Cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển văn học đã trải qua những
bước thăng trầm với nhiều biến động phức tạp của nhiều khuynh hướng,
nhiều trào lưu Văn học phương Tây thếkỉXIX cũng nằm trong sựvận
động đó. Tiếp sau văn học Phục hưng và thếkỉÁnh sáng, văn học phương
Tây thếkỉXIX đã đạt được những thành tựu rực rỡcủa hai khuynh hướng
văn học: chủnghĩa lãng mạn và chủnghĩa hiện thực. Ra đời kếtiếp nhau, hai
trào lưu này không thểkhông ảnh hưởng qua lại và chịu sựchi phối của
những điều kiện lịch sử– xã hội cùng thời.Với tính chất vạch trần bản chất xã
hội đương thời, bênh vực cho những con người lao khổ, chủnghĩa hiện thực
đã thực sựphơi bày được bản chất của hiện thực, nâng cao lý trí con người.
Do đó, chủnghĩa hiện thực đã được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá
rất cao và coi nó là chuẩn cao nhất trong lĩnh vực sáng tác của các nhà văn.
Nhưng ngày nay, với cách nhìn nhận, cách đánh giá mới thì chủnghĩa hiện
thực không hoàn toàn ưu việt đến thế. Chúng ta không nên có sựso sánh giữa
khuynh hướng văn học lãng mạn hay khuynh hướng văn học hiện thực. Bởi
vì, bất cứmột khuynh hướng văn học nào, khi ra đời nó đều đáp ứng những
nhu cầu bức thiết của con người và làm cho con người thỏa mãn với những
nhu cầu đó. Nhất là trong thời đại ngày nay – thời đại kinh tếthịtrườngthương trường cũng là chiến trường, con người bịcuốn hút vào những guồng
máy công nghiệp thương mại, chạy theo đồng tiền. Đôi khi con người còn
đánh mất cảnhân tính, linh hồn của mình vì lợi nhuận. Chính vì thế, chủ
nghĩa lãng mạn trong đời sống hiện nay vẫn là vô cùng cần thiết. Nó sẽhâm
nóng lại tình người, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Chủnghĩa lãng
mạn một mặt sẽthỏa mãn tâm hồn con người, mặt khác nó sẽnuôi dưỡng,
bồi đắp, nâng cao tình cảm con người.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4688 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của victor hugo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGỮ VĂN
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
LA THỊ NGỌC ÁNH
Lớp ĐH5C1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU THUYẾT CỦA
VICTOR HUGO
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
1. 1. Ban giám hiệu trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho
em được thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
2. 2. Các thầy cô trong Bộ môn Ngữ Văn đã hướng dẫn em học tập
và nghiên cứu trong suốt khóa học vừa qua.
3. 3. Thầy Phùng Hoài Ngọc đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.
Long Xuyên, tháng 5 năm 2008
Sinh viên La Thị Ngọc Ánh
MỤC LỤC
LỜI CẢM
ƠN Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ
ĐẦU……………………………………………………………………………
…………….. 1
I. Lí do chọn đề
tài………………………………………………………………………………
… 1
II. Lịch sử vấn đề nghiên
cứu………………………………………………………………….. 2
III. Mục đích nghiên
cứu………………………………………………………………………….. 3
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu……………………………………….. 3
V. Đóng góp của khóa
luận……………………………………………………………………… 4
VI. Phương pháp nghiên
cứu…………………………………………………………………….. 4
VII. Cấu trúc luận
văn……………………………………………………………………………
…… 5
PHẦN NỘI
DUNG…………………………………………………………………………
…………… 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI…………………………………………….. 7
I. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một trào
lưu………………………………………….. 7
1. Cơ sở triết
học……………………………………………………………………………
….. 7
2. Cơ sở mỹ
học……………………………………………………………………………
……. 9
II. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một phương pháp sáng
tác……………………. 11
1. Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng
mạn………………………………….. 12
2. Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng
mạn………………………….. 12
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VICTOR
HUGO……………………… 18
I. Cuộc
đời……………………………………………………………………………
……………. 18
II. Sự nghiệp sáng
tác…………………………………………………………………………….
19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU
THUYẾT CỦA VICTOR
HUGO…………………………………………………………………………
……………………………………….. 26
I. Kịch drame: vở
“Hernani”………………………………………………………………… 26
1. Giới thiệu cốt
truyện…………………………………………………………………….. 26
2. “Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với
chủ nghĩa cổ điển 27
II. Tiểu
thuyết…………………………………………………………………………
……………. 32
1. “Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ
ca…………………… 32
2. “Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor
Hugo….. 39
PHẦN KẾT
LUẬN…………………………………………………………………………
………….. 54
PHỤ
LỤC……………………………………………………………………………
……………………. 55
TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………………………………………………………
… 84
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển văn học đã trải qua những
bước thăng trầm với nhiều biến động phức tạp của nhiều khuynh hướng,
nhiều trào lưu…Văn học phương Tây thế kỉ XIX cũng nằm trong sự vận
động đó. Tiếp sau văn học Phục hưng và thế kỉ Ánh sáng, văn học phương
Tây thế kỉ XIX đã đạt được những thành tựu rực rỡ của hai khuynh hướng
văn học: chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Ra đời kế tiếp nhau, hai
trào lưu này không thể không ảnh hưởng qua lại và chịu sự chi phối của
những điều kiện lịch sử – xã hội cùng thời.Với tính chất vạch trần bản chất xã
hội đương thời, bênh vực cho những con người lao khổ, chủ nghĩa hiện thực
đã thực sự phơi bày được bản chất của hiện thực, nâng cao lý trí con người.
Do đó, chủ nghĩa hiện thực đã được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá
rất cao và coi nó là chuẩn cao nhất trong lĩnh vực sáng tác của các nhà văn.
Nhưng ngày nay, với cách nhìn nhận, cách đánh giá mới thì chủ nghĩa hiện
thực không hoàn toàn ưu việt đến thế. Chúng ta không nên có sự so sánh giữa
khuynh hướng văn học lãng mạn hay khuynh hướng văn học hiện thực. Bởi
vì, bất cứ một khuynh hướng văn học nào, khi ra đời nó đều đáp ứng những
nhu cầu bức thiết của con người và làm cho con người thỏa mãn với những
nhu cầu đó. Nhất là trong thời đại ngày nay – thời đại kinh tế thị trường-
thương trường cũng là chiến trường, con người bị cuốn hút vào những guồng
máy công nghiệp thương mại, chạy theo đồng tiền. Đôi khi con người còn
đánh mất cả nhân tính, linh hồn của mình vì lợi nhuận. Chính vì thế, chủ
nghĩa lãng mạn trong đời sống hiện nay vẫn là vô cùng cần thiết. Nó sẽ hâm
nóng lại tình người, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Chủ nghĩa lãng
mạn một mặt sẽ thỏa mãn tâm hồn con người, mặt khác nó sẽ nuôi dưỡng,
bồi đắp, nâng cao tình cảm con người. Nói đến chủ nghĩa lãng mạn thì không
thể không nhắc đến cây đại thụ tỏa bóng rợp thế kỉ XIX – Victor Hugo. Bằng
“một hệ thống các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ
thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng”, ông đã cho ra đời hàng loạt tác
phẩm văn chương kiệt xuất. Thành tựu của ông đã đem đến nhựa sống tươi
tốt, ương mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Khảo sát toàn bộ tác phẩm của ông,
ta thấy chủ nghĩa nhân đạo bao trùm và xuyên suốt. Có thể nói, chủ nghĩa
nhân đạo là thứ “hàng hóa” xuyên quốc gia. Nó có thể du nhập bất cứ đâu,
bất cứ nơi nào mà không có một rào cản nào có thể ngăn được. Chính điều
đó, tư tưởng và nghệ thuật của V.Hugo bao giờ cũng là những hạt ngọc tỏa
sáng cho chính dân tộc ông và có những giá trị phổ biến cho các dân tộc
khác.
Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với sự yêu thích
văn chương cùng với sự yêu mến con người ông, tôi mạnh dạn chọn đề tài
này với mong muốn tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ
nghệ thuật làm nên bút pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch và tiểu thuyết của
V.Hugo. Ở đây, tôi sẽ trình bày những nét cơ bản nhất về nội dung tư tưởng
và một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết mà ông thường sử dụng
trong quá trình sáng tác. Qua đó, giúp người tiếp nhận có được cái nhìn khái
quát về tác phẩm cũng như bước vào thế giới nghệ thuật tuyệt diệu của thơ
văn V.Hugo.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, V.Hugo cũng như tác
phẩm của ông đã thu hút bao tâm trí của các nhà phê bình nghiên cứu trong
và ngoài nước.
Ở ViệtNam, sự phổ biến của V.Hugo khá mạnh mẽ. Do đó, những công trình
nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của ông xuất hiện rất nhiều. Điển hình
như:
- Phùng Văn Tửu với “Victor Hugo” (NXBGD 1978)
- Đặng Anh Đào với “Cuộc đời và tác phẩm Victor Hugo” (NXBGD)
- Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm với “Văn học lãng mạn và văn học hiện
thực phê phán thế kỉ XIX” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
1985)
- Minh Chính, Văn học phương Tây giản yếu (NXB ĐHQG TPHCM
2002).
- “Văn học phương Tây” nhiều tác giả biên soạn (NXBGD 2002).
- “Văn học thế giới tập II” (giáo trình dùng cho Cao Đẳng Sư Phạm, NXB
Đại học Sư phạm), Lưu Đức Trung (chủ biên)…
Nhìn chung, các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác của ông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc đi vào tìm hiểu
những yếu tố nghệ thuật làm nên bút pháp lãng mạn trong kịch và tiểu thuyết
V.Hugo thì hầu như chưa có một công trình cụ thể, chuyên biệt.
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của V.Hugo là một đề
tài khá lí thú, mới mẻ và cũng không đơn giản. Do đó, với vốn kiến thức ít ỏi
của một sinh viên năm tư chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
thực hiện. Để hoàn thành luận văn người viết dựa vào một số tài liệu của các
tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến V.Hugo (được liệt kê ở
mục Tài liệu tham khảo).
III. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm văn học có giá trị sẽ bao gồm giá trị nội
dung và giá trị hình thức. Vì vậy, bất cứ nội dung nào cũng chứa đựng hình
thức và bất cứ hình thức nào cũng chứa đựng nội dung. Do đó, “công việc
tìm ra cái hình thức mang quan niệm”-tức là cái phương thức tư duy nghệ
thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật của tác
phẩm nghệ thuật-là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tìm tòi, phát hiện.
Nhất là với thiên tài văn học V.Hugo thì việc phát hiện ra cái phương thức
nghệ thuật để nhà văn chuyển tải quan niệm là điều không dễ dàng chút nào.
Nhưng với tinh thần ham học hỏi, qua luận văn này tôi mong muốn tìm hiểu
một cách sâu sắc, thấu đáo những yếu tố nghệ thuật mà ông sử dụng để có thể
lý giải vì sao tác phẩm của V.Hugo lại có sức mạnh bất diệt, trở nên bất tử
trong lòng độc giả bao thế hệ. Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng nó
sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn đọc mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật
tác phẩm V.Hugo. Qua đó, chúng ta có thể nắm bắt được những tư tưởng,
những quan niệm độc đáo tác giả đã gửi gắm vào trong đó, mà con người
hôm nay cần phải trân trọng, học hỏi và kế thừa.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu
thuyết của đại văn hào Victor Hugo.
Để làm nổi bật lên một số đặc điểm nghệ thuật mà ông sử dụng trong quá
trình sáng tác, người viết khảo sát tác phẩm của ông ở lĩnh vực kịch và tiểu
thuyết. Qua đó, người viết có được cái nhìn khái quát, hệ thống về nó. Nhưng
do sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ, ở lĩnh vực kịch, tôi chỉ chọn vở
kịch đã từng gây tiếng vang lớn trong kịch trường: “Hernani”. Ở lĩnh vực tiểu
thuyết, tôi chọn hai bộ tiểu thuyết lớn làm nên tên tuổi của ông, đó là: “Nhà
thờ Đức bàParis” và “Những người khốn khổ”. Bên cạnh đó, tôi còn tham
khảo thêm một số tài liệu khác có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
đạt kết quả cao nhất.
V. Đóng góp của khóa luận
Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ tiếp cận ở bề mặt câu
chữ mà qua đó, phải thấy được những tầng ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi gắm
vào nó. Để phát hiện ra được điều đó, người đọc phải có cái nhìn trực diện và
chiều sâu suy nghĩ. Đặc biệt, việc đánh giá và tiếp cận văn học nước ngoài là
vô cùng khó khăn, bởi sự cách ngăn của hàng rào ngôn ngữ và những khác
biệt về văn hóa. Chúng ta chỉ được tiếp xúc với nó thông qua bản dịch chứ
không ở nguyên tác. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật để khám phá
được nội dung là điều hết sức cần thiết.
Victor Hugo, “con người của thành phốParishoa lệ”, tuy cách chúng ta nửa
vòng trái đất nhưng tư tưởng của ông lại rất gần gũi, phù hợp với truyền
thống của dân tộc ta. Với cuộc sống xô bồ, bận rộn, thời gian được tính bằng
vàng như ngày hôm nay thì mấy ai trong chúng ta bỏ ra một ít thì giờ để đọc
lại những câu thơ chứa chan tình người, “Nhà thờ Đức bà Paris” hay “Những
người khốn khổ”… lắng lòng mình lại trước những câu, chữ và chiêm
nghiệm nó. Nếu làm được điều đó, tôi tin chắc rằng bạn phải thốt lên rằng:
“Ôi! V.Hugo, thật là kì diệu!”. Sống giữa xã hội tư bản thối nát, đang trên
đường suy thoái lúc bấy giờ, V.Hugo có được tinh thần nhân bản quá tuyệt
vời. Ông là con người của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, của tình thương yêu
nhân loại xốn xang. Ông không lúc nào không nghĩ đến, không bênh vực,
không đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con
người cần lao với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng giải pháp
tình thương.
Tôi hy vọng rằng khóa luận sẽ mang đến một cách tiếp cận mới, có hiệu quả
về tác phẩm văn học nước ngoài, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
bạn đồng môn trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy sau này. Và tôi tin
rằng, những tư tưởng, ý niệm tốt đẹp mà V.Hugo hoài vọng sẽ mãi là hành
trang cho mỗi người chúng ta vững bước vào đời với sự tin yêu, tin tưởng
cuộc sống này hãy còn tươi đẹp biết bao! Có được sự đồng cảm, sự thương
yêu và tin cậy lẫn nhau thì con người sẽ sống và làm việc với tinh thần thái
độ hăng say hơn, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh hơn.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu khóa luận đạt hiệu quả tốt nhất, tôi phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp.
Đầu tiên, tôi dùng phương pháp tổng hợp, tức là đọc một số bài nghiên cứu
có liên quan rồi tổng hợp và ghi chép lại những vấn đề cần thiết phục vụ cho
bài nghiên cứu của mình.
Sau đó, tôi dùng phương pháp khảo sát, xem xét qua tất cả tư liệu rồi phân
loại, liệt kê nó, ghi lại những dẫn chứng phù hợp. Khi liệt kê dẫn chứng thì
phải có phân tích nên phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích
những luận cứ, luận điểm đưa ra, làm sao để cho vấn đề được nói đến có sức
thuyết phục người khác. Trong bài viết, đôi khi tôi có sử dụng phương pháp
so sánh làm nổi bật vấn đề.
Tóm lại, luận văn đã đồng thời sử dụng nhiều phương pháp: tổng hợp, liệt kê,
phân tích, so sánh, . . . tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao nghiên cứu
khóa luận đạt kết quả tốt nhất.
VII. Cấu trúc luận văn
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU
THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một trào lưu:
1.Cơ sở triết học.
2.Cơ sở mỹ học.
1. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một phương pháp sáng tác:
1.Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn.
2.Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn.
Chương II: Khái quát về tác giả Victor Hugo
1. Cuộc đời.
2. Sự nghiệp sáng tác.
Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor
Hugo
1. Kịch drame: vở “Hernani”
1.Giới thiệu cốt truyện
2.“Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của Chủ nghĩa lãng mạn đối
với Chủ nghĩa cổ điển.
1. Tiểu thuyết:
1.“Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca.
2.“Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor
Hugo.
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một trào lưu
Chủ nghĩa lãng mạn là thuật ngữ chỉ chung các trào lưu văn học-nghệ thuật ra
đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII và phát triển nhất vào thế kỉ XIX ở nhiều
nước phương Tây. Đến thế kỉ XIX ở Pháp, Chủ nghĩa lãng mạn phát triển
thành một trào lưu có hệ thống luận điểm, có phương pháp sáng tác riêng,
phổ biến trên mọi lĩnh vực thơ, kịch, tiểu thuyết như trong các tác phẩm của
Lamartine, Muyxê, Vigny, V.Hugo . . .
1. Cơ sở triết học
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trên cơ sở sự bất bình đối với xã hội tư sản được
thiết lập sau cách mạng 1789, hay nói như C.Mác, Chủ nghĩa lãng mạn là “sự
phản ứng đầu tiên chống lại cách mạng Pháp và phong trào Ánh sáng gắn liền
với cuộc cách mạng đó”. Ngoài những diễn biến lịch sử lớn, phải kể đến
những yếu tố tư tưởng và truyền thống văn học đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự
hình thành của Chủ nghĩa lãng mạn.
Trước hết, chúng ta thấy những nhà tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng đã truyền
bá những tư tưởng dân chủ và duy vật. Họ công kích tôn giáo, châm biếm
thần học và ủng hộ tự nhiên thần luận. Họ tin tưởng mãnh liệt vào sự tiến bộ
của lịch sử. Các nhà tư tưởng Ánh sáng cho rằng đặc quyền và áp bức sẽ
nhường chỗ cho những chân lý vĩnh viễn. Và theo họ, sự thay đổi chế độ xã
hội cốt yếu là nhờ ở việc truyền bá tư tưởng.
Đến đầu thế kỉ XIX, Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen là những nhà xã hội
không tưởng vĩ đại. Học thuyết của họ đã phê phán những mâu thuẫn của chế
độ tư bản chủ nghĩa, đã chứng minh phải thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa
bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ không nhìn thấy lực lượng giai cấp
sáng tạo ra xã hội mới. Họ muốn sáng tạo ra hạnh phúc trên trái đất bằng
pháp luật, bằng tuyên ngôn, mà không dựa vào bản thân nhân dân.(Stalin
toàn tập, trích Từ điển triết học, NXB Sự thật).
Về truyền thống văn học, Chủ nghĩa lãng mạn đã kế thừa chủ nghĩa tình cảm,
một tư trào văn chương thế kỉ XVIII ra đời nhằm cân đối với tính lý trí của
văn học Ánh sáng thế kỉ XVIII vốn nặng nề về lý trí.
Về phương diện triết học, Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu đều tìm tới những hệ
thống triết học mang tính duy tâm chủ quan để làm cơ sở cho học thuyết của
mình. Mặc dù phủ định thực tại tư sản, thái độ coi thực tại là một cái gì
không đáng quan tâm, coi “cái tôi” là đứng cao hơn tất cả, cuối cùng lại dẫn
đến thái độ chiêm nghiệm trước thực tại, về thực chất là một thái độ “đầu
hàng trước cảnh vô vị tư sản”. Âm vang trực tiếp của các tác phẩm của các
nhà lãng mạn là mặc cảm bị tước đoạt, ý thức sâu sắc về sự trống rỗng của
cuộc đời, về sự cô đơn và thất bại …
Đặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn là sự lý giải một cách chủ quan
về các hiện tượng đời sống, là gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sỹ mơ
ước, khát vọng. Do đó, các nhà lãng mạn không có nhận thức chính xác, mà
có khi tùy tiện bóp méo các quy luật khách quan về sự phát triển của thực tại,
đem đối lập cá nhân với xã hội, quá đề cao vai trò của cá nhân trong lịch sử.
Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra những giải pháp chống
lại những xấu xa trong xã hội, nhưng vì không nhận thức đúng đắn quy luật
lịch sử cụ thể, nên chủ trương của họ thường xuất phát từ những ý tưởng trừu
tượng, thường có tính chất không tưởng. Ví như trường hợp Bairơn nhìn ra
phía trước, nhưng không thể nhận ra “đằng sau chốn xa cùng lấp lánh dải đất
hứa hẹn của tương lai” (Bielinski); hay V.Hugo tuy có cảm tình sâu đậm với
những người khốn khổ “nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng ảo tưởng
tình thương”…
Chủ nghĩa lãng mạn là thế giới quan, là tiếng nói của thời đại mới sau cách
mạng tư sản Pháp và những cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân châu Âu
chống ách xâm lược của Napoleon. Tuy cùng bất mãn đối với thực tại tư sản,
nhưng do xuất phát từ những nguyên nhân giai cấp khác nhau, nên khuynh
hướng của Chủ nghĩa lãng mạn cũng khác nhau: có khuynh hướng lãng mạn
tiêu cực và khuynh hướng lãng mạn tích cực.
Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực (hay còn gọi là lãng mạn bảo thủ)
- Cơ sở triết học là chủ nghĩa duy tâm: Kant, Béc-xơn, Freud, . . . .
- Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, đó là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, sự
luyến tiếc của tầng lớp phong kiến quý tộc suy tàn về một thời đại vàng son
đã qua, về “một thiên đường đã mất”. Đặc điểm của khuynh hướng này là
chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối nghịch với lý trí, sự thoát ly
thực tại, chạy trốn cuộc đời, quay về quá khứ, đi vào tôn giáo, “đi sâu vào thế
giới nội tâm với những tư tưởng bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và
về cái chết” (M.Gorki).
Khuynh hướng lãng mạn tích cực (hay còn gọi là lãng mạn tiến bộ)
- Cơ sở triết học là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Ô-oen và Phu-ri-ê.
“Họ đã nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại, và thực tế là họ đã đi
trước sự phát triển ấy” (Lênin).
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực hướng về tương lai, tràn đầy nhiệt tình và
khát vọng chân lý, nó “tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức
tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức” (Gorki).
Nó dẫn con người vào những tình cảm đẹp, những say mê lớn, ra sức biểu
dương những phẩm chất cao quý, sẵn sàng hy sinh và lập nên những kì tích
bất hủ. Sáng tác của họ phản ánh những cuộc đấu tranh xã hội hay giải phóng
dân tộc, phù hợp với lợi ích nhân dân.
2. Cơ sở mỹ học
Chủ nghĩa lãng mạn bên cạnh là “sự khước từ thực tại và nguyện vọng muốn
thoát ra khỏi thực tại đó” (Emile Faguet), nó còn là “thị hiếu về ước mơ, về
sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt khỏi lề thói”. Vì
thế, lý tưởng lãng mạn đôi khi làm biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu
thẩm mỹ và tình cảm. Về mặt nghệ thuật, Chủ nghĩa lãng mạn đã thay thế sự
tìm tòi một chân lý phổ biến và trừu tượng bằng sự miêu tả những kinh
nghiệm riêng và cụ thể. Các nhà văn lãng mạn đã phê phán các nhà văn cổ
điển nêu thành nguyên tắc sự thống trị của lý trí để phủ nhận những hứng thú
của ước mơ và những thao thức của con tim hoặc cấm đoán sự bộc lộ sâu xa
của của những tâm hồn cá nhân.
Về mặt thị hiếu thẩm mỹ, Chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi dậy chống lại mọi
ước lệ, mọi quy tắc gò bó của Chủ nghĩa cổ điển. V.Hugo nói rằng: “Chính
với những lưỡi kéo của những quy tắc tam duy nhất, người ta đã cắt mất cánh
của các nhà thơ”. Trong bài tựa Crôm-oen của V.Hugo ông cũng đã xác định:
“Ba nguyên tắc ? Không, chỉ có một.