1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm trên
70% lao động xã hội. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam trên 33 triệu ha thì
đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4% và bình quân đầu người có xu hướng thấp
dần do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông ngh iệp lại rất hạn
chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Hơn thế nữa, Việt Nam có gần 25
triệu ha đất dốc ( 76% diện tích đất tự nhiên).Vì vậy, đất đai rất dễ bị xói
mòn, suy thoái, tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Nếu không biết sử dụng đất
đai một cách khoa học thì không thể phát triển một nền kinh tế bền vững, thu
nhập của nông dân ngày càng thấp đi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp trên
vùng đất đai địa hình như vậy, thì cần phải có một chế độ canh tác bền vững
trong hệ thống nông nghiệp. Bởi nông nghiệp không chỉ đảm bảo đời sống và
xã hội, ổn định tình hình chính trị mà còn tạo ra những tiền đề vật chất cần
thiết để mở mang phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế xã hội khác.
Nông nghiệp là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan
trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của loài người đó là đất và nước. Khi dân
số gia tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cuộc sống của con
người càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày càng to lớn
đối với môi trường. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt phát triển
kinh tế nông nghiệp bền vững đang là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho
các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp.
Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ đất dốc tương đối cao,
chiếm khoảng 3/ 4 diện tích đất của huyện. Những người dân ở đây, họ đang
phải đối mặt với biết bao khó khăn trở ngại, điều này làm hạn chế phát huy
hết tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp. Hơn thế nữa, trong nông nghi ệp,
vi ệc l ạm dụng quá nhiều phân hoá học, s ử dụng nhi ều lo ại thu ốc bảo về th ực
vật độc hại đã gây ô nhi ễm nguồn nước, suy tho ái đất như đất b ị chua, bị rửa
trôi, b ạc màu nghèo ki ệt chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, nguy c ơ mất rừng tự
nhi ên và suy giảm đa dạng sinh học do nhu cầu phát tri ển kinh tế - xã hội và
khả năng bảo vệ rừng tự nhiên và phát tri ển rừng chưa tốt, l àm cho rừng bị
khai thác ngày càng cạn kiệt. Số di ện tích rừng trở th ành nương rẫy hoặc đồi
trọc có nguy cơ tăng cao và nhi ều la òi sinh vật đang có nguy cơ bị di ệt chủng.
Do đó, phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Để
phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải đánh giá thực trạng và đề ra
những giải pháp khoa học phù hợp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó tôi
chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững
tr ong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tổng kết và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh
tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế bền vững trong hệ
thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm pháp triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
3. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn của huyện Đồng Hỷ.
* Về thời gian: Thu thập số liệu để đánh giá địa bàn nghiên cứu qua các
năm 2006 - 2007.
* Về nội dung: Nghiên cứu những phương thức sản xuất nông nghiệp
bền vững chủ yếu. Đặt trọng tâm vào cấu trúc hệ thống và những chỉ tiêu về
kinh tế.
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là bản luận chứng có căn cứ khoa học và thực tiễn và mục tiêu,
định hướng phát triển kinh tế bền vững trong hệ th ống nông nghi ệp, h ệ th ống
những giải pháp bao gồm những chương trình, d ự án, c ác chính sách phát
tri ển để đón trước cơ hội phát huy các ti ểm năng, l ợi thế của huyện.
Đề tài khẳng đ ịnh được vai trò quan trọng của việc phát tri ển bền vững
trong hệ th ống nông nghi ệp.
Đồng th ời , đề tài cũng l à t ài liệu có gi á tr ị tham khảo cho những người
quan tâm đến nghi ên cứu phát tri ển bền vững. Thông qua thu thập và phân
tích số li ệu, luận văn đã đánh giá được th ực trạng phát triển kinh tế bền vững
trong hệ th ống nông nghi ệp tr ên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Từ đó, c ó th ể gi úp cho các cấp ch ính quyền địa phương xây dựng cơ chế, gi ải
pháp khoa học nhằm phát tri ển kinh tế bền vững trong h ệ thống nông nghi ệp.
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------o0o--------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 – 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: T.S ĐOÀN QUANG THIỆU
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên, Tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đõ nhiệt tình của
các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và
kinh trọng tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đõ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài!
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới T.S Đoàn Quang Thiệu -
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Kinh tế Tài
chính Thái Nguyên, phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên cùng các giáo sư, Tiến sĩ - người đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ của lãnh đạo các cơ quan: Uỷ ban
nhân dân huyện Đồng Hỷ, Uỷ ban nhân dân các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Sông
Cầu, Đồng Bẩm, Hoá Thượng, Huống Thượng, Khe Mo, Cây Thị và Trại Cau,
phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng địa chính
huyện Đồng Hỷ, những hộ nông dân, các cán bộ xã, cán bộ thôn bản ở những
xã tôi trực tiếp điều tra!
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế Tài
chính Thái Nguyên, các bạn bè gần xa đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này!
Thái Nguyên, Tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ………………………………………………………... i
Lời cảm ơn …………………………………………………………... ii
MỤC LỤC …………………………………………………………... iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt …………………………………. v
Danh mục các bảng biểu …………………………………………….. vi
Danh mục đồ thị ……………………………………………………... vii
Danh mục sơ đồ …………………………………………………….... vii
Mở đầu ……………………………………………..... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………....... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………………….... 2
3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ………………………………..... 2
4. Đóng góp mới của đề tài ………………………………………….. 3
Chương 1:
Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế bền vững trong
hệ thống nông nghiệp…………………………………………............
4
1.1.1 Cơ sở lý luận …………………………………………………... 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn ……………………………………………….... 10
1.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………... 18
1.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ………………………..... 18
1.2.2. Phương pháp thống kê ………………………………………... 18
1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) …......
19
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ……………………………..... 20
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông
nghiệp huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên
24
2.1. Đặc điểm của huyện Đồng hỷ – tỉnh thái nguyên ……………..... 24
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………... 24
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội ……………………………………... 31
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ ………………………………………...........
42
2.2.Thực trạng phát triển kinh tế trong hệ thống nông nghiệp trên địa
bàn huyện đồng hỷ ………………………………………...................
44
2.2.1 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên ………………………………........................................
44
2.2.2 Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ..................................................................
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.2.3. Một số hệ thống trong hệ thống nông nghiệp ……………......... 48
2.2.4. Khảo sát một số hệ thống nông nghiệp chính ở huyện ……...... 53
2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống ……………….. 59
2.2.6.Tính bền vững trong từng hệ thống ………………………….... 64
2.3. Những trở ngại chủ yếu trong phát triển kinh tế bền vững trong
hệ thống nông nghiệp ………………………………………...............
67
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp huyện đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên
68
3.1 Quan điểm - phương hướng - mục tiêu ………………………...... 68
3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế bền vững ………………………... 68
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ………………………...... 70
3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế bền vững ………………….... 73
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ
thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên...
73
3.3.1 Những giải pháp chung cho các hệ thống …………………… 73
3.3.2. Những giải pháp riêng cho từng hệ thống ………………….. 77
Kết luận và kiến nghị ……………………………………………….
Danh mục Tài liệu tham khảo ……………………………………...
Phiếu điều tra ……………………………………………………….
80
83
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
BQ
BVTV
CMH
CPBĐ
CPSX
ĐVT
GTSX
NL
NLKH
NL 1
NL 2
NL 3
NL 4
NL 5
NN
NN & PTNT
LĐ
UBND
VAC
V ACR
GO
VC
FC
GM
NFI
NFE
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Chuyên môn hoá
Chi phí biến đổi
Chi phí cố định
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Nông lâm
Nông lâm kết hợp
Lúa – Màu – Chăn nuôi - Rừng
Lúa – Chè – Cây ăn quả - Chăn nuôi - Rừng
Chè – Lúa – Màu – Chăn nuôi
Lúa xuân – Mùa sớm – Cây vụ đông – Chăn nuôi - Rừng
Chăn nuôi – Rau – Màu –Lúa - Rừng
Nông nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Lao động
Uỷ ban nhân dân
Vườn - Ao - Chuồng
Vườn - Ao - Chuồng - Rừng
Gross Output
Variable Costs
Fixed Costs
Gross Margin
Net Farm Income
Net Farm Earing
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích đất đai theo thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ năm 2007 27
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2007 28
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số của huyện Đồng Hỷ năm 2006 – 2007 32
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đồng Hỷ 2005 - 2007 37
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu của
huyện qua 2 năm 2006 - 2007
38
Bảng 2.6. Tình hình chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ qua 2 năm 06 - 07 40
Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu các hệ thống nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 53
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu các công thức canh tác của hệ thống nông
lâm kết hợp
54
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu các công thức canh tác trong hệ nông
nghiệp chuyên môn hoá
57
Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ NL kết hợp 60
Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ nông nghiệp
chuyên môn hoá
63
Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông
lâm kết hợp qua 3 năm
65
Bảng 2.13: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông
nghiệp chuyên môn hoá qua 3 năm
66
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về xã hội và môi trường năm 2006 - 2007 66
Bảng 2.15: Những yếu tố trở ngại chủ yếu trong phát triển một số hệ
thống nông nghiệp
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Cơ cấu đất đai huyện Đồng Hỷ 29
Biểu đồ 2. Dân số và dân tộc huyện Đồng Hỷ năm 2006 - 2007 33
Biểu đồ 3. Chỉ tiêu kinh tế huyện Đồng Hỷ năm 2006 - 2007 37
Biểu đồ 4. Diện tích các cây trồng chính qua 2 năm 39
Biểu đồ 5. Sản lượng các cây trồng chính qua 2 năm 39
Biểu đồ 6. Ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ qua 2 năm 41
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1.1. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh 22
2.1. Mô hình nông hộ phổ biến ở huyện Đồng Hỷ 50
2.2. Mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần chủ yếu của mô hình nông hộ 51
2.3. Mô hình đầu vào, đầu ra của hệ thống nông lâm kết hợp 55
2.4. Mô hình đầu vào, đầu ra của hệ thống nông nghiệp CMH 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm trên
70% lao động xã hội. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam trên 33 triệu ha thì
đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4% và bình quân đầu người có xu hướng thấp
dần do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn
chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng bằng. Hơn thế nữa, Việt Nam có gần 25
triệu ha đất dốc ( 76% diện tích đất tự nhiên).Vì vậy, đất đai rất dễ bị xói
mòn, suy thoái, tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Nếu không biết sử dụng đất
đai một cách khoa học thì không thể phát triển một nền kinh tế bền vững, thu
nhập của nông dân ngày càng thấp đi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp trên
vùng đất đai địa hình như vậy, thì cần phải có một chế độ canh tác bền vững
trong hệ thống nông nghiệp. Bởi nông nghiệp không chỉ đảm bảo đời sống và
xã hội, ổn định tình hình chính trị mà còn tạo ra những tiền đề vật chất cần
thiết để mở mang phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế xã hội khác.
Nông nghiệp là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan
trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của loài người đó là đất và nước. Khi dân
số gia tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cuộc sống của con
người càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày càng to lớn
đối với môi trường. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt phát triển
kinh tế nông nghiệp bền vững đang là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho
các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp.
Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ đất dốc tương đối cao,
chiếm khoảng 3/ 4 diện tích đất của huyện. Những người dân ở đây, họ đang
phải đối mặt với biết bao khó khăn trở ngại, điều này làm hạn chế phát huy
hết tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp. Hơn thế nữa, trong nông nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2 -
việc lạm dụng quá nhiều phân hoá học, sử dụng nhiều loại thuốc bảo về thực
vật độc hại đã gây ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất như đất bị chua, bị rửa
trôi, bạc màu nghèo kiệt chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, nguy cơ mất rừng tự
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
khả năng bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng chưa tốt, làm cho rừng bị
khai thác ngày càng cạn kiệt. Số diện tích rừng trở thành nương rẫy hoặc đồi
trọc có nguy cơ tăng cao và nhiều laòi sinh vật đang có nguy cơ bị diệt chủng.
Do đó, phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Để
phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững phải đánh giá thực trạng và đề ra
những giải pháp khoa học phù hợp. Xuất phát từ thực tế khách quan đó tôi
chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tổng kết và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh
tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế bền vững trong hệ
thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm pháp triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
3. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
* Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn của huyện Đồng Hỷ.
* Về thời gian: Thu thập số liệu để đánh giá địa bàn nghiên cứu qua các
năm 2006 - 2007.
* Về nội dung: Nghiên cứu những phương thức sản xuất nông nghiệp
bền vững chủ yếu. Đặt trọng tâm vào cấu trúc hệ thống và những chỉ tiêu về
kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 3 -
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là bản luận chứng có căn cứ khoa học và thực tiễn và mục tiêu,
định hướng phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp, hệ thống
những giải pháp bao gồm những chương trình, dự án, các chính sách phát
triển để đón trước cơ hội phát huy các tiểm năng, lợi thế của huyện.
Đề tài khẳng định được vai trò quan trọng của việc phát triển bền vững
trong hệ thống nông nghiệp.
Đồng thời, đề tài cũng là tài liệu có giá trị tham khảo cho những người
quan tâm đến nghiên cứu phát triển bền vững. Thông qua thu thập và phân
tích số liệu, luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế bền vững
trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
Từ đó, có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, giải
pháp khoa học nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 4 -
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN
VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Quan niệm về hệ thống
Theo Vonber Tanlafy: Hệ thống là một nhóm các thành phần qua lại với
nhau, hoạt động cùng chung mục đích. Hoạt động này mang tính tổng thể và
có thể bị thúc đẩy bởi điều kiện môi trường. Hệ thống không bị ảnh hưởng
bởi chính đầu ra của nó và mỗi hệ thống đều có ranh giới rõ rệt, ranh giới có
được là do sự phản hồi nhận ra các thành phần trong hệ thống. [21 ]
Vậy lý thuyết hệ thống nhấn mạnh đến cách nhìn mọi sự vật, hiện tượng
như một thể thống nhất chứ không phải là một số cộng đơn thuần các hợp
phần rời rạc mà nhìn sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần trong quá trình
vận động từ đầu vào đến đầu ra.
1.1.1.2 Quan niệm về hệ thống nông nghiệp
Theo Vissac, 1979: Hệ thống nông nghiệp là biểu hiện không gian của sự
phối hợp giữa các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả
mãn nhu cầu. Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học,
sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá
qua các hoạt động xuất phát từ thành quả kỹ thuật.[21]
Theo Mayoyer, 1986: Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai
thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, trong một hệ
thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu của một không
gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu tại thời điểm đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 5 -
Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông
nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của
sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, văn hoá xã hội, kinh tế và kỹ thuật
(Jouve, 1988).
Đào Thế Tuấn ( 1989) cho rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là sự
thống nhất giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ kinh tế xã hội. Hệ sinh thái
nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống
(cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin với ngoại cảnh,
tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và năng suất thứ cấp (chăn nuôi) của hệ
sinh thái. Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là sự hoạt động của con người trong sản
xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. [20]
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống nông nghiệp nhưng
các tác giả đều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là hệ sinh
thái.
1.1.1.3. Quan niệm về khả năng bền vững
Khả năng bền vững là sự phát triển hài hoà với môi trường và không gây
ra thoái hoá đất đai, đáp ứng được những yêu cầu cần thiết hiện tại cho người
sử dụng, không gây tác hại cho điều kiện sinh thái. (Đỗ Nguyên Hải)
Khả năng bền vững có liên quan đến sức sản xuất của đất đai, tính ổn
định, khả năng tồn tại, khả năng chấp nhận và duy trì tốt tình trạng của môi
trường.
Những khả năng sau có thể xảy ra khi đánh giá khả năng bền vững trong
sử dụng đất nông nghiệp
*Khả năng không bền vững :
- Điều kiện sinh thái xấu đi hoặc bị suy giảm trong khi điều kiện hệ
thống sử dụng đất cũng bị xấu đi hoặc bị suy giảm (xói mòn rửa trôi, trơ sỏi
đá, hoá chua hoá mặn, đá ong, kết von, cạn kiệt nguồn nước).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 6 -
- Điều kiện hệ sinh thái bị xấu đi hoặc bị suy giảm trong khi điều kiện hệ
thống sử dụng đất tốt hoặc được cải thiện (chặt phá rừng để trồng cây nông
nghiệp, lạm dụng phân bón, hoá chất nông dược trong sản xuất)
Điều kiện sinh thái tốt hoặc được cải thiện trong khi điều kiện hệ thống
sử dụng đất cũng bị xấu đi hoặc bị suy giảm (tăng cường mở rộng hệ thống
rừng bảo vệ, rừng ngập mặn giảm diện tích sử dụng đất).
* Khả năng bền vững chỉ tồn tại khi điều kiện sinh thái tốt hoặc được cải
thiện trong khi điều kiện hệ thống sử dụng đất cũng tốt hoặc được cải thiện
(kết hợp hài hoà giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường, không gây ra mâu
thuẫn giữa sử dụng đất và duy trì bảo vệ độ phì đất, không gây ra sự suy kiệt
và ô nhiễm đất).
1.1.1.4.Quan niệm về sử dụng đất đai bền vững
Trong một vài thập kỉ gần đây, dân số ở các nước đang phát triển ngày
một đồng hơn, vấn đề đảm bảo lương thực đã trở thành sức ép ngày càng
mạnh đối với đất đai. Những diện tích đất canh tác phù hợp cho sản xuất nông
nghiệp ngày càng cạn kiệt, do đó con người phải mở mang thêm diện tích
canh tác trên các vùng đất không thích hợp cho sản xuất. Hậu quả đã gây ra
các quá trình thoái hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng, làm
cho độ phì nhiêu của đất ngày càng suy giảm. Khi đất đã bị thoái hoá rất khó
có khả năng phục hồi hoặc phải có chi phí rất tốn kém mới có thể phục hồi
được.
Sử dụng đất hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và
tương lai phát triển của loài người. Để duy trì được khả năng bền vững của
đất đai Smyth A.J và J.Dumanski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên
quan đến sử dụng đất bền vững, đó là :
- Duy trì, nâng cao các hoạt động sản xuất
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 7 -
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái
hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế
- Được sự chấp nhận của xã hội.
1.1.1.5. Phát triển bền vững
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững tuỳ theo cách
tiếp cận, mục đích nghiên cứu sử dụng khác nhau mà khái niệm này được
hiểu theo nhiều cách khác nhau. Năm 1987, lần đấu tiên khái niệm phát triển
bền vững được đề cấp tới trong các văn bản báo cáo “Tương lai của chúng ta”
của hội đồng thế giới về phát triển bền vững họp tại Brundland (WCED
1987).
Theo các báo cáo tại Brundland (WCED 1987) đưa ra định nghĩa về phát
triển bền vững mà ngày nay được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới với nội
dung chính: “Là sự phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm
tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai”. [14-Tr 287].
Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và đảm bảo ổn định
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Đó không chỉ là sự phát triển nền
kinh