Ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đã và đang được từng bước đổi mới nhằm thích ứng với quá trình phát triển kinh tế, với những thay đổi sâu sắc đã và đang diễn ra, trong quá trình hình thành và phát triển một hệ thống ngân hàng thương mại năng động, trong bối cảnh của một nền kinh tế đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, trong môi trường của cạnh tranh một môi trường mà trong đó từng ngân hàng thương mạiphải tìm cách để đạt mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cho chính mình.
Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động thương mại ở nước ta luôn phải đặt trong một môi trường luật pháp đang hình thành và thay đổi Hoạt động ngân hàng rất đa dạng vô loại hình, trong đó hoạt động cho vay chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Từ sau công cuộc đổi mới kinh tế, cho vay kinh tế hộ sản xuất được phát triển mạnh mẽ, hoạt động này đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giúp cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây là một chính sách lớn, phù hợp với thục tiễn đất nước. Thông qua cho vay kinh tế hộ, nguồn vốn tín dụng được chuyển tải đến hộ nông dân góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập về các nghiệp vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT- Thị xã Cửa lò, em đã đi sâu nghiên cứu nội dung cho vay kinh tế hộ sản xuất và quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Bố cục luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương II: Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương III: Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đã và đang được từng bước đổi mới nhằm thích ứng với quá trình phát triển kinh tế, với những thay đổi sâu sắc đã và đang diễn ra, trong quá trình hình thành và phát triển một hệ thống ngân hàng thương mại năng động, trong bối cảnh của một nền kinh tế đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, trong môi trường của cạnh tranh một môi trường mà trong đó từng ngân hàng thương mạiphải tìm cách để đạt mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cho chính mình.
Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động thương mại ở nước ta luôn phải đặt trong một môi trường luật pháp đang hình thành và thay đổi Hoạt động ngân hàng rất đa dạng vô loại hình, trong đó hoạt động cho vay chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Từ sau công cuộc đổi mới kinh tế, cho vay kinh tế hộ sản xuất được phát triển mạnh mẽ, hoạt động này đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giúp cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây là một chính sách lớn, phù hợp với thục tiễn đất nước. Thông qua cho vay kinh tế hộ, nguồn vốn tín dụng được chuyển tải đến hộ nông dân góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập về các nghiệp vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT- Thị xã Cửa lò, em đã đi sâu nghiên cứu nội dung cho vay kinh tế hộ sản xuất và quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Bố cục luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương II: Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương III: Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH THỊ XÃ CỬA LÒ (NHNO – THỊ XÃ CỬA LÒ)
1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế, đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước.
Theo luật các tổ chức Tín dụng Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cúng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2.1. Thể loại cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển. Gồm có 3 loại như sau:
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
1.1.2.2. Thời hạn cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ và :
Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
Khả năng trả nợ của khách hàng
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1.1.2.3. Lãi suất cho vay.
Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc qua hạn giao cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn dịnh nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
1.1.2.4. Mức cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ đời sống.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHNo Việt Nam), khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định.
Đối với khách hàng được NHNo nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thông đốc NHNN Việt Nam.
1.1.2.5. Phương thức cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của khách hàng, NHNo nơi cho vay thỏa thuận với khách hàngvay về việc lựa chọn các phương thức sau đây:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương tức cho vay này áp dụng với khác hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
Cho vay theo dự án đầu tư: NHNo cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn: Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc ngân hàng ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ.
Cho vay trả góp: Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay và khác hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng, NHNo nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hnàg vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và NHNo nơi cho vay.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHNo nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiến mặt là đại lý của NHNo.
Cho vay hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHNo Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán.
1.2. Lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.2.1. Khái niệm cho vay kinh tế hộ
Cho vay kinh tế hộ là nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất ra hàng hóa nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, mở các ngành nghề sản xuất mới, kinh doanh dịch vụ…Tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nghành nông nghiệp.
1.2.2. Mục đích cho vay kinh tế hộ.
Cho vay kinh tế hộ ở Việt Nam có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt là nó giúp cho nền nông nghiệp nước ta tạo ra nhiều hàng hóa hơn để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn xã hội.
Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cho vay kinh tế hộ. Muốn vậy, tín dụng hộ nông dân phải kịp thời vụ, gắn liền với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Tín dụng ấy phải trước hết thỏa mãn nhu cầu cho các hộ thiếu vốn sản xuất, tạo điều kiện cho hộ nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai, ao hồ, sông biển…Cho vay kinh tế hộ còn phải còn phải tạo điều kiện cho hộ nông dân đi vào thời kỳ chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới với các hình thức chuyên môn hóa sản xuất các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời giúp người nông dân kiến tạo một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại có khả năng chống thiên tai, dịch họa, đưa sản xuất thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay kinh tế hộ.
1.2.3.1. Nguyên tắc cho vay
Hộ vay vốn phải sự dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn. Nguyên tắc này đặt ra là nhằm bảo đảm cho việc thực hiện mục đích đã đề ra của hoạt động cho vay kinh tế hộ. Khoản tiền mà tổ chức tín dụng phát ra phải có mục đích cụ thể gắn liền với phương án sản xuất đã đề ra, gắn liền với quy hoạch chung về cơ cấu sản xuất của địa phương. Người vay vốn không được sử dụng vốn vay cho mục đích khác.
Việc phát tiền vay phải gắn liền với tiến độ thực hiện chương trình luận dự án sản xuất kinh doanh. Điều này bắt buộc người vay vốn phải có chương trình hoặc dự án sản xuất kinh doanh và chương trình hoặc dự án đó phải được tổ chức tín dụng xem xét và chấp nhận. Tiền vay được phát ra theo đúng tiến độ chương trình, dự án sản xuất để đảm bảo vốn vay không bị sử dụng sai mục đích và nâng cao hiệu quả của vốn vay.
Hoàn trả đủ gốc và lãi. Tín dụng có nguồn gốc từ các nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân chúng và nó được các tổ chức huy động có thời hạn nhất định. Do vậy các khoản tín dụng phải ra được thu hồi đúng thời hạn cam kết để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng khả năng thanh toán cho khách gửi tiền.
1.2.3.2. Điều kiện vay vốn
Hộ vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh, kinh doanh phù hợp với chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng, địa phương xí nghiệp.
Hộ vay vốn đầu tiên phải gửi đến ngân hàng hố sơ xin vay vốn bao gồm: đơn xin vay vốn và phải cung cấp tài liệu, và số liệu cho ngân hàng để lập số vay vốn, kiêm dự án sản xuất đơn giản và khế ước vay tiền.
Hộ vay vốn phải là người thường trú và làm việc tại địa phương. Nếu là hộ ở địa phương khác phải nơi có hộ khẩu thường trú và được UBND địa phương nơi đến cho phép tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hộ vay vốn phải có vốn tự có bao gồm: vốn bằng tiền, giá trị ựât tư, trị giá ngày công lao động. Vốn tự có này đã tham gia vào tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay.
Hộ vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc người bảo lãnh.
Hộ vay vốn phải chịu sự kiểm tra , giám sát của tổ chức tín dụng và sau khi nhận tiền vay. Phải cung cấp cho tổ chức tín dụng, các số liệu cần thiết liên quan đến việc vay vốn.
1.2.4. Phương pháp cho vay vốn trong hoạt động cho vay kinh tế hộ.
1.2.4.1. Mức cho vay
Nói chung mức cho vay vốn có thể cung cấp cho một hộ sản xuất tương đương với nhu cầu vốn đang thiếu của một hộ sản xuấtcăn cứ trên phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của phương án - Vốn tự có
1.2.4.2. Thời hạn cho vay.
- Theo chu kỳ sản xuất kinh doanh: thời hạn cho vay được tính tìư lúc phát tiền vay cụ thể cho đến lúc người sản xuất thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ được sản phẩm.
- Theo khả năng thanh toán: Đối với một nhà sản xuất khả năng thanh toán của họ có thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau chứ hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu của đối tượng cho vay
- Theo tính chất nguồn vốn: Nghĩa là tổ chức tín dụng căn cứ vào thời hạn mà các nguồn vốn cho phép để quy định thời hạn cho vay nhằm tránh mất khả năng thanh toán.
1.2.4.3. Lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay thường gắn liền với lãi suất thị trường nói chung và do cung cầu vốn trên thị trường quyết định. Song hoạt động cho vay kinh tế hộ là một chính sách vừa có tính kinh tế thuần túy, mang tính xã hội rất cao. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung. Vì vậy, các nước đều có chính sách lãi suất riêng đối với cho vay hộ nông dân mà thông thường là lãi suất thấp hơn các ngành sản xuất khác.
Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động vốn + Chi phí quản lý + Thuế phải nộp + Bù đắp được rủi ro + Lợi nhuận
1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay kinh tế hộ
Sau 15 năm, kể từ khi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây chính là một chính sách lớn, phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước. Thông qua cho vay kinh tế hộ, nguồn vốn tín dụng được chuyển tải dến hộ nông dân đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Những thành công này chính là nhân tố quan trọng đưa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Thị phần cho vay nhất là ở các địa phương chủ yếu là cho vay kinh tế hộ và nó phát triển trên diện rộng, đồng đều trên toàn quốc cả về số lượng và chất lượng. Kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chủ trương cho vay hộ nông dân, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra một lượng vốn khổng lồ. Hiện đang có hơn 9 triệu hộ nông dân đang có dư nợ với ngân hàng với số tiền hơn 97.000 tỷ đồng, bình quân dư nợ là 10 triệu đồng/hộ và có doanh số cho vay trong 15 năm qua lên đến 549.000 tỷ đồng. Nguồn vốn lớn này đã trở thành một tác nhân quan trọng góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân, tạo công ăn việc làm, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển, sản lượng lương thực của cả nước tăng nhanh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Qua đó, đưa nước ta trở thành một quốc gia hàng đầu về xóa đói giảm nghèo, khảng định vị thế Việt nam trên trường quốc tế.
Tuy môi trường cho vay kinh tế hoạt khó khăn, rủi ro lớn, không được ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất hoặc bù lỗ nhưng NHNo vẫn vận dụng sáng tạo trong cơ chế thị trường vào hoạt động cho vay, đảm bảo được lợi ích của người dân và ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân trên cả nước tiếp cận được vốn vay, chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi, nâng cao năng suất và giá trị trên đất canh tác.
Qua cho vay kinh tế hộ mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một định chế tài chính tốt nhất thế giới xét từ hai khía cạnh: chi phí thấp, tiếp cận kinh tế hộ và doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất. Từ cho vay hộ nông dân mà vai trò của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trở nên nổi bật, thương hiệu được nâng cao.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH TẾ HỘ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – THỊ XÃ CỬA LÒ (NHNO – THỊ XÃ CỬA LÒ)
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng.
NHNo- Thị xã Cửa lò được thành lập vào ngày 01/04/1995. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của các ngành kinh tế, tốc độ phát triển của kinh tế địa phương, đời sống nhân dân ngày một nâng lên, sản xuất kinh doanh phát triển và cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Và trong khoảng thời gian 12 năm hoạt động NHNo Thị xã Cửa lò đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng vốn cho kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có hiệu quả và đã ghi nhận những bước phát triển vượt bậc của ngân hàng. Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7.280 triệu đồng, qua nhiều năm tăng vốn điều lệ đến nay năm 2007 số vốn điều lệ đã lên đến 100.894 triệu đồng.
NHNo- Thị xã Cửa lò với tổng số cán bộ nhân viên khi mới thành lập ngân hàng là 23 người đến nay tăng lên 32 người được cơ cấu thành 6 phòng:
Phòng giao dịch.
+ Phòng giao dịch khu cực Cảng.
+ Phòng giao dịch khu vực Cửa hội.
Phòng tín dụng.
Phòng kế toán.
Phòng tổ chức hành chính
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của NHNo- Thị xã Cửa lò
2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Cửa lò
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Thị xã tiếp tục tăng trưởng khá và toàn diện. Các mô hình sản xuất Nông- Lâm - Ngư nghiệp, ngành nghề đã ổn định và phát triển nhanh - mạnh, dịch vụ- du lịch có nhiều bước khởi sắc….Đời sống, kinh tế xã hội- dân trí dân cư ổn định và từng bước được nâng cao. Cùng với sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo, lãnh đạo giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Nghệ An, cộng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên nên đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Công tác huy động vốn của ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây có nhiều cố gắng, ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao, từng cán bộ có thái độ giao dịch vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, làm việc khoa học.
Đơn vị đã tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động như hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, tiền gửi góp, động viên các đơn vị cá nhân mở tài khoản tiền gửi, đa dạng các hình thức huy động ngoại tệ.
Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm chi nhánh còn chú ý tăng huy động nguồn vốn có kỳ hạn và đặc biệt nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để làm ổn định nguồn vốn và đảm bảo nguồn để cân đối cho vay trung dài hạn.
Những thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo- Thị xã cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Nội tệ
73.566
13,3
74.816
2,04
90.902
21,2
Ngoại tệ
6.087
41
9.943
58
9.945
2,7
Tổng nguồn vốn
79.653
84.759
100.894
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua số liệu ở bảng cho thấy nguồn vốn của ngân hàng năm 2005 là 79.653 triệu đồng, trong đó nội tệ đạt 73.319 triệu đồng đạt 97,4% kế hoạch NHNo Tỉnh giao, ngoại tệ đạt 382.486 USD, đạt 135,2% kế hoạch. Sang năm 2006 đạt 84.759 triệu đồng tăng 6,41%. Trong đó nội tệ