Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng ở Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người và xã hội. Ra đời từrất sớm và không ngừng phát triển cảvềquy mô, sốlượng, chất lượng các sản phẩm, cho đến nay ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng – nó là huyết mạch của nền kinh tế. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mởrộng đầu tưvốn cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tưnước ngoài đểtăng trưởng kinh tếtrong nước. Tuy nhiên trên thực tếhiện nay, một phần vốn không nhỏmà các ngân hàng cho vay không được các doanh nghiệp sửdụng một cách hiệu quả; Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dựán và kiểm soát giải ngân dựán đầu tư. Có thểthấy rằng muốn đạt được hiệu quảcao khi cho vay vốn thì việc thẩm định dựán đầu tưlà một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụcho vay của hệ thống ngân hàng nói chung và của SởGiao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng ; Làm tốt công tác thẩm định sẽgóp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sửdụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quảvà khảnăng thu hồi vốn vay; đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dựán vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Với sự phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực của nước ta hiện nay, để đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã có một sốchính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo, y tế Với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tập tại SởGiao dịch I – Ngân Hàng Phát triển Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đềtài “Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dựán đầu tưphát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm chuyên đềtốt nghiệp cho mình

pdf101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng ở Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
__________________________________________________________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam.” __________________________________________________________________________ MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ: ........................................ 4 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..................................................................... 6 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................. 6 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của NHPT so với các NHTM khác: ............................................... 6 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ: ...................................................................................... 7 1.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của NHPT Việt Nam. ............................................. 7 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao Dịch I – NHPT Việt Nam. ................. 8 1.1.4. Chức năng của các phòng ban tại SGD I: ....................................................... 9 1.1.5. Cơ cấu tổ chức của SGDI- NHPT Việt Nam: ............................................... 10 1.1.6. Tình hình hoạt động của Sở Giao dịch I trong thời gian gần đây: ............... 10 1.1.6.1. Kết quả hoạt động cho vay tín dụng đầu tư : .......................................... 10 1.1.6.2. Tình hình cho vay xuất khẩu: ................................................................. 12 1.1.6.3. Công tác quản lý vốn ODA ..................................................................... 13 1.1.6.4. Công tác bảo lãnh, cấp hỗ trợ đầu tư và cấp phát ủy thác: ..................... 13 1.1.6.5. Các công tác khác: .................................................................................. 13 1.1.7. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của SGD1 – NHPT VN: khó khăn và thuận lợi: ................................................................................................................. 14 1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NHPT VN. .......................................................................... 14 1.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư phát triển giáo dục trong mối quan hệ với công tác thẩm định. .......................................................................................................... 14 1.2.2. Tổ chức thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I - NHPT Việt Nam. ............... 15 1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức thẩm định dự án. .............................................................. 15 1.2.2.2. Nguyên tắc thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ..... 15 1.2.2.3. Quy trình thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I – NHPT VN. ................. 16 B1.Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ Sơ Vay Vốn. ................................ 16 B2. Thẩm định về chủ đầu tư dự án: ............................................................... 19 B3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay: ................... 35 __________________________________________________________________________ B4. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: ........................................................ 57 B5. Các đơn vị tham gia thẩm định thực hiện thẩm định dự án đầu tư. .......... 61 2.1.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại NHPT Việt Nam. ........................ 62 2.1.4. Quy định về thẩm định dự án tại Sở Giao Dịch I – NHPT VN ................. 62 1.2.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư XD trường tiểu học và THCS Hà Nội. ... 64 I.Thông tin cơ bản về dự án đầu tư: ..................................................................... 64 II.Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư: ..................................................................... 64 1.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHPT VN. ....................................... 75 1.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục tại Sở Giao Dịch I – NHPT VN. .............................................................. 75 1.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 76 1.3.2.1. Hạn chế: .................................................................................................. 76 1.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong quá trình thẩm định: ...... 76 1.1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan: ................................................................... 76 1.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan: ............................................................... 77 CHƯƠNG 2:GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NHPT VIỆT NAM. ........................................................................................ 79 2.1. Định hướng hoạt động của NHPT VN thời gian tới .......................................... 79 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục ở NHPT Việt Nam trong thời gian tới. ...................................................................... 80 2.2.1. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới. ..... 80 2.2.2. Một số giải pháp. .......................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 86 Phụ lục 5.01. ................................................................................................................... 87 Hướng dẫn thu thập thông tin thẩm định. ...................................................................... 87 Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá ……………………………………………….......90 __________________________________________________________________________ DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ: SGDI :Sở Giao Dịch I. NHPT VN : Ngân hàng Phát Triển Việt Nam. NHTM : Ngân hàng Thương Mại. THCS : Trung học cơ sở. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo. PASXKD : Phương án sản xuất kinh doanh. VDB : Vietnam Development Bank (Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam) HTSĐT : Hỗ trợ sau đầu tư. UBND : Ủy ban nhân dân. TP Hà Nội : Thành phố Hà Nội. GPMB : Giải phóng mặt bằng. BĐTV : Bảo đảm tiền vay. BCTC : Báo cáo tài chính. XD : Xây dựng. TCTD : Tổ chức tín dụng. VTC : Vốn tự có. Sở TNMT : Sở tài nguyên môi trường. __________________________________________________________________________ LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người và xã hội. Ra đời từ rất sớm và không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các sản phẩm, cho đến nay ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng – nó là huyết mạch của nền kinh tế. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng đầu tư vốn cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, một phần vốn không nhỏ mà các ngân hàng cho vay không được các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả; Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án và kiểm soát giải ngân dự án đầu tư. Có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay vốn thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung và của Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng ; Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Với sự phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực của nước ta hiện nay, để đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo, y tế…Với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tập tại Sở Giao dịch I – Ngân Hàng Phát triển Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. __________________________________________________________________________ CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Trụ sở chính tại 25A Cát Linh – P. Cát Linh – Quận Đống Đa – Hà Nội. Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ lên tới 10.000 tỷ đồng NHPT có mục tiêu đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (Các dự án phát triển giao thông, các dự án xây dựng công trình cấp nước, đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng kỹ thuật tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn); Phát triển nông nghiệp, nông thôn; Các dự án phát triển công nghiệp; Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang (danh mục đối tượng các dự án quy định chi tiết tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 20/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006. Sở Giao dịch I- NHPT Việt Nam là đơn vị thuộc NHPT Việt Nam có trụ sở tại 104 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội được thành lập theo quyết định số 04/QĐ – NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm của NHPT so với các NHTM khác: So với các NHTM khác, NHPT có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Nhà nước, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, NHPT vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy __________________________________________________________________________ vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. DN vay vốn của NHPT thường được vay với thời hạn dài, lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại, được xác định kể từ khi ký hợp đồng tín dụng lần đầu và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ về lãi suất mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ: 1.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của NHPT Việt Nam. Theo Quyết định số 108/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Chức năng nhiệm vụ của NHPT: • Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. • Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: - Cho vay đầu tư phát triển. - Hỗ trợ sau đầu tư. - Bảo lãnh tín dụng đầu tư. • Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: - Cho vay xuất khẩu. - Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. - Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. • Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hang từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác khác. • Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT. • Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của Pháp luật. • Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. • Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. • Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho NHPT theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 44/2007/QĐ – TTg. • Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật. __________________________________________________________________________ • Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. • Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của NHPT theo quy định của pháp luật. • Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan. • NHPT được quyền: o Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh; o Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; o Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định; o Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; o Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật; o Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật; o Được xử lý rủi ro theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật liên quan; o Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì NHPT được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật. • Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPT và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. • Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao Dịch I – NHPT Việt Nam. - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của NHPT. - Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT bao gồm: Cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. __________________________________________________________________________ - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được Chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng và các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác. -Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT -Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho các hoạt động của NHPT theo quy định của Pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. -Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc NHPT giao phó. 1.1.4. Chức năng của các phòng ban tại SGD I: 1) Phòng Tín Dụng(1,2,3): Thực hiện chức năng tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước, quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác. 2) Phòng Thẩm Định: Tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín TDĐT phát triển của Nhà nước. 3) Phòng Kế hoạch Nguồn Vốn: Tổ chức thực hiện các công tác sau: Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp; Công tác huy động vốn; Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn; Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo; Công tác xử lý nợ và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao dịch I giao. 4) Phòng Tín Dụng Xuất Khẩu: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu ( bao gồm: cho vay XK bảo lãnh, TDXK, BL dự thầu, BL thực hiện HĐ XK) 5) Phòng Bảo Lãnh, Hỗ Trợ Sau Đầu Tư: Tổ chức rhực hiện công tác bảo lãnh vay vốn NHTM , hỗ trợ sau đầu tư. 6) Phòng quản lý Vốn Nước Ngoài: Tổ chức thực hiện Quản lý Vốn nước ngoài do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao, bao gồm (1)nghiệp vụ cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các dự án do NHPT VN vay nước ngoài(do Chính phủ bảo lãnh) để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay,thu hồi nợ vay,lãi và phí của các nguồn vốn này. (2) Cho vay, cấp phát uỷ thác NV đối ứng để thực hiện các dự án ODA. 7) Phòng Tài Chính Kế Toán: Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động tớn dụng cũng như các hoạt động khác của SGD I. __________________________________________________________________________ 8) Phòng Kiểm Tra Nội Bộ: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của NHPT Việt Nam và các quy định nội bộ của Sở Giao dịch I. 9) Phong Hành Chính – Quản Lý Nhân Sự: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của SGD I; t
Luận văn liên quan