Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 09/QĐ-CP phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD", với mục tiêu tổng quát sau: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước". Và đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy về nghề nghiệp làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực".

doc117 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ NGỌC LỢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG,TỈNH THANH HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ NGỌC LỢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG,TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: NGUYỄN THỊ HUỜNG NGHỆ AN – 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, với tình cảm chân thành, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Đồng thời Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: - Ban giám đốc, CBGV,CNV Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin tư liệu, đã tạo điều kiện tốt nhất cho Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích Tôi trong thời gian học tập nghiên cứu hoàn thiện Luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do thời gian, điều kiện và khả năng còn hạn chế, chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn, đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 09 năm 2012 Tác giả Lê Ngọc Lợi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học............................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4 8. Những đóng góp của đề tài................................................................... 4 9. Cấu trúc Luận văn ................................................................................. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................. 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 7 1.2.1. Giáo viên, giáo viên dạy nghề ........................................................ 7 1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên dạy nghề............................................... 11 1.2.3. Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên....................................... 12 1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề........................... 14 1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ngũ giáo viên dạy nghề........................ 14 1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên dạy nghề.................................... 14 1.3.2. Những đặc trưng của đội ngũ giáo viên trong các Trung tâm dạy nghề hiện nay 16 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề......... 20 1.4. Một số vấn đề về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề............................................................................................................. 27 1.4.1. Nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề............................................................................................................. 27 1.4.2. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề............................................................................... 35 1.4.3. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề iện nay................................................. 40 Tiểu kết chương 1..................................................................................... 43 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐNGV Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA 44 . 2.1. Sơ lược quá trình phát triển của Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa........................................................................................... 44 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa........................................................... 50 2.2.1.Về số lượng, cơ cấu chất lượng đội ngũ giáo viên.......................... 51 Năng lực sư phạm kỹ thuật của giáo viên....................................... 55 Thái độ nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên 60 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống............................................................ 62 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mà Trung tâm đã đề xuất và thực hiện........................................................ 64 2.3.1. Những việc đã làm được trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên............................................................................................. 64 2.3.2. Những mặt còn hạn chế của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 66 2.4. Đánh giá chung về thực trạng............................................................... 66 Tiểu kết chương 2..................................................................................... 71 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐNGV Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp...................................................... 72 3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.......................................... 73 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mọi thành viên trong Trung tâm về vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong tình hình mới............................................................................................. 73 3.2.2. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ............................................................................................ 74 3.2.3. Phát triển về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu đội ngũ giáo viên 77 3.2.4. Nâng cao năng lực sư phạm kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực bổ trợ, thái độ và phẩm chất đạo đức chính trị cho đội ngũ giáo viên............................................................................................................... 79 3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng......................................... 86 3.2.6. Thực hiện tốt chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.............................. 90 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.......................................................... 93 3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp............ 94 Tiểu kết chương 3................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 98 Kết luận.................................................................................................. 98 Kiến nghị............................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 101 PHỤ LỤC................................................................................................ 104 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DV&SX : Dịch vụ và sản xuất ĐNGV : Đội ngũ giáo viên ĐNGVDN : Đội ngũ giáo viên dạy nghề GV : Giáo viên GVDN : Giáo viên dạy nghề KT-XH : Kinh tế xã hội LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội NVSP : Nghiệp vụ sư phạm NXB : Nhà xuất bản SPKT : Sư phạm kỹ thuật UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa GDTX : Giáo dục thường xuyên CBGV,CNV : Cán bộ giáo viên, công nhân viên ĐT-BD : Đào tạo - bồi dưỡng GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo NCKH : Nghiên cứu khoa học CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Cơ cấu - Tổ chức bộ máy Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 45 Sơ đồ 3.1: Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 85 Sơ đồ 3.2: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 88 Sơ đồ 3.3: Mối quan hệ giữa các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 93 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tuyển sinh đào tạo từ năm học 2009 - 2011 47 Bảng 2.2: Cơ sở hạ tầng 49 Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên đến 31/12/2011 51 Bảng 2.4: Cơ cấu ĐNGV theo nghề của Trung tâm 52 Bảng 2.5: Cơ cấu của ĐNGV về giới tính 52 Bảng 2.6: Cơ cấu của ĐNGV về độ tuổi và thâm niên giảng dạy 53 Bảng 2.7: Cơ cấu trình độ học vấn, chuyên môn của ĐNGV 54 Bảng 2.8: Tổng hợp về trình độ nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV Trung tâm dạy nghề Nông Cống. 55 Bảng 2.9: Bảng thống kê năng lực dạy nghề của ĐNGV 55 Bảng 2.10: Thống kê trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên 58 Bảng 2.11: Thống kê trình độ tin học của đội ngũ giáo viên 59 Bảng 2.12: Khảo sát cơ cấu số lượng đội ngũ giáo viên 62 Bảng 2.13: Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên 63 Bảng 2.14: Khảo sát năng lực sư phạm, năng lực bổ trợ, thái độ chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, chất lượng công tác quản lý đội ngũ 63 Bảng 3.1: Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống. 94 Bảng 3.2: Kết quả điều tra mức độ rất cần thiết và tính khả thi cao (%) 96 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 09/QĐ-CP phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD", với mục tiêu tổng quát sau: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước". Và đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy về nghề nghiệp làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực". Công tác đào tạo nghề được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Hàng năm, có trên một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động và có nhu cầu tìm việc làm. Tâm lý “Phi đại học bất thành nhân” đang dần được khắc phục trong các tầng lớp nhân dân. Thực tế cho thấy rằng, đại đa số thanh niên sau khi học hết bậc phổ thông không vào được đại học, phần lớn trong số họ đã chọn cho mình con đường đến với các trường nghề nhằm tạo cơ hội cho việc tìm kiếm việc làm. Nhu cầu về học nghề của thanh niên ngày càng tăng. Dạy nghề Việt Nam đang chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu “Cung” sang đào tạo theo “ Cầu” của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Cho đến nay, lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt khoảng 28%, điều này cho thấy sự bất cập giữa lực lượng lao động có tay nghề với yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 35% và đến năm 2020 đạt khoảng 50% tỷ lệ lao động qua đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, cần đồng thời thực hiện các giải pháp, xây dựng, phát triễn đội ngũ GVDN đảm bảo chất lượng, số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết là nâng cao chất lượng đào tạo ĐNGVDN. Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá được thành lập 2006 theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Theo quy hoạch mạng lưới các trường Trung cấp nghề của tỉnh Thanh Hóa đến 2015. Trung tâm dạy nghề Nông Cống sẽ nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Nông Cống của khu vực Tây nam tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại quy mô hoạt động của Trung tâm còn nhỏ, non trẻ, thiếu tính đồng bộ. Để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đòi hỏi nhà quản lý cần hoạch định những chiến lược cụ thể sát với tình hình thực tế để xây dựng nên chất lượng đào tạo đáp ứng được nguồn nhân lực cho xã hội. Xác định được vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, góp phần sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên trong những năm qua Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống đã làm chưa tốt công tác này. Vì đội ngũ giáo viên còn chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng còn hạn chế một số mặt như: + Năng lực sư phạm còn hạn chế nhất là đối với giáo viên trẻ mới ra trường, các nghệ nhân được mời thỉnh giảng. + Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ giáo viên chưa cao, chưa đồng đều. + Một số giáo viên còn thiếu kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ và tin học. Những điểm yếu đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả đào tạo của Trung tâm, khó có thể đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong những năm tiếp theo. Trước tình hình đó, là một nhà quản lý, việc tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp bách đối với Trung tâm dạy nghề. Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể: Quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV ở các Trung tâm dạy nghề 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện một số giải pháp có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trung tâm. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: Về vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGVDN. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài : Khảo sát thực trạng công tác nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV của Ban giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận khoa học, tạp chí có liên quan nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Các Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp như: - Điều tra bằng Anket. - Phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Lấy ý kiến chuyên gia. Nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài phân tích và làm rõ một số khái niệm, nội dung của việc nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Phản ánh thực trạng của công tác nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đề xuất một số kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc nâng cao chất lượng ĐNGVDN. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đánh giá về đội ngũ giáo viên hiện nay Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương “Về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” [13]; Vấn đề nghiên cứu xây dựng và phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và xây dựng phát triển chất lượng ĐNGVDN đã được đề cập trong nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn với phạm vi rộng hoặc ở một số đề tài trong phạm vi của một ngành, một địa phương cụ thể có thể kể đến như: Đề tài “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và GVDN” của TS. Phạm Thanh Nghị, nghiên cứu phục vụ cho các đối tượng là cán bộ giáo dục và GVDN ở diện rộng; đề tài TS “Các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV trường Trung học kinh tế và Kỹ nghệ thực hành tỉnh Phú Thọ” của Đặng Thị Minh Thuỷ; đề tài của Trần Hùng Lượng “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho GVDN Việt Nam hiện nay”, nghiên cứu cơ sở lí luận của các biện pháp bồi dưỡng năng lực SPKT, đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng năng lực SPKT cho GVDN toàn quốc, đề tài “Kỹ năng sư phạm của GVDN - thực trạng và giải pháp” của Đỗ Mạnh Cường và Đỗ Thị Lan. Mô hình xây dựng đội ngũ giáo viên do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức(1987), Mô hình đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do Tổng cục dạy nghề tổ chức(1999), Mô hình giáo viên dạy nghề Của PGS.TS. Trần Khánh Đức,.. và một số công trình nghiên cứu, bài viết về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề của TS. Nguyễn Xuân Mai, TS. Phạm Chính Thức, TS. Hoàng Ngọc Trí,...đây là những công trình khoa học nghiên cứu hết sức công phu, có tính lý luận và thực tiễn cao, đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Nói chung các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của đào tạo nghề, trong đó có các biện pháp quản lý ĐNGVDN. Từ đó đã tác động đến phát triển ĐNGVDN trên tầm vĩ mô và từng đơn vị, cơ sở dạy nghề. Khi luật dạy nghề ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/06/2007) quy định trong hệ thống dạy nghề có 3 trình độ đào tạo là cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo đó là các loại hình cơ sở dạy nghề: Trường Cao đẳng nghề, Trường trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề. Các Trung tâm GDTX - Dạy nghề được tách thành Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề không chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi cơ học mà là sự chuyển đổi về chất làm tha
Luận văn liên quan