Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần da giầy xuất khẩu Hà Nội

Trong các chức năng quản trị, tổ chức được coi là một chức năng cơ bản, một công tác rất quan trọng nhằm thiết lập cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là bộ máy quản trị doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Thực hiện chức năng tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Công tác tổ chức là một hoạt động gắn liền với phân công lao động khoa học, việc phân quyền và xác định tầm hạn quản trị. Tổ chức quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt mục tiêu. Tổ chức phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt được mục tiêu. Kết quả của công việc tổ chức là xác lập được một cấu trúc tổ chức phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Cấu trúc tổ chức có thể được hiểu là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định. Như vậy, ta có thể hiểu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp “là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản trị doanh nghiệp và cá nhân các nhà quản trị cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận quản trị và cá nhân nhà quản trị này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của doanh nghiệp”. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là thực hiện các nội dung cơ bản sau: 1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân nhà quản trị trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. 2. Xác định quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân nhà quản trị trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. 3. Quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và nguồn lực trong bộ máy quản trị để đạt được mục tiêu. 4. Phân chia các nguồn lực trong bộ máy quản trị doanh nghiệp ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt được mục tiêu. Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và sự nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Cụ thể là:  Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu  Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực  Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức  Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức  Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức  Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức  Tạo thế lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần da giầy xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Khái niệm tổ chức bộ máy quản trị Trong các chức năng quản trị, tổ chức được coi là một chức năng cơ bản, một công tác rất quan trọng nhằm thiết lập cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là bộ máy quản trị doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Thực hiện chức năng tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Công tác tổ chức là một hoạt động gắn liền với phân công lao động khoa học, việc phân quyền và xác định tầm hạn quản trị. Tổ chức quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt mục tiêu. Tổ chức phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt được mục tiêu. Kết quả của công việc tổ chức là xác lập được một cấu trúc tổ chức phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Cấu trúc tổ chức có thể được hiểu là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định. Như vậy, ta có thể hiểu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp “là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản trị doanh nghiệp và cá nhân các nhà quản trị cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận quản trị và cá nhân nhà quản trị này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của doanh nghiệp”. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là thực hiện các nội dung cơ bản sau: Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân nhà quản trị trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. Xác định quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân nhà quản trị trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. Quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và nguồn lực trong bộ máy quản trị để đạt được mục tiêu. Phân chia các nguồn lực trong bộ máy quản trị doanh nghiệp ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt được mục tiêu. Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và sự nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Cụ thể là: Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức Tạo thế lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường Vai trò của công tác tổ chức bộ máy quản trị Chức năng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò to lớn, hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị doanh nghiệp nói riêng. Trên cơ sở mục tiêu, chiến lược kinh doanh đã xác định, các doanh nghiệp cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy của đơn vị để thực hiện chức năng quản trị kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khi công tác tổ chức được tiến hành dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra sẽ tạo lập năng lực hoạt động mới, thúc đẩy kinh doanh phát triển, sẽ giúp cho việc sử dụng triệt để các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người và các nguồn lực tài chính như nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.... Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lý và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản trị phát huy tốt năng lực, sở trường của họ từ đó nâng cao được năng suất lao động, hiệu quả công việc. Hơn nữa việc tổ chức khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra “nền móng” vững chắc cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị doanh nghiệp nói riêng. Dù nhà quản trị thực hiện công tác hoạch định, lãnh đạo hay kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định. Công tác tổ chức không tốt sẽ tạo ra một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị không hợp lý, kém hiệu quả. Nếu bộ máy quản trị của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu lực, bảo thủ và trì trệ, không đáp ứng những đòi hỏi mới trên thị trường sẽ làm cản trở hoặc bỏ mất thời cơ kinh doanh và gây ra những hậu quả trên nhiều mặt: tâm lý, tinh thần, chính trị, lãng phí và hiệu quả kinh doanh thấp. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là công việc đòi hỏi tính khoa học và thực tế cao, không chỉ phụ thuộc vào trình độ của nhà quản trị mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, yếu tố nghệ thuật quản trị, tổ chức của mỗi nhà quản trị. Có thể nói tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản như sau: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ 1: Sự tác động của chiến lược tới tổ chức  Một trong những nguyên tắc quan trọng của tổ chức là cơ cấu tổ chức phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của chiến lược. Những thay đổi trong chiến lược thường đòi hỏi có những thay đổi trong tổ chức bởi vì cơ cấu tổ chức được hình thành để đảm bảo cho quá trình hoàn thành mục tiêu và thể hiện một cách thức phân bổ nguồn lực. Không có một mô hình tổ chức tốt nhất cho một loại chiến lược hay một loại doanh nghiệp, bởi vì có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến tổ chức. Nhưng khi chiến lược thay đổi thì cơ cấu tổ chức hiện tại có thể không còn phù hợp nữa, và như thế việc thay đổi tổ chức là tất yếu. Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp Các hoạt động trong doanh nghiệp được thể hiện bằng những nhiệm vụ, chức năng cụ thể, đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn, những phương tiện kỹ thuật và quy trình công nghệ khác nhau, tức là cần những nguồn lực khác nhau và cách thức khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực đó. Do đó việc xây dựng cấu trúc tổ chức, phân định quyền hạn chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản trị trong từng doanh nghiệp là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các phương tiện cần thiết cho sự biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra theo ý muốn. Công nghệ kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau thì cũng khác nhau. Mức độ tự động hóa, sản xuất theo dây chuyền đòi hỏi việc tổ chức lao động, sắp xếp công việc, lựa chọn nhân viên sao cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ kinh doanh cao, mang tính tự động hóa, chuyên môn hóa cao thì công tác tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp sẽ đơn giản về số lượng lao động quản trị hơn, tổ chức gọn nhẹ hơn. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng với môi trường hoạt động của nó. Khi thành lập và xác định mục đích, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp không thể không nghiên cứu và dự tính khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường với xu thế quốc tế hóa hoạt động kinh doanh hiện nay. Yếu tố môi trường không chỉ giới hạn môi trường trong nước mà còn phải chú ý đến môi trường khu vực toàn cầu, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Tính ổn định hay không ổn định của môi trường kinh doanh có tác động rất lớn đến công tác tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Trong môi trường có nhiều biến động đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức linh hoạt để thích ứng với những thay đổi đó. Nếu môi trường “càng tĩnh” có thể dự đoán và kiểm soát được thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng gần với mô hình kinh điển có tính chất lý thuyết. Ngược lại, nếu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp càng không ổn định thì càng có nhiều yếu tố khó dự báo, cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp sẽ có nhiều biến thể để có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Quy mô doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc tổ chức quản trị, bộ máy quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn thì bộ máy tổ chức phải phức tạp hơn, phải hình thành nhiều cấp quản trị hơn và ở mỗi cấp gồm nhiều nơi làm việc hơn, quy mô doanh nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến kiểu cấu trúc tổ chức cụ thể. Ví dụ như các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ chỉ thích hợp với cấu trúc tổ chức đơn giản như cấu trúc tổ chức trực tuyến. Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị Với đội ngũ quản trị viên có trình độ và kinh nghiệm, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một số ít nhân lực song vẫn phải đảm bảo hoàn thành công việc quản trị với chất lượng cao hơn so với việc sử dụng đội ngũ quản trị viên ít được đào tạo. Tính hiệu quả còn được nhân lên bởi việc sử dụng một số lượng quản trị viên ít hơn đã làm giản đơn hóa ngay chính cơ cấu tổ chức quản lý do giảm bớt các mối liên hệ giữa các nơi làm việc, bộ phận quản trị với nhau. Trình độ trang thiết bị máy móc cũng tác động trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, khi đội ngũ quản trị viên biết sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ làm giảm đáng kể thời gian thực hiện công việc, tăng sức sáng tạo của đội ngũ quản trị viên nên rất nhiều. Nếu hệ thống thu thập và xử lý thông tin của doanh nghiệp được tin học hóa, lúc đó quản trị viên có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, và do đó cơ cấu tổ chức quản lý sẽ đơn giản hơn. Một số nhân tố khác Con người: Yếu tố con người ngày càng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến công tác tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Con người trong mỗi doanh nghiệp khác nhau về năng lực và động cơ thúc đẩy, khác nhau về kinh nghiệm, học vấn và ràng buộc nghề nghiệp. Do vậy, ảnh hưởng đến tầm hạn của quản trị khi phân chia những nhóm hoạt động và xác định những mối quan hệ quyền hạn của một cơ cấu tổ chức phải tính đến những hạn chế cũng như thói quen của con người. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành công tác tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, đến cấu trúc bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp do luật pháp quy định, nên ở các quốc gia khác nhau thường không giống nhau. Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2005 các Công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên thì phải có ban kiểm soát, và các bộ phận khác như Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và bộ máy giúp việc. NGUYÊN TẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC BỘ MÁY QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Nguyên tắc cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Khi xây dựng cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như: Đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh Nguyên tắc này được dựa trên một nguyên tắc tổng quát của lĩnh vực kiến trúc và kết cấu, đó là “hình thức phải đi sau chức năng”. Cụ thể, khi hình thành một cấu trúc nào đó, các bộ phận hay đơn vị cấu thành đều phải nhằm thực hiện các chức năng, hay phải xuất phát từ việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp. Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận và cá nhân đều tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức. Nói cách khác sự lựa chọn mô hình, phân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân… đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thực hiện các mục tiêu đã định. Cụ thể, trong quá trình hoạch định đã xác định được những mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải phấn đấu hoàn thành cũng như những biện pháp để đạt được những mục tiêu đó thì vấn đề tiếp theo là ai thực hiện? Lúc này các nhà quản trị phải xem xét nên giao những công việc đó cho những ai và người nào làm việc gì, giữ chức vụ gì, rồi nhà quản trị lại phân chia các thành viên trong doanh nghiệp thành các nhóm người (bộ phận) theo những mục tiêu nào, trong nhóm sẽ có bao nhiêu người và những loại người nào (xét về trình độ chuyên môn, tay nghề…). Việc lựa chọn và phân chia công việc phụ thuộc phần lớn vào các chức năng mà doanh nghiệp cần thực hiện. Chiến lược kinh doanh đã bao quát nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, chính vì vậy mà cấu trúc tổ chức phải đi theo và đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phải là cái có trước tổ chức, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược khi chưa có một cấu trúc tổ chức. Mối quan hệ giữa chiến lược và tổ chức được thể hiện ở chỗ với mỗi chiến lược kinh doanh nhất định, tổ chức phải có sự thay đổi điều chỉnh sao cho luôn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của chiến lược. Một cấu trúc hiệu quả không bao giờ là tĩnh lại, không thể có một cấu trúc tổ chức nào là tốt nhất, duy nhất có thể vận hành tốt trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh. Đây là nguyên tắc rất quan trọng và cơ bản trong việc hình thành cấu trúc tổ chức. Nếu vi phạm nguyên tắc này chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm của tổ chức và gây ra sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Tính tối ưu Tính tối ưu tức là bộ máy quản trị phải đảm bảo ít khâu, ít cấp nhất mà vẫn giải quyết tốt mọi công việc. Khâu quản trị phản ánh cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn cấp quản trị thì thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc. Giữa các khâu và các cấp quản trị đều phải thiết lập những mối quan hệ hợp lý để có thể giải quyết mọi công việc của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhanh chóng, tránh tình trạng chồng chéo trong việc ra quyết định, mất nhiều thời gian trong việc truyền đạt các thông tin đến các bộ phận cần thiết. Cấu trúc tổ chức hợp lý sẽ mang tính năng động cao, hoạt động kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận, các khâu trong doanh nghiệp. Tính linh hoạt Cấu trúc tổ chức quản trị phải có khả năng thích ứng linh hoạt với mọi tình huống có thể xảy ra trong doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh bên ngoài. Thật vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp, có yếu tố khách quan, có yếu tố chủ quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn phải ứng phó với nhiều tình huống phức tạp, rất khác nhau, do đó đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị phải có tính linh hoạt. Tính tin cậy Cấu trúc tổ chức quản trị phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp. Độ chính xác của thông tin tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì mọi quyết định, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đưa ra đều dựa trên sự tổng hợp, phân loại, đánh giá, phân tích và sử dụng các thông tin. Do đó để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin cẩn thận và đảm bảo độ chính xác cao mọi thông tin. Tính kinh tế Cấu trúc tổ chức quản trị phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệu quả cao, nghĩa là phải thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí quản lý. Nguyên tắc này dựa vào mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả thu về. Khi chi phí quản lý thấp sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá là tốt. Đặc điểm của cấu trúc bộ máy quản trị doanh nghiệp Cấu trúc tổ chức được xem xét dựa vào một số đặc điểm cơ bản của nó như sau: Tính tập trung Phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay bộ phận. Ví dụ như nếu quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu cho một cá nhân hoặc một bộ phận, ta nói tính tập trung của cấu trúc tổ chức là cao. Và ngược lại, nếu quyền lực trong tổ chức không tập trung vào một cá nhân hoặc một bộ phận mà được phân tán cho nhiều người hoặc bộ phận thì ta nói tính tập trung của cấu trúc tổ chức là không cao. Tính phức tạp Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, ta nói cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao. Và ngược lại, nếu cấu trúc tổ chức có ít cấp, ít khâu thì ta nói cấu trúc tổ chức có tính phức tạp thấp. Tính tiêu chuẩn hóa Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động các hành vi của mỗi bộ phận và cá nhân thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao và chặt chẽ ta nói tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức. Tiêu chuẩn hóa cho phép điều hành tổ chức theo những thủ tục, quy tắc chung mà trong đó mọi thành viên đều hiểu biết và thực hiện. Điều đó giúp cho tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra. Sự phối hợp Phối hợp là những thủ tục chính thức và phi chính thức để liên kết những hoạt động do các nhóm riêng lẻ trong tổ chức đảm nhiệm. Trong các tổ chức quan liêu, các quy định, quy chế của nó đã đủ liên kết những hoạt động này. Còn trong những tổ chức có cấu trúc lỏng lẻo đòi hỏi có sự phối hợp một cách linh hoạt trong việc giải quyết những vấn đề của toàn tổ chức đòi hỏi sự sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và sự truyền thông một cách hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức. Quyền lực Quyền lực là quyền ra quyết định và điều khiển hoạt động của người khác. Mỗi tổ chức thường có những cách thức phân bổ quyền lực khác nhau. Trong những tổ chức phi tập trung, một số quyền ra quyết định được ủy quyền cho cấp dưới và ngược lại, trong những tổ chức tập quyền thì quyền ra quyết định được tập trung vào các nhà quản lý cấp cao. Chuyên môn hóa Chuyên môn hóa là quá trình nhận diện những công việc cụ thể và phân công các cá nhân hay nhóm làm việc đã được huấn luyện thích hợp đảm nhiệm chúng. Do đó trong tổ chức, một cá nhân hay nhóm làm việc có thể chuyên sâu vào một công việc hay công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất. CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC CƠ BẢN Mô hình cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp có thể được minh họa như cấu trúc của một doanh nghiệp thương mại như sau: Cấu trúc đơn giản ( cấu trúc trực tuyến) Sơ đồ 2: Cấu trúc tổ chức đơn giản một cửa hàng kinh doanh thương mại  Đặc điểm Đây là một trong những loại hình cấu trúc đầu tiên và là dạng của tổ chức trong đó nhà quản trị - người chủ ra hầu hết các quyết định. Nhà quản trị giám sát mọi hoạt động trong tổ chức, việc hợp tác của các thành viên củ yếu là phi chính thức dưới sự giám sát và chỉ đạo trực tiếp của nhà quản trị. Là loại cấu trúc gần như không có cấu trúc, trong đó có rất ít yếu tố được “mô hình hóa”, “công thức hóa”,“tính tập trung” của cấu trúc tổ chức này rất cao, thể hiện ở chỗ mọi quyền lực quản lý được tập trung vào tay một người. Cơ cấu tổ chức này không có hoặc có rất ít các cấp quản trị trung gian với rất ít đầu mối quản lý một số lượng nhân viên không nhiều. Nói cách khác, tính phức tạp của cấu trúc tổ chức rất thấp đến mức “đơn giản”. Mọi thông tin đều được tập trung cho người quản lý cấp cao nhất và mọi quyết định đều được phát ra từ đó. Mặc dù nhà quản trị cấp cao luôn có mức độ tham gia rất cao trong tất cả các hoạt động của tổ chức, các nhà quản trị cấp dưới luôn sử dụng để hỗ trợ trong việc chỉ đạo các hoạt động hàng ngày. Ưu điểm Cấu trúc này có ưu điểm là thích nghi với môi trường, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tận dụng các cơ hội của thị trường vì nó gọn nhẹ, nhanh và linh hoạt, chi phí quản lý thấp, ít và có thể mang lại hiệu quả cao. Việc kiểm soát điều chỉnh các bộ phận, các hoạt động bên trong doanh nghiệp dễ dàng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng quan liêu giấy tờ. Sự đơn giản của cấu trúc cho phép loại trừ những rắc rối trong hợp tác gi
Luận văn liên quan