Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank

Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO đã đánh dấu một quá trình hội nhập đầy đủ của nước ta vào kinh tế thế giới, điều đó đã đem lại nhiều cơ hội và và cũng đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy được hết thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức. Suy cho cùng cơ hội và thách thức chính là động lực để phát triển nền kinh tế. Việt Nam hiện nay có 156 tổ chức tín dụng, trong đó có 6 ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và 34 ngân hàng thương mại cổ phần . Sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi có sự xuất hiện của các Ngân hàng thương mại nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đứng trước thực trạng đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. VPBank cũng không phải là một ngoại lệ, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng VPBank đã chú trọng nghiên cứu việc phát triển Ngân hàng và mang lại những thành công nhất định cho VPBank. Tuy nhiên, so với các đối thủ lớn trên thị trường thì VPBank vẫn còn nhiều hạn chế và điều này đã làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vì vậy, sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại Ngân hàng VPBank em đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn Ngân hàng sẽ phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Bài luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng VPBank. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank.

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO đã đánh dấu một quá trình hội nhập đầy đủ của nước ta vào kinh tế thế giới, điều đó đã đem lại nhiều cơ hội và và cũng đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy được hết thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức. Suy cho cùng cơ hội và thách thức chính là động lực để phát triển nền kinh tế. Việt Nam hiện nay có 156 tổ chức tín dụng, trong đó có 6 ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và 34 ngân hàng thương mại cổ phần . Sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi có sự xuất hiện của các Ngân hàng thương mại nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đứng trước thực trạng đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. VPBank cũng không phải là một ngoại lệ, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng VPBank đã chú trọng nghiên cứu việc phát triển Ngân hàng và mang lại những thành công nhất định cho VPBank. Tuy nhiên, so với các đối thủ lớn trên thị trường thì VPBank vẫn còn nhiều hạn chế và điều này đã làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vì vậy, sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại Ngân hàng VPBank em đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn Ngân hàng sẽ phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Bài luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng VPBank. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đây là một đề tài khó và em còn thiếu kiến thức thực tế nên bài luận văn của em vẫn còn những thiếu sót, em mong các thầy, cô thông cảm và giúp đỡ ! Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp trong Ngân hàng và đặc biệt là thầy giáo PGS. Trần Ngọc Chương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VPBANK Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VPBank. Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 153/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 1993. Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam ( tên viết tắt tiếng Việt : Ngân hàng Ngoài quốc doanh ). Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Join – Stock Commercial Bank for Private Enterprises (viết tắt “VPBank”) Trụ sở: 8 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội Khi mới thành lập, VPBank có số vốn điều lệ ban đầu là 20,01 tỷ đồng với 16 cổ đông sáng lập là cá nhân, pháp nhân Việt Nam. Sau đó, VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng theo Quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ đồng theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến tháng 6/2006, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và tính đến thời điểm ngày 31/12/2007 số vốn điều lệ của VPBank đã đạt 2000 tỷ đồng . Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VPBank là những năm 1995 – 1996. Nhưng ngay trong thời gian đó đã tiềm ẩn những nguy cơ to lớn mà những người lãnh đạo thời kỳ đó chưa thể nắm bắt hết được. Năm 1996, VPBank đạt được mức lãi trước thuế kỷ lục lên gần đến 76 tỷ đồng, song chỉ là con số trên sổ sách, còn tiền thật thì đã cho vay mà khó có khả năng thu hồi. Tới cuối năm 1996, đầu 1997 VPBank thực sự đứng trên bờ vực phá sản: Nợ quá hạn quá cao lên tới 71% so với tổng dư nợ, nợ L/C trả chậm lên tới trên 40 triệu USD, năng lực tài chính của VPBank không đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thanh khoản hàng ngày. Trong thời gian này VPBank đã bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Ngày 11/12/2000, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đã ký Quyết định số 196/QĐ – HĐQT thành lập “Ban đề án Triển khai cải tổ VPBank”. Thêm vào đó Hội đồng quản trị đã tiến hành một loạt những cải cách về mô hình tổ chức vào tháng 06/2001, tháng 05/2002, cùng với những đợt cải cách mạnh mẽ những tháng đầu năm 2003 nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp hơn với chiến lược hoạt động vủa Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng đã tạo dựng một cơ chế hoạt động thuận lợi hơn cho các phòng, ban nghiệp vụ với mục tiêu luôn hướng tới khách hàng, và nhiệm vụ thu hồi nợ là ưu tiên số một . Trong năm 2003, VPBank đã thu hồi được 75 tỷ đồng nợ quá hạn, đồng thời xử lý bằng Quỹ dự phòng rủi ro được 67 tỷ đồng. Tỷ lệ quá hạn đã giảm từ 31% năm 2002 xuống còn 13% năm 2003. Năm 2004, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của VPBank. Ngân hàng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng đều đặn, vốn điều lệ được tăng lên 210 tỷ đồng, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank đã giảm từ 13,2% vào cuối năm 2003 xuống còn 0,5% vào cuối năm 2004. Nhờ có kết quả này, đến tháng 11/2004 VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt, mở đầu một giai đoạn mới của VPBank. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý tới việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch,qua các năm qui mô mạng lưới của VPBank tăng lên đáng kể, tính đến đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có 2 công ty trực thuộc và 128 điểm giao dịch Ngân hàng (bao gồm Hội sở, 34 Chi nhánh và 93 phòng giao dịch). CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank: Nhìn vào sơ đồ 1 ta thấy cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Cơ quan quyền lực cao nhất của VPBank là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để đại diện, chỉ đạo việc điều hành hoạt động của ngân hàng và bầu ra Ban kiểm soát để giám sát mọi hoạt động của ngân hàng. HĐQT bầu ra Tổng giám đốc – là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện tại có 2 Phó Tổng giám đốc. Một Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác ngân quỹ kho quỹ, công tác tổng hợp và quản lý các chi nhánh, một Phó Tổng giám đốc chuyên trách công tác phục vụ khách hàng, thẩm định TSCĐ, thanh toán quốc tế và khách hàng, kế toán. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Trực thuộc ban điều hành, có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau quá trình thực hiện mỗi nhiệm vụ của Ngân hàng. Phòng Kế toán: Chỉ đạo công tác thống kê, thực hiện các công tác kế toán và tài chính, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm cung cấp cho Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ những thông tin cần thiết, kịp thời. Phòng Ngân quỹ: là nơi quản lý các khoản thu, chi của Ngân hàng. Phòng Thu hồi nợ: Theo dõi và đôn đốc công tác thu hồi các khoản nợ lớn, nợ khó đòi, tài sản thế chấp của KH để đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác. Phòng Tổng hợp và Quản lý chi nhánh: Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá tình trạng kinh doanh của các chi nhánh, qua đó có những thông tin cụ thể về tình hình hoạt động của mỗi chi nhánh. Văn phòng: Thực hiện các công việc văn thư, lưu trữ, tiếp đón khách, sắp xếp lịch làm việc … Kết quả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt động huy động vốn: Bảng 1 : Tình hình huy động vốn năm 2005 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu  2005  2006  2007  so sánh 2006/2005  so sánh 2007/2006    Số dư  Số dư  Số dư  TĐ  %  TĐ  %   Nguồn vốn huy động  5.637  9.055  15.355  3.418  160.64%  6.3  169.57%   Phân theo kì hạn                        Ngắn hạn  4.397  7.244  11.756  2.847  164.75%  4.512  162.29%   Trung, dài hạn  1.24  1.811  3.599  0.571  146.05%  1.788  198.73%   Phân theo cơ cấu                        Huy động thị trường I  3.209  5.63  12.764  2.421  175.44%  7.134  226.71%   Huy động thị trường II  2.398  3.386  2.439  0.988  141.20%  -0.947  72.03%   (Nguồn: báo cáo thường niên 06,07) Trong năm 2007, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NHTM liên tục được mở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền…VPBank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch của năm 2007, tăng 6.393 tỷ so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 70%). Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trương II) cuối năm 2007 là 2.493 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Hoạt động tín dụng: Bảng 2 : Bảng cơ cấu dư nợ tín dụng 2005 - 2007 Đvị: tỷ đồng Chỉ tiêu  2005  2006  2007  so sánh 2006/2005  so sánh 2007/2006    SL  SL  SL  TĐ  %  TĐ  %   Tổng dư nợ  3.298  5.007  13.324  1.709  151,82%  8.317  266,11%   Theo loại hình cho vay                        Cho vay ngắn hạn  1.689  2.489  6.959  800  147,37%  4.470  279,59%   Cho vay trung hạn  1.607  2.518  6.365  911  156,69%  3.847  252,78%   Cho vay khác  2        -2  0,00%  0      Theo loại tiền tệ                        Cho vay bằng đồng VN  3.192  4.736  12.727  1.544  148,37%  7.991  268,73%   Cho vay bằng ngoài tệ  106  271  597  165  255,66%  326  220,30%   (Nguồn: Báo cáo thường niên 06,06) Mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt động tín dụng của VPBank trong năm 2007 vẫn tăng trưởng tốt, đó là nhờ nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống đã tích cực tiếp thị tới các khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 8.317 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 165% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoach cả năm 2007, trong đó dự nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.726 tỷ đồng, chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.959 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%. Các hoạt động kinh doanh khác. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong năm 2007, tổng doanh số mua ngoại tệ là 265 triệu USD (tăng 138 triệu USD so với năm trước), doanh số bán là 277 triệu USD (tăng 121 triệu USD so với năm trước). Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 2,5 tỷ đồng so với năm trước. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác: Trong năm VPBank đã mua 683,8 tỷ đồng trái phiếu; số dư chứng từ có giá tới cuối năm 2007 còn 660 tỷ đồng. Thu lãi giấy tờ có giá năm 2007 đạt 62,4 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Hoạt động đầu tư: Tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính tới ngày 31/12/2007 là 19,7 tỷ đồng, thu nhập từ tiền cổ tức năm 2007 là 2,3 tỷ đồng. Hoạt đồng thanh toán quốc tế: Dịch vụ này trong năm 2007 có xu hướng tăng. Trị giá LC nhập khẩu mở trong năm 2007 đạt hơn 97 triệu USD, tăng 60% so với năm 2006. Doanh số chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR) năm 2007 đạt hơn 143 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2006. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2007 đạt 8944 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được năm 2007 là 5 tỷ đồng. Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006. Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của Ngân hang là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng. Trong năm 2007, VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài. Nếu không có các khoản đầu tư đó, lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên việc đầu tư vào yếu tố hạ tầng, công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một lợi thế cạnh tranh tốt cho VPBank trong tương lai. Trong 3 năm (2005-2007) tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp gây không ít khó khăn cho các ngân hàng. Đối với VPBank, tuy trong điều kiện khó khăn nhưng bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị quảng bá hình ảnh của VPBank nên Ngân hàng đã có được những thành công tương đối khả quan. Cụ thể là doanh thu tiêu thụ của Ngân hàng tăng đáng kể trong 3 năm (năm 2006 là 39,14% , năm 2007 là 43,74%). Cùng với đó là số lượng cán bộ nhân viên trong Ngân hàng cũng tăng thêm, tuy nhiên ta có thể thấy năng suất lao động của nhân viên cũng đã tăng (năm 2006 là 27,5%, năm 2007 là 13,75%). Tuy nhiên, khả năng của VPBank trong đa dạng hoá sản phẩm ngân hàng còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thường là đi sau các ngân hàng khác 2 - 3 năm. Năm 2008 cũng là năm cũng có quá nhiều biến động, khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ đã lan rộng ra các nước trong đó có cả Việt Nam. Đối với riêng VPBank, dù kết quả kinh doanh không đạt được như kế hoạch đặt ra nhưng cũng đã làm hết sức và trụ vững qua một năm đầy biến động. Trong thời gian tới, VPBank việc đầu tiên cần làm là duy trì hoạt động ngân hàng được ổn định và an toàn. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ khách hàng cũ, đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đồng thời cũng phải tập trung vào phát triển dịch vụ trên nền tảng có công nghệ tốt và mạng lưới rộng…Quan trọng nhất, song song với những công việc trên là toàn bộ hệ thống tiếp tục phải tiết giảm tối đa các chi phí không cần thiết, phải “thắt lưng buộc bụng” thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, trước hết ta cần phân tích thực trạng của Ngân hàng trên thị trường: về hoạt động của Ngân hàng, thị phần, các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường… đồng thời dựa trên những nguồn lực sẵn có của Ngân hàng để có thể đề ra những biện pháp hợp lý, kịp thời và hiệu quả. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực hiện nay đang là điểm mạnh và là lợi thế đáng kể của Ngân hàng VPBank so với các ngân hàng khác trên thị trường. Qua bảng 4 ta thấy tổng số lao động của Ngân hàng tăng lên qua các năm; điều này là phù hợp với sự phát triển của VPBank. Trình độ của người lao động qua 3 năm đã có những thay đổi. Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 66% trở lên, cao đẳng và trung cấp khoảng 22%, và lao động mới tốt nghiệp phổ thong trung học hoặc trung học cơ sở là khá thấp chiếm khoảng 3%. Toàn hệ thống tính đến 31/12/2007 có 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006, đội ngũ các bộ nhân viên của VPBank phần lớn là trẻ (hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank. Do nhu cầu mở rộng quy mô và phát triển, hàng năm Ngân hàng vẫn bổ sung lực lượng lao động, đồng thời vẫn chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ kế cận. Đặc biệt, VPBank thường xuyên chú ý đến việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động. Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự và Đào tạo đã tổ chức được 54 khoá đào tạo với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là gần 809 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo tân chuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua. Các nhân viên VPBank luôn nỗ lực hết mình đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ một cách an toàn và chính xác. Các thông tin về tình hình tài chính luôn được giữ tuyệt mật, các chứng từ giao dịch đều được thông qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt, do vậy, các giao dịch diễn ra hầu như không gặp sai sót nào, đảm bảo nâng cao được uy tín cho VPBank. Hơn nữa, tại các đơn vị trên toàn hệ thống, VPBank cũng tổ chức các khoá đào tạo lạo các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên (đặc biệt là nhân viên mới) do chính các cán bộ chuyên viên có kinh nghiệm trong Ngân hàng giảng dạy. Thực tế cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến chiến lược phát triển con người và coi đó là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Bảng 4 : Bảng cơ cấu nhân lực của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007 Đvị: người Chỉ tiêu  2005  2006  2007  so sánh 06/05  so sánh 07/06    SL  SL  SL  TĐ  %  TĐ  %   Tổng số lao động  782  1.325  2.681  543  69,44%  1356  102,34%   Phân theo giới tính                        -Nam  342  561  1263  219  64,04%  702  125,13%   -Nữ  440  764  1418  324  73,64%  654  85,60%   Phân theo trình độ                        - Đại học và trên đại học  617  1053  2.064  436  70,66%  1011  96,01%   - Cao đẳng và trung cấp  90  188  524  98  108,89%  336  178,72%   - PTTH hoặc THCS  75  84  93  9  12,00%  9  10,71%   Phân theo độ tuổi                        - Trên 45 tuổi  73  92  245  19  26,03%  153  166,30%   - Từ 35 đến 45 tuổi  156  314  518  158  101,28%  204  64,97%   - Từ 25 đến 35 tuổi  283  494  1054  211  74,56%  560  113,36%   - Dưới 25 tuổi  270  425  864  155  57,41%  439  103,29%   (Nguồn: Văn phòng VPBank) Nguồn vốn Tổng vốn của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007 theo bảng 5. Tỷ trọng vốn vay tăng khá mạnh, năm 2007 vốn vay tăng 83% so với năm 2006, điều này cho thấy lượng tiền gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng, thể hiện uy tín của Ngân hàng đã được nhiều khách hàng công nhận. Cùng với đó, VPBank đã cho thấy phương thức kinh doanh thành công của mình, chú trọng các biện pháp huy động vốn, bổ sung và xây dựng kịp thời các chi nhánh mới đã thu hút một lượng tư bản nhàn rỗi rất lớn từ xã hội. Nhưng để phát triển mạnh hơn, VPBank cần chú trọng đầu tư vào nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của mình bởi nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp, VCSH là nguồn quan trọng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng để chiến thắng trong cạnh tranh và trong trường hợp rủi ro VCSH của ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài vai trò này. Chức năng và mục tiêu của VCSH không phải là để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà là nền tảng để đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn, cụ thể là chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền khi Ngân hàng gặp khó khăn, đóng vai trò kháng thể trong kinh doanh. Trên cơ sở VCSH của mình, ngân hàng có quyết định hùn vốn kinh doanh, mua cổ phần cho vay cao nhất đối với một khách hàn
Luận văn liên quan