Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty da giầy Việt Nam

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào trước hết doanh nghiệp cần phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, thu nhập để tồn tại và phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước cho phép. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sau thời gian thực tập tại Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, với kiến thức thu thập được trong thời gian học tập, cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Lương Trọng Yêm và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng Kế toán của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM”. Từ đó có những suy nghĩ nhận xét nhằm đóng góp ý kiến để việc sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn. KẾT CẤU LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM KẾT LUẬN

docx46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty da giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào trước hết doanh nghiệp cần phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, thu nhập để tồn tại và phát triển. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả ngày càng cao trong lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước cho phép. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sau thời gian thực tập tại Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, với kiến thức thu thập được trong thời gian học tập, cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Lương Trọng Yêm và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng Kế toán của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM”. Từ đó có những suy nghĩ nhận xét nhằm đóng góp ý kiến để việc sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn. KẾT CẤU LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM KẾT LUẬN CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG I. Khái niệm, phân loại, vai trò vốn lưu động 1. Khái niệm: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài sức lao động, tư liệu lao động, doanh nghiệp phải có đối tượng lao động. Trong quá trình kinh doanh, đối tượng lao động thay đổi hình thái biểu hiện ban đầu, toàn bộ giá trị của nó dịch chuyển một lần vào giá trị hàng hoá sản phẩm. Đối tượng lao động của doanh nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hoá được chia thành hai bộ phận: Một bộ phận là những hàng hoá doanh nghiệp mua về dự trữ để sản xuất và các sản phẩm làm ra để tiêu thụ, một bộ phận khác bao gồm bao bì vật liệu, các công cụ nhỏ khác...Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thức hiện vật, gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp dịch vụ nói chung bao gồm: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất là mặt hiện vật của những đối tượng lao động nằm trong khâu dự trữ để đảm bảo cho quá trình kinh doanh sản xuất (như: nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, nhiên liệu), và những đối tượng lao động đang nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp (như: bán thành phẩm tự chế, chi phí sản xuất chính chưa hoàn thành và chi phí sản xuất phụ dở dang...). Quá trình lưu thông sản phẩm là tiếp tục của quá trình sản xuất. Để đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải hình thành một số khoản vật tư tiền tệ (như: thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán...). Những sản phẩm và tiền tệ phát sinh trong quá trình này gọi là tài sản lưu thông của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được thường xuyên, liên tục, cần thiết phải có đủ và đảm bảo đồng bộ, hợp lý các yếu tố nói trên mà biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hiện vật gọi là tài sản lưu động.Trong điều kiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một số tiền tương ứng để đầu tư mua sắm các tài sản đó. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại là số tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đặc điểm của nó là vận động không ngừng và chuyển dịch qua nhiều hình thái khác nhau. Giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 2. Phân loại vốn lưu động 2.1. Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và các khoản phải thu, vốn vật tư, hàng hoá. * Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: thuộc loại vốn này bao gồm các khoản vốn: Vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định. Các khoản phải thu: chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng trả nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. * Vốn vật tư, hàng hoá: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp tiến hành được thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một lượng dự trữ vật tư, hàng hoá nhất định. Vốn vật tư hàng hoá bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ và dụng cụ; sản phẩm dở dang; thành phẩm. 2.2. Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại sau: *Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: vốn để dự trữ vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được thường xuyên, liên tục. *Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm các khoản: Vốn sản phẩm dở dang: là biểu hiện các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm sản xuất dở dang trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn về chi phí trả trước: là các khoản chi phí đã thực tế phát sinh có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm kỳ này; mà để tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng lắp đặt... *Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm các khoản: Vốn thành phẩm: là gía trị những sản phẩm đã được sản xuất, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và được nhập kho. Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định. Vốn trong thanh toán: bao gồm những khoản phải thu và tạm ứng. 3.Vai trò của vốn lưu động: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn lưu động ngày càng được đề cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là nguồn tài chính chủ yếu nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ người quản lý phải định mức chính xác nhu cầu vốn, cân nhắc lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả cao. Việc đảm bảo, tổ chức, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trước những đòi hỏi hết sức khắt khe của nền kinh tế thị trường đòi hỏi người quản lý phải sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả, một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn. Vốn lưu động có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất và qui mô sản xuất kinh doanh. Vai trò trên đây của vốn lưu động sẽ trở nên tích cực, có tác dụng kích thích sản xuất khi người quản lý biết sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động. Ngược lại, nó cũng có thể trở nên tiêu cực, kìm hãm sản xuất khi người quản lý sai lầm trong việc sử dụng vốn lưu động. Tóm lại, với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng trong hoạt động kinh doanh, việc nghiên cứu vốn và hiệu quả sử dụng của vốn trong doanh nghiệp là điều thực sự cần thiết. II.Sự chu chuyển vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1. Sự chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại: Trong doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, sự vận động của vốn lưu động trải qua hai giai đoạn, theo trình tự: T-H-T' - Giai đoạn 1: Để đảm bảo quá trình lưu chuyển hàng hoá, doanh nghiệp phải ứng trước một số tiền nhất định để mua vật tư hàng hoá từ nhiều nguồn khác nhau về dự trữ. Vốn lưu động trong giai đoạn này chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật (T-H) - Giai đoạn 2: Doanh nghiệp đưa hàng hoá dự trữ đi tiêu thụ và thu tiền về. Vòng tuần hoàn của vốn được kết thúc. Trong giai đoạn này vốn lưu động của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ ( H -T') Quá trình vận động của vốn lần lượt trải qua các giai đoạn và cuối cùng trở về hình thái ban đầu của nó gọi là sự tuần hoàn vốn lưu động. Do quá trình kinh doanh sản xuất tiếp diễn liên tục, sự tuần hoàn vốn được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ dẫn tới sự chu chuyển của vốn lưu động. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động. Tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp. Như vậy, vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là “Số tiền ứng trước” nên trong quản lý cần xác định đúng đắn nhu cầu cần thiết vốn lưu động và nguồn bù đắp, đồng thời tìm biện pháp thu hồi vốn nhanh và bảo toàn vốn. Mặt khác, vốn lưu động “tuần hoàn” và “chu chuyển” không ngừng, cần tăng nhanh vòng quay, tránh ứ đọng lãng phí vốn. 2.Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất 2.1.Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hàng ngày bắt đầu từ việc mua sắm và dự trữ vật tư cần thiết, tiếp đó tiến hành sản xuất sản phẩm và sau khi sản phẩm được sản xuất xong thì thực hiện việc đưa sản phẩm ra tiêu thụ và thu tiền về. Quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục tạo thành chu kỳ kinh doanh. Như vậy, chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán sảm phẩm, thu được tiền bán hàng. Có thể chia chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thành 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư: Hoạt động của doanh nghiệp ở giai đoạn này là tạo lập nên một lượng vật tư dự trữ. Như vậy, trong giai đoạn này phát sinh các luồng vật tư đi vào doanh nghiệp. Trong trường hợp phải trả tiền ngay thì sẽ phải có luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp gắn liền và ngược chiều với luồng vật tư. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường mà tín dụng thương mại phát triển, các doanh nghiệp thường được mua trước trả sau, có nghĩa là người cung ứng vật tư đã cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng. - Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này, vật tư được sử dụng và chuyển hoá sang hình thái sản phẩm dở dang và thành phẩm. Để thực hiện quá trình này doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định. - Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền hàng: Sau khi đã sản xuất xong, phải nhập kho và hình thành nên một lượng dự trữ nhất định, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng. Nếu như doanh nghiệp thực hiện việc bán và thu tiền ngay thì liền sau việc xuất giao hàng doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng và số vốn doanh nghiệp ứng ra đã thu hồi. Vốn này tiếp tục được sử dụng vào chu kỳ kinh doanh mới. Nếu như doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng thì hàng hoá được xuất giao nhưng phải sau một thời gian nhất định doanh nghiệp mới thu được tiền, chỉ khi nào thu được tiền mới thu hồi được số vốn ứng ra. Như vậy, trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và các khoản cho khách hàng nợ. Từ đó nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch được xác định theo công thức:  Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động được xác định đúng đắn là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp phụ thuộc những yếu tố sau: - Những yếu tố về tính chất ngành nghề kinh doanh và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố về quy mô kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về công nghệ sản xuất... có ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian trong đó vốn phải ứng ra. - Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với những người cung cấp vật tư, hàng hoá; khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị mua hàng hay nói cách khác là khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường, điều kiện bán hàng và phương tiện giao thông vận tải... - Những yếu tố về chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm, tín dụng doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến kỳ hạn thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và với ngươì mua). Kỳ hạn thanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả. Việc tổ chức xuất giao hàng thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. - Những yếu tố giá cả vật tư hoặc hàng hoá dự trữ: Sự biến động về giá cả vật tư(hoặc hàng hoá dự trữ) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp. III. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết việc sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh phải đem lại hiệu quả kinh tế. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách đều đặn, liên tục ở bất kỳ qui mô nào đều cần thiết phải có một lượng vốn lưu động nhất định và phải có những biện pháp quản lý vốn thích hợp tuỳ theo tình hình kinh doanh ở từng thời điểm khác nhau. Có như vậy, doanh nghiệp mới bảo toàn và phát triển được nguồn vốn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý vốn lưu động là phải ước lượng chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho sản xuất kinh doanh. Việc ước lượng chính xác số vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động sẽ bảo toàn được giá trị thực của vốn. Hay nói cách khác là đảm bảo được sức mua của vốn không bị giảm sút so với ban đầu. Điều này được thể hiện qua khả năng mua sắm tài sản lưu động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kinh doanh. Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn lưu động thích hợp sẽ giảm bớt được khoản chi phí sử dụng vốn không cần thiết, do đó tác động lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết. Nó là điều kiện ban đầu cho sự tồn tại và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, tăng khả năng cạnh tranh. 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Để đánh gía hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau: 2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển (hay số vòng quay vốn lưu động) và kỳ luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động =  Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng so với thực tế kỳ trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Kỳ luân chuyển của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. Thời gian của vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh và ngược lại. Thời gian của một vòng chu chuyển =  Từ hai chỉ tiêu trên, ta có thể thấy được mức độ lãng phí hay tiết kiệm vốn lưu động do thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau: =  Trong đó: K1 là kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ này K0 là kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ trước Đây là chỉ tiêu bổ sung cho việc đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. 2.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =  Chỉ tiêu này cho biết để có một doanh thu thì phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và vốn được tiết kiệm càng nhiều. 2.3. Các hệ số khả năng thanh toán: Các nguồn vốn khai thác từ bên ngoài doanh nghiệp tuy có nhiều hình thức phong phú nhưng thực chất vẫn là nguồn vốn tín dụng – hết thời hạn thoả thuận doanh nghiệp phải thanh toán với các chủ nợ. Bởi vậy, dấu hiệu bảo toàn các khoản vốn thuộc nguồn này là khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt. Ngược lại, doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán chứng tỏ tình hình tài chính ổn định, vốn của doanh nghiệp được bảo toàn. Hệ số khả năng thanh toán là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ. Hệ số thanh toán hiện thời =  Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cần phải xem xét thêm tình hình tài chính liên quan. Hệ số thanh toán nhanh =  Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao và ngược lại. 2.4. Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho: Kỳ thu tiền trung bình =  Chỉ tiêu này cho biết độ dài thời gian để thu được các khoản tiền bán hàng phải thu từ khi bán hàng đến khi thu được tiền. Vòng quay hàng tồn kho =  Vòng quay hàng tồn kho cho biết sự luân chuyển của hàng hoá dự trữ, số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hoá quá nhiều dẫn đến bị ứ đọng vốn lưu động, tiêu thụ chậm, có thể làm doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh. 2.5. Hệ số sinh lời của vốn lưu động: Hệ số sinh lời của vốn lưu động =  Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY DA GIẦY VIỆT NAM I.Khái quát về Tổng công ty Da Giầy Việt Nam 1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam Tổng công ty Da Giầy Việt Nam được thành lập theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297- CT và quyết định 420/CNnTCLD ngày 30/10/1989 của Bộ công nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất Liên hiệp
Luận văn liên quan