK là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng xuất khẩu thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động xuất khẩu”. Tóm lại, có thể nói trọng tâm hoạt động XTTM hiện nay và trong vài thập kỷ tới ở Việt Nam là XTXK, hoạt động này bao trùm lên hoạt động marketing xuất khẩu và nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước, vì vậy việc nghiên cứu XTXK ở Việt Nam phải đi liền với việc nghiên cứu phân tích hoạt động xuất khẩu của đất nước. 1.1.2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu Hoạt động XTXK có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí: (1) Mục đích và nội dung các lĩnh vực cụ thể của XTXK: thông tin, nghiên cứu thị trường, marketing, quảng cáo, hội chợ triển lãm,v.v...; (2) Các chủ thể của XTXK, gồm: Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ thương mại (Trade Support Institution - TSIs), các doanh nghiệp...; (3) Không gian của hoạt động XTXK: XTXK ở trong nước (onshore), XTXK ở nước ngoài (offshore); v.v... . 1.1.2.1. Xúc tiến xuất khẩu quốc tế Môi trường thương mại quốc tế ngày nay đã có những thay đổi căn bản: Thứ nhất, xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại; Thứ hai, giao lưu quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn (cuộc cách mạng công nghệ thông tin và phát triển mạng internet vào những năm 90); Thứ ba, những xu hướng thị trường mới (các khối thương mại thay đổi, luồng di chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn thay đổi, giảm khả năng can thiệp của chính phủ các nước tới những thay đổi này),v.v... . Tất cả đều ảnh hưởng tới hoạt động XTTM trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức kinh tế thuộc Liên hiệp quốc, các thể chế kinh tế thương mại toàn cầu và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đều thực hiện xúc tiến phát - 9 - triển thương mại tự do và coi tự do hoá thương mại như một công cụ đảm bảo cho hoà bình và sự phát triển thịnh vượng của thế giới tương lai. Có thể kể tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - thể chế khung của thương mại toàn cầu, nền tảng pháp lý của thương mại đa biên và cơ sở pháp lý của các hiệp định thương mại song biên,v.v... . Trung tâm thương mại quốc tế - ITC, cơ quan chức năng XTTM trực thuộc WTO và UNCTAD, Phòng Thương mại quốc tế - ICC, tổ chức của giới kinh doanh thế giới,v.v... . Các môi trường tác động đến XTXK quốc tế bao gồm: Một yếu tố khách quan hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công của việc thực hiện XTXK ở một quốc gia, đó là yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế có thể tạo thuận lợi hay gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện XTXK của mỗi quốc gia. Ví dụ, nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế, điều này sẽ khuyến khích nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng thế giới và do vậy có tác động rất lớn tới việc tăng xuất khẩu của một nước. Các quy tắc, luật lệ điều chỉnh trao đổi thương mại quốc tế và các chính sách thương mại của các quốc gia ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực hiện XTXK của một quốc gia. Nhìn chung, chủ nghĩa bảo hộ quốc tế sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện XTXK của một quốc gia, trái lại, chính sách tự do hoá thương mại sẽ tạo nhiều thuận lợi cho một quốc gia thực hiện XTXK. Môi trường kinh tế của một nước nói lên các đặc điểm của thị trường đó như nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ hàng hoá, qui mô của thị trường, hệ thống phân phối, mô hình và cơ cấu tiêu dùng,v.v... . Môi trường chính trị và pháp luật của các nước khác nhau rất đa dạng và phức tạp. Khi hàng hoá được xuất khẩu phải tuân thủ luật pháp và các qui định của nước ngoài. Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin liên quan về vấn đề này, công tác XTXK sẽ gặp nhiều trở ngại. Đơn cử như sản phẩm may mặc lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật Nhãn mác hàng tiêu dùng, Luật Kiểm soát các chất có hại trong hàng tiêu dùng, Luật Cấm đưa những thông tin sai lệch trong quảng cáo, các quy định của Luật Bao gói và - 10 - tái sử dụng bao bì cũng như L
Luận văn liên quan