Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động marketing của sản phẩm lốp ô tô Việt Nam
Sau gần 2 thập kỷ đổi mới, ngành Công nghiệp ViệtNam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Từ một nước có nền công nghiệp thấp kém, kỹ thuật lạc hậu, cơ cấu không hợp lý, không đồng bộ, hoạt động theo cơchế tập trung, quan liêu bao cấp, kém năng động đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, đến khi đổi mới, hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường đã kíchthích được hoạt động sản xuất cũng như khuyến khích được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Trong 5 năm, từ năm 1998 đến 2002, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam tăng 50% (theo giá so sánh năm 1994), giá trị sản lượng của ngành công nghiệp tăng 82,7%, chỉ số phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua luôn giữ ở mức 10 – 14%, tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam những năm qua tăng mạnh (năm 2002 là 38.55%). Trong số các sản phẩm của ngành Công nghiệp thì lốp cao su là sản phẩm không thể thiếu được trong ngành Giao thông vận tải, có mặttrực tiếp hoặc gián tiếp trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua vẫn duy trì tốc độ phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của người dân không ngừng tăng lên. Điều nàykhiến khối lượng hàng hoá và nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông vận tải tăng dẫn đến sự tăng nhanh các phương tiện giao thông vận tải. Trong số các ngành vận tải, ngành vận tải đường bộ là ngành có nhu cầu sử dụng lốp cao su lớn nhất. Cùng với mức tăng trưởng của ngành vận tải đường bộ (chiếm một tỷ trọng lớn trong khối lượng vận chuyển: hơn 60% khối lượng hàng hoá và 80% trong vận chuyển hành khách) thì sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất lốp được dự báo là rất mạnh.