Trong mấy năm gần đây cùng với sựphát triển mạnh mẽcủa nền
kinh tế, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang từng bước khẳng
định vai trò kinh tếmũi nhọn của mình trong tiến trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện là chiếc cầu nối liền các
vùng kinh tế, xã hội văn hoá của đất nước và cũng là chiếc cầu nối giữa Việt
Nam với các nước khác trên thếgiới với tốc độnhanh nhất, đảm bảo an toàn
và thuận tiện, từ đó tạo điều kiện đểthúc đẩy sựphát triển của của các lĩnh
vực khác nhưdu lịch, đầu tư, thương mại.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam được cấu thành từ3 bộphận :
cảng hàng không, quản lý bay và các hãng hàng không, trong đó cảng hàng
không là điểm đầu và điểm cuối của tất cảcác hành trình trên không, giúp
các hãng hàng không thực hiện vận chuyển hành khách một cách an toàn,
hiệu quảvà liên tục. Đểtồn tại và phát triển, cảng hàng không nói chung và
cảng hàng không Việt Nam nói riêng phải liên tục đa dạng hóa và hoàn
thiện các hoạt động của mình dù dưới hình thức thương mại hay phi thương
mại. Chúng vừa cho phép cảng phục vụngày càng tốt hơn các đối tượng sử
dụng cảng hàng không vừa kích thích được tính hiệu quảtrong công tác
quản lý và khai thác cảng nhằm thúc đẩy doanh thu cho cảng hàng không.
Nội Bài là một trong ba cảng hàng không quốc tế ởViệt Nam, là cửa
ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội cũng nhưcủa các nước, với lợi thếvịtrí
là đứng ởtrung tâm châu á - Thái bình dương có thểcoi nhưlà một trạm
trung chuyển hàng không quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực và
trên thếgiới. Hàng năm cảng hàng không quốc tếNội Bài tiếp nhận khoảng
30% sốlượng khách nước ngoài đến Việt Nam và phục vụhơn 1 triệu công
dân Việt Nam có nhu cầu đi lại trong nước và ngoài nước. Tuy có tầm quan
trọng nhưvậy, nhưng hiện nay Nội Bài vẫn chưa thểhiện được tầm cỡquốc
tếcủa mình bởi khảnăng phục vụhành khách và công tác quản lý và khai
thác cảng hàng không đang trong tình trạnh quá yếu kém. Điều đó không
chỉ ảnh hưởng uy tín đến doanh thu của cảng mà còn kìm hãm sựphát triển
của các đơn vịkhác các tổchức xung quanh cảng và đặc biệt là sựkìm hãm
sựphát triển của ngành dựán lịch một ngành kinh tếmũi nhọn có khảnăng
đem lại một khoản ngoại tệlớn cho đất nước.
Trước tình hình thực tếcủa cảng hàng không Nội Bài ,vậy vấn đề đặt
ra là nâng cao hiệu quảquản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài nhằm
đẩy nhanh tốc độtăng trưởng của cảng nói riêng và nền kinh tế đất nước nói
chung, tôi nhận thấy vấn đềtồn tại ởtrên có thểlà hướng nghiên cứu thích
hợp cho luận văn tốt nghiệp của mình vì vậy tôi đã lựa chọn đềtài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài”.
Phạm vi nghiên cứu của đềtài xung quanh khía cạnh nhằm đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý và khai thác cảng hàng
không Nội Bài, những vấn đềchung vềquản lý và khai thác cảng hàng
không sẽlà cơsơ để đi vào tìm hiểu cụthểvềthực trạng quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tếNội Bài từ đó tìm ra các mặt yếu kém trong
công tác quản lý và khai thác cảng và có những giải pháp gợi mởnhằm khắc
phục tình trạng đó.
Đềtài bao gồm 78 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận được chia
thành ba chương:
- Chương I : Tổng quan vềcảng hàng không sân bay.
- Chương II : Thực trạng quản lý và khai thác cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.
- Chương III : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tếNội Bài.
112 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4989 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay
I.1.2 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của cảng hàng không
I.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của cảng hàng không
I.3. Đặc điểm quản lí và khai thác cảng hàng không
I.4.Các hoạt động trong cảng hàng không.
I.4.1. Các hoạt động hàng không:
I.4.2. Các hoạt động phi hàng không
I.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, khai thác cảng hàng không
I.5.1. Giá thành tổng hợp
I.5.2. Năng suất lao động
I.5.3. Hiệu quả vốn đầu tư đã sử dụng
I.5.4. Năng lực tạo thu nhập
I.5.5. Tổng doanh lợi
I.6. Vai trò của cảng hàng không đối với nền kinh tế
I.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác cảng hàng không
I.7.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
I.7.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
I.8. Xu hướng phát triển cảng hàng không trong tương lai
I.8.1. Khai thác ưu thế vị trí địa lý của cảng:
I.8.2. Thu hút hãng vận chuyển, hành khách thông qua cảng:
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mở rộng cảng hàng không
2
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mở rộng cảng hàng không
I.8.4. Tổ chức kinh doanh khai thác cảng
I.8.5. Điều phối hoạt động tại cảng hàng không
I.8.6.Thực tế tại một số cảng hàng không trên thế giới
3
Chương ii: Thực trạng quản lí và khai thác
cảng hàng không quốc tế Nội Bài
II.1. Sự hình thành và phát triển cảng hàng không quốc tế Nội Bài
II.1.1. Cơ sở pháp lý để triển khai công tác quản lý Nhà nước chuyên
ngành hàng không đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Cảng bao
gồm:
II.1.2. Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không đối với hoạt động
của các Doanh nghiệp
II.2. Cơ sở hạ tầng và năng lực thông qua tại cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.
II.2.1.Hệ thống các công trình khu bay
II.2.2.Hệ thống các công trình khu nhà ga :
II.2.3.Hệ thống các công trình giao thông tại cảng
II.3. Thực trạng quản lí và khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.3.1. Thực trạng quản lí cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong 3 năm
(1998-1999-2000)
II.3.2. Thực trạng khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
II.3.3. Một số nội dung chính trong quy định về giá tại Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài hiện nay
II.3.4. Một số nội dung chính trong quy định về giá tại Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài hiện nay
II.3.5. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số cảng hàng không
II.3.6. Một số kết luận về thực trạng quản lý và khai thác Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài những năm qua:
4
II.4. Phân tích kết quả các hoạt động khai thác cảng hàng không quốc
tế Nội Bài trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.5. Đánh giá hiệu quả trong quản lý và khai thác cảng hàng không
quốc tế Nội Bài
II.6. Những tồn tại cần khắc phục trong thực hiện quản lý và khai thác
cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Chương iii: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
III.Cảng phải có cơ cấu tổ chức hợp lý theo mô hình thương mại
III.1/ Cảng cần khai thác hết công suất
III.2/ Nâng cao chất lượng dịch vụ – yêu cầu không thể thiếu của CHK.
III.3/ Cảng HKQT Nội Bài nên đẩy mạnh công tác Marketing:
III.4./ Một số kiến nghị về hệ thống văn bản pháp lý:
III.4.1 Phương hướng:
III.4.2 Hệ thống văn bản quản lý cảng khai thác nhà ga (thuộc thẩm
quyền
III.4.2.1 Lĩnh vực điều hành khai thác
III.4.2.2 Lĩnh vực quản lý khai thác kỹ thuật
III. 4.2.3 Qui định về quản lý khai thác thương mại
III.4.3 Phương pháp tiến hành :
III. 5 Một số kiến nghị về tổ chức quản lý của cảng
III. 5.1 Cơ chế tổ chức và quản lý:
5
III.5.2 Tổ chức hoạt động điều hành khai thác:
III. 6. Các giải pháp đồng bộ khác.
Kết luận chung.
6
phần Mở đầu
Trong mấy năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang từng bước khẳng
định vai trò kinh tế mũi nhọn của mình trong tiến trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện là chiếc cầu nối liền các
vùng kinh tế, xã hội văn hoá của đất nước và cũng là chiếc cầu nối giữa Việt
Nam với các nước khác trên thế giới với tốc độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn
và thuận tiện, từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của của các lĩnh
vực khác như du lịch, đầu tư, thương mại.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam được cấu thành từ 3 bộ phận :
cảng hàng không, quản lý bay và các hãng hàng không, trong đó cảng hàng
không là điểm đầu và điểm cuối của tất cả các hành trình trên không, giúp
các hãng hàng không thực hiện vận chuyển hành khách một cách an toàn,
hiệu quả và liên tục. Để tồn tại và phát triển, cảng hàng không nói chung và
cảng hàng không Việt Nam nói riêng phải liên tục đa dạng hóa và hoàn
thiện các hoạt động của mình dù dưới hình thức thương mại hay phi thương
mại. Chúng vừa cho phép cảng phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng sử
dụng cảng hàng không vừa kích thích được tính hiệu quả trong công tác
quản lý và khai thác cảng nhằm thúc đẩy doanh thu cho cảng hàng không.
Nội Bài là một trong ba cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, là cửa
ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội cũng như của các nước, với lợi thế vị trí
là đứng ở trung tâm châu á - Thái bình dương có thể coi như là một trạm
trung chuyển hàng không quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. Hàng năm cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiếp nhận khoảng
30% số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam và phục vụ hơn 1 triệu công
7
dân Việt Nam có nhu cầu đi lại trong nước và ngoài nước. Tuy có tầm quan
trọng như vậy, nhưng hiện nay Nội Bài vẫn chưa thể hiện được tầm cỡ quốc
tế của mình bởi khả năng phục vụ hành khách và công tác quản lý và khai
thác cảng hàng không đang trong tình trạnh quá yếu kém. Điều đó không
chỉ ảnh hưởng uy tín đến doanh thu của cảng mà còn kìm hãm sự phát triển
của các đơn vị khác các tổ chức xung quanh cảng và đặc biệt là sự kìm hãm
sự phát triển của ngành dự án lịch một ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng
đem lại một khoản ngoại tệ lớn cho đất nước.
Trước tình hình thực tế của cảng hàng không Nội Bài ,vậy vấn đề đặt
ra là nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài nhằm
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cảng nói riêng và nền kinh tế đất nước nói
chung, tôi nhận thấy vấn đề tồn tại ở trên có thể là hướng nghiên cứu thích
hợp cho luận văn tốt nghiệp của mình vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xung quanh khía cạnh nhằm đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng
không Nội Bài, những vấn đề chung về quản lý và khai thác cảng hàng
không sẽ là cơ sơ để đi vào tìm hiểu cụ thể về thực trạng quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ đó tìm ra các mặt yếu kém trong
công tác quản lý và khai thác cảng và có những giải pháp gợi mở nhằm khắc
phục tình trạng đó.
Đề tài bao gồm 78 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận được chia
thành ba chương:
- Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay.
- Chương II : Thực trạng quản lý và khai thác cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.
8
- Chương III : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
9
Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay
I.1. Khái niệm cảng hàng không sân bay.
I.1.1 Khái niệm
Trong vận tải hàng không, cảng hàng không được xem như là cửa
ngõ mở đầu cho một hành trình bằng đường hàng không.Cảng hàng không
không chỉ dừng ở khái niệm là một cửa ngõ mà còn được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau, theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thì:
“Cảng hàng không được xem như là toàn bộ mặt đất, mặt nước (bao gồm
các công trình kiến trúc, các thiết bị kỹ thuật ) được sử dụng để máy bay
tiến hành cất hạ cánh và di chuyển ”.
Bước sang thập kỉ 90 các nhà kinh doanh hàng không lại cho rằng :
“Cảng hàng không là một xí nghiệp công nghiệp phức hợp. Chúng hoạt
động như một cuộc hội nghị, trong đó các thành phần khác biệt được hoà
hợp với nhau để thực hiện trao đổi giữa vận tải hàng không và vận tải mặt
đất cho cả hành khách và hàng hoá ”.
Theo họ cảng hàng không lúc này phải là những tổ hợp kinh tế,
những xí nghiệp kinh doanh hiện đại và thành đạt.
Tại điều 23 chương 3 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam cảng
hàng không được định nghĩa như sau :
“Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình bao gồm đường băng đường
lăn, sân đỗ, nhà ga và các trang thiết bị, các công trình mặt đất khác được sử
dụng cho tầu bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách”.
Để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cảng hàng
không bao gồm các cơ sở hạ tầng thiết yếu như sau :
- Đường băng sân đỗ tầu bay.
10
- Nhà ga hành khách.
- Nhà ga hàng hoá.
- Sân đỗ ô tô.
- Các trang thiết bị phục vụ liên lạc cho máy bay và một số các công trình
hỗ trợ khác để đảm bảo cho hoạt động cho cảng hàng không diễn ra bình
thường và liên tục như hệ thống cung cấp nước, cung cấp điện và hệ thống
cung cấp nhiên liệu...đồng bộ.
Trong thực tế người ta sử dụng đồng nhất 2 thuật ngữ “cảng hàng
không ” và “sân bay” nhưng xét về bản chất thì “cảng hàng không” mang ý
nghĩa đầy đủ hơn và ý nghĩa hơn còn “sân bay” chỉ là thuật ngữ chỉ nơi cất
hạ cánh của máy bay.
Chúng ta cần phải phân biệt cảng hàng không quốc tế và cảng hàng
không địa phương, cảng hàng không địa phương là nơi chỉ tiếp nhận và tiến
hành các chuyến bay trong phạm vi lãnh thổ quốc gia còn cảng hàng không
quốc tế là nơi tiếp nhận và tiến hành các chuyến bay trong và ngoài lãnh thổ
hoặc giữa các vùng ở các quốc gia trên thế giới.
I.1.2 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của cảng hàng không
Cảng hàng không là nơi thực hiện vận chuyển hàng không, một loại
hình vận chuyển phức tạp và khá xa so với các loại hình vận chuyển khác ở
đặc tính kinh tế kĩ thụât của nó, vì vậy cảng hàng không xét dưới góc độ
một tổ chức kinh tế sẽ mang trong nó rất nhiều đặc điểm khác biệt so với
các tổ chức kinh tế thông thường. ở đây chúng ta cần quan tâm đến 2 đặc
điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác cảng hàng không.
Thứ nhất, cảng hàng không mang tính chất của một hàng hoá công
cộng kết hợp một doanh nghiệp (tức là hoạt động vừa mang tính công ích và
kinh doanh ). Tổ hợp các công trình của cảng hàng không với mục đích hoạt
11
động là thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không, cũng sẽ giống như các
công trình giao thông khác như đường sá cầu cống.. tức là mang đặc điểm
của hàng hoá công cộng. Tại cảng hàng không chi phí cho một đối tượng sử
dụng tăng thêm đối với các cơ sở hạ tầng hầu như không đáng kể. Tuy nhiên
do giá cả vận chuyển hàng không tương đối cao nên không phải đối tượng
nào cũng có thể sử dụng cảng hàng không, tức là vô hình chung có sự định
xuất trong sử dụng. Vì vậy cảng hàng không mang đặc điểm của hàng hoá
công cộng không thuần tuý.
Bên cạnh đó, cảng hàng không tổ chức rất nhiều hoạt dộng vừa nhằm
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không vừa tạo ra thị trường hàng hoá
dịch vụ phong phú và đa dạng để phục vụ mọi nhu cầu của các đối tượng sử
dụng cảng hàng không. Vì thế nó được nhìn nhận như là một doanh nghiệp
kinh doanh.
Mặt khác cảng hàng không với chức năng thực hiện dịch vụ vận
chuyển hàng không sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng không và hàng
hoá, làm tăng tốc độ giao lưu về kinh tế đầu tư văn hoá, xã hội giữa các
vùng, các khu vực trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Điều này có ý
nghĩa cực kì to lớn và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, khi mà hàng
không trở thành phương thức vận tải được nhiều người sử dụng. Vì vậy các
hoạt động của cảng hàng không nhằm thực hiện chức năng trên cần được
khuyến khích pphục vụ cho càng nhiều đối tượng càng tốt, tức là chúng
mang tính chất công ích là chủ yếu. Trong khi đó có nhiều hoạt động bổ trợ
nhằm nâng cao mức độ tiện ích dối với khách hàng khi sử dụng cảng hàng
không thì không thể mang tính chất công ích mà phải mang tính chất thương
mại để đảm bảo nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh tế và khuyến khích
không ngừng khai thác các thế mạnh của cảng hàng không nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ. Điều đó có ngĩa là một cảng hàng không sẽ vừa thực
hiện hoạt động công ích vừa thực hiện chức năng kinh doanh.
12
Thứ hai, cảng hàng không là một tổ chức độc quyền tự nhiên. Đối với
một cảng hàng không, khối lượng hàng không càng lớn càng cho phép tiết
kiệm được chi phí phục vụ, bởi vì cho dù có ít hành khách thì cảng vẫn phải
đảm bảo tối thiểu các công trình thiết yếu phụ vụ cho việc vận chuyển mà
theo yêu cầu khắt khe về quy mô cũng như tiêu chuẩn kĩ thuật hàng không
thì chi phí xây dựng các công trình này là rất lớn. Mặt khác một thực tế cho
thấy cảng hàng không nào có quy mô càng lớn thì khả năng thu hút các đối
tượng sử dụng càng lớn. (Các hãng hàng không, các đối tượng có nhu cầu
vận chuyển bừng đường hàng không ) tức là doanh thu hay lợi nhuận sẽ
tăng theo quy mô. Từ hai nguyên nhân này mà cảng hàng không có quy mô
lớn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nhiều so với cảng hàng không có quy mô
nhỏ hơn, nắm bắt được đặc điểm trên nên khi một cảng hàng không ở trong
tình trạng quá tải thì việc mở rộng quy mô của cảng là biện pháp hiệu quả
mà các nhà chức trách ngành hàng không sẽ chọn, hơn là việc xây dựng một
cảng hàng không gần đó. Vì những ràng buộc về mặt pháp lý về sự ngăn
cách về không gian như vậy nên giữa các cảng hàng không sẽ tồn tại như
một tổ chức độc quyền tự nhiên.
Do 2 đặc điểm trên mà cảng hàng không trong quá trình hoạt động
phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chức
năng vừa để đảm bảo kết hop hài hoà giữa chức năng phục vụ công công và
chức năng kinh doanh vừa tránh được tổn thất xã hội do độc quyền gây ra.
I.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của cảng hàng không
Cùng với sự ra đời và sự phát triển của ngành hàng không dân dụng
với các loại máy bay hiện đại, tính năng ngày càng đa dạng sức chở ngày
càng lớn thì cảng hàng không sân bay với vai trò là một yếu tố quan trọng
trong vận tải hàng không thì nó cũng không ngừng phát triển cả về mặt quy
13
mô cũng như chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với các hãng
hàng không, các hành khách, hàng hoá thông qua cảng kể từ khi ngành hàng
không ra đời đến nay thì cảng hàng không đã trải qua 3 giai đoạn phát triển.
+ Cảng hàng không là một bãi đất trống (air field) tức là cảng hàng
không ở đây là mới chỉ có đường băng làm bằng đất nệm đủ đảm bảo an
toàn cho loại máy bay đơn giản với trọng lượng nhẹ cất hạ cánh (1903).
+ Cảng hàng không sân bay có một bước phát triển bởi hệ thống
đường băng cũng như sân đỗ được gia cố bằng các tầng phủ nhân tạo (hay
còn gọi là bê tông) và khi đó cảng hàng không sân bay được gọi với cái tên
là (Air drome) ở giai đoạn này một số hoạt động phục vụ cho hành khách
xuất hiện tuy nhiên nó vẫn chỉ ở mức độ hết sức đơn giản (tức là mới chỉ ở
dịch vụ bán vé thu cước cũng như ở công tác kiểm tra hàng hoá hành lý
hành khách, các dịch vụ kiểm soát không lưu với các thiết bị thô sơ đơn
giản )
+ Có thể nói giai đoạn này tính từ lúc sau đại chiến thứ hai khi các
máy bay được đưa vào phục vụ cho mục đích thương mại và tăng dần về số
lượng, chủng loại công suất và tính năng thì cảng hàng không sân bay cũng
có bước phát triển đột phá. Tại thời điểm này cảng hàng không sân bay với
những chức năng tích cực của nó và là một đầu mối giao thông vận tải phục
vụ mọi hành khách hàng hoá, các dịch vụ về hàng không và phi hàng không
tại cảng hàng không sân bay dần dần được cải thiện. Bước vào thế kỉ 21 nhờ
vào những thành tựu của khoa học kĩ thuật, tốc độ và sức chở của máy bay
tăng lên nhu cầu của con người ngày càng cao vận tải hàng không khi đó
càng phát triển. Do đó cảng hàng không được coi là mắt xích chủ yếu tiền
đề cho sự phát triển của ngành vận tải hàng không. Hiện nay trên thế giới
cảng hàng không sân bay hết sức đa đạng và nhiều cấp nhiều dạng và cảng
hàng không sân bay không chỉ còn đơn thuần là một đường băng, một nhà
ga mà nó có đến nhiều đường băng nhiều nhà ga theo số thống kê hiện thời
14
của ICAO, hiện nay trên thế giới có 40000 sân bay lớn nhỏ khoảng 1100 sân
bay quốc tế và hàng năm có khoảng 1/3 dân số thế giới đi qua các cảng hàng
không sân bay. Với xu hướng mở rộng quy mô cảng, nâng cao chất lượng
phục vụ hành khách, hàng hoá thông qua cảng hàng không không những
đáp ứng được nhu cầu lưu lượng hành khách ngày càng tăng mà còn đáp
ứng vấn đề an toàn hiệu quả cho mọi đối tượng sử dụng cảng hàng không
sân bay.
I.3. Đặc điểm quản lí và khai thác cảng hàng không
Do những đặc thù trong hoạt động của mình, như một tổ hợp
kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ, các cảng hàng không sân bay (HKSB) có
những yêu cầu và đặc điểm riêng trong công tác quản lý:
Thứ nhất : hoạt động của các cảng HKSB có đặc điểm về tính đồng bộ
hoá và chuyên môn hoá cao trong điều kiện có nhiều đơn vị cùng tham
gia quản lý, khai thác tại cảng HKSB.
Thứ hai: hoạt động của cảng HKSB đòi hỏi rất cao về trình độ công
nghệ và tính an toàn, an ninh hàng không.
Thứ ba : ngoài các chức năng thông thường của công tác quản lý, các
cảng HKSB phải xác định rõ các chức năng chuyên nghành của mình
về vận tải hàng không, về quản lý nhà nước và về kinh doanh thương
mại theo đặc thù hàng không.
Thứ tư : do các cảng HKSB là một tổ chức kinh tế, cung ứng các dịch
vụ và làm cả chức năng quảnlý chuyên ngành, nên khái niệm quản lý
gắn liền với khái niệm khai thác và cung ứng và dịch vụ. Đặc biệt là
tại các cảng HKSB thì khái niệm quản lý, khai thác, cung ứng dịch vụ
gắn liền với nhau và không thể tách rời một cách cơ học được.
15
Các nguyên tắc trong quản lý cảng HKSB
+ Nguyên tắc an toàn - hiệu quả :
Bảo đảm công tác quản lý khai thác, một cảng hàng không sân bay hoạt
động thông suốt hiệu quả theo các tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO
+ Nguyên tắc thống nhất đồng bộ :
Quản lý khai thác một cảng hàng không sân bay phải tuân theo một chính
sách nhất quán, theo các quy định chặt chẽ của pháp luật đảm bảo mọi hoạt
động trong cảng hàng không sân bay tuân theo một hệ tiêu chuẩn thống
nhất.
+ Nguyên tắc năng động, lýnh hoạt :
Cảng hàng không sân bay là một thực thể kinh tế hoạt động liên tục 24/24h,
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật phát triển của
ngành công nghiệp hàng không. Vì vậy công tác quản lý khai thác phải bao
quát được hướng phát triển, sự vận động của các mối quan hệ và mâu thuẫn
để đề ra các biện pháp quản lý năng động lýnh hoạt vừa định hướng được sự
phát triển vừa sử lý kịp thời các tình huống nẩy sinh.
+ Nguyên tắc coi trọng yếu tố con người :
Con người là yếu tố quyết định trong các khâu quản lý. Phải chú trọng công
tắc đào tạo, giáo dục, nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo, chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ nhân viên của cảng hàng không sân bay.
Các công cụ quản lý tại cảng hàng không sân bay.
1) Các hệ thống các văn bản pháp quy để quản lý, điều hành cảng hàng
không sân bay chia thành ba phần chính :
+ Các văn bản quản lý chung toàn bộ cảng hàng không sân bay như: Các
văn bản dưới luật, các nghị định, quy chế của các cơ quan cấp trên, điều lệ
hoạt động của cảng hàng không sân bay..v.v.
16
+ Các văn bản quản lý phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
nghành như nghị định, quy chế về phối hợp với công an cửa khẩu, hải quan,
hàng không, bộ nội vụ..v.v.
+ Các văn bản pháp quy chuyên nghành như:
- Các văn bản quản lý kĩ thuật, tài sản
- Các văn bản quản lý tài chính, kinh doanh
- Các văn bản quản lý điều hành, khai thác như điều lệ khu bay, nhà ga
hàng không, hành khách, ga hàng hoá,..v.v.
+ Các mẫu biểu thống kê, báo cáo, biên bản..v.v
Nội dung chi tiết các văn bản pháp quy của từng lĩnh vực hoạt động sẽ nêu
tại các phần sau.
2) Các phương tiện kĩ thuật bảo đảm công tác quản lý
+ Mạng thông tin quản lý toàn cả