Luận văn Một số giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty may Tây Đô đến năm 2010
Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay,khi nền kinh tế nước tachuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng và xu thế phải hòa nhập vào nền kinh tế thế giới đã trở thành tất yếu và cấp bách, với điểm xuất phát thấp, Việt Nam cần phải tìm cho mình mộthướng đi riêng để vừa có thể khai thác được lợi thế của đất nước, đồng thời nhanh chóng đuổi kịp đà phát triển của thế giới. Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những lợi thế riêng biệt như: vốn đầu tưkhông lớn, thời gianthu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, ngành dệt may ViệtNam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm năng phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, do có cùng những thế mạnh riêng nên ngành dệt may cũng là ngành được hầu hết các nước đang phát triển tham gia. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải đương đầu với sự cạnh tranh hếtsức gay gắt ngay cả trênthị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc. Tình hình trên đòi hỏi mọidoanh nghiệp phải tự thân vận động để tồn tại và phát triển. Tuy hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng chủ yếu làm gia công, nguyên liệu sản xuất hầu như hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài, hàng xuất khẩu phải qua khâu trung gian nên đã làm giảm hiệu quả công tác xuất khẩu. Trước những thách thức này, nếu ngành dệt may không kịp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp quản lý và chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức kinh doanh phù hợp thì sẽ bị mất thời cơ và sẽ khó có khả năng hội nhập và phát triển trong thời gian tới. Trong thời gian qua, mặc dù công ty May Tây Đô rất thành công trên thị trường nội địa (chủ yếu là thị trường ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long), doanh số bán hàng tăng lênrất nhanh hàng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí rất quantrọng quyết định doanh thu của một công ty có truyền thống về may gia công này. Song doanh thu về xuất khẩu trong những năm gần đây liên tục bị biến động trên thị trường thế giới như việc giảm dần áp dụng hạn ngạch của các nước EU, Canada nhằm bảo hộ ngành dệt may trong nước. Bên cạnh đó, doanh thu từ cáckhách hàng truyền thống đặt hàng may gia công như Nhật Bản, Đài Loan cũng giảm mạnh do thị trường tiêu thụ chính của các khách hàng này là Mỹ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế Từ thực tế đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may và phát triển thị trường trong cũng những ngoài nuớc, hơn lúcnào hết đã và đangtrở nên vô cùng quan trọng cho tương lai của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của cả ngành dệt may Việt Nam nói chung. Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY MAY TÂY ĐÔ ĐẾN NĂM 2010” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công ty May Tây Đô. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu xoay quanh thị trường xuất khẩu của Công ty May Tây Đô để từ đó đưa ramột số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Các phương pháp nghiên cứu Để có thông tin làm nền tảng đề xuấtnhững giải pháp,người nghiên cứu sử dụng những phương pháp cơbản như: phương pháp đọc tài liệu, phương pháp quan sát. Phương pháp luận của luận vănlà phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm vận dụng các kiến thức tổng hợp thuộcchuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh về phương pháp nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp như phương pháp thống kê-toán, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tương quan làm căn cứ, áp dụng các thành tựu nghiên cứuvề giải pháp chiến lược mở rộng và phát triển thị trường.