Trong quá trình thực hiện sựnghiệp đổi mới và phát triển kinh tếcủa đất
nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất khảquan mà nổi bật nhất là những
thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được
bước phát triển vượt bậc bằng những thành quảtrong hoạt động sản xuất và xuất
khẩu gạo. Thật vậy, từmột nước nông nghiệp ởtrong tình trạng thiếu lương thực
kéo dài nhưng hiện nay, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng được nhu cầu
lương thực trong nước mà còn trởthành nước xuất khẩu gạo đứng vịtrí thứhai trên
thếgiới.
Hàng năm, sản xuất lúa gạo đóng góp khoảng từ12% đến 13% GDP và xuất
khẩu gạo là mặt hàng trong nhóm mười ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem vềcho đất nước hàng năm một nguồn ngoại tệ
khoảng từ700 triệu đến 900 triệu USD, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
dân, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và thúc đẩy các ngành công
nghiệp dịch vụphát triển. Với những đóng góp nhất định nhưtrên, ngành sản xuất
và xuất khẩu gạo đã thực sựgiữmột vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, bên cạnh việc giữvai trò đảm bảo an ninh lương thực cho nước nhà,
ngành lúa gạo Việt Nam còn góp phần thực hiện đảm bảo an ninh lương thực trên
toàn thếgiới bằng việc đóng góp khoảng từ13% đến 17% lượng gạo xuất khẩu
hàng năm trên thếgiới.
Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang đứng trước những thách
thức to lớn. Diện tích đất sản xuất cho nông nghiệp ngày càng bịthu hẹp do xu thế
đô thịhóa, sựchuyển dịch của cơcấu vật nuôi cây trồng, nguồn nhân lực cho ngành
sản xuất lúa ngày càng giảm do xu thếly nông đểchuyển sang các ngành công
nghiệp, các nước nhập khẩu đang có xu hướng cốgắng đẩy mạnh sản xuất trong
nước. Với những khó khăn, thách thức vừa đềcập, yêu cầu nhanh chóng tìm ra các
giải pháp đểgiữvững và phát triển thịtrường xuất khẩu gạo là nhiệm vụcủa giai
đoạn hiện nay. Từnhững thực tếvừa phân tích ởtrên, tôi quyết định chọn chủ đề
“MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010” đểlàm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
Đềtài được viết dựa trên nghiên cứu những thông tin liên quan đến ngành
kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trên thếgiới cũng nhưdựa trên thực trạng và tiềm
năng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của
ngành xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp khảthi, có cơsởkhoa
học nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chếmặt tiêu cực còn tồn tại, đưa ngành xuất
khẩu gạo tiến những bước phát triển mới.
Đềtài được thực hiện thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế
hoạt động xuất nhập khẩu ngành gạo trên thếgiới và Việt Nam, phân tích sốliệu
thống kê từcác báo cáo thường niên vềlương thực, từcác niên giám thống kê và
các tài liệu liên quan khác. Ngoài ra, trong đềtài, tác giảcũng chú ý vận dụng kiến
thức các môn học chuyên ngành, kết hợp với hệthống hóa các lý thuyết đểtừ đó đề
nghịmột sốgiải pháp phát triển thịtrường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, thịtrường xuất khẩu gạo trên thếgiới phát triển khá lâu và rất rộng.
Do đó, đềtài này chỉtập trung vào nghiên cứu ngành xuất nhập khẩu gạo trên thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2001-2004 và đềxuất một
sốgiải pháp phát triển thịtrường xuất khẩu gạo cho đến năm 2010.
Luận văn được xây dựng gồm có ba phần với nội dung cụthểnhưsau:
Chương I: Tổng quan vềthịtrường gạo thếgiới
Chương II: Hiện trạng thịtrường xuất khẩu gạo Việt Nam
Chương III: Một sốgiải pháp phát triển thịtrường xuất khẩu gạo Việt
Nam đến năm 2010
58 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TOÅNG QUAN VEÀ THÒ TRÖÔØNG GAÏO THEÁ GIÔÙI ........................ 5
1.1 Giới thiệu chung về thị trường gạo thế giới ......................................................... 5
1.2 Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới .................................................... 6
1.3 Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới................................................................. 10
1.4 Chủng loại gạo xuất khẩu trên thế giới .............................................................. 14
1.5 Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu gạo trên thế giới
.................................................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: HIEÄN TRAÏNG THÒ TRÖÔØNG XUAÁT KHAÅU GAÏO VIEÄT NAM 18
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua ..................................................... 18
2.1.1 Về số lượng ..................................................................................................... 18
2.1.2 Về chất lượng .................................................................................................. 19
2.1.3 Thị trường........................................................................................................ 20
2.1.4 Giá xuất khẩu .................................................................................................. 21
2.2 Các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam .......................... 21
2.2.1 Khâu sản xuất ................................................................................................. 21
2.2.1.1 Giống............................................................................................................ 21
2.2.1.2 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 22
2.2.1.3 Công nghệ .................................................................................................... 23
2.2.1.4 Máy móc thiết bị cho khâu chế biến ............................................................ 23
2.2.1.5 Về nguồn nhân lực ....................................................................................... 24
2.2.1.6 Quy mô tổ chức sản xuất.............................................................................. 24
2.2.2 Khâu tiêu thụ ................................................................................................... 25
2.2.2.1 Về thị trường và tổ chức nghiên cứu thị trường........................................... 25
2.2.2.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh .................................................................... 26
2.2.2.3 Về thực hiện các hoạt động marketing......................................................... 27
2.2.3 Chính sách điều hành, quản lý xuất khẩu gạo của nhà nước ....................... 29
- 2 -
2.2.3.1 Chính sách đối với nông dân........................................................................ 29
2.2.3.2 Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu ................................................ 29
2.2.3.3 Chính sách về đầu tư khoa học-công nghệ .................................................. 30
2.2.3.4 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành chế biến gạo xuất khẩu...... 31
2.2.4 Đánh giá chung ............................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM ĐẾN 2010 ........................................................................................ 33
3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam....................... 35
3.1.1 Quan điểm ....................................................................................................... 35
3.1.2 Những định hướng chủ yếu trong sản xuất và xuất khẩu gạo......................... 36
3.1.3 Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu .......................................................................... 37
3.2 Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo. ....................................... 37
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu................................... 37
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất chế biến.......................................... 40
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing. .................................................... 42
3.2.3.1 Hoàn thiện tổ chức nghiên cứu thị trường. .................................................. 42
3.2.3.2 Hoàn thiện các hoạt động marketing............................................................ 45
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực. ......................................................................... 52
3.2.5 Giải pháp về vốn. ............................................................................................ 53
3.2.6 Giải pháp về chính sách vĩ mô của nhà nước.................................................. 54
3.2.6.1 Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam............................................................................................................ 54
3.2.6.2 Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu. ....................................... 54
3.2.6.3 Hỗ trợ về tài chính - tiền tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. ............. 55
3.2.6.4 Hỗ trợ của nhà nước thông qua chính sách giá: ........................................... 55
3.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành chức năng........................... 56
KEÁT LUAÄN ............................................................................................................ 57
- 3 -
PHN M U
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất
nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan mà nổi bật nhất là những
thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được
bước phát triển vượt bậc bằng những thành quả trong hoạt động sản xuất và xuất
khẩu gạo. Thật vậy, từ một nước nông nghiệp ở trong tình trạng thiếu lương thực
kéo dài nhưng hiện nay, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng được nhu cầu
lương thực trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ hai trên
thế giới.
Hàng năm, sản xuất lúa gạo đóng góp khoảng từ 12% đến 13% GDP và xuất
khẩu gạo là mặt hàng trong nhóm mười ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng năm một nguồn ngoại tệ
khoảng từ 700 triệu đến 900 triệu USD, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
dân, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và thúc đẩy các ngành công
nghiệp dịch vụ phát triển. Với những đóng góp nhất định như trên, ngành sản xuất
và xuất khẩu gạo đã thực sự giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, bên cạnh việc giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho nước nhà,
ngành lúa gạo Việt Nam còn góp phần thực hiện đảm bảo an ninh lương thực trên
toàn thế giới bằng việc đóng góp khoảng từ 13% đến 17% lượng gạo xuất khẩu
hàng năm trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang đứng trước những thách
thức to lớn. Diện tích đất sản xuất cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do xu thế
đô thị hóa, sự chuyển dịch của cơ cấu vật nuôi cây trồng, nguồn nhân lực cho ngành
sản xuất lúa ngày càng giảm do xu thế ly nông để chuyển sang các ngành công
nghiệp, các nước nhập khẩu đang có xu hướng cố gắng đẩy mạnh sản xuất trong
nước. Với những khó khăn, thách thức vừa đề cập, yêu cầu nhanh chóng tìm ra các
giải pháp để giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu gạo là nhiệm vụ của giai
- 4 -
đoạn hiện nay. Từ những thực tế vừa phân tích ở trên, tôi quyết định chọn chủ đề
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010” để làm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
Đề tài được viết dựa trên nghiên cứu những thông tin liên quan đến ngành
kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trên thế giới cũng như dựa trên thực trạng và tiềm
năng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của
ngành xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp khả thi, có cơ sở khoa
học nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực còn tồn tại, đưa ngành xuất
khẩu gạo tiến những bước phát triển mới.
Đề tài được thực hiện thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế
hoạt động xuất nhập khẩu ngành gạo trên thế giới và Việt Nam, phân tích số liệu
thống kê từ các báo cáo thường niên về lương thực, từ các niên giám thống kê và
các tài liệu liên quan khác. Ngoài ra, trong đề tài, tác giả cũng chú ý vận dụng kiến
thức các môn học chuyên ngành, kết hợp với hệ thống hóa các lý thuyết để từ đó đề
nghị một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới phát triển khá lâu và rất rộng.
Do đó, đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành xuất nhập khẩu gạo trên thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2001-2004 và đề xuất một
số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo cho đến năm 2010.
Luận văn được xây dựng gồm có ba phần với nội dung cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về thị trường gạo thế giới
Chương II: Hiện trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt
Nam đến năm 2010
Vì thời gian và trình độ của tác giả còn hạn chế, luận văn không thể
tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
và các bạn.
- 5 -
ChöôngI:TOÅNG QUAN VEÀ THÒ TRÖÔØNG GAÏO THEÁ GIÔÙI
1.1 Giới thiệu chung về thị trường gạo thế giới.
Gạo là lương thực quan trọng nhất đối với một nửa dân số thế giới và cung cấp
trên 20% lượng dinh dưỡng cho toàn cầu. Sản lượng gạo thế giới sản xuất hàng năm
dao động từ 375 triệu tấn đến sấp xỉ 400 triệu tấn; trong đó, gần 90% được sản xuất
và tiêu thụ ở Châu Á.Theo dự báo của FAO về tình hình nông sản thế giới vào năm
2001 thì tổng sản lượng gạo toàn cầu được dự báo là tăng 1,4% và từ năm 2005 trở
đi có thể tăng đến 424 triệu tấn/năm. Nguyên nhân chủ yếu là năng suất sản xuất
tăng do áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống lúa có năng
suất cao, có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh. Tuy nhiên, sản lượng cũng khó mà
đạt được đến mức này vì sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tốc độ đô
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Lượng gạo tiêu thụ bình quân một năm trên thế giới
trong giai đoạn 2001-2004 dao động trong khoảng 407 triệu đến 414 triệu tấn gạo.
Nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 1,3%/năm; trong đó, hầu
hết lượng gạo sản xuất được dùng cho tiêu thụ nội địa. Số lượng gạo được mua bán
trên thị trường quốc tế chỉ chiếm từ 6% đến 8% sản lượng gạo được sản xuất hàng
năm với lượng xuất khẩu gạo của toàn cầu dao động lên xuống khoảng từ 23 triệu
đến 27 triệu tấn mỗi năm.
Bảng 1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới từ 2001-2004
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm Tổng sản lượng Lượng xuất khẩu
Lượng xuất khẩu/
Tổng sản lượng(%)
2001 398,586 24,414 6,1%
2002 377,809 27,813 7,3%
2003 389,137 27,550 7,0%
2004 398,253 25,728 6,5%
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
- 6 -
Thị trường xuất nhập khẩu gạo quốc tế có dung lượng khá hạn chế so với tổng
sản lượng gạo nhưng lại có biên độ dao động cao, dù chỉ một thay đổi nhỏ của sản
lượng hay tiêu thụ cũng có thể dẫn đến những thay đổi lớn về khả năng xuất khẩu
hay nhu cầu nhập khẩu. Trong điều kiện bình thường, các nước Châu Á sản xuất
khoảng 90% sản lượng gạo trên thế giới. Châu Á đồng thời cũng là khu vực buôn
bán quan trọng nhất với lượng mua bán chiếm từ 39%-42% so với lượng mậu dịch
gạo thế giới. Các nước xuất khẩu gạo lớn có thể kể đến là Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ, Mỹ, Pakistan, Trung Quốc và Ai Cập. Tùy theo từng giai đoạn, các vị trí dẫn
đầu về xuất khẩu gạo có thể thay đổi nhưng thường xuyên dẫn đầu là các nước Thái
Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Mỹ.
Khu vực Châu Á nhập khẩu khoảng từ 39% đến 42% số lượng nhập khẩu trên
toàn cầu, Châu Phi là 25%-28% và Châu Mỹ là 15%-18%. Trong đó, các nước nhập
khẩu chính là Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Iraq, Nigeria, Ả rập Xê út,
Senegal, Cuba và chiếm khoảng 35%-40% thị phần nhập khẩu trên thế giới (Theo
báo cáo thường niên của Phòng Nông Nghiệp Mỹ )
1.2 Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.
Do những lợi thế khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái nên chỉ có
một số nước trên thế giới là có điều kiện để phát triển sản xuất và tự túc được nhu
cầu tiêu thụ lúa gạo trong nước. Ngoài ra, do tốc độ phát triển dân số nhanh, sự
phân công lao động quốc tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu vực,... cho
nên nhu cầu nhập khẩu gạo là tất yếu khách quan.
Có nhiều lý do để nhập khẩu gạo. Ở các nước đang phát triển thì do trình độ
sản xuất lạc hậu, sản xuất gạo không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; một số nước
do đẩy mạnh công nghiệp hóa nên nhu cầu gạo phụ thuộc vào việc cung cấp từ bên
ngoài; do thiên tai thường xuyên đe dọa; do tình hình nội chiến kéo dài,...Ở nhiều
nước phát triển thì công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, sản
xuất nông nghiệp không phải là ngành chính nên sản xuất nông nghiệp thường phát
triển chậm hơn so với sản xuất công nghiệp.
- 7 -
Lượng gạo nhập khẩu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như sau:
( Xem bảng 2)
Bảng 2 : Lượng gạo nhập khẩu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Đơn vị tính : 1.000 tấn
Năm
STT
Nước và vùng
lãnh thổ 2001 2002 2003 2004
1 Indonesia 1.500 3.500 2.750 800
2 Nigeria 1.906 1.897 1.600 1.300
3 Philippinnes 1.175 1.250 1.300 1.100
4 Arập Xê Út 1.053 938 1.150 1.350
5 Iraq 959 1.178 672 1.100
6 Iran 765 964 900 950
7 Trung Quốc 270 304 258 1.100
8 Khối E.U 1.189 1.173 950 1.000
9 Nam Phi 572 800 725 800
10 Ivory Coast 654 716 750 750
11 Bra-xin 670 554 1.063 700
12 Cuba 481 538 371 650
13 Nhật Bản 680 616 654 650
14 Senegan 874 858 750 750
15 Bắc Triều Tiên 537 654 633 600
16 Bangladesh 401 313 1.112 550
17 Các nước khác 10.728 11.560 11.912 11.228
Tổng cộng: 24.414 27.813 27.550 25.378
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Có thể điểm qua tình hình một số nước nhập khẩu chính trên thế giới như sau:
- 8 -
1. Indonesia: dân số 240 triệu dân với nhiều đảo và quần đảo, sản xuất nông
nghiệp không ổn định, bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên hàng năm lượng sản
xuất trong nước chỉ vào khoảng từ 32 triệu đến 34 triệu tấn gạo, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, do chính phủ Indonesia luôn cố gắng đảm bảo lượng
tồn kho từ 4,5 triệu tấn trở lên nên trong những năm gần đây, Indonesia trở thành
nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Lượng gạo nhập khẩu dự trữ và phân phối
cho người dân theo chế độ của Indonesia được giao cho BULOG thực hiện, phần
gạo thương mại thì giao cho các thương nhân tự do mua bán. Tuy nhiên, từ năm
2004, lượng gạo nhập vào Indonesia giảm hẳn đi do chính phủ tạm ngưng nhập
khẩu vì sản xuất lương thực trong nước (kể cả lúa và ngô) đều đạt ở mức khả quan,
và phần quan trọng hơn, chính phủ muốn giữ giá gạo trong nước ở mức cao nhằm
thu hút phiếu bầu cử của nông dân trong cuộc bầu cử diễn ra trong năm 2004. Chính
phủ Indonesia đã có kế hoạch bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo vào tháng 6/2005.
2. Nigeria: là một quốc gia ở vùng Tây Phi, có dân số hơn 100 triệu. Hàng
năm, Nigeria nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn gạo và được xem là nước nhập khẩu lớn
thứ hai trên thế giới. Thị trường Nigeria tiêu thụ nhiều loại gạo khác nhau, tuy
nhiên, loại gạo được tiêu thụ phổ biến tại Nigeria là gạo đồ hấp. Những quốc gia
cung cấp gạo chính cho Nigeria là Mỹ, Ấn Độ và Thái Lan. Nigeria áp dụng mức
thuế suất nhập khẩu gạo là 120%, một tỷ lệ khá cao so với các nước trên thế giới.
3. Philippines: là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có vị trí địa lý tương
tự như Indonesia và gạo là loại thực phẩm chính của người dân. Lượng lương thực
thiếu hụt hàng năm của Philippines vào khoảng 800 ngàn tấn đến 1,5 triệu tấn. Để
bù đắp cho lượng gạo thiếu hụt, hàng năm cơ quan lương thực quốc gia Philippines
(NFA) tổ chức đấu thầu mua gạo từ các quốc gia khác từ 70%-80% tổng số lượng
gạo cần nhập khẩu. Phần còn lại thì giao cho các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ
chức nông dân và thương nhân trong nước tìm kiếm nguồn hàng để nhập khẩu. Nhu
cầu gạo của Philippines thường là gạo phẩm chất thấp (gạo với 25% tấm). Để thực
hiện chương trình bổ sung dinh dưỡng cho người dân, từ năm 2005, chính phủ
Philippines bắt đầu mua gạo sắt (gạo trắng có trộn tỷ lệ từ 0,5% đến 1% gạo tẩm
- 9 -
sắt) và có kế hoạch 100% gạo nhập vào Philippines trong năm 2007 là gạo sắt. Hiện
nay, các viện nghiên cứu nông nghiệp của Philippines đang nghiên cứu các giống
lúa lai cho năng suất cao, kháng sâu rầy để cung cấp giống cho nông dân gieo trồng
nhằm giảm áp lực lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
4. Ả rập Xê út: là nước nhập khẩu gạo khá ổn định và có xu hướng tăng từ 0,7
triệu đến 1 triệu tấn với các loại gạo chính như gạo thơm, gạo 100B, gạo đồ. Mức
dao động hàng năm thường chỉ tăng giảm 0,1 triệu tấn. Trong cơ cấu tiêu dùng
lương thực của Ảrập Xê út, lúa gạo (hầu hết nhập khẩu) chiếm khoảng 40% còn lại
là lúa mì chiếm 60%. Với dân số gần 20 triệu người nhưng diện tích canh tác lương
thực rất hạn chế (dưới 1triệu ha), chủ yếu trồng lúa mì với sản lượng khoảng 2 triệu
tấn/năm cho nên nhập khẩu gạo được đảm bảo khá cao. Dự đoán mức nhập khẩu
gạo vẫn được duy trì từ 0,9 triệu-1 triệu tấn trong nhiều năm tới. Ngoài ra, Ả Rập
Xê út là cửa ngõ vào vùng Vịnh nên một luợng lớn gạo nhập vào Ả rập xê út là để
phân phối vào các nước lân cận như Cô oét, Iran, Jordani.
5. Trung Quốc: là nước có dân số đông nhất thế giới và gạo là lương thực
chính của hơn 60% dân số. Hàng năm, Trung Quốc vừa xuất khẩu gạo vừa nhập
khẩu gạo. Lượng gạo hàng năm nhập vào Trung Quốc dao động khoảng 300 ngàn
đến 500 ngàn tấn, chủ yếu là gạo thơm và gạo hạt dài. Trung Quốc xuất khẩu gạo
hạt tròn vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và xuất các loại gạo phẩm cấp thấp vào
thị trường Châu Phi, Châu Á. Lượng gạo nhập của Trung Quốc đã có nhiều biến
động trong những năm gần đây. Từ năm 2004, lượng gạo nhập của nước này
khoảng 1 triệu tấn và dự kiến lượng gạo nhập vẫn sẽ duy trì ở mức này trong những
năm tới. Tình hình này xuất phát từ những lý do:
- Trung Quốc tăng cường dự trữ lương thực do quan hệ cung cầu lương thực
thế giới căng thẳng, an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hoá phát triển khá nhanh, mặt khác dân số
Trung Quốc tăng cao. Năm 1996 dân số Trung Quốc là 1.232 triệu người nhưng đến
năm 2004 dân số Trung Quốc đã hơn 1,3 tỷ dân.
- 10 -
- Do thu nhập của người dân Trung Quốc tăng cho nên nguồn gạo Trung
Quốc cần nhập trong thời gian gần đây là các loại gạo thơm và gạo hạt dài cao cấp.
Trên thực tế, mặc dù Trung Quốc có sản lượng lúa đứng đầu thế giới nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực ở quốc gia khổng lồ về dân số này. Lâu
dài, Trung Quốc vẫn phải duy trì nhập khẩu gạo nói riêng và lương thực nói chung.
6. Iraq: là một quốc gia ở vùng Vịnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ
và ở trong tình trạng chiến tranh và cấm vận trong thời gian hơn hai thập kỷ qua.
Nguồn lương thực hầu như lệ thuộc vào nhập khẩu và do nhà nước đảm nhận. Kể từ
năm 1996, việc nhập khẩu gạo được thực hiện thông qua các chương trình đổi dầu
lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc. Lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Iraq dao
động trong khoảng từ 900 ngàn đến 1,2 triệu tấn. Trong tương lai, xét về sản xuất
lương thực và tình hình kinh tế chính trị trong nước thì Iraq vẫn là nước có nhu cầu
nhập khẩu tương đố